Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cái Tôi Và Cái Nó (Sigmund Freud)

Cái Tôi Và Cái Nó là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 - đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức - được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) - không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn. Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trong quan niệm của Freud về bộ máy tâm trí, khái niệm sự xung đột giữ một vị trí cũng quan trọng như vị trí ông dành cho khái niệm Vô thức (và nhất là cho sự dồn nén) hay khái niệm tính dục. Nó là nguyên nhân chính gây ra những nguồn đau khổ của con người. Chúng ta gặp điều này ngay từ những bài viết đầu tiên với các khái niệm “sự kiểm duyệt”, “sự kháng cự”. Sự xung đột này tồn tại cả giữa các sức mạnh khuấy đảo trong bộ máy tâm trí lẫn giữa các cấp khác nhau, những cấp tổ chức bộ máy tâm trí. Chúng ta thấy nó (xung đột) ở mọi nơi: giữa cái ý thức và cái vô thức, giữa nguyên tắc khoái cảm và nguyên tắc thực tế, giữa ham muốn và điều cấm, giữa thực tế bên trong và thế giới bên ngoài, và cuối cùng là giữa cái Tôi, cái Siêu-Tôi và cái Nó giống như những gì tiểu luận này sẽ trình bày.

Tác giả Sigmund Freud là một nhà phân tâm học người Áo được biết tới nhiều nhất bởi đóng góp vào sự phát triển của cả lý thuyết và thực hành các kỹ thuật phân tích tâm lý. Freud đồng thời được xem là cha đẻ của phân tâm học - môn khoa học nghiên cứu về phần vô thức của con người, khiến cho nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của việc chữa bệnh tâm thần theo cách truyền thống. Tới ngày hôm nay, cuộc tranh luận về lý thuyết phân tâm học vẫn chưa ngã ngũ, có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít những kẻ phản đối kịch liệt. Được xem như một môn khoa học chính thống của thế kỷ 19, phân tâm học trước hết đi tìm hiểu những hành vi điên loạn, thoạt đầu các nhà phân tâm học sẽ hỏi về những giấc mơ của bệnh nhân và sau cùng là các cơ chế tâm lý xây dựng từ lúc bé cho tới lúc trưởng thành. Được đào tạo như một nhà khoa học, Freud trở thành bác sĩ vào năm 1882, ông quan tâm tới thôi miên và phát triển các ý tưởng đột phá trong chữa trị tâm thần từ khoảng 1890. Vào năm 1933, các tác phẩm của ông bị đốt hết dưới chính quyền Nazi, và Freud phải rời bỏ Áo tới London vào năm 1938, nơi ông mất ngay sau đó một năm.***

Sigmund Freud là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.

Trong thời gian học y khoa, ông tỏ rất rõ quan tâm của mình đến sinh lý y khoa và sớm có những công trình nghiên cứu về sinh lý rất quan trọng, mặc dù ông còn rất trẻ. Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện sinh lý nổi tiếng của Ernst Brücke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần kinh. Tìm mua: Cái Tôi Và Cái Nó TiKi Lazada Shopee

Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa. Nhưng bản thân Freud, ông chưa bao giờ cho mình là thầy thuốc thực hành, và trong giai đoạn này, Freud luôn tìm kiếm cho mình một hướng đi sâu hơn về sinh lý học y khoa, và ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại viện sinh lý cho đến khi ông đính hôn.

Năm 1882, Freud gặp và yêu, rồi đính hôn với Martha Bernay, một cô gái nhỏ bé, thông minh, xuất thân từ một gia đình có truyền thống trí thức và văn hóa Do Thái. Điều kiện làm việc tại viện sinh lý không cho phép Freud có thể lo lắng cho cả một gia đình dù đó là một gia đình nhỏ. Nếu muốn cưới vợ, ông phải có thu nhập thêm, vì vậy ông quyết định bỏ việc tại viện sinh lý, và đến làm việc tại bệnh viện đa khoa Wien.

Freud, cũng như những nhà thần kinh học khác, đã tìm đến bệnh viện của Charcot. Chính tài năng, tri thức cùng uy tín của Charcot đã mang lại nhiệt tình cho Freud. Trong một lá thư ông gửi cho Martha - người vợ chưa cưới của mình, ông viết: "Không có người nào từng tác động nhiều đến anh như vậy". Ông đã dịch các bài viết của Charcot sang tiếng Đức. Và chính Charcot đã làm Freud quan tâm đặc biệt đến bệnh học tâm lý. Ông cũng treo bức tranh khắc của André Brouillet "Bài học lâm sàng của bác sĩ Charcot" tại phòng khám của mình ở số 19 phố Berggasse, người con trai đầu lòng chào đời năm 1889 cũng được ông đặt tên là Jean Martin để tôn vinh người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc về sau, Freud vẫn hay trích dẫn câu nói của Charcot: "Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại", để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán.

