Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng (Nguyên Hồng)

Tiểu Sử Nguyên Hồng (1918-1982)

Nguyên Hồng họ Nguyễn, tên khai sinh đồng thời cũng là bút hiệu duy nhất trong cuộc đời cầm bút của nhà văn. Nguyên Hồng sinh ngày 5-11-1918 tại phố Hàng Cau, thành phố Nam Định trong một gia đình nghèo theo đạo Thiên Chúa. Mười hai tuổi, bố chết vì ho lao, người mẹ trẻ nghèo khổ phải vào Vinh ở vú đầm, rồi mấy năm sau đi bước nữa. Mười lăm tuổi, vừa đậu xong Tiểu học đã bị đày đọa trong các nhà lao Nam Định, Hà Nội rồi bị giải đi Phúc Yên. Mười sáu tuổi, hết hạn tù được tha, Nguyên Hồng phải từ giã thành phố Nam Định và người bà nội ngoan đạo, cùng mẹ và bố dượng ra sinh sống ở xóm Cấm, Hải Phòng. Hơn ba năm, Nguyên Hồng đã dạy học lẩn lút trong các xóm nghèo lao động với hơn hai mươi đứa trẻ lau nhau, rách rưới, con em của những người làm nghề đội than, khuân vác hoặc buôn thúng bán mẹt ở xóm Cấm và xóm chùa Đông Khê. Cũng chính ở Hải Phòng, Nguyên Hồng gặp nhà thơ Thế Lữ (1935), kiện tướng của phong trào Thơ mới, thành viên của Tự lực văn đoàn. Từ đó, người thanh niên thất nghiệp này nuôi khát vọng đi vào con đường văn chương, coi văn chương là lẽ sống cao cả nhất của đời mình. Những trang bản thảo đầu tiên rất trong sáng và say mê của tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu đã được hình thành dần trong những căn nhà ổ chuột tối tăm, bẩn thỉu của khu phu phen thuyền thợ xóm Cấm, Hải Phòng. Năm 1937, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng và Kim tiền của Vi Huyền Đắc được nhận giải thưởng Tự lực văn đoàn và từ năm 1938 báo Ngày nay bắt đầu giới thiệu Những ngày thơ ấu. Mối quan hệ giữa Nguyên Hồng với Thạch Lam bắt đầu từ những ngày đó.

Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Nguyên Hồng đã bắt đầu liên lạc với chính trị phạm ở Sơn La, Côn Lôn trở về như Vũ Thiện Chân, Bùi Vũ Trụ và ở trụ sở chi nhánh báo Thời thế ở đường Cát Dài, Hải Phòng, Nguyên Hồng đã có cơ hội tìm đọc Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Vấn đề dân cày của Qua Ninh, Vân Đình, Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến và những tiểu thuyết của Marxime Gorki... Năm 1938, Nguyên Hồng gặp Như Phong, sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Dân chủ và viết trên các báo Thế giới, Người mới và Mới cùng với Như Phong, Nguyễn Thường Khanh, Trần Minh Tước, Lưu Quý Kỳ (Thanh Vệ) và Lê Hy (Lã Vĩnh Lợi). Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, ngày 29-9-1939, Nguyên Hồng bị mật thám Pháp bắt bỏ tù ở Hải Phòng về tội tàng trữ và truyền bá sách báo cộng sản. Trong nhà tù Hải Phòng, Nguyên Hồng đã được gặp Tô Hiệu, Bùi Đình Đống, Ngô Minh Loan và tham dự lớp huấn luyện theo Đề cương cách mạng tư sản dân quyền do Bí thư thành ủy Tô Hiệu hướng dẫn. Những vốn sống quý báu đó đã tạo điều kiện cho Nguyên Hồng viết về những chiến sĩ cách mạng trong Lưới sắt, Lò lửa, Sóng gầm...

Năm 1940, Nguên Hồng lại bị bắt giam và bị giải lên trại tập trung Bắc Mê, Hà Giang, đi làm cỏ vê, gánh đá cùng với Xuân Thủy, Đinh Nhu, Trần Các... Tiểu thuyết Xóm Cháy (phác thảo đầu tiên của Sóng gầm) viết được 300 trang thì bị bọn mật thám tịch thu, ông chuyển sang viết những mẩu ngăn ngắn giả làm nhật ký thư (Cuộc sống).

