Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đi Rong Trên Những Múi Giờ (Nguyễn Hữu Tài)

Đi rong trên những múi giờ là cuốn sách gồm 19 bài viết về cuộc hành trình khám phá các quốc gia nằm trải rộng trên ba châu lục Á, Âu, Phi dưới cái nhìn của một người Mỹ gốc Việt hòa trộn trong mình cả hai nền văn hóa Đông - Tây.

Nét đặc biệt ở cuốn dy ký này là với giọng văn dí dỏm nhưng không kém phần chiêm nghiệm sâu sắc, tác giả khiến độc giả không thôi tò mò, ngạc nhiên, hứng khởi trước từng cánh cửa du quan hấp dẫn, để biết những điều mà có khi google và những tour du lịch không mang lại được. Ví như: Vì sao người Bangladesh múa tay liên tục như một vũ điệu và luôn mang theo vòng nhang? Và vì sao dưới cái nắng đỏ lửa 40 độ, đền Baitul Mukarram vẫn mát lạnh chân trần? Chúng ta sẽ nhìn thấy gì khi đứng ở đường kinh tuyến gốc Greenwich? Đường biên giới ở châu Âu có gì đặc biệt? Đường vào kim tự tháp Kheops để chiêm ngưỡng quan tài của Pharaoh vĩ đại nhất Ai Cập có gì? Công dân số một của Brussels là ai?

Từng chuyến đi rong của tác giả là “từng chuyến lộng lẫy thanh xuân, rực rỡ thanh xuân, nối dài thanh xuân”, đi để thỏa nỗi khao khát tuổi trẻ - cú chạm thật mạnh vào bụi đất của từng xứ sở trên thân thể địa cầu.

***

Vay đôi chân kẻ đa tình mà đi như thể trong mình điêu linh Tìm mua: Đi Rong Trên Những Múi Giờ TiKi Lazada Shopee

Tôi hình dung Nguyễn Hữu Tài chơi lò cò trên những đường kẻ dọc ngang kinh tuyến và vĩ tuyến. Hai bàn tay anh tung hòn sỏi thanh xuân mát rượi tuổi 30 còn đôi bàn chân nảy bật lên, đầy háo hức và mê đắm, khao khát một cú chạm thật mạnh vào bụi đất của từng xứ sở trên thân thể địa cầu.

Lò cò làm cuộc rong chơi.

Bởi anh biết tuổi trẻ không dài dặc, mà vô cùng ngắn ngủi. Nên từng chuyến đi rong là từng chuyến lộng lẫy thanh xuân, rực rỡ thanh xuân, nối dài thanh xuân vào muôn ngàn cát đá ngày sau. Những trải nghiệm riêng biệt khiến quyển du ký của Hữu Tài độc đáo và lạ lùng. Nơi anh đến không phải luôn là địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới như chúng ta thường thấy trong phần lớn các ấn phẩm du ký, mà có khi rất ngẫu nhiên, là Maastricht có cô bạn gái cũ anh thầm thương thời trung học, là nơi chẳng mấy ai tới du lịch nhưng người thầy địa lý năm xưa từng bảo “đáng để một lần đến thăm trong đời thay vì cứ du lịch đến các nước phương Tây giàu có” (Bầy muỗi đói ở Bangladesh), nơi người lái taxi ở Nepal, cậu bé dẫn đường ở Bangladesh bỗng dưng khơi gợi, Bangkok có một người-tình-hiện-tại đang chờ đợi, để sau chuyến bay là những cái hôn dài, cuống quýt, nồng nàn.

