Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hưng Đạo Vương (Lê Văn Phúc)

Có lẽ lịch sử nước Nam ta, thời Trần, đặc biệt ở thời kỳ đầu, là một trong những thời kỳ hào hùng nhất của dân tộc và cuộc kháng chiến ba lần chống quân Nguyên Mông là cuộc kháng chiến để lại nhiều dấu ấn khó phai nhất trong lòng người Việt. Đây cũng chính là giai đoạn quy tụ nhiều anh hùng, hào kiệt vào bậc nhất, nhì trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà. Họ chính là những người đã góp phần tạo nên hào khí Đông A bất diệt ngày nào. Giai đoạn nhiều kịch tính ấy đã được hai tác giả Phan Kế Bính và Lê Văn Phúc, bằng tấm lòng mang nhiều tâm huyết với lịch sử nước nhà, tái hiện một cách trọn vẹn trong tác phẩm Hưng Đạo Vương.

Hai ông đã chọn lối viết theo kiểu chương hồi hấp dẫn nhưng vẫn bám khá sát dữ kiện lịch sử để giúp độc giả hiểu rõ hơn từng con người đã tham gia trong các sự kiện hào hùng của dân tộc thời ấy. Tác phẩm như một câu chuyện lịch sử được kể một cách dung dị, trầm ổn, không đặt nặng sự hư cấu, khoa trương nhưng mỗi vị anh hùng vẫn rõ ràng từng đường nét cá tính, tài năng. Đó là Yết Kiêu dũng lược đục thuyền bắt tướng, Quốc Toản khí khái đi đầu xông pha nguy hiểm, Ngũ Lão hùng cường áp chế tướng giặc… Nổi bật hơn cả là hình tượng người anh hùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - người đã đứng ra gánh vác giang sơn, lập nên những chiến công vang dội, mang lại bình yên cho trăm họ.

Hưng Đạo Vương in lần đầu vào năm 1912 và là một trong những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam hiếm hoi với ngồn ngộn chất liệu được kể bằng một giọng văn sinh động của tiểu thuyết chương hồi. Những chi tiết về cuộc đời của Đức ông Trần Hưng Đạo và diễn biến cuộc chiến chống quân Nguyễn Mông đều được tác giả tái hiện một cách chân thật nhưng không kém phần hấp dẫn. ***

Khổ tâm thay! những nhà sốt sắn về sự giáo-dục ở vào cuộc đời chọi nhau bằng óc này, chăm chăm lấy bút thay gươm, rỏ mực ra máu, trên đối với hơn 4000 năm tổ-quốc, dưới đối với hai mươi nhăm triệu đồng-bào, có khi dùng cách trực-tiếp; cũng có khi dùng cách gián-tiếp.

Cách trực-tiếp nên dùng thế nào? Nên soạn pho sử-yếu, chép toàn bằng chữ quốc-văn; để hết thẩy mọi người nhớn, trẻ-con, ai nấy cũng dễ hiểu. Tìm mua: Hưng Đạo Vương TiKi Lazada Shopee

Cách gián-tiếp nên làm thế nào? Nên nhân lối tiểu-thuyết, đại thành ra bộ quốc-chí, để hết thẩy nhà-quê, kẻ-chợ, đâu đấy cũng thích xem.

Bởi vì chữ là chữ nước mình, sử là sử nước mình, truyện là truyện nước mình, hồn vía văn-minh phảng phất ở đó. Nếu muốn lên đàn diễn phép chiêu lấy quốc-hồn, mở xưởng rèn nghề đúc nên dân-trí, chi bằng tập chữ bản-quốc, học sử bản-quốc, xem truyện bản-quốc; nhưng thấy cách gián-tiếp có nhẽ so với cách trực-tiếp lại càng khỏe hơn, tiện hơn và mau hơn.

