Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Thích Thiện Trang)

Chúng tôi gồm dịch giả Thích Thiện Trang và những cư sĩ tại gia đồng tu Tịnh Độ, đồng thờ một vị thầy: Ân sư Thích Tịnh Không, đồng một pháp danh: Diệu Âm.

Trong nhiều năm tu học Tịnh Độ, đối với các đồng tu Tịnh Độ đang thọ trì bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Đại lão cư sĩ Hạ Liên Cư, đặc biệt là các đồng tu sơ học và những người chưa từng học Phật bao giờ nhưng có duyên với bản hội tập này (họ nhìn thấy quyển kinh sẽ cảm thấy yêu thích và tin tưởng); chúng tôi thấy họ gặp chướng ngại rất lớn trên đường tu: Vì quyển kinh chỉ có kinh văn mà không có thêm nội dung gì khác nên người chưa từng học Phật không hiểu được giá trị của quyển kinh, tâm thích thú và động cơ học Phật lúc ban đầu sẽ nhanh chóng bị tan theo thời gian.

Cuộc sống hiện đại như một guồng máy, các bạn đồng tu sơ học ai ai cũng bận rộn với công việc gia đình của mình, muốn dành ra thời gian để nghe giảng kinh cũng là rất khó, khi có thời gian nghe giảng kinh thì lại dễ ngủ gật hoặc không có sức để tập trung nghe (nguyên nhân là cơ thể mệt mỏi do phải làm việc cả ngày); những đồng tu sơ học không hiểu được những nghĩa lý quan trọng được dạy trong bộ kinh, hành trì cảm thấy không có tiến bộ và không đạt được pháp hỷ.

Một số đồng tu vì đã nghe giảng kinh nhiều năm nhưng vẫn không biết chỗ nào là điểm trọng yếu, hành trì công phu niệm Phật không đắc lực, sinh tâm chán nản mệt mỏi. Số lượng đồng tu Tịnh Độ bị thoái chuyển rất nhiều. Pháp môn Tịnh Độ chân thật là pháp môn “trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được”, việc bị thoái chuyển thật vô cùng đáng tiếc!

Chúng tôi phát tâm biên soạn quyển sách này với hy vọng giải quyết phần nào những khó khăn mà các đồng tu Tịnh Độ đang gặp phải; đặc biệt là các đồng tu sơ học và người chưa từng học Phật bao giờ. Tìm mua: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh TiKi Lazada Shopee

Chúng tôi hy vọng quyển sách này có thể giúp cho các bạn đồng tu không còn lui sụt trên đường về Cực Lạc, nắm lấy cơ hội vãng sanh Cực Lạc thành Phật ngay trong đời này. Quý đồng tu nào đang bỏ cuộc, đang thoái chuyển, nếu như có duyên gặp được quyển sách này thì mong rằng các bạn có thể nhìn thấy một tia hy vọng, có thể phát lại cái tâm dũng mãnh và sự hào hứng tu học pháp môn Tịnh Độ như những ngày đầu. Vì phân lượng quyển sách không lớn lắm nên các bạn có thể học tốt được.

Quyển sách này tổng hợp những điểm quan-yếu và cương-lãnh của pháp môn Tịnh Độ được trích lục, trích lục ý nghĩa từ rất nhiều bài giảng của Ân sư Thích Tịnh Không và chư Tổ sư Đại đức nhằm tạo ra một phương tiện tu học thật đơn giản tiện lợi hỗ trợ cho hành giả Tịnh Độ; đặc biệt là hỗ trợ cho quý bạn đồng tu sơ học và quý bạn đồng tu quá bận rộn với cuộc sống công việc, không có nhiều thời gian để nghe Ân sư Thích Tịnh Không giảng kinh.

Chúng tôi đều là kẻ hạ phàm phu, nghiệp chướng sâu nặng, quyển sách này hoàn thành được là do tâm nguyện cầu nương nhờ vào sức uy thần bổn nguyện của đức từ phụ A Mi Đà Phật cùng đại từ bi lực của chư Phật âm thầm gia hộ cho chúng tôi.

Tuy phân lượng sách không lớn nhưng nếu hành giả chịu y giáo phụng hành theo lời của Tổ sư Đại đức dạy trong sách thì sẽ có tiến bộ từng ngày và đạt được thành tựu trong việc tu học pháp môn Tịnh Độ, có thể nắm được phần vãng sanh Cực Lạc.

Bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Đại lão cư sĩ Hạ Liên Cư (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh) có sứ mệnh và tầm quan trọng hết sức đặc biệt đối với chúng sanh trong thời Mạt pháp.

Kinh văn trong bộ kinh này chủ yếu là Văn Ngôn, tức là dùng cổ văn Trung Hoa, Văn Ngôn thường chỉ có ý mà không có lời, không giống như văn nói Bạch Thoại. Theo tiên sinh Trần Văn Chánh, có thể phân biệt Bạch Thoại và Văn Ngôn một cách đơn giản như sau: “Hễ dùng tai nghe và hiểu được thì là Bạch Thoại. Hễ không dùng mắt để xem sẽ không hiểu được thì đó là Văn Ngôn”.

Ngay cả các đồng tu người Trung Hoa, nhất là hàng tại gia cư sĩ ở hải ngoại, nhiều người thiếu căn bản Hán học, khi họ đọc Ðại Kinh vẫn chưa thể lãnh hội trọn vẹn ý chỉ của kinh. Do đó, Đại lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ mới trước tác cuốn Ðại Kinh Bạch Thoại Giải nhằm giải thích, diễn giải ý nghĩa từng câu kinh trong Ðại Kinh bằng văn nói hiện đại. Ân sư Thích Tịnh Không khi giảng kinh đã nói rằng Kinh Vô Lượng Thọ có vô lượng nghĩa, dù chư Phật mười phương có diễn nói đến vô lượng kiếp cũng không thể hết được.

Phàm phu như chúng ta chỉ có cách dựa vào quá trình nỗ lực tu học hàng ngày mà dần dần cảm ngộ được nghĩa kinh. Các bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ, các bài giảng Chú Giải Đại Kinh của Ân sư Thích Tịnh Không được dịch ra tiếng Việt hiện tại đều dùng hoàn toàn là âm Hán Việt đối với phần kinh văn trong bài giảng. Xưa nay, kinh điển Phật pháp Đại-thừa nếu muốn phiên dịch đúng hoàn toàn về nghĩa lý, không bị sai sót về nghĩa lý thì người phiên dịch kinh phải là bậc Đại Triệt Đại Ngộ, khế nhập hoàn toàn vào cảnh giới của kinh.

Những vị Tổ sư Đại đức của Tịnh Độ tông Việt Nam như Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đại lão Hòa thượng Thích Thiền Tâm đều đã theo A Mi Đà Phật đi về cõi Cực Lạc từ lâu, các ngài không có duyên để dịch bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ này; Ân sư Thích Tịnh Không cũng dạy: không phải chư Phật Bồ-tát không từ bi mà là do chúng sanh nơi ấy không đủ phước báo.

Chúng tôi chỉ là hạng phàm phu ngu muội, không thể dịch được ra Việt văn. Do đó, dịch giả Thích Thiện Trang đã cẩn trọng dịch bản hội tập kinh này thành âm Hán Việt (kèm nguyên văn chữ Hán); chúng tôi có chú thích nghĩa cho một số chữ Hán: chữ đồng âm khác nghĩa, chữ tuy giống về mặt chữ nhưng ý nghĩa được sử dụng lại khác nhau, v.v…Nếu có thời gian cung kính nghe giảng kinh mỗi ngày 8 giờ (tối thiểu 4 giờ) là điều tốt nhất!

Nếu không có điều kiện nghe giảng kinh nhiều thì quyển sách này sẽ rất tiện lợi: quý bạn đồng tu có thể mang đến nơi làm việc, mang theo trong những chuyến đi công tác, mang đến trường học, mang lên núi cao là nơi không có internet hay sóng điện thoại không thể nghe giảng kinh được, mang đến công trường, v.v…Chỉ cần quý bạn đồng tu có thời gian rảnh thì hãy lấy quyển sách này ra để học và hành trì theo những lời giáo huấn của Ân sư Thích Tịnh Không cùng chư vị Tổ sư Đại đức được viết trong sách thì công phu của quý bạn đồng tu sẽ ngày một tiến bộ.

Chúng tôi đã chú thích tương đối đầy đủ những kiến thức Phật học cơ bản và những điểm khai thị trọng yếu nhất trong việc tu hành pháp môn Tịnh Độ.

