Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản (Shunmyo Masuno)

Mục lục

1. Lời nói đầu

2. Chương 1: Sống đơn giản

3. Chương 2: Vứt bỏ, sắp xếp

4. Chương 3: Hạnh phúc là biết đủ Tìm mua: Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản TiKi Lazada Shopee

5. Chương 4: Không để bị chi phối, không để bị cuốn vào

6. Lời kết

7. Giới thiệu tác giả

Lời nói đầu

Những năm gần đây, phong trào “vườn thiền” ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Âu Mỹ và châu Á.

Hiện tôi cũng nhận được ngày càng nhiều lời mời nhờ thiết kế “vườn thiền”. Vài năm trước, người ta hay muốn tạo những không gian có tính cộng đồng cao như viện bảo tàng hay khu vực công cộng của các chung cư cao cấp… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người muốn có không gian cho riêng mình.

Tôi muốn làm một “vườn thiền” riêng trong nhà hoặc dựng hẳn một nơi riêng làm “vườn thiền”… Ngày càng có nhiều người có những mong muốn như vậy. Những người này thường là những doanh nhân rất nổi tiếng, được nhiều người trên toàn thế giới biết đến.

Trong đó cũng có những người đáp hẳn chuyến bay hạng thương gia đến tận Nhật Bản, đích thân tới chùa Kenkoji để gặp tôi. Họ bước đến với vẻ ngoài vô cùng giản dị, thân thiện, nhưng lại là những ông chủ của các công ty nổi tiếng thế giới.

Tất cả những người đó đều nói với tôi rằng:

“Tôi muốn thầy làm cho tôi một khu vườn không có gì cả. Một khu vườn thiền tuyệt vời mà tôi có thể cho tâm hồn mình được nghỉ ngơi, thư thái.”

Có thể họ là những người có trong tay tất cả mọi thứ. Nếu muốn thì thứ gì họ cũng đều có thể lấy được. Họ sống ở những nơi xa hoa lộng lẫy, được bài trí bởi những bức tranh nổi tiếng thế giới, những vật phẩm hoàn mỹ. Những bể bơi rộng lớn, sân quần vợt trong khu đất rộng rãi là những thứ đương nhiên, dễ dàng đối với họ. Ấy vậy, thứ những người “có trong tay tất cả mọi thứ” mong muốn lại chỉ là “một không gian không có gì cả”.

Để sống được trong một không gian chẳng có gì cả như thế, thì cũng phải đặt để một vài cái gì đó. Một không gian thực sự không có gì sẽ trở thành một khu đất trống theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, nếu biết cách thì dù chỉ bài trí một thứ gì đó, ta vẫn có thể cảm thấy rằng nơi đây như chẳng có gì. Có mà như không, không mà lại là có.

Nhận được những lời đề nghị ấy, tôi bắt tay vào thiết kế một “vườn thiền”. Tôi cố gắng bỏ qua những thứ thừa thãi, không cần thiết đến mức không thể bỏ thêm thứ gì nữa. Cuối cùng, tôi chỉ cho đặt vài tảng đá trong khu vườn. Như vậy, ta có thể nhìn ngắm diện mạo của những tảng đá, thấu hiểu nội tâm của chúng và còn có thể nghe được giọng nói của chúng. Bởi những tảng đá cũng có hồn như con người vậy. Và đó chính là tinh thần của vườn thiền, cái tinh thần mà bao đời người Nhật đã cảm nhận và lưu giữ đến tận ngày nay.

Sau khi nhìn thành quả bày biện thiết kế xong, ai nấy đều trầm trồ thán phục.

“Thật là một không gian tuyệt vời! Một khung cảnh yên bình đến lạ!”

Nơi những người “có trong tay tất cả mọi thứ” đang bước đến là một nơi không có gì nhưng mang lại cho người ta cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng đến bất ngờ.