Nước ta lập quốc đã lâu, khai hóa cũng sớm. Nam-đế sơn-hà, thư giời rọng về, trải bao phen lừng lẫy cõi Á-đông, nước tuy già, nhưng hồn vẫn tỉnh táo, nhẽ đâu ngủ mê mãi, không ai khua thức dậy. Trách vì cớ giáo-dục của dân nước ta, trước kia nhầm lẫn, chữ nước mình chả tập, sử nước mình chả học, truyện nước mình chả xem, đâu là sử Tam-hoàng cho chí Tống, Nguyên, Minh, Thanh, nhớ như văn-sách, đâu là truyện Tam-quốc cho chí Thuyết-đường, Thủy-hử, diễn thành tấn tuồng, chỉ chăm những sự đâu đâu, mà gốc tích nhà mình, loài giống mình, họ đang mình, nào ai là ông khởi-tổ sáng lập ra nước, nào ai là bực anh-hùng cạnh tranh với Tầu, ai là kẻ có công-đức với quốc dân, ai là người đăng kỷ-niệm trong xã-hội, hỏi đến thì mơ hồ không biết, hoặc sao nhãng không nhớ, rõ thật là mồ cha chả khóc, khóc đống mối, mồ mẹ chả khóc, khóc bối bòng bong.

Than ôi! bố rồng, mẹ tiên, con nòi giống cũ, núi xanh nước biếc, vẫn đất cất nhà, cùng chôn rau cắt rốn trong cõi Việt-nam, ai chẳng mong có lúc mở mặt mở mày với trên thế giới. Nhưng trước hết phải lấy phù phép luyện quốc-hồn, làm máy móc khai dân-trí, in hai chữ quốc-gia vào óc, sẽ có thể gánh một quả địa-cầu lên vai.

Quốc-hồn ta ở đâu! Quốc-hồn ta ở đâu! Sau đời vua Ngô-vương Quyền, vua Lý Nam-Đế, trước đời vua Lê Thái-Tổ, vua Nguyễn Quang-Trung, nẩy ra một bực đại anh-hùng ấy là ai? là đức Hưng-đạo đại-vương Trần-quốc-Tuấn đó.

Đương lúc thế lực nhà Nguyên chấn động khắp cả châu Âu, châu Á, ai ngờ trứng chọi với đá; ngoài nước Nhật lại có nước Nam ta. Dẫu cho rằng đất thiêng người giỏi, vua thánh tôi hiền phúc nước đã đành rồi, nhưng rút ra chỉ trông cậy ở lòng người là vững.

Người ta tưởng nhà Trần có ông Hưng-Đạo, cũng như nhà Lý có ông Thường-Kiệt, an nguy hệ ở một tay, không biết rằng cá khỏe vì nước, chim khỏe vì..., có đạo thế rồi mới mong có quyền lực được, trong có một ông Hưng-Đạo, mà ngoài bách quan hết thẩy như anh em ông Hưng-Đạo, trên có một ông Hưng-Đạo, mà dưới cử quốc hết thẩy như con cháu ông Hưng-Đạo. Phỏng chỉ một ông Hưng-Đạo vác thanh thần-kiếm địch sức với lũ Phạm-Nhan, chưa chắc đã thua nào, huống chi hằng-hà sa-số ông Hưng-Đạo đeo chữ “sát thát” thi gan với nòi Mông-cổ, một giọt thiết-huyết rơi đến đâu lở đất long giời, một ngọn nghĩa-kỳ phất đến đâu cuốn mây quét gió, dẫu mười cậu Thoát-Hoan thái-tử, trăm chú Mã-Nhi kiêu tướng, cũng chả vần chi.