Cuối mùa hè năm 1943, Nguyên Hồng tham gia tổ chức Văn hóa Cứu quốc bí mật (trong Mặt trận Việt minh) cùng với Như Phong, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng... Chính trong tổ chức này, Nguyên Hồng được đọc Đề cương Văn hóa 1943 của Đảng và những phương châm của Đề cương đã có ảnh hưởng rõ rệt đến những tác phẩm như Hơi thở tàn, Hai dòng sữa, Ngọn lửa, Buổi chiều xám..., những tác phẩm được viết trong thời kỳ Tiền khởi nghĩa. Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng TiKi Lazada Shopee

Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyên Hồng tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội, là biên tập viên tạp chí Tiên phong, cơ quan vận động văn hóa mới của Đảng. Sau đợt Nam tiến vào mặt trận Nha Trang, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, năm 1947, Nguyên Hồng cùng gia đình lên Việt Bắc, sống ở ấp Cầu Đen, Yên Thế cùng với một số văn nghệ sĩ như Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng... Nguyên Hồng tham gia hoạt động trong Hội Văn nghệ Việt Nam, là biên tập viên tạp chí Văn nghệ của Hội và phụ trách trường Văn nghệ nhân dân Trung ương. Năm 1948, Nguyên Hồng cùng với Nam Cao được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Hòa bình lập lại năm 1954, Nguyên Hồng cùng gia đình về Hà Nội, công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Tháng 4 - 1957, Hội Nhà văn Việt Nam thành lập, ông tham gia Ban Chấp hành, làm Thư ký tòa soạn tuần báo Văn của Hội. Năm 1958, Nguyên Hồng về tham gia lao động ở nhà máy Xi măng Hải Phòng, chính thời gian này ông bắt đầu thai nghén tiểu thuyết Cửa biển, bộ tiểu thuyết - sử thi bốn tập đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1962, Nguyên Hồng cùng gia đình trở lại ấp Cầu Đen, Yên Thế (nay là xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Tháng 1 -1963, tại Đại hội Nhà văn lần thứ II, Nguyên Hồng được bầu vào Ban Chấp hành và năm 1964 được cử làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Phòng. Sau Hải Phòng, Yên Thế đã trở thành quê hương thứ hai của Nguyên Hồng, là nơi ông sống lâu nhất và cũng là nơi ông đang xây dựng một bộ tiểu thuyết lịch sử ba tập: Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế. Tập hai đang hoàn thành thì ông đột ngột từ trần ngày 2-5-1982.

Nhà văn Nguyên Hồng được Chính phủ truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt đầu tiên (1996). Nguyên Hồng là một nhà văn xuôi lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là người thầy trực tiếp dìu dắt nhiều thế hệ nhà văn trẻ đi vào con đường sáng tác văn học.

TÁC PHẨM NGUYÊN HỒNG

· Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)

· Bảy Hựu (tập truyện ngắn, 1940)

· Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1940)

· Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942)

· Qua những màn tối (truyện vừa, 1942)

· Quán Nải (tiểu thuyết, 1942)

· Hai dòng sữa (tập truyện ngắn, 1943)

· Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1944)

· Vực thẳm (truyện vừa, 1944)

· Ngọn lửa (truyện vừa, 1944)

· Miếng bánh (tập truyện ngắn, 1945)

· Địa ngục và Lò lửa (tập truyện ngắn, 1946)

· Đất nước yêu dấu (ký, 1949)

· Đêm giải phóng (truyện vừa, 1952)

· Giữ thóc (tập truyện ngắn, 1956)

· Trời xanh (thơ, 1960)

· Sóng gầm (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1961)

· Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1964)

· Cơn bão đã đến (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1965)

· Bước đường viết văn (hồi ký, 1971)

· Thời kỳ đen tối (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1973)

· Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973)

· Sông núi quê hương (thơ, 1973)

· Khi đứa con ra đời (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1975)

· Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978)

· Thù nhà nợ nước (tiểu thuyết lịch sử, 1981)

· Tuyển tập Nguyên Hồng (1983 - 1985)

DI CẢO

· Núi rừng Yên Thế (tập I trong bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế, 1993)

· Người con gái họ Dương (Dương Hậu) (kịch)

· Hoa trái đất (thơ)

