Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hiến Pháp Mỹ (Nguyễn Cảnh Bình)

Cuốn sách đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự ra đời của Hiến pháp Mỹ, như một lời lý giải cho rất nhiều người có cùng mối băn khoăn.Vậy Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào? Nó được làm ra trong những cuộc tranh luận nảy lửa tưởng như không có lối thoát và những mối bất đồng sâu sắc, bởi những bộ óc vĩ đại có một không hai trong lịch sử, và bằng một tinh thần mà người ta khó có thể tìm một tính từ nào thay thế ngoài cách gọi - “tinh thần Mỹ”. Đó là sự tôn trọng đặc biệt lẫn nhau, thừa nhận những quan điểm hoàn toàn khác biệt, chấp nhận và cùng thỏa hiệp để đi tới lợi ích chung cuối cùng.

Nội dung cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? bao gồm những mẩu chuyện rất hấp dẫn về quá trình soạn thảo Hiến pháp, về những cuộc tranh luận cực kỳ gay go và nan giải trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, những bức thư đầy tính nhân bản và trách nhiệm của những người tham sự Hội nghị lập hiến. Đặc điểm của cuốn sách này là không chỉ trình bày những luận điểm hậu thuẫn cho việc thành lập ra Nhà nước Liên bang với tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ như hiện nay mà cả những luận điểm chống lại sự hình thành này, đó là những điều chúng ta chưa hoặc là rất ít có điều kiện biết đến. Có thể nói bản Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng như ngày nay cũng một phần nhờ những chống đối đó, điển hình là Tuyên ngôn Nhân quyền. Do đó, cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến khá toàn diện, không chỉ góp phần giải thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật.

"Mọi xã hội văn minh tất yếu đều chia thành những tầng lớp khác nhau với lợi ích khác nhau, tất yếu sẽ tạo ra những con nợ và chủ nợ, người giàu và người nghèo, nông dân, nhà buôn hay người thợ sản xuất... Sự bình đẳng có nghĩa là các tầng lớp, phe phái và các nhóm lợi ích khác nhau đó phải có cơ hội và điều kiện tự bảo vệ mình và để kiểm soát lẫn nhau... Ước nguyện lớn lao nhất của một chính quyền là sự cân bằng đủ để trung lập những xung đột đó, để kiểm soát bộ phận dân chúng này không chiếm dụng quyền và áp bức các bộ phận khác, và tự kiểm soát chính mình khỏi việc ban hành những đạo luật đi ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội." - James Madison, Người Liên bang, năm 1787***

Với tư cách là một người giảng dạy ngành luật Hiến pháp Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi rất phấn khởi viết lời giới thiệu cuốn sách này của tác giả Nguyễn Cảnh Bình.

Nguyễn Cảnh Bình là một người rất xa lạ với giới Luật học chúng tôi. Anh là một Thạc sĩ khoa học tự nhiên - chuyên ngành hóa học, nhưng rất lạ thay, anh có niềm say mê Hiến pháp - Chính quyền đến lạ lùng, niềm say mê mà ngay cả những người chuyên ngành chúng tôi cũng không thể có được. Dù ở hai lĩnh vực rất khác nhau và có thể nói ở hai thế hệ khác nhau nhưng chúng tôi cùng đến với nhau qua những trang viết về Hiến pháp và những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Hiến pháp - Chính quyền. Nguyễn Cảnh Bình đã đọc những cuốn sách của tôi viết về Hiến pháp, tự viết thư cho tôi thông qua Nhà xuất bản. Và ngược lại, tôi cũng tự đọc bài báo về James Madison và những người từng soạn thảo bản Hiến pháp Mỹ, bản hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, dưới cái tên Nguyễn Cảnh Bình rất xa lạ. Sau đấy ít lâu, chúng tôi đã gặp nhau. Thật là một sự tâm đầu ý hợp. Vượt qua mọi khác biệt, chúng tôi đã có những cuộc trao đổi khoa học rất bổ ích. Tìm mua: Hiến Pháp Mỹ TiKi Lazada Shopee

