Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ (Jonas Salzgeber)

Có thể bạn đã tình cờ đọc được một câu trích dẫn tâm đắc của triết gia Khắc kỷ hoặc bạn đã đọc một bài báo về chủ nghĩa Khắc kỷ đầy cảm hứng. Có thể bạn đã được một người bạn nhắc đến triết lý tuy đã lâu đời nhưng vẫn hữu ích này; hoặc bạn đã nghiên cứu một hoặc hai cuốn sách về Chủ nghĩa Khắc kỷ. Hoặc có thể, mặc dù cơ hội là rất thấp, bạn thậm chí chưa bao giờ nghe nói về điều đó trước đây.

Tuy nhiên, thật dễ dàng để tiếp cận Chủ nghĩa Khắc kỷ theo cách này hay cách khác. Mặc dù vậy, để hiểu và giải thích chính xác nó là gì, là một chuyện khó khăn. Nhận biết và nhìn thấy mức độ liên quan của nó trong thời đại này cũng như cách nó có thể giúp ích cho bạn, là một chuyện đầy thách thức. Nắm bắt được tinh túy và mang nó vào thực tế, là một chuyện vô cùng tham vọng - Nơi cất giấu vàng chính là đây.

Những gì mà các nhà Khắc kỷ dạy và thực hành trong thời đại các đấu sĩ chiến đấu vì mạng sống của họ và trong thời kỳ chiến tranh của người La mã vẫn còn tính ứng dụng đáng kể trong thời đại ngày nay, thời đại của Facebook và Trò chơi Vương quyền (Games of Thrones). Sự uyên thâm của triết lý cổ đại này mang tính vượt thời gian, và nó chắc chắn sẽ giúp bạn đạt được một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.

Trong tay bạn là một bản đồ kho báu. Cuốn sách giới thiệu cho bạn những triết gia hàng đầu. Cuốn sách cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan dễ hiểu về Chủ nghĩa Khắc kỷ. Cuốn sách dạy cho bạn những nguyên tắc cốt lõi. Cuốn sách đưa ra 55 Bài thực hành Khắc kỷ và những chỉ dẫn hữu ích để áp dụng trong cuộc sống đầy thử thách. Và quan trọng nhất, nó chỉ cho bạn cách biến lý thuyết thành hành động.

“Thật tuyệt vời! Nhưng làm thế nào để một người mới hai mươi tuổi đầu biết cách giải mã bản đồ kho báu Khắc kỷ cho cuộc sống tốt đẹp?” Thật lòng mà nói, nếu là tôi, tôi cũng sẽ thắc mắc về điều đó. Sau nhiều năm đi học, tôi chán ngấy việc đọc những cuốn sách và bài báo học thuật mà không thực sự dạy cho tôi bất cứ điều gì có giá trị trong cuộc sống thực. Vì vậy, ngay sau khi nộp bài luận cuối cùng, tôi rời đi và bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh thế giới kéo dài 7 tháng. Tôi muốn đi xa, tôi muốn khám phá những địa điểm và nền văn hóa khác, nhưng chủ yếu là tôi muốn tìm hiểu về bản thân để biết mình muốn làm gì với cuộc đời mình khi trở về. Tôi không làm được điều đó, nhưng tôi lại phát hiện ra: “Tôi đã bỏ lỡ lớp học dạy về cách sống mất rồi?!” Tìm mua: Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ TiKi Lazada Shopee

Trong mười lăm năm rưỡi đi học, tôi đã học toán, lý, hóa, sinh và nhiều thứ khác, nhưng đã không học được: Cách đối phó với những tình huống khó khăn? Làm thế nào để đối mặt với nỗi sợ hãi và những trăn trở? Phải làm gì với cảm giác trầm cảm của tôi? Làm thế nào để đối mặt với cái chết của bạn tôi? Phải làm gì với cơn giận của tôi? Làm thế nào để tự tin hơn? Tôi chắc đã bỏ lỡ tất cả các lớp học đó. Nhưng đó chính xác là những gì mà các trường học triết học đã dạy hồi xưa, những trường học đó dạy bạn cách sống. Và mặc dù những ngôi trường này không còn tồn tại nữa, bạn và tôi và hầu hết mọi người đều rất cần một triết lý dạy chúng ta cách sống như trong quá khứ.

Tóm lại, tôi quyết định đầu tư vào bản thân và học cách sống đúng đắn. Trong tất cả những kiến thức mà tôi “ăn” trọn được từ những năm sau đó, triết học Khắc kỷ đã giúp tôi nhiều nhất, mặc dù câu chuyện có khởi đầu không tốt đẹp lắm. Trước khi tôi biết nhiều (hay bất cứ điều gì) về triết học, tôi đã nghĩ đây phải là thứ nhàm chán nhất quả đất. Ý tôi là, suy cho cùng, nó được gọi là Chủ nghĩa Khắc kỷ chứ không phải “Chủ nghĩa Siêu nhân” hay một cái gì đó khác gây được sự tò mò.

Dù sao thì tôi cũng đã thử sức, đã bị cuốn hút, và kể từ đó tôi đã trở thành một học trò “phàm ăn” và là người thực hành triết học Khắc kỷ. Và mặc dù tôi đã đọc đi đọc lại vô số cuốn sách, tôi vẫn luôn thiếu nguồn cung cấp cái nhìn tổng quan giải thích đơn giản và chính xác Chủ nghĩa Khắc kỷ là gì. Vì vậy, tôi đã viết một bài báo để làm điều đó: Cung cấp một cái nhìn tổng quan về triết lý Khắc kỷ và cụ thể nó là gì. May mắn thay, nhiều người yêu thích bài báo và thấy nó vô cùng hữu ích - đến cái mức mà kẻ nào đó đã ăn cắp tất cả nội dung và bán nó như một cuốn sách của mình. Điều này đã thử thách tư duy Khắc kỷ của cá nhân tôi, mà dù sao thì tất cả đánh giá năm sao mà nó nhận được khiến cho tôi biết rằng mọi người thực sự muốn tìm hiểu về triết lý này.

Vì vậy mà tôi ở đây, say mê viết về những gì đã chiếm khá nhiều thời gian nghiên cứu và đúc kết từ triết lý tuyệt vời này. Tôi khẳng định rằng cuốn sách này sẽ đóng góp vào tư liệu Khắc kỷ hiện đại và quan trọng nhất là nó sẽ phục vụ bạn trên hành trình đi tìm một cuộc sống tốt đẹp. Bởi vì đó thực sự là những gì Chủ nghĩa Khắc kỷ đem lại: giúp bạn sống một cuộc đời tuyệt vời.

Bất cứ điều gì bạn đang trải qua, sẽ luôn có lời khuyên Khắc kỷ giúp ích cho bạn. Bất chấp tuổi đời của Triết lý Khắc kỷ, nội dung của nó thường mang lại cảm giác hiện đại và mới mẻ một cách đáng ngạc nhiên. Nó có thể giúp bạn có độ bền và sức mạnh cho cuộc sống đầy thử thách. Nó có thể giúp bạn trở nên kiên cường về mặt cảm xúc để bạn không bị khuấy động bởi các sự kiện bên ngoài và người khác sẽ không thể kích động bạn. Nó có thể dạy bạn kiềm chế và giữ bình tĩnh trong cơn bão cuộc đời. Nó có thể giúp bạn đưa ra quyết định và do đó đơn giản hóa đáng kể cuộc sống hàng ngày.