Ở từng chốn du quan, anh cũng không hối hả đi cho hết những điểm thường được gắn mác “nhất định phải đến”, mà nhiều lúc chậm rãi nhấp ngụm trà chiều nước Anh trên đường phố Soho, bần thần u sầu sau cơn mưa hoang vu khi đứng trước ngôi mộ của người sinh ra Đức Phật nằm lẻ loi dưới bước chân trâu bò giữa phế thành Kapilavastu, “lang bạt với ba lô, máy ảnh, thêm vài ngàn baht trong túi, cùng với em ăn vỉa hè, nghỉ lề đường, tối về ký túc xá ngủ vùi chăn chiếu” (Chuyện tình Bangkok) để thấm thía Bangkok đời thường chứ không phải Bangkok của sex show, của phố đèn đỏ chuyển giới. Thành ra, với tập du ký này, người đọc sẽ không đi tham quan chỉ để ngắm nhìn và nhận biết cho thỏa tò mò, mà còn để xuyên qua chuỗi buồn - vui - lo âu - sợ hãi - hồi hộp - háo hức - mệt mỏi - chờ đợi - lưu luyến - thất vọng - thăng hoa - đắm đuối yêu đương hò hẹn… trên hành trình đi bụi của Tài. Cái duyên may là ở đâu anh cũng gặp được một người bản địa hoặc một người bạn, một người tình để có dịp trải nghiệm và thấu hiểu đời sống văn hóa, đời sống từng ngày.

Có thể nói Đi rong trên những múi giờ mang lại thương hiệu “Tài tour” với một lịch trình có một không hai. Đặc biệt, cái nhìn của một người Mỹ gốc Việt hòa trộn trong mình cả hai nền văn hóa Đông - Tây sẽ soi chiếu từng vùng đất qua lăng kính khác biệt, khác biệt hẳn một người Việt thuần túy hoặc một người phương Tây thuần túy. 19 bài viết về các quốc gia nằm trải rộng trên ba châu lục (châu Á, châu Phi và châu Âu) sẽ không thôi khiến độc giả tò mò, ngạc nhiên, hứng khởi trước từng cánh cửa du quan hấp dẫn, để biết những điều mà có khi google và những tour du lịch không mang lại được, ví như:

- Việc đầu tiên khi vào rạp chiếu phim ở Bangkok là gì?

- Vì sao người Bangladesh múa tay liên tục như một vũ điệu và luôn mang theo vòng nhang? Và vì sao dưới cái nắng đỏ lửa 40 độ, đền Baitul Mukarram vẫn mát lạnh chân trần?

- Tour “Jack the Ripper” khởi hành ở Durward Street gắn liền với sự kiện kinh hoàng nào ở London vào cuối thế kỷ 19?

- Chúng ta sẽ nhìn thấy gì khi đứng ở đường kinh tuyến gốc Greenwich?

- Đường biên giới ở châu Âu có gì đặc biệt?

- Nơi Đức Phật ra đời bây giờ ra sao?

- Đường vào kim tự tháp Kheops để chiêm ngưỡng quan tài của Pharaoh vĩ đại nhất Ai Cập có gì?

- Xem bóng đá với người Hà Lan, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha vào mùa cao điểm của World Cup thì sẽ bùng nổ như thế nào?

- Công dân số một của Brussels là ai?

Hơn nữa, gắn với từng trang du ký là những câu chuyện rất riêng tư của Tài mà chỉ Tài mới có, chỉ Tài mới kể được. Cái giọng hài tếu sẽ khiến người đọc cười ngất trước những tình huống oái oăm, những suy nghĩ hóm hỉnh của anh dọc đường gió bụi. Cái giọng ngậm ngùi, tui tủi sẽ khiến người đọc chùng xuống chạnh lòng như một mảnh khăn mỏng rơi lưng chừng cơn gió lặng bởi nỗi niềm của kẻ độc hành muôn đời tha hương ở xứ người. Ai đọc chín quyển sách đã xuất bản, hẳn thấm thía cái chất thuần Việt đậm đà trong chàng trai di cư sang Mỹ từ năm 18 tuổi. Đến quyển thứ 10 này, ở trong khung cảnh xê dịch qua 10 quốc gia khác nhau, chuyện gì ở đâu Tài cũng liên tưởng đến chuyện Ninh Hòa, chuyện Sài Gòn, chuyện Việt Nam được. Đi rong chơi qua bao đường biên giới, có cơ hội thưởng thức bao của ngon vật lạ mà người đời khao khát, nhưng niềm sung sướng nhất của anh là khi ngẫu nhiên tìm được xe bán mì xào với chai “xốt Sài Gòn” huyền thoại, để anh vừa hối hả ngấu nghiến ăn, vừa khóc ròng vì nhớ nhà giữa đường phố Amsterdam và Barcelona. Bởi vậy, người Việt đọc du ký của Tài sẽ khoái đến tận cùng, vì được anh dẫn dắt đến những chỗ có món ăn quê nhà, thỏa cơn thèm nước mắm trong những ngày phiêu dạt xứ xa.