GIẢI THƯỞNG:

- Giải văn chương của Tự lực văn đoàn trao cho Bỉ vỏ (1937)

- Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (Đợt I, 1996).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Hồng":Những Ngày Thơ ẤuNguyên Hồng Toàn Tập 1Nguyên Hồng Toàn Tập 3Nguyên Hồng Toàn Tập 4Nguyên Hồng Tuyển Tập Truyện LẻBỉ VỏTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng PDF của tác giả Nguyên Hồng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dương Từ Hà Mậu (Nguyễn Đình Chiểu)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dương Từ Hà Mậu PDF của tác giả Nguyễn Đình Chiểu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường Tự Do - Sài Gòn (Nhã Ca)
Một đầu, dòng sông Saigon lấp lánh. Một đầu khác, tượng Đức Mẹ trắng toát trước Vương Cung Thánh Đường. Lòng đường hẹp mà vỉa hè rộng. Con đường ấy, một thời ngắn ngủi thôi, mang tên là Tự Do. Tên cũ của nó, thời Pháp: Catinat. Tên mới, thời sau 1975: Đồng Khởi. Không biết đã hoặc sẽ còn những tên nào khác nữa? Với tôi, mãi mãi, con đường ấy mang tên là Tự Do. Đủ loại gót giày, từ Nam chí Bắc, từ năm châu bốn biển, đã nện trên vỉa hè Tự Do. Không chỉ giày dép đâu, mà con người, cả tôi nữa, khi đi đứng, hít thở, hòa mình vào sinh hoạt ở trên con đường này, đã hòa hợp với mạch sống của mọi thời đại, mọi hoàn cảnh.Bắt đầu từ một buổi trưa nắng sau khi Saigon đã thay tên đổi đời... ***Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ. Tìm mua: Đường Tự Do - Sài Gòn TiKi Lazada Shopee Nhã Ca sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960 - 1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết. Một số tác phẩm của bà lấy xứ Huế làm trọng điểm. Theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân (nhà văn) thì bà vốn là một nữ sinh Huế (cùng thế hệ với Nguyễn Đắc Xuân), bỏ học Trung học vào Sài Gòn đi theo Trần Dạ Từ - một người Bắc di cư. Trần Dạ Từ viết báo chống các Phong trào tranh đấu chống Mỹ, hai vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca là hai cây viết tâm lý chiến của Đài Tự do của Mỹ (Đài có nhiệm vụ tuyên truyền chiêu hồi và viết bài tấn công về tư tưởng đối với binh lính đối phương) Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội "biệt kích văn hóa" (có cuốn sách mang tên là ‘Biệt Kích Văn Hoá’ do các học giả, nhà văn ủng hộ Mặt trận giải phóng như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh... viết về 10 tác giả miền Nam. Trong sách này, ngoài bà có Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến...). Trong tù, bà bị biệt giam và chính quyền tiến hành chính sách "khoan hồng, nhân đạo của Đảng" nhằm hạ gục uy tín của bà. Chính cuốn Giải khăn sô cho Huế bị liệt vào hạng tối kỵ, trưng bày trong "Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy" là chứng tích kết tội bà. Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ, thì bị giam 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam. Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thì cặp vợ chồng Trần Dạ Từ - Nhã Ca còn từng phụ trách nguyên cả một chương trình của đài Á Châu Tự do (RFA) của Mỹ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nhã Ca":Bước Khẽ Tới Người ThươngĐường Tự Do - Sài GònGiải Khăn Sô Cho HuếHoa Phượng Đừng Đỏ NữaTruyện Ngắn - Nhã CaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường Tự Do - Sài Gòn PDF của tác giả Nhã Ca nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dưỡng Thú Thành Phi (Cửu Trọng Điện)