Khi đọc tụng kinh, quý bạn đồng tu cứ chân thành - cung kính - thật thà mà đọc, chỗ nào hiểu được thì hiểu, chỗ nào không hiểu được thì cứ bỏ qua mà tiếp tục đọc, không nên ngừng lại giữa chừng rồi khởi suy nghĩ “đoạn kinh văn này có ý nghĩa gì?”.

Bộ bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ năm 1994 do Ân sư Thích Tịnh Không chủ giảng chỉ có 29 tập, mỗi tập dài 2 giờ đồng hồ, chuyển ngữ bởi cư sĩ Thanh Trí tôn kính; nếu quý bạn đồng tu có thể học tập nhuần nhuyễn bộ bài giảng này thì sẽ không còn gặp khó khăn về nghĩa lý cơ bản của kinh văn khi đọc tụng bản Kinh Vô Lượng Thọ âm Hán Việt nữa, đọc tụng đến đâu sẽ hiểu được đến đó.

Nếu kinh văn đoạn nào chưa hiểu thì quý bạn đồng tu nên dành chút ít thời gian rảnh để tìm kiếm tra cứu trong quyển Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ hoặc phần bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ, phần bài giảng Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ tương ứng với đoạn kinh văn này thì sẽ tìm ra phần giảng giải giải thích cho đoạn kinh văn đó.

Đại lão Hòa thượng Thích Hải Hiền đã dạy: “Văn độ chúng sanh, võ tu hành đấy! Muốn thành Phật mà ông không ra sức, không đổ mồ hôi, ở đâu ra việc dễ dàng như vậy chứ!”; tu hành là việc trường kỳ gian khổ, phải có sức Nhẫn rất lớn, phải dựa vào nỗ lực của bản thân mới mong có ngày thành tựu.

Nếu chúng ta chịu huân tập bộ Kinh Vô Lượng Thọ trong thời gian dài, tuy rằng chưa thể chứng ngộ nhưng chắc chắn có được giải ngộ. Giải ngộ là đã rõ ràng phương hướng và mục tiêu tu hành, không còn tu hành một cách mù quáng, không còn tình trạng “tu mù luyện đui” nữa.

Khi công phu giải ngộ đã thông suốt thì công phu niệm Phật sẽ rất dễ đắc lực, cũng sẽ dễ dàng “nhìn thấu - buông xả”: “nhìn thấu” là Trí-huệ chân thật, “buông xả” là Công-phu chân thật.

Chúng tôi xin lễ kính cúng dường đến quý bạn đồng tu tôn kính!

“NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY

BÁO ĐỀN BỐN ÂN NẶNG - PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH KHỔ

CÓ DUYÊN THẤY NGHE ĐƯỢC

ĐỀU PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM - NIỆM A MI ĐÀ PHẬT

XẢ BỎ BÁO THÂN RỒI - SANH SANG CÕI CỰC LẠC!”

Sài Gòn, ngày 17 tháng 11 Âm lịch năm Tân Sửu 2021(ngày vía đức đại từ bi phụ A Mi Đà Phật)