Cái chất thuần Việt đó khiến Hữu Tài đứng ngồi ở đâu cũng chăm chắm hướng đến đường kinh tuyến GMT+7, như Tài từng khiến một cô hướng dẫn viên ở Thái Lan bỏ nghề, chấp nhận đền tiền cho công ty để chạy về với cha mẹ vì trót đọc truyện ngắn của anh. Hòn sỏi thanh xuân trên hai bàn tay anh suốt đời muốn nằm im đấy, buồn vui như đá cuội, mất mát như cát bụi. Vì quê nhà không chỉ là nỗi nhớ để hướng về, mà còn lắm nỗi đau Tài mang theo.

Nên anh lò cò làm cuộc cứu rỗi.

“Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi cả mẹ lẫn cha khi chưa tròn 29. Đó là tháng ngày đau buồn và tang thương nhất khi tôi mất hết động lực và niềm vui để sống. Tôi khóc rất nhiều, sụt cân, sức khỏe suy sút, bị suyễn quật ngã vào mùa đông năm đó. Gắng gượng mãi mới qua khỏi sau bao ngày thở chẳng ra hơi.

Tôi nghĩ mình phải làm gì đó để khỏa lấp nỗi buồn vô hạn này.

May mắn thay, những chuyến đi dọc ngang đã trở thành niềm cứu rỗi.” (Lối đi ngay dưới chân mình).

Trong cuộc chơi trẻ thơ trên quả địa cầu này, Tài đi như muốn dát mỏng những buồn đau bao năm tháng đời mình, giăng móc những điều muốn quên đi lên từng kinh tuyến, vĩ tuyến và mua chuộc niềm vui với thú loanh quanh. Những nơi anh đến có thể ngẫu nhiên với người đời, nhưng tất nhiên với anh, đến không chỉ vì muốn biết, mà còn muốn một cuộc gặp để rót đủ những dở dang trong quá khứ, để lấp đầy niềm đam mê từ thuở ấu thơ. Bởi vậy đi chơi với anh, độc giả còn thấm thía cả chuyện đời, cả phận người. Du ký của anh không chỉ tả mà còn kể, không chỉ có cảnh mà có chuyện. Những câu chuyện dài hơn con đường thinh không trên bầu trời, con đường gập ghềnh trên mặt đất, quyến rũ người nghe đến bất tận.

Lật một trang Đi rong trên những múi giờ nghĩa là độc giả đã cầm trên tay tấm vé “Tài tour” và sẽ miên du không dứt được. Đọc để đi và hiểu biết. Đọc để cười (vì Tài hóm và lí lắc lắm trên đường du ký) và xả hết căng thẳng. Đọc để có thể khóc (vì Tài đa cảm và hay chạnh lòng mọi lúc mọi nơi).

Đọc để thấy Nguyễn Hữu Tài, qua 10 quyển sách, vẫn vẹn nguyên là một “người tình” hấp dẫn của độc giả. Anh “người tình” giàu yêu thương và thông minh, luôn biết làm mình mới toanh mỗi khi hò hẹn. Anh “người tình” khéo chuyện, viết như thể đang khoác vai độc giả, rủ ngồi xuống cà phê lề đường, rồi rủ rỉ xôn xao kể, mà khóc mà cười suốt cuộc tri âm.