Freud đã được trao Giải Goethe năm 1930.

Tác phẩm: Phân Tâm Học Nhập Môn Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi Cái Tôi Và Cái Nó Văn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó Nguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo - Vật Tổ Và Cấm Kỵ Tương Lai Của Một Ảo tưởng Bệnh Lý Học Tinh Thần Về Sinh Hoạt Đời Thường Sâu Xa Hơn Nguyên Tắc Không Đổi ... Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sigmund Freud":Cái Tôi Và Cái NóNguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo - Vật Tổ Và Cấm KỵTâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái TôiTương Lai Của Một Ảo TưởngVăn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Tôi Và Cái Nó PDF của tác giả Sigmund Freud nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đường Đến Thành Công - Road To Success - Naponeon Hill
Đường Đến Thành Công – Road To Success Tại sao thành công luôn mỉm cười với tất cả mọi người, còn với mình thì lại không? Tại sao việc đạt được điều bản thân mong muốn luôn trông dễ dàng với người khác, còn mình dù có nỗ lực bao nhiêu thì hai từ “thành công” vẫn cứ xa tầm với?Có bao giờ trong phút giây chán nản vì những thất bại, bạn đã than thở những điều trên? Hãy khoan thất vọng, sự thành công không phải là điều quá xa xỉ nếu như bạn nắm bắt được cách vận hành của mọi thứ diễn ra quanh mình, cũng như biết được cách thay đổi bản thân để có thể thích ứng với chúng.Trăn trở này cũng đã từng lóe lên trong đầu Napoleon Hill khi ông còn là một cậu thiếu niên. Nó đã ngự trị trong tâm trí ông một thời gian rất dài. Có lẽ cũng vì vậy mà Napoleon Hill đã dành cả đời mình để theo đuổi và tìm đáp án cho câu hỏi ấy. Kết quả là, ông không những đã đi được đến tận cùng của vấn đề, mà bản thân ông còn trở thành một người có sức ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực truyền cảm hứng thành công trong lịch sử thế giới. Ông nói: “Chúng ta không thất bại khi cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình, chúng ta chỉ thất bại khi xao nhãng nhiệm vụ đó”.Đường Đến Thành Công – Road To Success là cuốn sách chứa đựng những ghi chép của Napoleon Hill, về những giá trị cốt lõi mà ông đã tìm thấy và chiêm nghiệm được khi theo đuổi sự thành công. Cuốn sách gồm bốn phần. Trong đó, phần một là trọng tâm, chứa đựng 15 biển báo, tượng trưng cho 15 sự chỉ dẫn, giúp bạn đọc không bị lạc đường trên hành trình khám phá cuộc sống và mưu cầu sự thành công của mình. Phần hai, ba và bốn đem lại cho độc giả nhiều thông tin bổ ích khi bàn luận chuyên sâu về việc lãnh đạo, sự thành công trong lãnh đạo, cũng như khả năng nhìn xa trông rộng về những điều sẽ xảy đến trong đời mình.“Những điều vĩ đại đạt được dễ dàng, nhưng chính những năm, những giờ, những thời khắc chuẩn bị mới là điều quan trọng”. Thomas Edison phải dành cả đời mình để khám phá ra loại dây tóc tốt nhất và thất bại cả ngàn lần trước đó. Vậy nên, muốn chinh phục được đỉnh thành công, bạn phải chấp nhận đi trên một hành trình dài, và không phải bạn cứ ra sức tiến về phía trước là sẽ đạt được nó ở nơi cuối con đường. Điều bạn cần phải làm là chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết, đó là một phương hướng đã được hoạch định một cách rõ ràng.Với tư duy của một tác giả được mệnh danh là “người tạo ra các nhà triệu phú” nhờ những chia sẻ về triết lý thành công, cùng những câu chuyện có thật từ cuộc đời của những người có tên tuổi trong lịch sử nhân loại, như nhà bác học Edison, hay nhà phát minh và khai thác dầu bông vải Eli Whitney… độc giả có thể tự mình vạch ra một lộ trình rõ ràng với những mục tiêu cụ thể, cũng như hướng đi chi tiết để chinh phục được những ước mơ của đời mình thông qua cuốn sách Đường Đến Thành Công – Road To Success.
Nâng Cao Sức Mạnh Tinh Thần
