Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (Thích Thanh Từ)

TỰA

Nghe rằng: Huệ môn rộng mở lý bặt mối manh sắc tướng, nẻo giác xa xăm một phen lên rồi thì chôn lấp danh ngôn biểu hiện.

Buồn thay! Đấng Năng Nhân thị hiện ứng hóa khắp nơi, mở diệu điển nơi ba thừa, suốt chân thuyên trong tám bộ. Sở dĩ phát huy đến chỗ sâu xa treo cao trí tuệ soi sáng nẻo tối tăm, xiển dương đại đạo, cỡi sóng Thiền trên sóng dục. Vì vậy, kim quan trùm ánh sáng, ngọc hào thâu vẻ đẹp, một mình nêu cao tinh anh Linh Thứu, riêng mang nghiệp thành lân (ý tán dương đại sư là bậc tôn quý trong nhà Thiền) chỉ có Đại sư vậy!

Đại sư họ Đới, người ở Vĩnh Gia. Thuở nhỏ, Ngài chuyên tâm nơi tam tạng, lớn lên lão thông pháp Đại thừa, ba nghiệp siêng năng riêng hoằng dương Thiền quán. Cảnh trí đều tịch, định tuệ song dung khiến cho bụi lặng nơi nẻo tối tăm, sóng dừng nơi biển diệu. Tâm trong như ngọc, đạo chủng sáng ngời thất tịnh (Thất tịnh: 1) Giới tịnh. 2) Tâm tịnh. 3) Kiến tịnh. 4) Độ nghi tịnh. 5) Phân biệt đạo tịnh.

6) Hạnh đoạn tri kiến tịnh. 7) Niết-bàn tịnh.) chói nhau. Giới sạch như trăng, hoa từ tỏ rạng tam không (Tam không là ba môn giải thoát: Không, Vô tướng, Vô nguyện.) trình chiếu. Lại thêm, chí thanh khiết như tùng điểm sương, tâm rỗng không như trăng đáy nước. Áo vải cơm rau quên thân vì đạo, xót thương hàm thức muốn chúng sanh đều được an vui. Quán niệm nối nhau tâm không gián đoạn, trước sau gìn giữ tiết tháo rắn chắc như đá vàng. Tâm yếu cạn sâu một lý dung thông như kết hoa không thẹn. Thần trí thấu triệt ngôn biểu, lý mầu khế hợp hoàn trung. Khiêm hạ mình, đề cao người. Thuận phàm đồng thánh chẳng khởi diệt định mà giữ bốn oai nghi. Danh trọng đương thời, hóa đạo cùng khắp. Người thạc học khắp Tam Ngô [Tam Ngô là Tô Châu (Đông Ngô), Nhuận Châu (Trung Ngô), Hồ Châu (Tây Ngô)] đông đúc đến học Thiền, bậc cao nhân ngoài tám hướng vào nhà lý mau như gió thổi. Tìm mua: Thiền Tông Vĩnh Gia Tập TiKi Lazada Shopee

Ngụy Tĩnh tôi hầu hạ dưới chân Ngài, chỉ hận chưa hết tấm lòng bỗng phải giã từ trở lại kinh kỳ. Từ đó đến nay u minh xa cách, vĩnh viễn thương tiếc, con mắt diệu huyền vừa gặp lương y chợt mất kim bài; biển dục sóng to mà vị Thầy dẫn đường đã mất. Tác phẩm còn đây mà am thất đã quạnh hiu.

Chao ôi! Đau đớn buốt cả tâm can. Một vị Thầy sáng suốt đã mất, bảy chúng biết nương tựa vào đâu. Lời vàng ngọc của bậc cao đức không còn được nghe, xa cách càng thêm thê lương sầu thảm.

Lúc Đại sư còn tại thế, những lời dạy được ghi lại gồm có mười thiên, góp lại thành một quyển. Ước mong người học được ý quên lời để khế hợp với đạo của Ngài vậy.

Nay sơ lược ghi lại vài lời, nếu có điều chi lầm lạc xin bậc minh triết sửa lại dùm cho.