Lạ thay! nhà Trần vì đâu gây dựng nên cách dân-đoàn, chỉ vì theo tôn-giáo Phật, biết nghĩa xả-thân cứu thế, thật bác-ái, thật mạo-hiểm, thật nhẫn-nại, tu trọn ba điều công-đức, và mở ra một cách văn-minh; này như vua tôi ăn yến, rắt tay mà hát, có ý bình đẳng; hội-đồng kỳ-lão, bàn sự đánh Nguyên, có ý lập hiến; rất tốt là lý-trưởng, dùng toàn ngũ lục phẩm quan, giao quyền xử đoán, đã phân minh ra cách địa-phương tự-trị rồi. Bởi vậy dân-quyền ngày càng trọng, dân-đức ngày càng tiến, và quốc-hồn ngày càng khỏe mạnh. Tiếc cho trước kia quốc-sử không thể vẽ được hết cái tinh-thần, mà sau này quốc-dân chỉ biết sùng kính những cái hình-thức, nào đâu là lập tĩnh, lập điện, lên cốt, lên đồng, bắt tà, bắt ma, phát bùa, phát dấu, thành ra một thói tin mê, so lấy nghĩa kỷ-niệm công-đức, đã là trái cách văn-minh, luận đến điều tiết-độc thần-minh, lại đáng ghép vào tội lệ. Sao không nghĩ vua quan nhà Trần đều học phật, mà đắc đạo đấy, đối với chúng-sinh cầu sự xá-thí, chớ có mong gì hưởng báo đâu; nếu ta biết sùng kính ông Hưng-Đạo về sự thánh thần, thì cái quốc-hồn ta tỉnh, nếu ta chỉ sùng kính ông Hưng-Đạo về sự ma quỉ, thì cái quốc-hồn ta mê. Mê mê, tỉnh tỉnh, bởi tự lòng ta, hễ có học vấn, thì sẽ có tư tưởng, có tư tưởng thì sẽ có ngôn luận, có ngôn luận thì sẽ có sự thực.

Nay gặp hội nhà-nước, rộng lòng khai hóa, bắt đầu sự học cần bực phổ-thông, muốn dùng cách trực-tiếp chăng, chả gì bằng soạn sử quốc-ngữ; muốn dùng cách gián-tiếp chăng, chả gì bằng soạn truyện quốc-ngữ; lột hết cái tinh-thần quốc-sử ra chữ quốc-văn, thật ích cho đồng-bào ta lắm; tiện cho học-giới ta lắm. Tôi vẫn ước ao dịp này, sau cũng có nhà chước thuật, vì nước tổ Việt ta mở rạp diễn-văn, may sao gặp sở Đông-kinh-ấn-quán đưa bộ sách này, xét thể cách hệt như lối Tam-quốc-chí, vừa có sự thực, vừa có nghị-luận, chắc những người có huyết-tính, xem sách này ai cũng phải kính, cũng phải mến, cũng phải hát, cũng phải khóc, cũng phải đặt quyển mà thở dài. Vậy đốt hương mà viết bài này, trước là ghi cái cảm tình của quốc dân, sau nữa giải cái khổ-tâm của người tác-giả. Thử hỏi nay những nhà sốt-sắn về sự giáo dục nghĩ làm sao đây?Đàn-viên Phạm-Văn-Thụ kính soạn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hưng Đạo Vương PDF của tác giả Lê Văn Phúc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lĩnh Nam Chích Quái (Trần Thế Pháp)
Lĩnh Nam chích quái là một tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam được biên soạn vào khoảng cuối đời nhà Trần. Đây là những câu chuyện về các bậc anh hùng hào kiệt trong lịch sử nước Nam ta trong bốn nghìn năm lịch sử được ca ngợi và phủ thêm tính li kì, huyền ảo. Lĩnh nam chích quái chứa đựng nếp sống tâm linh, triết lý sống của người Việt. *** Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung mạo đoan chính, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi. Lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu nước là Xích Quá. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất. Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi! Sao không lại cứu chúng tôi". Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc... các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân". Long Quân đột nhiên trở về, thấy âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu âu Cơ ở Long Đài. Nham Đế Lai trở về, không thấy âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi... làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về. Truyền ngôi đến đời Du Võng,thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh nhưng không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản Tuyền đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết. Long Quân lấy âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc vợ con thường muốn về đất Bắc. Tìm mua: Lĩnh Nam Chích Quái TiKi Lazada Shopee Về tới biên giới, hoàng đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này". Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương. âu Cơ nói: "Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình". Long Quân nói: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lá. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên". Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánhcá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: "Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó". Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lĩnh Nam Chích Quái PDF của tác giả Trần Thế Pháp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vua Hàm Nghi (Phan Trần Chúc)
Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Minh. Ông là con thứ năm của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc (Ưng Đăng) và vua Đồng Khánh (Chánh Mông hay Ưng Kỷ). Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyếtnắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này truất ngôi vua khác nhưng lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi triều chính đang rối ren. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế.[3] Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng. Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh. *** 1882-1883 - Về hai năm cuối đời Tự-Đức, lá cờ của triều Nguyễn ủ rũ, vì đã trải qua mấy phen thất-bại ở chiến trường. Tìm mua: Vua Hàm Nghi TiKi Lazada Shopee Lốt chân người Pháp dẫm lên gần khắp cõi Đông-dương. Bức đồ Việt-nam thoạt tiên bị cắt đứt ba tỉnh Biên-hòa, Gia-định, Định-tường (5 tháng Sáu 1862). Ngày 25 tháng Sáu 1867, Nam-triều mất nốt ba tỉnh Vĩnh-long, Châu-đốc và Hà-tiên. Thế là trọn xứ Nam-kỳ đã về tay người Pháp mà chỉ còn giữ lại có hai trăm mẫu ở hai xã Linh-chung và Tân-mỹ thuộc tỉnh Biên-hòa, làm của hương hỏa để tế họ Đỗ và họ Phạm là họ Từ-Dụ Thái-hậu, mẹ vua Tự-Đức. 1 Trung và Bắc-kỳ tuy vẫn còn là của nhà Nguyễn, nhưng theo điều thứ ba, hiệp ước ngày 15 tháng Ba 1874 « vua An-nam không được phép ký thương-ước với bất cứ một nước nào mà không hợp với thương-ước Pháp-Nam và mỗi lần giao-thiệp với một ngoại-quốc phải trình trước đại-biểu Chánh-phủ Pháp ». Nước Nam dồn lại chỉ còn có hai xứ là Trung, Bắc-kỳ. Hai xứ ấy lại cũng không được độc-lập hoàn-toàn. Vì ngoại giao của nó đã phải đi theo đuôi ngoại giao nước Pháp. Trong một nước tạm yên: Những trận đánh ở Bắc-kỳ thoắt đổi làm cuộc giao-thiệp