Nội dung cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? bao gồm những mẩu chuyện rất hấp dẫn về quá trình soạn thảo Hiến pháp, về những cuộc tranh luận cực kỳ gay go và nan giải trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, những bức thư đầy tính nhân bản và trách nhiệm của những người tham dự Hội nghị lập hiến. Đặc điểm của cuốn sách này là không chỉ trình bày những luận điểm hậu thuẫn cho việc thành lập ra Nhà nước Liên bang với tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ như hiện nay mà cả những luận điểm chống lại sự hình thành này, đó là những điều chúng ta chưa hoặc là rất ít có điều kiện biết đến. Qua những tranh luận đó, dù tán thành hay phản đối thì những lập luận này cũng rất chân thành và đều chung một mong ước thiết lập một quốc gia thịnh vượng và bền vững. Có thể nói bản Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng như ngày nay cũng một phần nhờ những chống đối đó, điển hình là Tuyên ngôn Nhân quyền. Do đó, cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến khá toàn diện, không chỉ góp phần giải thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật. Với cách tiếp cận như thế, tác giả sẽ có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về Hiến pháp Hoa Kỳ ở nước ta.

Đây là tác phẩm thứ hai của anh Nguyễn Cảnh Bình về Hiến pháp Hoa Kỳ, sau cuốn sách rất lý thú về Alexander Hamilton, một trong những tác giả rất xuất sắc của tác phẩm Những bài báo Người liên bang (Federalist Papers).

Mặc dù không phải là người được đào tạo cơ bản về kiến thức luật học ở nhà trường, nhưng niềm đam mê và sự ham hiểu biết đã giúp anh vượt qua tất cả. Các tác phẩm của anh về lĩnh vực này rất có giá trị cho việc nghiên cứu về hiến pháp của giới chuyên môn cũng như những người muốn tìm hiểu khác.