Dưỡng Thú Thành Phi của tác giả Cửu Trọng Điện là một tác phẩm huyền ảo kết hợp với yếu tố ngôn tình.*** Con vật nhỏ màu trắng béo múp míp đang cuộn tròn này, bên trong chính là linh hồn Tịch Tích Chi, nàng chịu bất hạnh bị lôi kiếp đánh xuống, không cam tâm thân hình bị diệt vong. Hai mươi năm tu tiên, vừa mới chuẩn bị đi theo sư phụ bay lên trời, thế nhưng chết mất xác còn mỗi hồn trôi lơ lửng bên ngoài. Nhắc tới cũng coi như số may, vào lúc cuối cùng, sư phụ đưa cho nàng một lá bùa, vì nàng đỡ phát lôi kiếp cuối cùng đánh thẳng vào người, nếu không đến cả hồn phách cũng đã biến mất khi chịu thiên kiếp. Hồn phách vừa mới nhập vào thân thể con vật này thì Tịch Tích Chi vô cùng tức giận, hận không được cắt cổ lại một lần nữa, đổi lại thân thể. Nhưng ngay sau đó vừa nghĩ, sư phụ đặt tên mình là ‘Tích Chi ’, chính là muốn nàng quý trọng tất cả sự vật trước mắt, nếu sau khi cắt cổ, hồn bay phách tán thì hóa ra thành mất nhiều hơn được. Trải qua mấy ngày nàng quan sát, phát hiện thân thể này hình như chứa đựng chút linh khí, từ bốn phương tám hướng linh khí không ngừng xông vào trong cơ thể. Vừa nghĩ như vậy, Tịch Tích Chi liền yên lòng... Chiếu theo tốc độ tu luyện này, chỉ cần tu thành hình người một lần nữa cùng lắm chính là chuyện trong vòng một hai năm.*** Tìm mua: Dưỡng Thú Thành Phi TiKi Lazada Shopee Trong Dưỡng Thú Thành Phi ta có thể cảm nhận được An Hoàng Hàn là bậc đế vương tàn nhẫn, lạnh lùng nhưng lại có long thương yêu động vật. Hắn nuôi không biết bao nhiêu loài thú, từ trên trời xuống dưới nước. Nhưng thứ mà hắn quý giá nhất là con chồn nhỏ Vân chồn - chuyên phá phách các loài vật trong cung điện hoàng gia. Đặc biệt nó có khả năng tu luyện thành người, bậc đế vương biết được sẽ làm gì?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dưỡng Thú Thành Phi PDF của tác giả Cửu Trọng Điện nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dương Thư Mị Ảnh (Nam Phong Ca)
Vào năm đứa con trưởng Sở gia lên năm tuổi, con thứ lên bốn tuổi, Sở Phi Dương tái xuất giang hồ,tất cả những lời đồn đãi không hay trước kia về hắn cũng tự sụp đổ. Sở Phi Dương khôi phục lại thanh danh. Hết thảy tựa hồ đều trở lại như trước. Điểm duy nhất bất đồng là sự xuất hiện của một người nam tử sắc mặt lạnh lùng cùng hai đứa nhỏ dễ thương bên người hắn. Vào ngày tiền minh chủ Viên Khang Thọ đại thọ 60 tuổi, Sở Phi Dương mang theo một lớn, hai nhỏ, trên khuôn mặt vẫn là nét cười ôn hòa, xuất hiện trước mặt đồng đạo võ lâm trên Lãng Nguyệt Sơn. Không có che dấu, cũng không hề tuyên nhượng*(thông báo), chỉ là giống như bình thường…một nhà bình thường như bao nhà khác. Sau thọ yến, đi theo Sở Phi Dương xuống núi lại chỉ còn một lớn, một nhỏ, hai người. Hết thảy đều thường thường thản nhiên, giống như vốn dĩ đã là như thế. Người trong giang hồ vĩnh viễn không thể hiểu được nguyên nhân sâu xa. Vậy là ngay sau đó, bên ngoài sự sùng kính và ngưỡng mộ cư nhiên lại xuất hiện những ánh mắt khác thường cùng lời nói chỉ trích vô căn cứ, giống như đàn kiến nhỏ, vô khổng bất nhập*, từ từ thâm nhập lan tràn. (*vô khổng bất nhập: chỗ nào cũng nhúng tay vào, lợi dụng tất cả mọi dịp-ví với sự lợi dụng mọi cơ hội để làm điều xấu) Tìm mua: Dương Thư Mị Ảnh TiKi Lazada Shopee Giống như ánh sáng mặt trời bị bịt kín bởi những bóng ma u ám, tuy rằng Sở Phi Dương thân ở trung tâm vẫn thản nhiên bình thường lại luôn có người thay hắn bất bình…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dương Thư Mị Ảnh PDF của tác giả Nam Phong Ca nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.