Nhà Đường, Thứ Sử Khánh Châu

NGỤY TĨNHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt Nam

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Tông Vĩnh Gia Tập PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bách Gia Chư Tử
Bách Gia Chư Tử (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là những triết lý và tư tưởng ở Trung Hoa cổ đại nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 6 đến năm 221 TCN trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Bách Gia Chư Tử (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là những triết lý và tư tưởng ở Trung Hoa cổ đại nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 6 đến năm 221 TCN trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng (百家爭鳴/百家争鸣 "bách gia tranh minh"; Bính âm: bǎijiā zhēngmíng). Nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng Trung Quốc ở thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng tới cách sống và ý thức xã hội của người dân các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều tiểu quốc mời làm cố vấn về các vấn đề của chính phủ, chiến tranh, và ngoại giao. Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng (百家爭鳴/百家争鸣 "bách gia tranh minh"; Bính âm: bǎijiā zhēngmíng). Nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng Trung Quốc ở thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng tới cách sống và ý thức xã hội của người dân các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều tiểu quốc mời làm cố vấn về các vấn đề của chính phủ, chiến tranh, và ngoại giao.Thời kỳ này kết thúc bởi sự nổi lên của nhà Tần và sự đàn áp các tư tưởng khác biệt sau đó. Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Hoa được nhà Tần thống nhất, hệ thống tư tưởng ở Trung Hoa bước vào giai đoạn nở rộ nhất. Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình, nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn. Thời kỳ này kết thúc bởi sự nổi lên của nhà Tần và sự đàn áp các tư tưởng khác biệt sau đó.Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Hoa được nhà Tần thống nhất, hệ thống tư tưởng ở Trung Hoa bước vào giai đoạn nở rộ nhất. Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình, nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức, Đạo giáo khuyên không nên can thiệp và phấn đấu. Người thứ hai góp phần phát triển Đạo giáo chính là Trang Tử. Ông cũng dạy một triết lý gần tương tự. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời, vì vậy sách của họ mâu thuẫn và thường rất khó hiểu. Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết kiêm ái: Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất. Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức, Đạo giáo khuyên không nên can thiệp và phấn đấu. Người thứ hai góp phần phát triển Đạo giáo chính là Trang Tử. Ông cũng dạy một triết lý gần tương tự. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời, vì vậy sách của họ mâu thuẫn và thường rất khó hiểu.Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết kiêm ái: Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất.Một trường phái lớn khác là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là Pháp gia. Một trường phái lớn khác là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là Pháp gia.