Tôi xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hiến Pháp Mỹ PDF của tác giả Nguyễn Cảnh Bình nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Ký Cựu Chiến Binh Sư Đoàn Mãnh Hổ (Kim Jin Sun)
Đây là cuốn hồi ký của Kim Jin Sun, một cựu chiến binh Hàn quốc đã tham chiến ở VN trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông này đã về hưu với quân hàm Đại tướng. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tướng Kim giữ chức Đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 11 trong sư đoàn Mãnh hổ. Tướng Kim khá được trọng dụng vì "chỉ biết truy tìm và diệt Việt Cộng (VC)" với biệt danh "tướng cướp rừng xanh". Tuy nhiên qua hồi ký này người đọc sẽ thấy những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tướng về hưu Kim Jin Sun phải suy nghĩ và ân hận trong giai đoạn cuối đời. Ông đã từng quay lại thăm Việt Nam.Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ở đó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi. Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường. Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh VN. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều VC để tồn tại và ngăn chặn CS. Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắc là nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi..., tại sao một VN như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ. Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng... lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau: “Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của VC. Lúc đó tôi chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn quốc như vậy. Thật đáng thương. Không thể hiểu nổi những người lính VC gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn vì cái gì mà chiến đấu như vậy”. Tìm mua: Hồi Ký Cựu Chiến Binh Sư Đoàn Mãnh Hổ TiKi Lazada Shopee Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc VN đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của VN. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng. Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của VN. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào. Tôi mong các độc giả sẽ đọc cuốn sách này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước VN nhỏ bé mà kiên cường, hiểu thêm về sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở VN.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Cựu Chiến Binh Sư Đoàn Mãnh Hổ PDF của tác giả Kim Jin Sun nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Chiến Tranh (Charles De Gaulle)
Charles de Gaulle là một vị tướng kiêm chính trị gia người Pháp; ông là người lãnh đạo phong trào Nước Pháp Tự Do trong Thế chiến II và là nhà kiến trúc đại tài, người đã xây dựng nên Đệ ngũ Cộng hòa. Tư tưởng chính trị của ông - được gọi là “Gaullism” (chủ nghĩa De Gaulle) - đã và vẫn có những ảnh hưởng to lớn lên chính trường Pháp.Charles de Gaulle sinh ngày 22 tháng Mười một năm 1890 tại Lille và lớn lên tại Paris, nơi cha ông làm giáo sư sử học. Tuy nhiên, de Gaulle không nối nghiệp cha mà lựa chọn binh nghiệp. Ông đã chiến đấu can trường trong Thế chiến I.Trong thập kỷ 1930, de Gaulle viết sách và báo về các chủ đề quân sự, qua đó ông phê phán việc nước Pháp quá phụ thuộc vào Phòng tuyến Maginot để phòng thủ trước quân Đức và kêu gọi thành lập các quân đoàn thiết giáp cơ giới hóa. Nhưng những lời kêu gọi của ông đều rơi vào chân không. Tháng Sáu năm 1940, các lực lượng Đức Quốc xã đã đánh bại Pháp một cách dễ dàng. Không cam chịu chấp nhận thỏa thuận đình chiến của chính phủ với Đức, de Gaulle chạy sang London. Tại đây, ông đọc lời kêu gọi nhân dân Pháp đứng lên đánh đuổi quân xâm lược và tuyên bố thành lập chính phủ Pháp lưu vong. Ông trở thành người lãnh đạo phong trào Nước Pháp Tự Do.Sau khi Paris được tự do vào tháng Tám năm 1944, de Gaulle trở về và được chào đón như một vị anh hùng dân tộc. Trong những năm tháng tiếp theo, ông là trụ cột trong công cuộc khôi phục vị thế nước Pháp trên trường quốc tế cả về mặt kinh tế và quân sự.Bộ ba cuốn Hồi ký chiến tranh là những tâm sự chân thành của Tướng Charles de Gaulle về con đường ông đã trải qua để vực dậy nước Pháp. Qua ngòi bút bậc thầy, hiện thân của nền văn học hiện đại Pháp, chúng ta cảm nhận được lòng yêu nước sắt son của de Gaulle, sự đơn độc mà ông đã trải qua khi những dự đoán, phân tích và đề xuất thống thiết của ông với nhà nước đều bị chối bỏ, nỗi gian truân và cả sự thất vọng trong những ngày tháng tha hương. Với những ảnh hưởng lớn về tư tưởng mà ông đã để lại trên chính trường nước Pháp cho đến ngày nay, cuốn sách này là một kho tư liệu quý nhằm diễn giải những lý do đằng sau những hành động của vị tướng đồng thời cũng là một vị chính khách tài ba này. Tìm mua: Hồi Ký Chiến Tranh TiKi Lazada Shopee Không giống với những nhân vật của công chúng khác, de Gaulle tự tay viết nên cuốn hồi ký này. Và lối viết tao nhã đầy tính văn chương của một vị tướng từng vào sinh ra tử đã lập tức khiến Hồi ký chiến tranh được công nhận là cuốn sách kinh điển trong nền văn học hiện đại Pháp; không những thế, cuốn sách còn được đề cử giải thưởng Nobel Văn học năm 1963.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Chiến Tranh PDF của tác giả Charles De Gaulle nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoàng Đế Quang Trung (Nguyễn Thu Hiền)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoàng Đế Quang Trung PDF của tác giả Nguyễn Thu Hiền nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại (Quốc Ấn)