Seneca nói: “Kẻ nào đi học với một triết gia, thì nên học từ người đó một điều tốt đẹp mỗi ngày: hàng ngày anh ta nên trở về nhà trong một phiên bản hoàn thiện hơn, hoặc đang trở nên hoàn thiện hơn.” Thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ giúp bạn tự hoàn thiện bản thân; nó dạy bạn cách sống sao cho đúng với các giá trị đáng mơ ước như: lòng dũng cảm, sự kiên nhẫn, tính kỷ luật, sự trầm lặng, sự kiên trì, sự tha thứ, lòng tốt và sự khiêm tốn. Những mỏ neo này cho bạn sự vững chãi và những chỉ dẫn giúp bạn nâng cao sự tự tin.

Và bạn cũng có thể nhận được điều đó. Trên thực tế, triết học Khắc kỷ đã biến cuộc sống tốt đẹp trở thành mục tiêu có thể đạt được đối với mọi người, vượt qua cả các tầng lớp xã hội - bất kể bạn giàu hay nghèo, khỏe mạnh hay ốm yếu, được giáo dục tốt hay không, điều đó không ảnh hưởng gì đến khả năng sống tốt của bạn. Những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ là bằng chứng sống động cho thấy việc một người bị đày ra đảo hoang và vẫn hạnh phúc hơn kẻ sống trong cung điện là một điều hoàn toàn khả thi. Họ hiểu rất rõ rằng mối liên kết giữa hoàn cảnh bên ngoài và hạnh phúc của chúng ta thực chất chỉ là mỗi liên kết lỏng lẻo.

Trong Chủ nghĩa Khắc kỷ, những gì bạn làm trong hoàn cảnh đó còn quan trọng hơn nhiều. Những người theo Chủ nghĩa Khắc kỷ nhận ra rằng cuộc sống tốt đẹp phụ thuộc vào sự phát triển phẩm chất, lựa chọn và hành động của một người; chứ không phụ thuộc vào những gì xảy ra trong thế giới không thể kiểm soát xung quanh chúng ta. Đây, những người bạn theo chủ nghĩa Khắc kỷ của tôi ơi, đây chính là gốc rễ của khía cạnh khó xơi và đồng thời rất hấp dẫn của Chủ nghĩa Khắc kỷ - nó khiến chúng ta phải chịu trách nhiệm và bỏ đi mọi lý do bào chữa cho việc chúng ta không sống một cuộc sống tốt nhất có thể.

Bạn và tôi, chúng ta chịu trách nhiệm về sự phát triển của chính mình. Chúng ta có trách nhiệm không để hạnh phúc của mình bị phụ thuộc vào ngoại cảnh - chúng ta không nên để một cơn mưa, những người lạ rất khó chịu hoặc một chiếc máy giặt bị rò rỉ quyết định đến hạnh phúc và sự khỏe mạnh của mình. Nếu không, chúng ta sẽ trở thành những nạn nhân bất lực với những hoàn cảnh ngoài tầm với. Là một học trò Khắc kỷ, bạn học được rằng chỉ có bạn mới có thể hủy hoại cuộc đời mình và chỉ bạn mới có thể từ chối để mình bị khuất phục bởi bất cứ thách thức đáng sợ nào trong đời.

Vì vậy, chủ nghĩa Khắc kỷ dạy chúng ta sống theo các giá trị đạo đức góp phần xây dựng sự bền bỉ trong cảm xúc, sự tự tin trong bình tĩnh, và xây dựng định hướng rõ ràng trong cuộc sống. Giống như một chiếc gậy chống cũ kỹ nhưng đáng tin cậy, nó là kim chỉ nam cho cuộc sống dựa trên lý trí chứ không phải là niềm tin, là kim chỉ nam hỗ trợ chúng ta theo đuổi sự tự chủ, bền trí và khôn ngoan. Chủ nghĩa Khắc kỷ khiến chúng ta trở thành những người tốt đẹp hơn và dạy chúng ta cách để trở nên xuất sắc trong cuộc sống.

Những bài tập tâm lý có tác động mạnh mẽ của nó khá tương đồng với những kỹ thuật hiện đã được chứng minh là có hiệu quả theo nghiên cứu khoa học có tên Positive Psychology (Tâm lý học Tích cực - ND). Tôi không nói là các nhà nghiên cứu đã ăn cắp ý tưởng, nhưng các bài tập được thảo luận trong Tâm lý học Tích cực lại khá tương đồng với các bài tập mà các nhà Khắc kỷ đã sử dụng hơn hai nghìn năm trước. Những nghiên cứu hiện đại lại giống với những gì mà các nhà Khắc kỷ đã dạy là điều khiến triết học này càng trở nên hấp dẫn hơn. Trên hết, chủ nghĩa Khắc kỷ không hề cứng nhắc, ngược lại rất cởi mở và đề cao sự thật. Như trong châm ngôn Latinh: “Zeno [người sáng lập Chủ nghĩa Khắc kỷ] là bạn của chúng ta nhưng Sự Thật còn là một người bạn vĩ đại hơn”.

Nếu quan sát xung quanh, chúng ta sẽ thấy vô số người theo đuổi giấc mơ về một ngôi biệt thự vàng, một chiếc Porsche 911 và một công việc lương sáu con số đô la, nhưng họ không thấy hạnh phúc hơn so với quá khứ với căn hộ ẩm mốc, chiếc xe cũ rỉ sét, và công việc rẻ mạt. Họ đang sống theo một công thức giống như sau: Nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ thành công và một khi bạn thành công, thì khi đó bạn sẽ hạnh phúc. Hoặc, nếu tôi hoàn thành / kiếm được / đạt được những thứ tương tự, thì tôi sẽ rất vui. Vấn đề duy nhất là gì? Công thức này bị sai. Và sau khi mất nhiều năm làm theo công thức trên, những người này lại tự hỏi: “Đây thực sự đã là tất cả những gì cuộc sống có thể đem đến rồi sao?”

Đáp án là không. Vấn đề là, nhiều người không cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ già đi, họ cũng không cải thiện được gì. Họ sống vô tâm, không có định hướng rõ ràng, liên tục mắc phải những sai lầm tương tự, cũng không không tiến gần hơn đến cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa ở tuổi tám mươi.

Việc áp dụng một triết lý sống mang đến chỉ dẫn, định hướng và ý nghĩa lớn lao hơn trong đời nên là một quyết định hiển nhiên đối với nhiều người trong chúng ta. Nếu không có chiếc la bàn đó, bất chấp mọi hành động có thiện chí, chúng ta vẫn sẽ có nguy cơ chạy vòng tròn, đuổi theo những thứ vô giá trị và cuối cùng phải sống một cuộc đời không viên mãn ngập ngụa những đau khổ về cảm xúc, những hối tiếc và thất vọng. Và vì không cần quá nhiều nỗ lực để cho Chủ nghĩa Khắc kỷ cơ hội trở thành triết lý sống của bạn, bạn không những chẳng mất gì cả mà còn đạt được nhiều thứ.