Hồ Khánh Vân

Giảng viên Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đi Rong Trên Những Múi Giờ PDF của tác giả Nguyễn Hữu Tài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nhật Ký Franz Kafka (Franz Kafka)
Franz Kafka là một trong những nhà văn phức tạp nhất của thế kỉ XX - phức tạp ngay trong chính tư tưởng sáng tác của ông, phức tạp cả ở sự tiếp nhận, đánh giá ông của công chúng và các nhà nghiên cứu, phê bình khắp thế giới. Ðể hiểu ông hơn phải cần đến những chìa khoá dẫn vào cánh cửa tâm hồn ông. Nhật kí của Kafka, nhiều trăm trang, được viết rải rác trong nhiều năm, là một trong những chìa khoá quan trọng đó. Vì vậy, trong khi làm Tuyển tập tác phẩm Kafka, chúng tôi cố gắng chọn dịch một số trang nhật kí của ông, nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu tìm hiểu cuộc đời và tác phẩm của nhà văn “bí ẩn” này. Dịch nhật kí rất khó, đặc biệt là nhật kí Kafka, chúng tôi là người đầu tiên làm việc này, - nghĩa là dịch nhật kí Kafka sang tiếng Việt, mà lại qua một thứ tiếng trung gian, - nên chắc chắn không thể nào tránh khỏi sai sót (ngay ở hai bản tiếng Nga của cùng một dịch giả mà chúng tôi sử dụng đã có những khác biệt nhiều khi trái nghĩa nhau, nên rất khó xử lí). Chúng tôi chỉ hi vọng rằng đây mới là bước đầu có ích cho người khác về sau tiếp tục công việc hoàn chỉnh, tốt hơn. Mong được bạn đọc thông cảm, các nhà nghiên cứu, phê bình chỉ bảo, giúp đỡ. Bản dịch nhật kí này được Ðoàn Tử Huyến thực hiện từ bản tiếng Nga (của E. Caxeva in trong tạp chí Những vấn đề văn học số 3 năm 1968, tham khảo thêm văn bản lấy từ Internet), có sử dụng một số đoạn do Nguyễn Văn Thảo và Nguyễn Kiều Diệp phác dịch và Ðoàn Tử Huyến hiệu đính. Người dịch cám ơn dịch giả tiếng Ðức Lê Chu Cầu, hiện đang sống và làm việc ở Cộng hoà Liên bang Ðức, đã nhiệt tình đọc đối chiếu với nguyên bản tiếng Ðức và góp nhiều ý kiến sửa chữa cho bản dịch này. ***Franz Kafka sinh ngày 3/7/1883 tại Prague, khi đó thuộc Đế quốc Áo - Hung, trong một gia đình Do Thái thuộc tầng lớp trung lưu. Cha ông là Hermann Kafka, một nhà buôn còn mẹ là Julie Kafka, con một thương gia giàu có.Trong lịch sử văn học, có lẽ không có người cha nào lại trở thành đối tượng sáng tác văn học dai dẳng và ám ảnh như cách ông Hermann Kafka xuất hiện trong các tác phẩm của con trai Franz Kafka. Không riêng gì cha, mà cả ông nội Jakob Kafka cũng phủ bóng trong sáng tác của nhà văn. Tìm mua: Nhật Ký Franz Kafka TiKi Lazada Shopee Nhìn rộng hơn, lý lịch Do Thái tác động sâu sắc tới Kafka, đồng thời luôn khiến ông cảm thấy bị cô lập. Bản thân Kafka luôn tuyên bố rằng mình không dính dáng gì tới Do Thái, nhưng rõ ràng, xã hội thời đó đã ảnh hưởng rất lớn tới ông, người thuộc về một gia đình Do Thái thiểu số, trong một cộng đồng Do Thái thiểu số ở Prague lúc bấy giờ. Ngay trong gia đình, Kafka cũng là một trường hợp thiểu số. Là đứa con trai duy nhất còn sống, anh trai của ba cô em gái, Kafka là mối kỳ vọng lớn của ông bố gia trưởng. Giữa hai người là một mối quan hệ mâu thuẫn phi lý: chung huyết thống, yêu thương nhau, hiểu nhau nhưng bất hòa đến cay nghiệt. Chính người cha đã hình thành nên phong cách văn học đặc trưng của Kafka: nền văn học thiểu số, phi lý và ám ảnh quyền lực. Sinh thời, Kafka học và có bằng tiến sĩ luật. Kafka đạt thành tựu trong nghề bảo hiểm, nhưng viết lách mới là thiên hướng