Tôi chưa bao giờ phủ nhận lòng si mê của con người. Có sự si mê đó, con người mới nỗ lực để đạt được điều họ mong muốn. Chẳng phải chính cái niềm vui sướng khi có trong tay thứ mà mình ao ước đã khiến cho cuộc sống của họ trở nên sung túc, giàu có hay sao.

Nhưng điều tôi muốn người ta nhận ra là sự giàu có thực sự không nằm ở chỗ đó. Sự giàu có thực sự không nằm ở vật chất, vẻ bề ngoài, nó ở trong tâm mỗi người, là sự giàu có về tâm hồn. Thiền đã chỉ ra được những điều như vậy.

Vậy sống đơn giản là sống như thế nào? Để có một cuộc sống đơn giản thì phải như thế nào? Nó không đơn giản như việc sắp xếp, dọn dẹp, bày biện lại một đống đồ vật. Nó cũng chẳng phải là sự bằng lòng với cuộc sống bình dị mà bạn đang có. Mà tôi cho rằng, sống đơn giản là nhìn thấu được những điều quan trọng đối với bản thân mình.

Bây giờ, điều quan trọng nhất bạn muốn làm cho chính mình là gì?

Điều gì là thực sự cần thiết trong cuộc sống hiện tại của bạn? Chính bản thân mỗi người cần khám phá ra điều gì là quan trọng với mình, cả về vật chất cũng như tinh thần. Chẳng phải khi bạn nhận ra những điều đó rồi, thì cuộc sống hay suy nghĩ đều rất đơn giản hay sao?

Đừng chỉ để mình bị cuốn vào những phong cảnh đẹp đẽ ngoài kia, hãy tự trò chuyện với chính bản thân. Đôi khi bạn hãy dừng lại, để tự hỏi xem “rốt cuộc bản thân mình là gì nhỉ?”. Nếu có được những lúc như vậy trong cuộc sống, thì chắc chắn bạn sẽ khám phá ra một tâm hồn phong phú trong con người mình.