Lời hứa của cuốn sách này cũng là lời hứa của triết học Khắc kỷ: Nó dạy cách sống một cuộc sống vô cùng hạnh phúc và trôi chảy suôn sẻ, cũng như cách duy trì điều đó ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh. Nó chuẩn bị cho bạn sẵn sàng cho bất cứ điều gì, bạn sẽ giống như một ngọn tháp của sức mạnh - không thể lay chuyển, kiên cố, bền bỉ về mặt cảm xúc, và bình tĩnh đến kinh ngạc ngay cả khi đang ở trong hoàn cảnh cùng cực.

Chủ nghĩa Khắc kỷ có thể cải thiện cuộc sống của bạn trong lúc đời vẫn tươi vui, nhưng chính trong thời điểm tồi tệ thì nó càng phát huy tính hiệu quả. Nó có thể là ánh sáng chỉ đường cho bạn vượt qua những khoảnh khắc tuyệt vọng tối đen như mực. Nó nắm lấy bàn tay của bạn khi bạn cần sự tự tin để giảm thiểu đau khổ bằng cách chế ngự những “kẻ xấu” như sự tức giận, sợ hãi và buồn đau. Nó có thể là bệ đỡ để bạn chạm đến sự bình yên khi đang ngập ngụa trong vũng lầy. Nó có thể là cột trụ vững chắc khi bạn cần can đảm hành động cho dù cơ thể đang run rẩy. Nó có thể là chú hề làm bạn trở nên tươi tỉnh và nở nụ cười trên môi - điều cần thiết nhất khi đó.

Tóm lại, chủ nghĩa Khắc kỷ không chỉ chỉ đường cho bạn mà còn trao cho bạn chìa khóa dẫn đến cuộc sống tốt đẹp. Tất cả những gì bạn cần làm là đi trên con đường này, cho chìa vào ổ khóa, rồi cứ thế mà bước vào. Vì vậy, nhà Khắc kỷ Epictetus đã hỏi, “Nhà ngươi sẽ đợi đến khi nào?”

“Ngươi sẽ chờ đợi đến lúc nào thì mới bắt đầu mong mỏi phiên bản tốt nhất của bản thân?” Giờ đã là một người trưởng thành, vậy mà sao vẫn còn trì hoãn, Epictetus tự nhắc mình. “Ngươi sẽ không thể nhận ra mình không có chút tiến bộ nào, ngươi sẽ sống và chết đi như một kẻ tầm thường.” Từ giây phút đó, ông nhắc nhở bản thân cũng như tất cả chúng ta, hãy sống như một người trưởng thành và đừng bao giờ trì hoãn những điều cần phải làm. Và bất cứ khi nào bạn gặp bất cứ điều gì khó khăn, hãy nhớ rằng bạn đang trong Thế vận hội Olympic, cuộc thi đã bắt đầu và bạn không thể chờ đợi thêm nữa.

Chúng ta không có quyền được hoãn việc rèn luyện của mình, bởi vì không giống như Thế vận hội Olympic, cuộc thi mà chúng ta tham gia mỗi ngày đã bắt đầu. Cuộc sống là ngay bây giờ, đã đến lúc chúng ta bắt đầu rèn luyện.

Rèn luyện theo chủ nghĩa Khắc kỷ cũng có chút giống với việc lướt sóng - lý thuyết ít và thực hành nhiều. Ngay bây giờ, bạn không thể chờ đợi để bắt đầu và bạn tưởng tượng mình đang đứng trên ván, lướt sóng đến hết đợt này đến đợt khác, tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời trong đời... Chờ đã, tôi phải ngăn bạn ngay tại đó. Bởi vì trong bài học lướt sóng đầu tiên, bạn cũng sẽ học được một số lý thuyết của việc lướt sóng. Trên đất khô, bạn thực hành cách chèo thuyền, bật người lên và đứng vững trên ván. Nói cách khác, bài học đầu tiên cũng hơi khó chịu đấy - bạn chỉ muốn lướt sóng thật, chứ không muốn học lý thuyết khô khan đó.

Bạn rồi cũng vượt qua phần lý thuyết một cách nhanh chóng và bạn có thể xuống nước, xả sạch cát trong miệng và bắt đầu thực hành. Ở dưới nước, bạn nhanh chóng nhận ra rằng điều đó không dễ dàng như vậy và phần lý thuyết thực sự cần thiết. Điều này cũng tương tự với chủ nghĩa Khắc kỷ. Bạn rồi sẽ lướt thành công trên những con sóng, nhưng nếu bạn muốn lướt thành công và không bỏ cuộc sau vài (nhiều) lần sặc nước, thì trước tiên bạn cần hiểu một số lý thuyết đằng sau việc lướt sóng... e hèm, hay đúng hơn là Chủ nghĩa khắc kỷ.

Tôi đã tìm cách sắp xếp cuốn sách này và trình bày những kiến thức lâu đời theo cách dễ tiếp cận, dễ tiêu hóa và có tính hiệu quả cao. Trong phần đầu tiên, bạn sẽ tìm hiểu về lời hứa của triết học, lịch sử của nó, các triết gia quan trọng, và về các nguyên tắc cốt lõi được trình bày dưới dạng Tam giác Hạnh phúc Khắc kỷ. Nghiên cứu tam giác đó và bạn có thể giảng lại cho một đứa trẻ năm tuổi. Phần thứ hai là tất cả những gì về lướt sóng; nó chứa đầy những lời khuyên và bài tập thực tế cho cuộc sống hàng ngày.

Với cách tiếp cận trực tiếp và thẳng thắn đối với Chủ nghĩa Khắc kỷ này, mục đích cuối cùng của tôi là giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có thể trở nên khôn ngoan hơn và hạnh phúc hơn một chút bằng cách thực hành triết lý tuyệt vời này.