của ông. Sau này, ông đã phải nghỉ việc để tập trung viết lách. Thậm chí, là người yêu đương mãnh liệt nhưng ông cũng nhiều lần lỡ hẹn với những hôn thê, cũng chỉ vì muốn hết mình cho văn chương. Chỉ duy nhất cái chết mới khiến ông ngừng viết. Ngày 3/6/1924, ông qua đời Vienna vì bệnh lao, khi mới 41 tuổi. Những ước nguyện sau cùng của ông cũng là về văn chương: đốt hết các bản thảo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Franz Kafka":Nhật Ký Franz KafkaLâu ĐàiThư Gửi BốVụ ÁnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Franz Kafka PDF của tác giả Franz Kafka nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lên Đường Với Trái Tim Trần Trụi - Tôi Là Một Con Lừa (Nguyễn Phương Mai)
Cuốn sách đầu tiên trong serie Lên đường với trái tim trần trụi Không thể tin được… Một cô gái trẻ có sự nghiệp ổn định là giảng viên tại khoa kinh tế, Đại học Amsterdam, Hà Lan, công việc mà nhiều người hằng mơ ước lại đột ngột từ bỏ tất cả chỉ để thỏa cái sự đi đây đi đó, khám phá thế giới của bản thân. Hơn thế nữa, cô gái này thật sự khiến tôi nghẹt thở, đi hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác với chính những trải nghiệm của cô. Bạn thử tưởng tượng mà xem, chỉ để được ngắm nhìn cá mập trắng - hung thần của biển xanh mà cô gái này sẵn sàng cho mình vào chiếc lồng sắt rồi thả mình xuống Hẻm Cá Mập để làm mồi. Chuyện đấy vẫn chưa thấm tháp gì so với cuộc săn lùng các nghĩa địa tại thành thố Cristobal Colon. Nhưng với tôi, đáng sợ nhất vẫn là cái lần cô thả mình rơi tự do từ độ cao 160 mét xuống thác Maletsunyane tại Queenstown nơi được mệnh danh là xích đu cao nhất thế giới. “CÁ TÍNH”. Tôi thốt lên như một phản xạ tự nhiên khi nghĩ về cô gái này. Rất chuẩn xác khi dùng 2 từ này để nói về Phương Mai- chính là cô gái mà tôi đang nhắc tới và cô cũng chính là tác giả của cuốn sách “Tôi là một con lừa”. Tìm mua: Lên Đường Với Trái Tim Trần Trụi - Tôi Là Một Con Lừa TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lên Đường Với Trái Tim Trần Trụi - Tôi Là Một Con Lừa PDF của tác giả Nguyễn Phương Mai nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đêm Giới Nghiêm - Hồi Ức Về Cuộc Sống, Tình Yêu Và Chiến Tranh Ở Kashmir (Basharat Peer)
Nằm giữa Ấn độ và Pakistan, Kashmir là một trong những nơi đẹp nhất trên Trái đất. Tuy nhiên, cuộc sống ở đây lại là một thực tế hoàn toàn khác. Kể từ khi phong trào ly khai bùng phát vào năm 1989, hàng vạn người đã bị giết trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát khu vực này. Basharat Peer đã tái dựng hiện thực kinh hoàng của vùng đất này trong cuộc xung đột. Đó là câu chuyện về bước đầu gia nhập trại huấn luyện vũ trang ở Pakistan của một thanh niên, về một người mẹ chứng kiến con trai mình bị toán quân Ấn Độ buộc ôm một trái bom, về một nhà thơ đi tìm đức tin tôn giáo khi toàn bộ gia đình ông bị giết, về các chính khách sống trong các phòng tra tấn được tân trang, những ngôi làng bị xé toang bởi mìn và các đền thờ Sufi cổ kính bị đánh bom tan hoang… Tác phẩm là một thiên phóng sự của một cây bút trẻ can đảm, người mang cả một thế giới mới - sống động và chân thực - đến với độc giả. *** “Con người bị mắc kẹt trong lịch sử và lịch sử bị mắc kẹt trong con người.” Tìm mua: Đêm Giới Nghiêm - Hồi Ức Về Cuộc Sống, Tình Yêu Và Chiến Tranh Ở Kashmir TiKi Lazada Shopee • Những ghi chép của người con