Bạn hãy thử cảm nhận sự thư thái, thoải mái dù “không có gì cả” trong cuộc sống của mình nhé.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản PDF của tác giả Shunmyo Masuno nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Suy Niệm Mỗi Ngày (Lev Tolstoy)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH 1. Lev Tolstoy trình bày cuốn sách này như một “Lịch suy niệm”. Mỗi ngày có một chủ đề. Thí dụ: + Ngày 1/1: Đức tin. + Ngày 2/1: Linh hồn. Tìm mua: Suy Niệm Mỗi Ngày TiKi Lazada Shopee + Ngày 3/1: Một linh hồn trong tất cả. Và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết năm. Ý của Tolstoy là muốn người đọc theo thứ tự ấy để suy niệm mỗi ngày. 2. Chúng tôi thấy rằng, nhìn chung cách trình bày đó dường như không còn phù hợp với con người trong thời đại bận rộn hiện nay. Do vậy, xin được mạn phép tác giả trình bày lại, bằng cách đánh số. Thí dụ: 1/ Đức tin; 2/ Linh hồn; 3/ Một linh hồn trong tất cả. Và cứ tiếp tục cho đến con số sau cùng. Như vậy, sẽ gọn gàng hơn. Và bạn đọc có tự do, muốn suy niệm về vấn đề nào trước cũng được, không cần theo một thứ tự nào cả. 3. Tất cả những in nghiêng trong bản dịch và những cước chú đều là của người dịch bản tiếng Việt. 4. Những cước chú nói trên cũng chỉ là một vài ghi nhận chủ quan của người dịch trong khi tiếp xúc với tác phẩm. Thay vì giữ lại cho riêng mình, người dịch muốn gửi đến bạn đọc như một chia sẻ thân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 5. Chúng tôi có chua thêm một số từ tiếng Anh để bạn đọc dễ bề tham khảo. 6. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và những bậc cao minh góp ý, để bản dịch được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Xin chân thành cảm ơn. Đà Lạt, mùa Giáng sinh 20/12/2014 Đỗ Tư NghĩaDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lev Tolstoy":Suy Niệm Mỗi NgàyAnna KareninaBản Sonata KreutzerCái Chết Của Ivan IlichChúa Biết Sự Thật Nhưng Chẳng Nói NgayKiến Và Chim Bồ CâuPhục SinhSau Đêm Vũ HộiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Suy Niệm Mỗi Ngày PDF của tác giả Lev Tolstoy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Và Phân Tâm Học (Như Hạnh)
TỰA Sách này là kết quả của một cuộc hội thảo về Thiền và Tâm phân học, dưới sự bảo trợ của Ban tâm phân học của Trường Y khoa, Autonomous National University, Mexico, vào thượng tuần tháng tám, 1957, ở Cuernavaca, Mexico. Bất cứ một tâm lý gia nào, cho dù cách đây hai mươi năm, hẳn đã hết sức ngạc nhiên - hay bất mãn - thấy các đồng liêu của mình đi lưu tâm đến một hệ thống tôn giáo “thần bí” như Thiền tông. Ông hẳn đã lại còn ngạc nhiên hơn nữa thấy rằng đa số những người hiện diện không phải chỉ “lưu tâm” đến mà còn quan tâm sâu xa, và rằng một tuần lễ gần gũi giáo sư Suzuki và những tư tưởng của ông, ít nhất cũng, có thể nói là đã gây một ảnh hưởng phấn khích và hăng say đối với họ. Lý do của sự thay đổi này nằm trong những yếu tố được bàn luận sau đây trong sách, nhất là trong bài của tôi. Tóm tắt những yếu tố, ta có thể tìm thấy chúng trong sự phát triển của lý thuyết tâm phân học, trong những thay đổi đã xảy ra trong không khí trí thức và tâm linh của thế giới Tây phương, và trong văn nghiệp của giáo sư Suzuki, mà bằng những sách vở, những thuyết giảng và nhân cách của ông, đã khiến thế giới Tây phương làm quen với Thiền. Hẳn nhiên là tất cả mọi người tham dự hội thảo đều có quen thuộc đôi chút với những tác phẩm của giáo sư Suzuki, cũng như nhiều vị độc giả của sách này cũng có thể vậy. Điều dị biệt giữa những bài thuyết giảng được in ở đây của ông với những tác phẩm khác của ông là những bài này đặc biệt đối trị với những vấn đề tâm lý học như vô thức, và bản ngã, và hơn nữa chúng được đọc trước một nhóm nhỏ gồm những nhà tâm phân và những nhà tâm lý học mà giáo sư Suzuki đã biết đến những thắc mắc và ưu tư của họ suốt những cuộc bàn luận và đàm thoại của trọn một tuần gần gũi. Do đó, tôi tin rằng, những giảng thuyết này có giá trị đặc biệt đối với những nhà tâm phân và những nhà tâm lý và cho nhiều người suy tư, quan tâm đến những vấn đề của con người, bởi vì trong khi chúng không được làm cho “dễ đọc” chúng lại dẫn dắt độc giả hiểu được Thiền đến một mức độ mà họ có thể tự tiếp tục được. Tìm mua: Thiền Và Phân Tâm Học TiKi Lazada Shopee Hai phần kia của sách chắc không cần phải bình luận gì. Tôi chỉ phải nhắc lại rằng trong khi bài của giáo sư Suzuki và