Đã đến lúc để bắt đầu.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ PDF của tác giả Jonas Salzgeber nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-Xít (Đặng Phùng Quân)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-Xít PDF của tác giả Đặng Phùng Quân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Lo Âu Về Địa Vị (Alain De Botton)
Câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể bị hỏi bởi một người nào đó bạn gặp tại một bữa tiệc là “Vậy bạn làm nghề gì?”. Phụ thuôc vào sự ấn tượng của câu trả lời mà bạn đưa ra, người khác sẽ có mong muốn làm quen với bạn nhiều hơn, hay làm lơ với bạn. Chúng ta lo lắng, bởi ta đang sống trong một thế giới của những kẻ coi trọng địa vị xã hội, những người chỉ lấy “Công việc chuyên môn” - một khía cạnh nhỏ của một co người - và dùng chúng để đưa ra những nhận định tuyệt đối về giá trị của người khác. Đối nghịch với khái niệm “kẻ coi trọng địa vị” là mẹ của bạn. Bà không hề quan tâm tới địa vị của bạn, cái bà quan tâm là tâm hồn của bạn. Thế nhưng, không phải ai cũng là mẹ của bạn. Và đó là lý do vì sao chúng ta lại để tâm quá nhiều tới sự đánh giá của người khác và lo sợ sẽ bị bẽ mặt. Có người nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại nặng về vật chất. Nhưng sự thật còn chua xót hơn thế. Chúng ta đang sống trong thời đại mà những phần thưởng về tinh thần phải nương vào việc có được của cải vật chất. Thứ mà người ta muốn khi họ chạy theo tiền, quyền chức hay xe đẹp hiếm khi là tiền, chức quyền, xe đẹp. Mà thường chỉ là sự chú ý, sự tôn trọng. Nếu như họ thích việc người ta tán thưởng những người giàu có về vật chất. Lần tới khi bạn nhìn thấy một anh chàng lái một chiếc xe Ferrari đi ngang qua, đừng nghĩ đó là một người có ham muốn khác thường. Hãy nghĩ rằng đó là một người cực kì dễ bị tổn thương và thiếu thốn tình cảm. Chúng ta cũng lo lắng bởi vì chúng ta luôn được bảo rằng mình có thể trở thành bất cứ thứ gì. Chúng ta nghe những điều đó từ những ngày đầu tiên sống trên đời. Lẽ ra sẽ thật tuyệt khi xung quanh ta có quá nhiều cơ hội. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thất bại trong cái thế giới quá rộng lớn này? Sẽ ra sao nếu chúng ta không leo được lên tới đỉnh cao khi mà xung quanh có quá nhiều cơ hội? Khu vực sách “tự lực” của một nhà sách luôn được chất đầy bởi 2 loại sách tóm lược được tình trạng lo âu thời hiện đại. Loại đầu tiên sẽ có tiêu đề đại loại như: “Làm sao để thành công trong 15 phút” và “Trở thành triệu phú sau một đêm”. Loại thứ hai sẽ có tiêu đề như “Làm thế nào để đối phó với lòng tự trọng thấp”. Hai loại sách này đều có liên quan với nhau. Một xã hội luôn nói với nhau rằng họ có thể trở thành bất cứ thứ gì, trong khi sự thật là chỉ có một số nhỏ là có thể thành công, thì xã hội đó rồi sẽ kết thúc trong sự thất vọng và đau buồn.***Trong đời sống hẳn ai cũng từng có nỗi lo lắng về địa vị, có thể là nỗi tự ti ngấm ngầm hay cảm giác thua thiệt; có thể là sự ghen tị hay mối lo bị thiên hạ coi như một kẻ thất bại. Dù xét trên bình diện nào, nỗi lo âu về địa vị vẫn luôn là chủ đề tươi mới, khi con người hoài mong và tìm kiếm cho mình một chỗ đứng giữa đồng loại. Con người dường như ngày càng nhiều nỗi lo âu hơn, khó thỏa mãn hơn, bất chấp sự phát triển nhanh chóng của nền kỹ nghệ và của xã hội tiêu dùng. Để truy tìm căn nguyên, de Botton sử dụng lập luận dựa trên bốn địa hạt chính là Triết học, Tôn giáo, Chính trị và Nghệ thuật, nhưng không vì thế mà Nỗi lo âu về địa vị sa vào kinh viện. Có thể không phải là một chuyên luận chuẩn mực và thấu đáo về triết học hay xã hội học làm vừa lòng các bậc thức giả đạo mạo, nhưng cuốn sách vẫn có thể khiến độc giả choáng ngợp với lượng kiến thức đồ sộ được chuyển tải bằng văn phong lúc trang nhã cổ kính lúc thời thượng khôi hài. Tìm mua: Nỗi Lo Âu Về Địa Vị TiKi Lazada Shopee Bằng một lối nhàn đàm đậm chất de Botton, Nỗi lo âu về địa vị là một cuốn sách mở ra nhiều cuốn sách. “Một cuốn sổ tay hướng dẫn nghiêm túc nhưng cũng đầy khôi hài về cách sống.”***Alain de Botton Sinh năm 1969 tại Zurich, Thụy Sĩ, hiện nay sống ở London. Ông là tác giả của nhiều tiểu luận và được gọi là tác giả của một “triết học về cuộc sống thường ngày”. Các chủ đề của ông có thể là: tình yêu, du lịch, kiến trúc hay văn chương. Các tác phẩm của ông từng trở thành bestseller tại hơn 30 nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Lo Âu Về Địa Vị PDF của tác giả Alain De Botton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Huyền Thoại (Roland Barthes)
Cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu lấy tiêu đề trùng với nhan đề của sách là “Những huyền thoại” tập hợp 53 bài ông viết từ 1954 đến 1956 về các vấn đề thời sự hàng ngày hết sức đa dạng ông quan sát và nghiền ngẫm trong xã hội Pháp; chất liệu của những bài viết ấy có thể là một bộ phim, một bài báo, một tấm ảnh ở trang bìa tờ tạp chí, một cuộc triển lãm... Phần thứ hai mang tiêu đề “Huyền thoại, ngày nay...” (Le mythe, aujourd’hui...) có thể xem như lời hậu bạt dài khép lại cuốn sách.Trong Lời nói đầu công trình nghiên cứu, tác giả viết: “Ngay từ đầu [...] tôi cũng đã tin vào một điều mà về sau tôi tìm cách rút ra tất cả những hệ quả: huyền thoại là một ngôn ngữ (langage). Vì vậy, tuy đề cập đến những sự việc xem ra hết sức xa lạ với mọi loại văn ch­ương (một trận đấu catch, một món ăn đư­ợc trang trí, một cuộc triển lãm chất dẻo), tôi không nghĩ là đi ra ngoài lĩnh vực ký hiệu học đại cư­ơng của thế giới tư sản chúng ta, mà tôi đã tiếp cận triền dốc văn chương trong các tiểu luận trư­ớc...” Đến Lời nói đầu ở lần tái bản năm 1970, tác giả lại viết: “Bạn đọc sẽ thấy ở đây hai quyết tâm: một mặt là phê phán ngôn ngữ của cái gọi là văn hóa đại chúng về phư­ơng diện tư tưởng; mặt khác là bước đầu tháo dỡ ngôn ngữ ấy về phương diện ký hiệu học: tôi vừa đọc Saussure và tôi sẽ rút ở đấy ra niềm tin chắc là bằng cách xem xét các “thể