Nâng Cao Sức Mạnh Tinh Thần“Có một sự khác biệt giữa việc còn đang sống với việc có khả năng sống thực sự và vui hưởng cuộc sống…”Càng ngày con người càng nhận ra một điều rất quan trọng là sức khỏe và thể chất có mối liên hệ rất gần gũi với tình trạng trí tuệ, cảm xúc và tinh thần của con người. Khi một người có những trải nghiệm trí tuệ, cảm xúc và tinh thần mang tính tiêu cực và mất quân bình thì hệ thống miễn nhiễm cũng suy giảm đi tính hiệu quả của nó, làm giảm bớt khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.Mặc dù quyển sách được đặc biệt viết cho những người đang sống cùng với những căn bệnh đe dọa đến tính mạng, nhưng nó cũng hữu ích cho bất cứ ai mong muốn khám phá tiến trình tự chuyển hóa bản thân – một phần cơ bản của việc làm tăng sức khỏe toàn diện và hạnh phúc.Và, quyển sách nhỏ này nhằm giúp ta học cách sống thật sự và vui sống, qua tiến trình tự chuyển hóa bản thân và suy niệm.
Cẩm Nang Tư Duy Phân Tích
Cẩm Nang Tư Duy Phân Tích“Apprendre  à  apprendre” (“học  cách  học”)  là một khẩu hiệu nổi tiếng trong tiếng Pháp và không dễ… dịch, vì động từ “apprendre” trong tiếng Pháp dường như có cả hai nghĩa trong tiếng Anh: “to teach” và “to learn”! Không có sự tách bạch giữa “dạy” và “học”, vì vị trí của chúng đôi khi có thể thay thế cho nhau, hay nói ngắn, giữa chúng có một sự “vận động”. Sự vận động ấy chính là phương pháp.Từ khi René Descartes viết quyển “Các quy tắc hướng dẫn tư duy” (Règles pour la direction de l’esprit) năm 1628 và “Luận văn về Phương pháp” (Discours de la Méthode) năm 1637, khoa học và tư duy khoa học thật sự bước vào thời hiện đại, tức, ta không còn có thể suy nghĩ và làm việc như thể không có… Descartes được nữa! Gần bốn thế kỷ đã trôi qua với biết bao sự cải tiến và tinh vi hóa về phương pháp trên mọi lĩnh vực, nhưng mục tiêu của nó không thay đổi, đúng như Kant đã nói: “Ta không thể học triết học, mà chỉ có thể học cách triết lý” hay như lời của Albert Einstein: “Giá trị của một nền giáo dục (…) không phải là dạy và học được nhiều sự kiện mà là đào luyện cho tinh thần biết tư duy…”.Bộ sách CẨM NANG TƯ DUY này dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ huynh… muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; người đã đi làm, doanh nhân… có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.(Bùi Văn Nam Sơn)Quyển cẩm nang này tập trung vào bản chất và khái niệm của kỹ năng phân tích và đánh giá (gọi chung là kỹ năng lập luận). Cẩm nang này giải thích vì sao tư duy được hiểu tốt nhất và cải thiện nhiều nhất khi ta có khả năng phân tích Tính minh nhiên của nó.
Triết Lý Cuộc Đời - Jim Rohn
Triết Lý Cuộc Đời “Đừng đi trước tôi, có khi tôi sẽ chẳng theo sau,Đừng đi sau lưng tôi, có lẽ tôi sẽ không dẫn dắt,Hãy đi bên cạnh tôi, và làm bạn cùng tôi.”Tuy chỉ qua 3 câu nói súc tích, ngắn gọn nhưng Jim Rohn đã truyền toàn bộ những thông điệp mà ông muốn gửi gắm tới độc giả, những người luôn ủng hộ và góp phần làm nên sự thành công của ông. Bộ 5 cuốn sách:Bốn mùa cuộc sống, Chìa khóa thành công, Những mảnh ghép cuộc đời, Triết lý cuộc đời vàChâm ngôn ngày mớiđược Jim Rohn ghi chép lại về những thành công, thất bại, những kinh nghiệp, triết lý sống được ông rút ra trong quãng đời 79 năm của ông. Đây như một món quà mà Jim Rohn muốn gửi tặng đến độc giả, người thân, bạn bè, những người luôn theo dõi, động viên, ủng hộ ông trong mỗi bước của sự nghiệp.Cuốn nhật ký Triết lý cuộc đời viết về cuộc đời, kinh doanh trong suốt một quá trình lâu dài được Jim Rohn tổng hợp lại để truyền đến độc giả những nguồn cảm hứng giúp họ thể hiện hết khả năng của bản thân, thay đổi “chất lượng cuộc sống”. Theo Dottie Walters, Chủ tịch Tổ chức Diễn giả Quốc tế Walters, tác giả cuốn sách “Những diễn giả vĩ đại nhất mà tôi từng được nghe” cho biết: “Thông qua cuốn sách, bạn sẽ thấy nó mở ra cho bạn những cánh cửa để đi tới thành tựu mà bạn tưởng rằng mình sẽ không bao giờ đạt tới”. Điều Jim Rohn hy vọng là sau khi đọc xong những trang sách của ông, những người đang nản lòng trước những khó khăn hay chưa có bất cứ 1 định hướng nào cho cuộc sống sẽ tìm thấy động lực để đứng dậy và đi tiếp. “Hãy thay đổi con người mình, nếu không bạn sẽ chỉ nhận được những gì bạn đã nhận được mà thôi”.