Thích Thiện Trang và Chúng Cư Sĩ Diệu Âm xin kính bút!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh PDF của tác giả Thích Thiện Trang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mùi Hương Trầm (Nguyễn Tường Bách)
Giới thiệu[1] “Mùi hương trầm” đưa ta đến các nền văn minh, tôn giáo và tín ngưỡng của Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng. Với những nhận định đầy tính khoa học và cũng chất chứa nhiều niềm cảm xúc riêng tư, những nhận xét hóm hỉnh của tác giả trên bước đường du hành qua các miền, ta hình dung được đời sống văn hóa, xã hội hiện tại của những đất nước này. Hơn thế nữa, tác giả dẫn dắt ta qua các di tích của Phật giáo tại các nước và thuật lại cho ta lịch sử phát triển của Phật giáo qua các thời kỳ. Tại Ấn Độ, tác giả đã tìm đến các di tích có liên quan đến thời Đức Phật còn tại thế, “tứ động tâm” của Ấn Độ: nơi Phật đản sanh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân và nơi Phật nhập diệt. Những địa danh ta thường đọc trong các kinh sách, nay trở nên hiện hữu trước mắt dù chỉ còn là di tích: thành Vương Xá, vườn Trúc Lâm, vườn Cấp Cô Độc, vườn Lộc Uyển, đỉnh Linh Thứu nơi Phật giảng bộ Kinh Pháp Hoa, cũng là nơi phát nguyên phái Thiền Tông, Hoa Thị Thành nơi vua A-Dục tổ chức hội nghị kết tập lần thứ ba, Na-Lan-Đà, đại học Phật giáo đầu tiên, kể cả những nơi Huyền Trang đã từng đến tham bái và thuật lại. Đúng như lời tác giả nói: “Ôi những điều tưởng là huyền thoại, nay đều có thật cả”. Tại Trung Quốc, ta được dẫn đến nhiều nơi có di tích linh địa của Phật giáo Trung Quốc như Linh Quang tự và chiếc răng Phật, chiêm lễ pho tượng Di Lặc cao 18 m, tượng Đại Phật cao 13,7 m, có nơi đến 53 động kéo dài cả cây số, trong 5.000 tượng Phật, tượng lớn nhất cao 17m, tượng tí hon chỉ cao 2 cm, nhiều tượng Phật rất kỳ lạ: tượng Phật cao 17m; tượng Di Lặc ngồi tréo chân, thế thiền định rất ít thấy đối với vị Phật này; một tượng Thích Ca Mâu Ni mà trong vạt áo lại có vô số vị Bồ-tát… Thật là một nền nghệ thuật Phật giáo rất đặc sắc của Trung Quốc. Ta được dẫn dắt đến “Tứ Đại Danh Sơn”, nơi thờ các vị đại Bồ-tát: Ngũ Đài Sơn của Văn Thù, Nga Mi Sơn của Phổ Hiền, Cửu Hoa Sơn của Địa Tạng, và Phổ Đà Sơn nằm ngoài biển của Quán Thế Âm… Đến Tây Tạng, ông lên tận nóc của thế giới, ở trên độ cao khoảng 4.500m. Tìm mua: Mùi Hương Trầm TiKi Lazada Shopee Nét đặc biệt của Tây Tạng là cờ phướn “in Kinh chi chít, tung bay phần phật trong gió và tung rãi vào không gian mọi phước lành, nội dung Kinh Phật viết bằng chữ Tây Tạng là Diệu Pháp Liên Hoa kinh”. Ta được ông nói về các giáo phái Phật giáo Tây Tạng rất rành mạch, biết được Hồng mạo phái và Hoàng mạo phái là thế nào, nhất là đoạn luận về Tiểu thừa Ấn Độ, Đại thừa Trung Hoa và Kim Cương thừa Tây Tạng. Ông thuật lại: “Ánh đèn mờ tỏ cho thấy tôi đang đi trong Tàng kinh các. Đó là nơi cất chứa kinh điển. Kinh điển Tây Tạng in trên những khổ giấy hẹp, chúng được để rời, không đóng gáy. Trong Potala, các kinh điển quý báu đó đều được bọc bằng lụa đỏ hay vàng, chứa trên các khung gỗ đặt trên cao, du khách không rờ tới được. Hệ thống kinh điển của Tây Tạng thật đáng ngạc nhiên cho một nước có khoảng 5-6 triệu dân, đó là một tập hợp đồ sộ của nhiều tạng kinh mà chữ Hán cũng chưa chắc có”. Đọc “Mùi Hương Trầm”, người ta biết vì sao Phật giáo Ấn Độ suy tàn. Và khi Phật giáo Ấn Độ suy tàn không còn gì thì cũng chính là lúc Phật giáo hưng thịnh ở Trung Hoa: hưng thịnh và phân phái như thế nào; kết quả tu hành và lập tông