hiện tập thể” như­ những hệ thống ký hiệu, ngư­ời ta hy vọng có thể thôi không còn phải tố cáo nhẹ nhàng chung chung mà vạch ra một cách chi tiết sự lừa phỉnh muốn biến văn hóa tiểu tư­ sản thành bản chất phổ quát”.Mở đầu phần thứ hai cuốn Những huyền thoại, Barthes viết: “Huyền thoại là gì? Tôi sẽ ngay lập tức đưa ra câu trả lời đầu tiên rất đơn giản, hoàn toàn phù hợp với từ nguyên: huyền thoại là một ngôn từ”. Ngay ở cuối trang, ông ghi chú là người ta có thể sẽ đưa ra cả ngàn nghĩa khác của từ huyền thoại để bác bẻ ông, nhưng ông đã tìm cách xác định các sự việc, chứ không phải các từ ngữ. Huyền thoại là một ngôn từ, nhưng theo ông không phải ngôn từ nào cũng là huyền thoại, “mà cần phải nêu lên mạnh mẽ ngay từ đầu, huyền thoại là một hệ thống thông báo, đó là một thông điệp” do đó huyền thoại không thể là một sự vật, một khái niệm hay một ý niệm, mà đó là một phương thức thông báo, đó là một hình thức; huyền thoại không được xác định bằng nội dung của thông điệp mà bằng cách thức nó phát ra thông điệp.Vẫn theo Barthes, “mọi ký hiệu học đều có tiền đề là mối tương quan giữa hai vế, cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Mối tương quan ấy diễn ra trên những đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau, và vì thế nó không phải là sự ngang bằng mà là sự tương đương”; do đó, nếu như trong ngôn ngữ thông thường cái biểu đạt biểu thị cái được biểu đạt, thì trong mọi hệ thống ký hiệu học, không chỉ có hai mà là ba vế khác nhau; vế thứ nhất không dẫn thẳng đến vế thứ hai mà thông qua mối tương quan giữa hai vế ấy; “vậy là có cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu là tổng liên kết của hai vế đầu”. Ông đưa ra một số thí dụ, chẳng hạn bó hoa hồng: ông để cho bó hoa hồng biểu đạt tình yêu say đắm của ông; ở đây không phải chỉ có cái biểu đạt (những bông hồng) và cái được biểu đạt (tình yêu say đắm); mà chỉ có những bông hồng đã “thấm đượm tình yêu say đắm”; nhưng trên bình diện phân tích, rõ ràng có ba vế, vì những bông hồng thấm đượm tình yêu hoàn toàn có thể phân tích thành những bông hồng và tình yêu say đắm, hai vế đó tồn tại độc lập trước khi kết hợp với nhau để tạo thành đối tượng thứ ba là ký hiệu. “Đúng thế, ông viết, trên bình diện cuộc sống trải nghiệm, tôi không thể tách những bông hồng ra khỏi thông điệp chúng mang theo như thế nào, thì trên bình diện phân tích cũng thế, tôi không thể lẫn lộn những bông hồng với tư cách cái biểu đạt và những bông hồng với tư cách ký hiệu: cái biểu đạt thì trống rỗng, ký hiệu thì đầy ắp, nó là nghĩa”.Sự phê phán xã hội bộc lộ rõ nét trong Những huyền thoại. Barthes phê phán cái “xã hội chúng ta”, “môi trường ưu đãi của những biểu đạt huyền thoại”, nơi chốn của “một chế độ tư hữu nhất định”, “một trật tự nhất định”. Với Roland Barthes, huyền thoại làm con người chúng ta mù quáng không thể nhìn nhận rõ điều kiện lịch sử của chính mình, còn nghiên cứu về huyền thoại thì làm người ta nhìn rõ mọi thứ. Tìm mua: Những Huyền Thoại TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Huyền Thoại PDF của tác giả Roland Barthes nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhiệt Đới Buồn (Claude Lévi-Strauss)
Tư duy về “những kẻ khác” Olivier Tessier -Viện Viễn Đông Bác Cổ - Hà NộiThực tình là tôi đã không đọc lại tác phẩm Nhiệt đới buồn kể từ những năm học đại học ở Aix-en-Provence. Đọc cuốn sách ấy hồi bấy giờ đã là một trải nghiệm có ý nghĩa quyết định đối với việc tôi chọn làm một luận văn tiến sĩ về nhân học; cũng đồng thời là một bài tập bắt buộc đối với mọi người tập sự vào nghề dân tộc học mơ tưởng đi đến những vùng xa lạ, và vì lý do gì thì đã quá rõ! Tác phẩm bắt đầu bằng tuyên bố lạnh lùng và dứt khoát, chắc chắn là câu nổi tiếng nhất trong toàn bộ nền văn học dân tộc học: Tôi ghét các chuyến viễn du và các nhà thám hiểm. (tr. 9)[1]Hiểu tính chất quyết liệt của cái câu nói ấy và nghịch lý rõ ràng từ những truyện kể về những chuyến du khảo của chính mình, bằng những đoạn viết liên tục suốt tác phẩm, Claude Lévi-Strauss giải thích vì sao ông khinh ghét các du ký và cái lối dựng cảnh đầy chất sân khấu trong đó “các dân tộc man dã” được dùng làm nền, như một thứ trang trí điện ảnh, cho những cuộc phiêu lưu của nhà thám hiểm: “Từ đó mà tôi hiểu ra cái mê muội, nỗi cuồng loạn, sự lừa bịp của các du ký. Chúng mang lại ảo tưởng về những gì không còn tồn tại nữa và lẽ ra thì phải còn tồn tại, để cho chúng ta thoát ra khỏi cái thực tại nặng nề là hai mươi nghìn năm lịch sử đã trôi qua. […]” (tr. 36-37). Công việc dân tộc học phải là đối nghịch của cái thứ giả-khoa học ấy, trong đó “Công cuộc thám hiểm không phải là một chuyến đi, mà là một cuộc đào xới: chỉ một sự việc thoáng qua, một góc nhỏ cảnh quan, một suy tư bắt được bất ngờ cho phép ta hiểu ra và giải thích được những chân trời chừng thật khô cằn.” (tr.48) Tìm mua: Nhiệt Đới Buồn TiKi Lazada Shopee Được học về triết học và luật học, Claude Lévi-Strauss khi đang dạy triết học ở một trường trung học tỉnh lẻ thì được mời tham gia một phái đoàn đại học ở Brésil với tư cách là giáo sư trường Đại học São Paulo (1935-1938). Chính trong thời gian đó, ông đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu dân tộc học ở vùng Mato Grosso rồi ở vùng Amazone, mà các truyện kể về diễn tiến nhiều khi đầy xáo động và những trình bày về một số kết quả, là phần trung tâm của tác phẩm Nhiệt đới buồn. Sau khi được giải ngũ vào năm 1940, ông trốn khỏi nước Pháp để thoát sự truy đuổi điên cuồng của bọn phát xít vốn đang được các đạo luật chống Do Thái của chính phủ Vichy hăng hái tiếp ứng. Thời gian sống ở New York, nơi ông dạy tại trường New School for Social Research và Trường Cao đẳng Tự do, đánh dấu sâu sắc một bước ngoặt trong hành trình tư tưởng của ông, cả bằng những mối quan hệ của ông với các nhà khoa học ưu tú lẫn cuộc gặp gỡ của ông với những nền văn hóa đang hấp hối hay đã biến mất - văn hóa Anh-điêng-Mỹ. Chính