trai bản xứ, - James Baldwin “Cái thành phố, nơi không tin tức nào có thể đến được, lúc này hiện ra mồn một trong đêm giới nghiêm của nó đến nỗi thứ tồi tệ nhất cũng trở nên xác thực: Từ cầu Zero, một cái bóng bị rượt đuổi bởi ánh đèn pha đang bỏ chạy để đi tìm thân xác của nó.” • Đất nước không có bưu điện, - Agha Shahid Ali *** Tôi sinh ra vào mùa đông ở Kashmir. Làng tôi nằm trên rìa một rặng núi ở vùng phía nam của Anantnag. Bao quanh những ngôi nhà được đắp bằng bùn và gạch là những cánh đồng lúa xanh mướt vào đầu hè và vàng ươm khi thu đến. Vào mùa đông, tuyết trượt chầm chậm từ trên mái nhà của chúng tôi rồi đổ uỵch xuống mặt cỏ. Tôi và đứa em trai cùng đắp những thằng người tuyết với đôi mắt làm bằng những mẩu than vụn. Và khi mẹ bận rộn với việc nội trợ và Ngoại đi ra ngoài, chúng tôi phóng lên mái nhà, bẻ mấy cục nước đá trên đó, trộn chúng với hỗn hợp sữa và đường ăn cắp ở nhà bếp rồi cùng ăn món kem tự chế của mình. Bọn tôi thường đi trượt tuyết trên sườn đồi, nhìn xuống làng mình hoặc chơi cricket trên một cái hồ đóng băng. Chúng tôi cũng liều, vì chơi như thế có thể bị Ngoại, cũng là hiệu trưởng của trường tôi, mắng mỏ hoặc đánh đòn. Nếu bắt gặp chúng tôi chơi cricket vào mùa đông, ông sẽ bộc lộ chủ trương chú trọng sách vở hơn là cricket bằng tiếng quát tháo khiếp đảm: “Cái lũ ăn hại!” Nghe tiếng quát quen thuộc của ông, mấy đứa chơi cricket tản ra và lẩn đi mất. Không chỉ lũ cháu ngoại mà tất cả trẻ con trong làng đều sợ ông thầy hiệu trưởng như lính sợ quân luật. Những chiều mùa đông, Ngoại và mấy người hàng xóm ngồi trước những cửa tiệm và sưởi ấm bằng kangris, một loại bình giữ lửa tiện dụng, rồi tán gẫu, hoặc nói chuyện tuyết rơi sẽ ảnh hưởng thế nào đến vụ mù tạt vào mùa xuân. Sau khi thầy tu báo giờ triệu tập cuộc lễ chiều, họ rời các cửa tiệm để về nhà, cho đàn gia súc ăn, cầu nguyện ở đền thờ trong làng, rồi quay lại mấy cửa tiệm đó để trò chuyện tiếp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đêm Giới Nghiêm - Hồi Ức Về Cuộc Sống, Tình Yêu Và Chiến Tranh Ở Kashmir PDF của tác giả Basharat Peer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! (Lê Bùi Thảo Nguyên)
“Tôi cần một cái khuôn khác - Méo mó cũng được” của Lê Bùi Thảo Nguyên gây ám ảnh với người đọc với những câu chuyện của một kỹ thuật viên gây mê. Cô gái ấy sau hơn một năm làm việc tại một trong những bệnh viện phụ sản hàng đầu đã quyết định xin nghỉ việc bởi “mọi thứ dường như quá sức chịu đựng” và cô muốn “an lành ru giấc ngủ hằng đêm”. Tiếng chuông điện thoại, tiếng chuông báo cấp cứu, tiếng tít tít của máy theo dõi, tiếng khóc, tiếng chửi rủa hay tiếng hát vang vọng giữa đêm đều gợi lên sự ám ảnh, thương xót không chỉ với người kể chuyện mà cho cả người đọc. Thậm chí, có nhiều lúc, cô gái ấy còn không kịp phân định mình đang ở nhà hay ở viện mà cứ thế lao đi theo phản xạ khi nghe thấy tiếng chuông, để rồi khi định hình được không gian đang đứng mới nhận ra mình chỉ vừa kết thúc ca trực đêm. Theo chân cô cử nhân gây mê từ lúc còn là một sinh viên thực tập đến khi là nhân viên chính thức trong bệnh viện, người đọc được “ghé thăm” phòng cấp cứu, phòng phẫu thuật, phòng sinh. Không có những tình tiết gay cấn, các câu chuyện được Thảo Nguyên kể bằng giọng văn nhẹ nhàng, súc tích nhưng không kém phần trần trụi. “Tôi cần một cái khuôn khác - Méo mó cũng được” một lần