hòa-bình. Nhưng vua Tự-Đức không chịu nổi cái mầm bảo-hộ của người Âu, nên quay về lối ngoại-giao cổ của nước Nam. Ngày 25 tháng Chạp 1880, Nam-triều đệ các đồ tiến cống sang nhà Thanh và gây mối giao-thiệp cũ với Trung-hoa, có ý mượn sức người Tàu để trừ người Pháp. Việc làm của vua Tự-đức trái với hiệp-ước Pháp-Nam. Ngày 13 tháng Ba 1882, Le Myre de Vilers là Thống-đốc Nam-kỳ có gửi một bức thư ra trách vua Tự-Đức. Cuộc xung-đột này chưa giải quyết thì lại xẩy ra việc Le Myre de Vilers cử Thiếu-tá Henri Rivière ra Bắc để án ngữ thành Hà-nội. Le Myre de Vilers hẹn Thiếu-tá Henri Rivière không được động binh. Quân Pháp đóng ở tô giới, quân Nam giữ trong thành. Bản ý Le Myre de Vilers là cho Thiếu-tá Rivière ra thị uy ở Bắc-kỳ để giúp thanh thế cho Rheinart, ngoại giao ủy-viên Pháp trong lúc điều đình với Nam-triều ở Huế. Nhưng Henri Rivière vốn chủ chiến nên khi viết thư về Sài-gòn, có câu: « Lớp này chúng ta phải cố đứng vững ở Bắc-kỳ » 2. Rồi y bắn vào thành Hà-nội, rồi y cướp thành. Được tin, Nam-triều tức giận. Rheinart, vì thế mà hỏng việc, phải rời Huế vô Sài-gòn. Hai tháng sau, ngày 19 tháng Năm 1883 thì Henri Rivière bị quân cờ đen giết ở ô Cầu-giấy (Hà-nội). Sợi giây giao thiệp đứt. Ngọn lửa chiến tranh vừa tắt, nhân cơ hội này lại bùng lên. Khi tin Henri Rivière bị giết về đến Paris, Nghị-viện lập tức bàn ngay việc phái viện-binh sang đánh An-nam và có gửi bức điện sau này cho chức Thống-đốc Nam-kỳ: « Toàn-thể nghị-viện bỏ phiếu thuận xuất tiền ra để đánh lấy Bắc-kỳ. Nước Pháp sẽ báo thù cho các thần tử ». Ngày 10 tháng Bẩy, Challemel Lacour, Tổng-trưởng bộ Ngoại-giao tuyên bố tại Hạ-nghị-viện: « Nếu chịu kiên nhẫn một chút thì quân ta cũng có thể giữ được Hà-nội mà chờ viện binh. Song vì quá can đảm nên quân ta không nhịn được chiến tranh mà chủ-tướng bị hại ». Kinh thành Huế đón cái chết của Henri Rivière một cách khác hẳn. Dân chúng và quan quân cùng vui mừng về cuộc thắng trận ở Bắc-hà. Quân và dân cùng tưởng tượng như một trận Cầu-giấy đã trừ cái ách cho nước Nam và sau khi đã giết Henri Rivière thì người Pháp không bao giờ dám bén mảng đến bờ cõi nước mình nữa. Trong Triều, vua Tự-Đức tuy đang ngọa bệnh nhưng cũng cố gượng ngự triều. Giữa sự hoan-hỉ của triều-đình. Binh-bộ thượng-thư Trần Tiễn-Thành tỏ ra ý bất-bình. Thành phản-đối việc mở yến tiệc để khao cuộc thắng trận ở Bắc-kỳ, nói: « Trận tuy thắng nhưng phỏng có ích gì. Giết Henri Rivière mới là trừ được một người thù. Nhưng rồi đây sẽ có trăm ngàn người Pháp khác thay cho Henri Rivière. Trận ô Cầu-giấy không lợi gì hết mà chỉ hại cho việc giao thiệp của hai nước sau này. Mai mốt quân Pháp lại kéo ra đánh lấy Hà-nội, rồi dần dần, lấy cả thành Huế này nữa thì quân ta chống sao được »… Tôn-thất-Thuyết tức giận, chê Trần Tiễn-Thành là hèn nhát. Ý Thuyết muốn đánh, đánh đến kỳ cùng. Nếu nước Pháp mang thêm quân sang đánh lấy Bắc-kỳ mà quân ta xét không chống nổi thì xin quân cứu viện của Tàu. Hai bên không đồng ý, cãi nhau kịch liệt. Trần Tiễn-Thành: « Tôi là người Tàu, lẽ tự-nhiên là tôi phải nói hay cho nước Tàu. Song cứ xét ở thực-sự thì quân Pháp tuy ít nhưng tinh nhuệ, lại có khí giới chỉnh bị. Quân Tàu và ta tuy đông nhưng không có thao luyện. Quân Tàu tôi dám chắc rằng không thể thắng được quân Pháp ». Tôn-thất-Thuyết không bàn nữa, phủi áo đứng dậy, nói: « Ông là người Tàu mà ông khinh nước Tàu. Không biết nhục! ». 