Suốt lịch sử Việt Nam, một nhân vật lỗi lạc nhứt trong thời đại của người từ Đông sang Tây lại bị hậu thế đối xử thật bất công, đó là HỒ QUÍ LY. Nói đến HỒ QUÍ LY, đại đa số người Việt Nam đã đọc qua lịch sử nước nhà, đều nghĩ ngay đến một kẻ soán nghịch, một gian thần cướp ngôi nhà Trần. Nền luân lý Khổng Mạnh, vị thần giữ nhà của chế độ quân chủ, đã đầu độc dân ta hằng bao nhiêu thế kỷ, dạy người dân thần thánh hóa vua chúa, trung quân một cách mù quáng, và từ đó nảy sanh thành kiến trọng chính thống, thẳng tay kết án tất cả những ai nắm quyền bằng một đường lối khác hơn là truyền tử lưu tôn trong một triều đại đã có sẳn, dầu những ông vua cuối triều - con cháu của một đấng anh hùng dân tộc hoặc của một kẻ đoạt ngôi cũng thế - đã bị hủ hóa, trở thành những cá nhân vô giá trị, gian dâm vô đạo, ngu xuẩn hay tàn bạo, hại dân hại nước. Một LÊ CHIÊU THỐNG dắt voi về dầy mồ, suýt dâng tổ quốc cho quân Thanh xâm lăng chà đạp nếu không có một chiến lược gia thần tốc, một NẢ PHÁ LUÂN Việt Nam - một NẢ PHÁ LUÂN bất bại - đứng lên đánh đuổi bọn ngoại xâm tham tàn trong vài trận đánh chớp nhoáng sáng chói vào bực nhứt lịch sử, thì một ông vua tâm địa nhỏ nhen hèn hạ, ông vua đầy tội lỗi với dân tộc như vậy, vẫn được đẳng cấp sĩ phu đương thời, trong đó có những nhà đại trí thức, triệt để trung thành, sẳn lòng chết cho cá nhân tồi tệ ấy. Cả một đám di thần, thà chịu mai một tài danh, tức là hủy bỏ, phá hoại một phần quan trọng của nguồn tài nguyên quốc gia là nhân lực - hơn là mang tài sức phụng sự đất nước dưới một triệu đại khác xứng đáng hơn. Một đại thi hào như NGUYỄN DU, vẫn mang cái mặc cảm di thần nhà Lê nghĩa là trung với ông vua phản quốc kia - cho đến chết. Chính cái tinh thần hẹp hòi trọng chính thống của đẳng cấp nho sĩ thời Trần Mạt - cũng là giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam thời ấy - trong một thời đại mà trình độ trưởng thành chính trị của quần chúng quá thấp kém, và quần chúng lại chịu ảnh hưởng nặng nề của giai cấp thống trị ấy, đã nối giáo cho giặc Minh, tiêu diệt cha con họ Hồ, làm sụp đổ cả một chương trình cải cách quốc gia tiến bộ nhứt thời đại, xuất phát từ một bộ óc thông minh nhứt thế kỷ từ Đông sang Tây và cũng vì đó mà nước Việt Nam mất một dịp canh tân, có thể biến cái quốc gia nhỏ bé nầy thành một cường quốc lãnh đạo cả Á Châu, nếu trình độ giác ngộ quyền lợi của quần chúng Việt Nam thời ấy chấp nhận được « hiện tượng HỒ QUÍ LY. » Nhưng nếu đẳng cấp nho sĩ xem HỒ QUÍ LY là một kẻ thoán đoạt không hơn không kém, chẳng cần kể đến chân tài và tính cách tiến bộ vượt bực của chương trình họ Hồ, là vì quyền lợi của họ bị đụng chạm, địa vị của họ bị lung lay; nếu nhân dân thời bấy giờ không tán thành nhà Hồ là vì họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của đẳng cấp nho sĩ - cũng là giai cấp lãnh đạo - mà họ xem như khuôn vàng thước ngọc; nếu các sử thần và sử gia thời sau vẫn xem Hồ Quí Ly là kẻ giựt ngôi là vì truyền thống tinh thần đẳng cấp hoặc vì họ đang phục vụ chế độ quân chủ; nhưng chúng ta ngày nay, những người dân chủ, không có bổn phận triệt để trung thành với một cá nhân nào cả, chúng ta phải có thái độ nào đối với tiền nhân? Tìm mua: Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại TiKi Lazada Shopee Quan niệm về luân lí, về công và tội của chúng ta khác biệt hẳn với các thời đại trước. Hồ Quí Ly có đoạt ngôi nhà Trần hay không? Điều đó đối với chúng ta không quan trọng. Điều quan trọng là động cơ nào đã thúc đẩy Hồ Quí Ly lật đổ nhà Trần? Tìm hiểu được động cơ này, xét qua chân giá trị của họ Hồ và toàn bộ sự nghiệp của con người lịch sử ấy, ta mới có thể quả quyết Hồ Quý Ly có công hay có tội với đất nước và nhân dân Việt Nam. Người xưa, vì những quan niệm luân lý hẹp hòi, vì những thành kiến khắc khe của xã hội, vì những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đã chịu quá nhiều bất công và thiệt thòi rồi. Các bậc anh hùng, nghĩa sĩ hành động oanh oanh liệt liệt, nhưng tài bất thắng thời, hy sinh cả thân thể, sự nghiệp, tánh mạng của mình và có khi của cả gia tộc; những bậc chân tài cặm cụi cả đời họ phụng sự cho một lý tưởng, chịu nghèo khó, khổ cực nhục nhã; tất cả những người đó đều muốn ghi tên trong lịch sử để lại danh thơm cho đời sau. Bổn phận của hậu thế là phải công bình đối với họ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại PDF của tác giả Quốc Ấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.