nữa khẳng định rằng: Môi trường làm việc ở bệnh viện không dành cho những người “yếu tim”. Bạn sẽ phải mạnh mẽ, có cái đầu lạnh hơn nhiều người, phải học cách quên thật nhanh khi ở bệnh viện sự sống - cái chết luôn song hành cùng nhau. Điều đặc biệt của cuốn sách cũng là cái tài của Thảo Nguyên chính là duy trì hai mạch truyện trong hai không gian với hai con người khác nhau, tuy cùng một bản thể. Bên cạnh một Thảo Nguyên hiền lành, ít nói ở bệnh viện là một Thảo Nguyên dữ dội với những chuyến du lịch một mình. Điều gì khiến Thảo Nguyên quyết định rời khỏi bệnh viện? Và hành trình của cô gái ấy qua những miền đất lạ là để tìm kiếm điều gì? 6 chương sách với 51 mẩu chuyện dường như không chỉ là trải nghiệm của cá nhân Thảo Nguyên mà đâu đó trên hành trình của cô gái trẻ, ta cũng nhìn thấy mình bởi đã có lúc ta rơi vào tình trạng như cô: “Đối với tôi, lạnh, đói, đau, hay mệt mỏi luôn là những cảm giác… dễ chịu, vì có thể dễ dàng gọi tên, cũng dễ dàng giải quyết. Còn những cảm xúc khác, tôi không tài nào kiểm soát được, ngay cả những khi bất chợt tâm trạng trượt xuống chạm sàn, cũng chỉ có thể gói gọn trong hai chữ “không ổn”, không cách nào diễn tả được. Vì sao không ổn? Không ổn như thế nào? Và, làm sao để ổn?” Tìm mua: Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! TiKi Lazada Shopee Đoạn trích tiêu biểu: Một người bạn từng nói, hãy nghĩ rằng, họ - những người chúng tôi không níu lại được, đang đến một nơi tốt hơn. Nhưng tôi nghĩ mãi rồi, còn nơi nào tốt hơn là ở bên đứa con chưa đầy một tháng tuổi và ngắm nhìn chúng đang say giấc nồng? Gương mặt chưa vướng bụi trần ấy có thiên thần nào sánh kịp? Chúng tôi đã không thể giữ lại mẹ cho đứa bé ấy. Và đứa trẻ, vĩnh viễn không còn biết đến bầu sữa ấm áp, không còn được nghe câu hát ru à ơi. Suốt đêm, khi chúng tôi hối hả giành giật mẹ nó với thần chết, khi người thân đang khóc ngất, nó vẫn say ngủ trên tay bà ngoại, an yên. Người cha, người chồng ấy quỳ xuống bên giường bệnh, “Cứu vợ em đi bác sĩ ơi, bao nhiêu tiền em cũng trả, bác sĩ đừng dừng lại mà.” Trước đó, anh níu tay anh đồng nghiệp, rồi tay tôi, đặt lên ngực vợ mình, xin chúng tôi tiếp tục nhấn tim. Tôi nhìn những giọt mồ hôi của các anh rơi, những cái nhấn tim đến kiệt sức. Giá như mọi chuyện chỉ đơn giản là tiền bạc! Chúng tôi tránh không nhìn vào mắt nhau, hiểu rằng ai cũng đang kìm nén để không bật khóc, không gào thét. Tại sao? Tại sao sáu tiếng đồng hồ đổ sông đổ bể? Tại sao đến lúc quyết định buông xuôi tôi vẫn không chịu được khi nhìn thấy số 0 và đường thẳng chạy dài lạnh lùng trên màn hình theo dõi? Khi người nhà vây quanh, nắm tay bóp chân, động viên người bệnh, tôi đã hy vọng phép màu sẽ xảy ra, những nhịp tim đều đặn lại xuất hiện trên màn hình và ngón tay trỏ bất chợt nhấc lên. Nhưng, cuộc đời không phải một tập phim truyền hình, nó tàn nhẫn hơn rất nhiều lần! Và điều đáng sợ nhất là sau khi chiếc xe đưa người phụ nữ ấy về an nghỉ nơi cố hương lăn bánh, tôi lại phải quay trở lại công việc, như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tôi cũng là con người, cũng có cảm xúc. Tôi phải làm sao để sống an lành suốt những tháng năm còn lại, với những ánh mắt van nài và tiếng khóc thê lương?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! PDF của tác giả Lê Bùi Thảo Nguyên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.