3 Trần Tiễn-Thành nguyên là giòng giõi người Tàu vì không phục nhà Thanh và muốn mưu đồ khôi phục lại nhà Minh, nên trốn sang Việt-nam. Trần Tiễn-Thành là người có thao-lược nên được triều-đình Huế tin dùng. Hiện Trần đã được phong đến chức Văn-minh-diện Đại-học-sĩ, lĩnh Binh-bộ Thượng-thư. Xét quân mình, mỗi lần đánh là một lần bại, Trần cho việc giao-chiến với nước Pháp là không thích thời nên thường khuyên vua Tự-Đức nên giảng hòa. Nhưng, phần vì quân địch vô cố gây sự, phần vì trong triều số đông chủ chiến, nên vua Tự-Đức trước sau vẫn do dự, không dám quyết là nên chiến hay nên hòa. Nhà vua lại nhân lúc bệnh nguy nên việc nước đành chịu bỏ cho mấy vị quyền thần. Hai đảng, chiến do Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất-Thuyết chủ trương và hòa, do Trần-tiễn-Thành đứng đầu, nhân sự suy nhược của nhà vua mà kéo vây cánh, chia ra làm hai phái phản đối nhau. Phái muốn giảng hòa với Pháp, phái định đánh nhau đến kỳ cùng. Hai phái hai chính-kiến. Vậy nếu nói chung cả đoàn thể thì, triều-đình Huế cũng như vua Tự-đức trước khi lâm chung không có chính kiến gì hết. Nước Việt-nam như con thuyền trôi trên giòng nước chẩy mạnh, các thủy thủ vì tranh nhau tay lái nên không biết lái về phương nào. Giữa lúc bối rối đó, vua Tự-Đức thăng hà: 19 tháng Bẩy 1883.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vua Hàm Nghi PDF của tác giả Phan Trần Chúc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vua Hàm Nghi (Phan Trần Chúc)
Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Minh. Ông là con thứ năm của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc (Ưng Đăng) và vua Đồng Khánh (Chánh Mông hay Ưng Kỷ). Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyếtnắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này truất ngôi vua khác nhưng lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi triều chính đang rối ren. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế.[3] Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng. Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh. *** 1882-1883 - Về hai năm cuối đời Tự-Đức, lá cờ của triều Nguyễn ủ rũ, vì đã trải qua mấy phen thất-bại ở chiến trường. Tìm mua: Vua Hàm Nghi TiKi Lazada Shopee Lốt chân người Pháp dẫm lên gần khắp cõi Đông-dương. Bức đồ Việt-nam thoạt tiên bị cắt đứt ba tỉnh Biên-hòa, Gia-định, Định-tường (5 tháng Sáu 1862). Ngày 25 tháng Sáu 1867, Nam-triều mất nốt ba tỉnh Vĩnh-long, Châu-đốc và Hà-tiên. Thế là trọn xứ Nam-kỳ đã về tay người Pháp mà chỉ còn giữ lại có hai trăm mẫu ở hai xã Linh-chung và Tân-mỹ thuộc tỉnh Biên-hòa, làm của hương hỏa để tế họ Đỗ và họ Phạm là họ Từ-Dụ Thái-hậu, mẹ vua Tự-Đức. 1 Trung và Bắc-kỳ tuy vẫn còn là của nhà Nguyễn, nhưng theo điều thứ ba, hiệp ước ngày 15 tháng Ba 1874 « vua An-nam không được phép ký thương-ước với bất cứ một nước nào mà không hợp với thương-ước Pháp-Nam