tại đây, qua tiếp xúc với các nhà ngôn ngữ học và đặc biệt với phương pháp ngữ âm học của N. Troubetzkoy và R. Jackson những người mà ông kết bạn, ông đã tìm ra cảm hứng của mình: nghiên cứu không phải các yếu tố văn hóa hữu thức nữa, mà là các hạ tầng vô thức của chúng; thiết lập các liên hệ giữa những yếu tố văn hóa cô lập để tái lập các hệ thống phức tạp và muốn làm được điều đó, phải phân tích vị trí tương đối đối với nhau của các yếu tố ấy và những tác động qua lại thống nhất hay đối lập chúng, để cuối cùng làm toát ra những quy tắc cấu trúc riêng của các hệ thống tư duy đó.Cũng chính trong thời gian sống ở Hoa Kỳ, từ năm 1945 đến năm 1948 với tư cách là tùy viên văn hóa của Sứ quán Pháp ở Washington, ông đã viết công trình sáng rỡ và kỳ lạ, tác phẩm Cấu trúc sơ đẳng của quan hệ họ hàng, đó là thời khắc khai sinh ra hiện tượng mà về sau này được gọi là khoa nhân học cấu trúc. Thoạt tiên được bảo vệ như một luận án tiến sĩ (1948), tác phẩm được xuất bản năm 1949, đã đảo lộn một cách căn bản lý thuyết về quan hệ họ hàng cho đến lúc bấy giờ vẫn bị chế ngự bởi khoa nhân học anglo-saxon coi định đề quan hệ về dòng máu là nguyên lý cấu trúc: “Hai con người là có họ hàng với nhau (hay cùng dòng máu) nếu giữa họ có một trong hai mối quan hệ sau đây: hoặc người này là hậu duệ của người kia, hoặc cả hai đều là hậu duệ của một tổ tiên chung. […] Như vậy quan hệ họ hàng dựa trên quan hệ dòng máu và điều đầu tiên quyết định tính chất của một hệ thống quan hệ họ hàng là cách thức nhận biết và tính ra quan hệ dòng máu” (Radeliffe-Brown, 1952: 13).Trong quan niệm coi quan hệ dòng máu là nguyên lý tổ chức của các nhóm xã hội này, chiến lược xã hội muốn gìn giữ và truyền giao của cải trong nội bộ của nhóm cùng dòng máu (gia đình phụ hệ hay mẫu hệ, thị tộc, dòng họ). Claude Lévi-Strauss sẽ nắm lấy chính cái ngược lại của hệ biến hóa này bằng cách xác định một “lý thuyết về liên minh hôn nhân” mà ông đặt ở trung tâm “lý thuyết cấu trúc về quan hệ họ hàng” của ông. Thực chất là gì? Nói một cách giản lược, nhận thấy tình trạng phổ biến của việc cấm đoán loạn luân, thay vì tìm cách cắt nghĩa sự thể này, ông coi thực trạng đó chính là cốt lõi của quan hệ họ hàng: vì một người đàn ông không thể cưới một người họ hàng gần của mình, chị em gái hay con gái của mình, nên anh ta đem cho người ấy làm vợ của những người đàn ông khác và đổi lại nhận được của những người đàn ông khác người hay những người vợ của ông ta. Việc cấm loạn luân là biểu hiện tiêu cực của một luật về trao đổi, là sự bù lại cần thiết cho việc thiết lập các mối quan hệ xã hội giữa các gia đình. Nối dài việc kiêng cấm loạn luân phổ biến ấy, các quy tắc tích cực về trao đổi cố định việc chọn vợ chồng: nhiều xã hội thực hiện các cuộc hôn nhân giữa những người “anh chị em họ chéo”, nghĩa là những người con của chị hay em gái của cha hay anh hoặc anh em trai của mẹ, và ngăn cấm hôn nhân giữa những “anh chị em họ song song”, nghĩa là những người con của anh hay em trai của cha hay của chị em gái của mẹ, như vậy tạo nên một mạng trao đổi và cũng tức là một mạng quan hệ xã hội ưu tiên. Và nếu các xã hội phương Tây không có hay không còn có cái thay thế tích cực cho quy tắc tiêu cực về sự cấm loạn luân, thì thật may là nhiều nhóm người khác vẫn còn giữ được quy tắc ấy, cho phép tác giả xây dựng trên cơ sở lý thuyết thu hẹp về quan hệ họ hàng đó, một lý thuyết tổng quát về quan họ hàng. Cuối cùng cần chú ý rằng việc trao đổi những người phụ nữ chỉ là một khía cạnh riêng biệt trong một tổng thể các hình thức cống nạp lẫn nhau giữa các nhóm người, những cống nạp tập trung chủ yếu vào việc luân chuyển tài sản vật chất hay phi vật chất trong một hệ thống trao tặng/phản-trao tặng.Đối với những người đã quen thuộc với khoa nhân học, các khái niệm về trao đổi, cống nạp và trao tặng/phản-trao tặng này lập tức gợi nhớ đến các công trình có ý nghĩa khởi nguyên của nhà xã hội học Marcel Mauss và đặc biệt hơn nữa, là tác phẩm Bàn về sự trao tặng. Claude Lévi-Strauss công khai thừa nhận sự kế thừa tinh thần này mà ông tái khẳng định trong “Lời tựa viết cho các tác phẩm của Marcel Mauss”, cũng như ông nhiều lần nhấn mạnh đến các công trình của nhà Trung Quốc học Marcel Granet, và đặc biệt là tác phẩm Các loại hạng hôn nhân và quan hệ thân thuộc trong nước Trung Hoa cổ (1939), trong việc xây dựng lý thuyết về quan hệ họ hàng của ông (Goudineau Y., 2008).Như vậy, Claude Lévi-Strauss viết Nhiệt đới buồn vào lúc danh tiếng hàn lâm vững chắc của ông đã vượt ra khỏi giới hạn của riêng lĩnh vực nhân học. Ông là hình ảnh của một nh khoa học dấn thân ở tầm quốc gia và quốc tế, thuộc thế hệ những người trí thức (như Maurice Merleau-Ponty), những nhà tư tưởng tự do và những nghệ sĩ mà người ta vẫn gọi là “thế hệ 1945” (gồm những nhân vật phần lớn sinh ra trước Thế chiến, đến thời sau Thế chiến họ bắt tay vào một sự nghiệp tái lập tư duy trong một châu Âu bị tàn phá và chấn thương), như đã được chứng minh một cách đầy ấn tượng trong tác phẩm Chủng tộc và lịch sử viết năm 1952 theo yêu cầu của UNESCO. Như là đối âm với các lý thuyết của người cha của chủ nghĩa chủng tộc khoa học là Joseph Arthur Gobineau (1816-1882), và những lý thuyết tiến hóa vẫn chưa hết hấp hối từ một thế kỷ, Claude Lévi-Strauss bảo vệ một tầm nhìn về tính toàn cầu của nhân loại được phân cách bởi sự đa dạng của các nền văn hóa của con người mà thực tại và sức mạnh sáng tạo cần phải được nhận thức và lĩnh hội một cách sinh động chứ không tĩnh tại.Có thể chính nhận thức vững chắc đó cắt nghĩa phần nào lối viết khá tự do và hình thức ít chất hàn lâm mà Claude Lévi-Strauss đã sử dụng trong Nhiệt đới buồn, văn bản được tư duy và viết cho một công chúng nghiệp dư, hay ít ra, rộng hơn là đôi ba chuyên gia của ngành khoa học này. Là du ký, là tư duy nhân học và triết học, là phân tích dân tộc học, là tự thuật tinh thần, tác phẩm quả không thể xếp vào