của các vị Tổ sư ra sao… Rồi Thiền Trung Quốc tắt lịm trong thế kỷ thứ XII, thì tại Nhật, nó bắt đầu hưng thịnh rực rỡ. Qua “Mùi Hương Trầm”, ta được trải qua một chuyến du hành kỳ thú trong không gian và cả thời gian 25 thế kỷ của lịch sử đạo Phật. Gấp sách lại, ta có một cảm giác bùi ngùi, như tác giả khi giả từ Tây Tạng, sự hưng thịnh của Phật giáo ngày nay không còn nữa. Nhưng đức Phật đã nói: “Các pháp hữu vi đều không bền vững”, bản thân đạo Phật cũng chịu định luật vô thường đó mà một ngày nào đó sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, không còn ai biết đến nữa. Đạo Phật có thể diệt vong, nhưng chân lý mà nó phát hiện vẫn còn tồn tại.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Tường Bách":Mùi Hương TrầmĐường Xa Nắng MớiTạp Văn Nguyễn Tường BáchTập-San Sử Địa 3 - Đặc Khảo Về Trương Công ĐịnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùi Hương Trầm PDF của tác giả Nguyễn Tường Bách nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùi Hương Trầm (Nguyễn Tường Bách)
Giới thiệu[1] “Mùi hương trầm” đưa ta đến các nền văn minh, tôn giáo và tín ngưỡng của Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng. Với những nhận định đầy tính khoa học và cũng chất chứa nhiều niềm cảm xúc riêng tư, những nhận xét hóm hỉnh của tác giả trên bước đường du hành qua các miền, ta hình dung được đời sống văn hóa, xã hội hiện tại của những đất nước này. Hơn thế nữa, tác giả dẫn dắt ta qua các di tích của Phật giáo tại các nước và thuật lại cho ta lịch sử phát triển của Phật giáo qua các thời kỳ. Tại Ấn Độ, tác giả đã tìm đến các di tích có liên quan đến thời Đức Phật còn tại thế, “tứ động tâm” của Ấn Độ: nơi Phật đản sanh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân và nơi Phật nhập diệt. Những địa danh ta thường đọc trong các kinh sách, nay trở nên hiện hữu trước mắt dù chỉ còn là di tích: thành Vương Xá, vườn Trúc Lâm, vườn Cấp Cô Độc, vườn Lộc Uyển, đỉnh Linh Thứu nơi Phật giảng bộ Kinh Pháp Hoa, cũng là nơi phát nguyên phái Thiền Tông, Hoa Thị Thành nơi vua A-Dục tổ chức hội nghị kết tập lần thứ ba, Na-Lan-Đà, đại học Phật giáo đầu tiên, kể cả những nơi Huyền Trang đã từng đến tham bái và thuật lại. Đúng như lời tác giả nói: “Ôi những điều tưởng là huyền thoại, nay đều có thật cả”. Tại Trung Quốc, ta được dẫn đến nhiều nơi có di tích linh địa của Phật giáo Trung Quốc như Linh Quang tự và chiếc răng Phật, chiêm lễ pho tượng Di Lặc cao 18 m, tượng Đại Phật cao 13,7 m, có nơi đến 53 động kéo dài cả cây số, trong 5.000 tượng Phật, tượng lớn nhất cao 17m, tượng tí hon chỉ cao 2 cm, nhiều tượng Phật rất kỳ lạ: tượng Phật cao 17m; tượng Di Lặc ngồi tréo chân, thế thiền định rất ít thấy đối với vị Phật này; một tượng Thích Ca Mâu Ni mà trong vạt áo lại có vô số vị Bồ-tát… Thật là một nền nghệ thuật Phật giáo rất đặc sắc của Trung Quốc. Ta được dẫn dắt đến “Tứ Đại Danh Sơn”, nơi thờ các vị đại Bồ-tát: Ngũ Đài Sơn của Văn Thù, Nga Mi Sơn của Phổ Hiền, Cửu Hoa Sơn của Địa Tạng, và Phổ Đà Sơn nằm ngoài biển của Quán Thế Âm… Đến Tây Tạng, ông lên tận nóc của thế giới, ở trên độ cao khoảng 4.500m. Tìm mua: Mùi Hương Trầm TiKi Lazada Shopee Nét đặc biệt của Tây Tạng là cờ phướn “in Kinh chi chít, tung bay phần phật trong gió và tung rãi vào không gian mọi phước lành, nội dung Kinh Phật viết bằng chữ Tây Tạng là Diệu Pháp Liên Hoa kinh”. Ta được ông nói về các giáo phái Phật giáo Tây Tạng rất rành mạch, biết được Hồng mạo phái và Hoàng mạo phái là thế nào, nhất là đoạn