và mỗi lần giao-thiệp với một ngoại-quốc phải trình trước đại-biểu Chánh-phủ Pháp ». Nước Nam dồn lại chỉ còn có hai xứ là Trung, Bắc-kỳ. Hai xứ ấy lại cũng không được độc-lập hoàn-toàn. Vì ngoại giao của nó đã phải đi theo đuôi ngoại giao nước Pháp. Trong một nước tạm yên: Những trận đánh ở Bắc-kỳ thoắt đổi làm cuộc giao-thiệp hòa-bình. Nhưng vua Tự-Đức không chịu nổi cái mầm bảo-hộ của người Âu, nên quay về lối ngoại-giao cổ của nước Nam. Ngày 25 tháng Chạp 1880, Nam-triều đệ các đồ tiến cống sang nhà Thanh và gây mối giao-thiệp cũ với Trung-hoa, có ý mượn sức người Tàu để trừ người Pháp. Việc làm của vua Tự-đức trái với hiệp-ước Pháp-Nam. Ngày 13 tháng Ba 1882, Le Myre de Vilers là Thống-đốc Nam-kỳ có gửi một bức thư ra trách vua Tự-Đức. Cuộc xung-đột này chưa giải quyết thì lại xẩy ra việc Le Myre de Vilers cử Thiếu-tá Henri Rivière ra Bắc để án ngữ thành Hà-nội. Le Myre de Vilers hẹn Thiếu-tá Henri Rivière không được động binh. Quân Pháp đóng ở tô giới, quân Nam giữ trong thành. Bản ý Le Myre de Vilers là cho Thiếu-tá Rivière ra thị uy ở Bắc-kỳ để giúp thanh thế cho Rheinart, ngoại giao ủy-viên Pháp trong lúc điều đình với Nam-triều ở Huế. Nhưng Henri Rivière vốn chủ chiến nên khi viết thư về Sài-gòn, có câu: « Lớp này chúng ta phải cố đứng vững ở Bắc-kỳ » 2. Rồi y bắn vào thành Hà-nội, rồi y cướp thành. Được tin, Nam-triều tức giận. Rheinart, vì thế mà hỏng việc, phải rời Huế vô Sài-gòn. Hai tháng sau, ngày 19 tháng Năm 1883 thì Henri Rivière bị quân cờ đen giết ở ô Cầu-giấy (Hà-nội). Sợi giây giao thiệp đứt. Ngọn lửa chiến tranh vừa tắt, nhân cơ hội này lại bùng lên. Khi tin Henri Rivière bị giết về đến Paris, Nghị-viện lập tức bàn ngay việc phái viện-binh sang đánh An-nam và có gửi bức điện sau này cho chức Thống-đốc Nam-kỳ: « Toàn-thể nghị-viện bỏ phiếu thuận xuất tiền ra để đánh lấy Bắc-kỳ. Nước Pháp sẽ báo thù cho các thần tử ». Ngày 10 tháng Bẩy, Challemel Lacour, Tổng-trưởng bộ Ngoại-giao tuyên bố tại Hạ-nghị-viện: « Nếu chịu kiên nhẫn một chút thì quân ta cũng có thể giữ được Hà-nội mà chờ viện binh. Song vì quá can đảm nên quân ta không nhịn được chiến tranh mà chủ-tướng bị hại ». Kinh thành Huế đón cái chết của Henri Rivière một cách khác hẳn. Dân chúng và quan quân cùng vui mừng về cuộc thắng trận ở Bắc-hà. Quân và dân cùng tưởng tượng như một trận Cầu-giấy đã trừ cái ách cho nước Nam và sau khi đã giết Henri Rivière thì người Pháp không bao giờ dám bén mảng đến bờ cõi nước mình nữa. Trong Triều, vua Tự-Đức tuy đang ngọa bệnh nhưng cũng cố gượng ngự triều. Giữa sự hoan-hỉ của triều-đình. Binh-bộ thượng-thư Trần Tiễn-Thành tỏ ra ý bất-bình. Thành phản-đối việc mở yến tiệc để khao cuộc thắng trận ở Bắc-kỳ, nói: « Trận tuy thắng nhưng phỏng có ích gì. Giết Henri Rivière mới là trừ được một người thù. Nhưng rồi đây sẽ có trăm ngàn người Pháp khác thay cho Henri Rivière. Trận ô Cầu-giấy không lợi gì hết mà chỉ hại cho việc giao thiệp của hai nước sau này. Mai mốt quân Pháp lại kéo ra đánh lấy Hà-nội, rồi dần dần, lấy cả thành Huế này nữa thì quân ta chống sao được »… Tôn-thất-Thuyết tức giận, chê Trần Tiễn-Thành là hèn nhát. Ý Thuyết