bất cứ thể loại nào, và lập tức nổi tiếng. Cũng có thể coi nó như là một tiểu luận đầy chất tiểu thuyết, theo kiểu Nơi tận cùng đêm đen của Joseph Conrad. Tôi muốn đọc thấy ở đây câu chuyện về một cuộc lang thang của một trí tuệ thiên tài mời gọi ta tham gia vào một hành trình thật sự khai mở trong việc tư duy về “những kẻ khác” bằng cách mô tả, chẳng hạn, sự đa dạng không cùng của các mối quan hệ có thể có giữa con người với thiên nhiên, đồng thời đưa ra một phán xét không tha thứ đối với những tàn phá do tình trạng nô lệ hóa của chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ và sự đồng nhất hóa về văn hóa do phương Tây áp đặt. Bạn đọc sẽ tha hồ đi theo hành trình do tác giả đề nghị và đôi khi lạc lối trong đó, để rồi những cuộc đi-về bất tận trong thời gian và không gian cuối cùng sẽ tạo ra một nơi giao hội của những con đường mòn mà chúng ta đã ngỡ là chẳng có lối ra.Từ cuộc đắm mình này trong những khúc đường quanh co của tư duy và ký ức của Claude Lévi-Strauss, sau hai mươi năm thực hiện những cuộc khảo sát thực địa của ông ở Brésil, tôi xin được dừng lại ở đây trên một khía cạnh đặc biệt, liên quan đến nghề nghiệp của nhà dân tộc học, hay đúng hơn, đến đối tượng của anh ta. Trong “Lời tựa viết cho các tác phẩm của Marcel Mauss”, Claude Lévi-Strauss định nghĩa ngành khoa học này như sau: mục tiêu của khoa dân tộc học là “tìm hiểu những cấu trúc tinh thần vô thức mà ta có thể đạt đến được qua các thiết chế và còn hơn thế nữa trong ngôn ngữ”, qua đó thấu hiểu được sự đa dạng và vẻ bên ngoài lộn xộn của các hình thức. Định nghĩa này nhắc lại một cách thể hiện đã từng được đưa ra trong bài viết “Lịch sử và dân tộc học” đăng ở Tạp chí Siêu hình học và Đạo đức học, năm 1949, nhấn mạnh đến tính chất bổ sung lẫn nhau giữa hai ngành khoa học này, “lịch sử tổ chức các dữ liệu của nó trong tương quan với những thể hiện hữu thức, dân tộc học thì là với các thiết chế vô thức của đời sống xã hội”. Sức gợi cảm mạnh mẽ của những mô tả dân tộc học được trình bày trong Nhiệt đới buồn minh chứng cho định nghĩa thực dụng này, dù đó là cách cắt nghĩa các hình vẽ hay xăm trên cơ thể cũng như bao nhiêu biểu hiện tượng trưng và mang tính vũ trụ chi phối cách tổ chức xã hội và hệ thống tôn ti của các xã hội Caduveo hay Bororo, cách bố trí không gian với các ngôi nhà theo hình vòng tròn trong làng Kejera (Bororo) được cắt đôi bởi một đường kính lý thuyết chia cư dân thành hai nửa riêng biệt là đối tác của các cuộc trao đổi hôn nhân và nhiều cống nạp khác, v.v. Nhưng chủ nghĩa kinh nghiệm của công tác thực địa, vốn xác định tính chất riêng biệt của các khái niệm dân tộc học, lại cũng đồng thời tạo nên một cách nghịch lý những giới hạn tối đa của việc thực hành công tác này. Ngoài những hạn chế do các điều kiện vật chất đặc biệt đối với công tác thực địa và việc một số nhóm người từ chối để cho người ta “nghiên cứu dân tộc học về mình” (xem ở sau), Claude Lévi-Strauss khám phá một cách không che giấu giới hạn cái nhìn của nhà dân tộc học, nghĩa là khả năng của anh ta trong việc xếp hạng ngay tại chỗ giá trị chỉ dấu và có ý nghĩa của các vật liệu cần sưu tập, năng lực thâm nhập được vào một thế giới tinh thần vốn xa lạ với anh ta và cũng tức là nhận dạng và gọi đúng tên các mánh nhỏ của một nền văn hóa khớp nối với nhau trong một tổng thể không thể chia tách. Chính vì vậy mà để khép lại các cuộc khảo sát thực địa ở Brésil, ông đã nhắc đến trường hợp thật bối rối của các nhóm người Mundé, và cuộc sưu tầm vội vã ngữ pháp của họ mà cấu trúc tượng trưng chứa đựng ngay chính trong các từ ngữ của nó cả một thế giới những quan hệ họ hàng, những màu sắc và những đường nét. Đối mặt với bí ẩn ấy, với thứ ngôn ngữ không thể nắm bắt ấy, ông chỉ có thể nhận ra sự bất lực của mình “Tôi đã chạm đến chúng, tôi không thể hiểu được chúng”(Do Imbert dẫn lại, 2008: 91).Là giáo sư ở Collège de France, giảng viên khoa nhân học xã hội từ năm 1959 đến 1982, được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1973, Claude Lévi-Strauss không ngừng mở rộng phương pháp cấu trúc luận của ông ra nhiều lĩnh vực ngoài vấn đề quan hệ họ hàng, đặc biệt trong phân tích các huyền thoại và tư duy biểu tượng, như ta thấy trong sự nghiệp sáng tạo khoa học đầy ấn tượng của ông. Giả thuyết ẩn ngầm dắt dẫn ông là cấu trúc của các hệ thống biểu tượng cuối cùng lại đưa trở về những ứng xử phổ quát, tự chúng lại gắn với các quy luậ động vô thức của trí óc. Đương nhiên ở đây không thể có tham vọng tổng hợp toàn bộ sự nghiệp mênh mông của Claude Lévi-Strauss, tôi tất sẽ bất lực thôi, tôi chỉ đơn giản muốn nhấn mạnh rằng phân tích cấu trúc vừa là câu hỏi về sự tồn tại của một nền tảng chung cho toàn thể nhân loại, nói cách khác là cơ sở của một logic khởi nguyên sản sinh ra một sự đa dạng văn hóa không cùng, đồng thời là một gợi mở có ý nghĩa phương pháp luận và đầy tính phát hiện quyết định cho nghiên cứu nhân học. Tham vọng ban đầu của Claude Lévi-Strauss là đưa vào trong nghiên cứu các sự kiện xã hội một sự chặt chẽ có thể so sánh với nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ, dù không phải vì thế mà lối đi cấu trúc luận có thể bao gộp được toàn bộ các sự kiện xã hội và văn hóa cũng như nó không định bao trùm toàn bộ nền nhân học.Ảnh hưởng của phân tích cấu trúc luận trong khoa ngành nhân học ngày nay là như thế nào? Dù cực kỳ khó trả lời được một câu hỏi như thế này, trước hết chúng ta nhận thấy ít nhà nhân học nào áp dụng toàn bộ phương pháp luận cùng các châm ngôn và khái niệm vốn làm cơ sở cho phương pháp này. Nhưng cũng nghịch lý là phân tích cấu trúc luận đã trở thành một quy chiếu không thể bỏ qua ngay đối với chính định nghĩa của ngành nhân học, một bằng chứng hàng đầu là nhu cầu của các nhà nhân học phải không ngừng xác lập chỗ đứng của mình trong tương quan với nó, và trong thực tế nó đã thật sự trở thành một trong những cột trụ của khoa xã hội học trong chương trình giáo dục đại học. Sở dĩ như vậy, có thể là vì, như là đối âm với những lý thuyết cổ điển mang tính tất định hơn (những cách tiếp cận chức năng học, văn hóa học, marxist v.v.), do chiều kích triết học của nó, cấu trúc luận, đúng như chính lời Claude Lévi-Strauss, đã cố gắng hòa giải giữa”cái cảm nhận và cái hiểu được, giữa nghệ thuật và logic.” (dẫn lại theo Izard và Lenclud, 1992: 679). Kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của tác giả đã tôn vinh ông lên thành huyền thoại.