luận về Tiểu thừa Ấn Độ, Đại thừa Trung Hoa và Kim Cương thừa Tây Tạng. Ông thuật lại: “Ánh đèn mờ tỏ cho thấy tôi đang đi trong Tàng kinh các. Đó là nơi cất chứa kinh điển. Kinh điển Tây Tạng in trên những khổ giấy hẹp, chúng được để rời, không đóng gáy. Trong Potala, các kinh điển quý báu đó đều được bọc bằng lụa đỏ hay vàng, chứa trên các khung gỗ đặt trên cao, du khách không rờ tới được. Hệ thống kinh điển của Tây Tạng thật đáng ngạc nhiên cho một nước có khoảng 5-6 triệu dân, đó là một tập hợp đồ sộ của nhiều tạng kinh mà chữ Hán cũng chưa chắc có”. Đọc “Mùi Hương Trầm”, người ta biết vì sao Phật giáo Ấn Độ suy tàn. Và khi Phật giáo Ấn Độ suy tàn không còn gì thì cũng chính là lúc Phật giáo hưng thịnh ở Trung Hoa: hưng thịnh và phân phái như thế nào; kết quả tu hành và lập tông của các vị Tổ sư ra sao… Rồi Thiền Trung Quốc tắt lịm trong thế kỷ thứ XII, thì tại Nhật, nó bắt đầu hưng thịnh rực rỡ. Qua “Mùi Hương Trầm”, ta được trải qua một chuyến du hành kỳ thú trong không gian và cả thời gian 25 thế kỷ của lịch sử đạo Phật. Gấp sách lại, ta có một cảm giác bùi ngùi, như tác giả khi giả từ Tây Tạng, sự hưng thịnh của Phật giáo ngày nay không còn nữa. Nhưng đức Phật đã nói: “Các pháp hữu vi đều không bền vững”, bản thân đạo Phật cũng chịu định luật vô thường đó mà một ngày nào đó sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, không còn ai biết đến nữa. Đạo Phật có thể diệt vong, nhưng chân lý mà nó phát hiện vẫn còn tồn tại.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Tường Bách":Mùi Hương TrầmĐường Xa Nắng MớiTạp Văn Nguyễn Tường BáchTập-San Sử Địa 3 - Đặc Khảo Về Trương Công ĐịnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùi Hương Trầm PDF của tác giả Nguyễn Tường Bách nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ma Quỷ Trong Thế Giới Ngày Nay (Gm. Cristiani)
Một cuốn sách nói chuyện ma quỷ! Nhưng, Có ma, có quỷ thật không? Quỷ ám, quỷ nhập như thế nào? Những chuyện bùa ngải, thư ếm là thực hay hư? Tại sao Thiên Chúa để cho ma quỷ quấy nhiễu, hành hạ con người? Tất cả những thắc mắc trên đây đều được giải đáp, không phải bằng lý lẽ, nhưng bằng những câu truyện ly kì, kinh dị và khủng khiếp mà Đức Cha Cristiani sẽ thuật lại trong tác phẩm này. Đây là một cuốn sách đã được tiếp đón nồng nhiệt sau những tháng ngày đằng đẵng trông mong. Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn lạ thường, đồng thời sinh nhiều lợi ích cho bất cứ độc giả nào đã một lần đọc qua...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ma Quỷ Trong Thế Giới Ngày Nay PDF của tác giả Gm. Cristiani nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ma Quỷ Trong Thế Giới Ngày Nay (Gm. Cristiani)
Một cuốn sách nói chuyện ma quỷ! Nhưng, Có ma, có quỷ thật không? Quỷ ám, quỷ nhập như thế nào? Những chuyện bùa ngải, thư ếm là thực hay hư? Tại sao Thiên Chúa để cho ma quỷ quấy nhiễu, hành hạ con người? Tất cả những thắc mắc trên đây đều được giải đáp, không phải bằng lý lẽ, nhưng bằng những câu truyện ly kì, kinh dị và khủng khiếp mà Đức Cha Cristiani sẽ thuật lại trong tác phẩm này. Đây là một cuốn sách đã được tiếp đón nồng nhiệt sau những tháng ngày đằng đẵng trông mong. Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn lạ thường, đồng thời sinh nhiều lợi ích cho bất cứ độc giả nào đã một lần đọc qua...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ma Quỷ Trong Thế Giới Ngày Nay PDF của tác giả Gm. Cristiani nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.