muốn đánh, đánh đến kỳ cùng. Nếu nước Pháp mang thêm quân sang đánh lấy Bắc-kỳ mà quân ta xét không chống nổi thì xin quân cứu viện của Tàu. Hai bên không đồng ý, cãi nhau kịch liệt. Trần Tiễn-Thành: « Tôi là người Tàu, lẽ tự-nhiên là tôi phải nói hay cho nước Tàu. Song cứ xét ở thực-sự thì quân Pháp tuy ít nhưng tinh nhuệ, lại có khí giới chỉnh bị. Quân Tàu và ta tuy đông nhưng không có thao luyện. Quân Tàu tôi dám chắc rằng không thể thắng được quân Pháp ». Tôn-thất-Thuyết không bàn nữa, phủi áo đứng dậy, nói: « Ông là người Tàu mà ông khinh nước Tàu. Không biết nhục! ». 3 Trần Tiễn-Thành nguyên là giòng giõi người Tàu vì không phục nhà Thanh và muốn mưu đồ khôi phục lại nhà Minh, nên trốn sang Việt-nam. Trần Tiễn-Thành là người có thao-lược nên được triều-đình Huế tin dùng. Hiện Trần đã được phong đến chức Văn-minh-diện Đại-học-sĩ, lĩnh Binh-bộ Thượng-thư. Xét quân mình, mỗi lần đánh là một lần bại, Trần cho việc giao-chiến với nước Pháp là không thích thời nên thường khuyên vua Tự-Đức nên giảng hòa. Nhưng, phần vì quân địch vô cố gây sự, phần vì trong triều số đông chủ chiến, nên vua Tự-Đức trước sau vẫn do dự, không dám quyết là nên chiến hay nên hòa. Nhà vua lại nhân lúc bệnh nguy nên việc nước đành chịu bỏ cho mấy vị quyền thần. Hai đảng, chiến do Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất-Thuyết chủ trương và hòa, do Trần-tiễn-Thành đứng đầu, nhân sự suy nhược của nhà vua mà kéo vây cánh, chia ra làm hai phái phản đối nhau. Phái muốn giảng hòa với Pháp, phái định đánh nhau đến kỳ cùng. Hai phái hai chính-kiến. Vậy nếu nói chung cả đoàn thể thì, triều-đình Huế cũng như vua Tự-đức trước khi lâm chung không có chính kiến gì hết. Nước Việt-nam như con thuyền trôi trên giòng nước chẩy mạnh, các thủy thủ vì tranh nhau tay lái nên không biết lái về phương nào. Giữa lúc bối rối đó, vua Tự-Đức thăng hà: 19 tháng Bẩy 1883.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vua Hàm Nghi PDF của tác giả Phan Trần Chúc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dấu Xưa - Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn (Mathilde Tuyết Trân)
Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn của nhà du khảo lịch sử Mathilde Tuyết Trần là một cuộc hành trình nho nhỏ chất chứa tình cảm về đất và người, đưa bạn đọc trở về một đoạn trong quá khứ lịch sử Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc. Sách gồm 5 chương đề cập đến một số khía cạnh có ý nghĩa nhất định, từ trách nhiệm để mất chủ quyền quốc gia dưới thời vua Tự Đức (chương I) đến cuộc khởi nghĩa vũ trang có sức chiến đấu bền bỉ nhất vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (chương IV), rồi chuyện hai nhà vua yêu nước Hàm Nghi và Duy Tân bị lưu đày xa Tổ quốc (chương II và chưong III). Sự kiện kể trong chương cuối cùng (chương V) tuy bắt đầu từ 10 năm sau khi nhà Nguyễn kết thúc, nhưng nhân vật chính trong chương lại là hậu duệ của vua Minh Mạng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Xưa - Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn PDF của tác giả Mathilde Tuyết Trân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.