Để kết luận Lời giới thiệu có phần rời rạc này, ta hãy dừng lại đôi chút ở phần cuối của tác phẩm, phần “Đường về”. Ở đây trộn lẫn, mà không phải lúc nào cũng có đối ứng với nhau, những mô tả liên quan đến một chuyến đi gần đây của Claude Lévi-Strauss ở Pakistan và cuộc tiếp xúc đầu tiên của ông với những đô thị quá đông dân cư của Ấn Độ, những suy tư của ông về Phật giáo và sự chiếm lĩnh được một cân bằng căn bản vượt qua mọi tầng cấp giá trị và ý nghĩa, và những suy xét, với tư cách là người biện hộ, về cái nghề dân tộc học vốn đối nghịch một cách lạ lùng với cái nhìn dẫu là ít vỡ mộng nhất về sự áp đặt ngày càng tăng của mô hình phương Tây lên cả thế giới. Về điểm này, điều nhận ra được thật cay đắng: sự sản xuất ra một nền văn hóa đại chúng, giống như một nền canh tác độc canh thay thế một cách dữ dằn một đa dạng thực vật, dẫn đến một sự chuẩn mực hóa các “kiểu thức” và đồng nhất hóa về văn hóa đồng nghĩa với đánh mất bản sắc, sự khác biệt và năng lực sáng tạo, và cuối cùng, là tính nhân văn. Ta những muốn tiếp tục các suy nghĩ này của ông mà nhấn mạnh rằng tiến trình bi thảm đó đã tăng tốc từ năm mươi năm nay: khắp nơi trên hành tinh, các dân tộc bản địa thiểu số hoặc bị lôi kéo vào một chu kỳ suy thoái về xã hội và văn hóa không thể đảo ngược bắt đầu từ thời kỳ thực dân, sự tan rã tất yếu sẽ đưa họ đến chỗ bị thải loại như là thực thể con người đặc biệt, hoặc được “folklor hóa” và “hàng hóa hóa”, được lưu giữ trong trạng thái bảo tàng, để cuối cùng tạo ra một cái vỏ rỗng thực chất và ý nghĩa, giống như một trái quả quá đẹp mà người ta đã khoét hết ruột chỉ còn lại lớp da bên ngoài. Có phải dân tộc học sẽ bị biến mất vì không còn có thực địa để mà khai phá, trở thành một khoa học không có đối tượng giống như một loại tử ngữ mà người ta cố sức hồi sinh? Claude Lévi-Strauss đã đặt câu hỏi ấy ngay từ khóa giảng đầu tiên của ông ở Collège de France năm 1959-1960.Câu trả lời hay đúng hơn những câu trả lời vào cuối những năm 50 đã tiên đoán sự phát triển của ngành khoa học này trong phần nửa thứ hai của thế kỷ XX. Trước hết, ông nhận ra rằng công việc thực hành trên thực địa của dân tộc học truyền thống, chuyên chú vào quan sát trực tiếp và điều tra bằng lời, và dựa trên một lối tiếp cận theo thống kê để tìm hiểu các xã hội gọi là “nguyên thủy” và không có chữ viết, đã suy thoái và điều đó là do hai nguyên nhân. Chúng ta đã nói đến nguyên nhân thứ nhất: các dân tộc bản địa tàn lụi và biến mất theo một nhịp độ kinh hoàng, như 90 bộ lạc đã biến mất ở Brésil từ những năm 1900 đến 1950 kéo theo sự biến mất của 15 ngôn ngữ. Nguyên nhân thứ hai thật đáng kinh ngạc: ở vùng Trung Mỹ, ở châu Phi và châu Á, các dân tộc biểu lộ một thái độ bất dung ngày càng cao đối với công việc điều tra dân tộc học. Thái độ từ chối mang tính đạo đức này là do sự mất cân bằng mà khoa dân tộc học khiến cho nó kéo dài, dù là ngoài ý muốn, giữa người đi điều tra và kẻ bị điều tra: Trong khi muốn làm kẻ tôn vinh tính đa dạng của nhân quần như ta có thể mong ước, nhà dân tộc học bị các dân tộc này coi như là kẻ bảo vệ một tình trạng bất công không thể chịu đựng nổi nối dài sự bất công đã được chính bản chất của quan hệ thực dân tạo nên. Nhưng đối với Claude Lévi-Strauss, ngay cả trong những điều kiện đó, khoa dân tộc học truyền thống “vẫn phải đeo đuổi chắc chắn là trong nhiều thế kỷ công việc khai thác cái khối khổng lồ những tư liệu đã tích lũy được”. (Lévi-Strauss C., 1984; 21).Phần lớn nhất trong các bài giảng của ông sau đó tập trung vào sự phát triển thiết yếu của ngành này, việc cải tiến các mục tiêu nghiên cứu và các phương pháp của nó, sự mở rộng của nó hướng về những cách thức tiếp cận khác mangnh liên ngành hơn. Nếu ta có thể trình bày ở đây những con đường ông đã tính đến, thì cần chú ý là sự chuyển động đó hiện đang diễn ra: những đối kháng giữa các xã hội có Nhà nước với những xã hội không có Nhà nước, có chữ viết với theo truyền thống truyền khẩu, xã hội dựa trên chế độ lịch sử hay trên quy chế cá nhân phục tùng đối với toàn xã hội không còn có giá trị loại hình học nữa, nghĩa là ngày nay những xã hội đó không còn đối lập như những tiêu chí của sự khác biệt về khu vực văn hóa và địa lý. Khoa nhân học xã hội ngày càng quan tâm hơn đến các xã hội phức hợp, ở phương Tây hay không ở đó, bằng cách đa dạng hóa các lĩnh vực nghiên cứu của nó: nhân học về sức khỏe, dân tộc học thực vật, dân tộc học khoa học, dân tộc học âm nhạc, dân tộc học tâm thần, nhân học về luật, nhân học kinh tế, v.v. Chính trên âm điệu lạc quan đó mà chúng ta mong muốn kết thúc bài viết này, và dành lời cho Claude Lévi-Strauss như ông đã tuyên bố trong kết luận ở bài giảng của ông đã được nhắc đến trên kia:”Như là một khoa học “nằm giữa các khe hở”, nhằm khám phá cái đường viền nhỏ luôn di động ấy chia cách cái khả thể với cái bất khả thể, khoa dân tộc học sẽ còn tồn tại cho đến khi nào nhân loại vẫn còn, và theo nghĩa đó, nó là vĩnh cửu […] sự đa dạng có thật của các xã hội con người đã cung cấp cho suy tư dân tộc học một thứ bậc cấp. Tùy thuộc ở việc nó nhằm đúng cái đích đến với một cái nhìn vững tin để không đánh mất đà tiến lên của mình nếu một ngày nào đó có thiếu mất đi cái giá đỡ ấy”. (Lévi-Strauss C., 1984; 36). Nguyên Ngọc dịchĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhiệt Đới Buồn PDF của tác giả Claude Lévi-Strauss nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.