bài của ông De Martino hầu như là nguyên văn các bài giảng thuyết của họ (trong bài của giáo sư Suzuki chỉ có sự thay đổi từ hình thức trực tiếp của một bài “diễn giảng” thành hình thức của một bài viết), bài của tôi đã được duyệt lại hoàn toàn, cả về chiều dài lẫn nội dung. Lý do chính cho việc duyệt lại này nằm chính trong cuộc hội thảo. Trong khi tôi quen thuộc với văn học Thiền, cái tính chất phấn chấn của cuộc hội thảo và cái tư tưởng sau đó đã khiến tôi khoáng trương và duyệt lại những ý tưởng của mình một cách đáng kể. Điều này không phải chỉ nói đến kiến thức của tôi về Thiền, mà cả đến một số quan niệm nào đó tâm phân học, chẳng hạn các vấn đề như những gì đã cấu tạo nên vô thức, nên sự chuyển hoán vô thức thành ý thức, và nên mục tiêu của liệu pháp tâm phân. ERICH FROMMĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Và Phân Tâm Học PDF của tác giả Như Hạnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Sống (Epictetus)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH BẢN VIỆT NGỮ 1. Cuốn sách này - Nghệ thuật sống, là một bản thuyết minh tư tưởng của Epictetus. 2. Nghệ thuật sống có hai phần chính: - Phần I: Cẩm nang thư. Là một bản đúc kết những điểm cốt yếu trong tư tưởng của Epictetus. Cẩm nang thư đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời cổ đại. - Phần II: Những lời dạy khác về cách sống, được trích và thuyết minh từ tác phẩm Discourses (1) của Epictetus. Tìm mua: Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee 3. Người thuyết minh là Sharon Lebell. Cô cho biết: “… Tôi đã góp phần của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion (2) và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus”. (1) Những bài thuyết giảng. (2) Tạm dịch là cẩm nang thư, là một bản tóm tắt súc tích những tư tưởng của Epictetus trong các tập Discourses của ông. 4. Bản dịch này chủ yếu dựa trên bản tiếng Anh, nhưng cũng có tham khảo cuốn Enchiridion mà chúng tôi đang có trong tay. Trong quá trình dịch, chúng tôi đã tham khảo tư tưởng của Epictetus từ nhiều nguồn khác. 5. Những chỗ in đậm, in nghiêng và những ghi chú trong bản dịch này, đều là của người dịch bản Việt ngữ. 6. Những ghi chú của người dịch, hầu hết là những ý nghĩ chủ quan khi tiếp xúc với văn bản. Thay vì giữ lại cho riêng mình, xin gửi đến bạn đọc như một chia sẻ chân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 7. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và các bậc cao minh góp ý để bản dịch được hoàn thiện hơn. Đà Lạt,15/07/2016 Đỗ Tư NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Epictetus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Sống (Epictetus)
ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI DỊCH BẢN VIỆT NGỮ 1. Cuốn sách này - Nghệ thuật sống, là một bản thuyết minh tư tưởng của Epictetus. 2. Nghệ thuật sống có hai phần chính: - Phần I: Cẩm nang thư. Là một bản đúc kết những điểm cốt yếu trong tư tưởng của Epictetus. Cẩm nang thư đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời cổ đại. - Phần II: Những lời dạy khác về cách sống, được trích và thuyết minh từ tác phẩm Discourses (1) của Epictetus. Tìm mua: Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee 3. Người thuyết minh là Sharon Lebell. Cô cho biết: “… Tôi đã góp phần của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion (2) và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus”. (1) Những bài thuyết giảng. (2) Tạm dịch là cẩm nang thư, là một bản tóm tắt súc tích những tư tưởng của Epictetus trong các tập Discourses của ông. 4. Bản dịch này chủ yếu dựa trên bản tiếng Anh, nhưng cũng có tham khảo cuốn Enchiridion mà chúng tôi đang có trong tay. Trong quá trình dịch, chúng tôi đã tham khảo tư tưởng của Epictetus từ nhiều nguồn khác. 5. Những chỗ in đậm, in nghiêng và những ghi chú trong bản dịch này, đều là của người dịch bản Việt ngữ. 6. Những ghi chú của người dịch, hầu hết là những ý nghĩ chủ quan khi tiếp xúc với văn bản. Thay vì giữ lại cho riêng mình, xin gửi đến bạn đọc như một chia sẻ chân tình giữa những người bạn. Bạn đọc hoàn toàn có thể bỏ qua, nếu không thấy cộng hưởng. 7. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc và các bậc cao minh góp ý để bản dịch được hoàn thiện hơn. Đà Lạt,15/07/2016 Đỗ Tư NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Epictetus nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.