THẦN, NGƯỜI VÀ ĐẤT VIỆT! - TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Chuyên khảo Thần, người và đất Việt trình bày sự hình thành và biến chuyển của các hệ thống thần linh của người Việt từ cổ đại tới cận đại, từ hệ thống các nhiên thần (các thần cây, đá; các thần sông nước) đến các nhân thần sơ khai, tiếp đó là các hệ thần mới, nảy sinh do tiến trình hình thành thể chế quân chủ tập quyền, đồng thời do sự giao lưu với tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc phương Bắc và phương Nam trong tiến trình lịch sử của cộng đồng Việt. Chuyên khảo Thần, người và đất Việt trình bày sự hình thành và biến chuyển của các hệ thống thần linh của người Việt từ cổ đại tới cận đại, từ hệ thống các nhiên thần (các thần cây, đá; các thần sông nước) đến các nhân thần sơ khai, tiếp đó là các hệ thần mới, nảy sinh do tiến trình hình thành thể chế quân chủ tập quyền, đồng thời do sự giao lưu với tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc phương Bắc và phương Nam trong tiến trình lịch sử của cộng đồng Việt. Không chỉ là một công trình quan trọng nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của người Việt trong đời sống tâm linh, ‘Thần, người và đất Việt’ còn là một bức tranh đa sắc về các hệ thống thần linh Việt; mỗi trang trong sách như một mảng màu miêu tả những biến chuyển văn hóa ẩn sâu dưới lớp hỗn độn của thần thoại, huyền sử và tín ngưỡng. Từng gương mặt nhiên thần rũ bỏ vàng son tô vẽ, trở lại nét nguyên sơ trong sự vọng tưởng về văn hóa bản địa linh thiêng. Hiểu rằng thẳm sâu trong tâm thức người Việt luôn có một quan niệm về sự tồn tại thế giới siêu nhiên, ‘Thần, người và đất Việt’ đã không dừng lại ở những khảo sát hệ thống thần linh thủa sơ khai, mà còn đặt những bước đi đầu tiên trong việc làm sáng tỏ chiều hướng kết tập thần linh mới. Không chỉ là một công trình quan trọng nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của người Việt trong đời sống tâm linh, ‘Thần, người và đất Việt’ còn là một bức tranh đa sắc về các hệ thống thần linh Việt; mỗi trang trong sách như một mảng màu miêu tả những biến chuyển văn hóa ẩn sâu dưới lớp hỗn độn của thần thoại, huyền sử và tín ngưỡng. Từng gương mặt nhiên thần rũ bỏ vàng son tô vẽ, trở lại nét nguyên sơ trong sự vọng tưởng về văn hóa bản địa linh thiêng. Hiểu rằng thẳm sâu trong tâm thức người Việt luôn có một quan niệm về sự tồn tại thế giới siêu nhiên, ‘Thần, người và đất Việt’ đã không dừng lại ở những khảo sát hệ thống thần linh thủa sơ khai, mà còn đặt những bước đi đầu tiên trong việc làm sáng tỏ chiều hướng kết tập thần linh mới.
NGÔN NGỮ CỦA CHÚA
Ngôn ngữ của Chúa: Một nhà khoa học trình bày chứng cứ cho đức tin (nguyên ngữ tiếng Anh: The Language of God: A Scientist Presents Evidence for Belief) là một tác phẩm của Francis Collins có tên trong bản liệt kê sách bán chạy nhất của tờ New York Times, trong đó ông bày tỏ lập trường ủng hộ thuyết tiến hóa hữu thần. Francis Collins là bác sĩ y khoa và nhà di truyền học người Mỹ, nổi tiếng do những khám phá nổi bật về các loại gen bệnh cũng như khả năng lãnh đạo của ông trong Dự án bản đồ gene người (HGP). Collins hiện đang phục vụ trong cương vị Giám đốc Viện Y tế Hoa Kỳ. Trong quyển Ngôn ngữ của Chúa, Collins tóm lược những trải nghiệm của mình khi trở nên một tín hữu Cơ Đốc cũng như luận bàn ý niệm về Thiên Chúa trong những lĩnh vực như sinh học, vật lý học vũ trụ, tâm lý học, và các chuyên ngành khác.[1][2] Ông cũng trưng dẫn nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng, nổi trội hơn hết là C. S. Lewis bên cạnh những nhân vật khác như Augustine, Stephen Hawking, Charles Darwin, Theodosius Dobzhansky....
PHẬT LỤC - TRẦN TRỌNG KIM
"Phật Lục" là sách nói về truyện nhà Phật. Sách này không phải là sách bàn về lý thuyết cao siêu của đạo Phật, mà cũng không phải là sách nói về lịch sử rất phức tạp của đạo Phật. Đạo Phật sâu rộng vô cùng, không thể lấy cái học thức thô thiển và cái ý kiến tầm thường mà bàn luận cho tinh tường được. là sách nói về truyện nhà Phật. Sách này không phải là sách bàn về lý thuyết cao siêu của đạo Phật, mà cũng không phải là sách nói về lịch sử rất phức tạp của đạo Phật. Đạo Phật sâu rộng vô cùng, không thể lấy cái học thức thô thiển và cái ý kiến tầm thường mà bàn luận cho tinh tường được. Song vì chúng tôi thấy nhiều người tuy nói là tín đồ nhà Phật nhưng ngoài mấy câu kinh câu kệ và sự đi đến chùa lễ bái để cầu phúc, cầu đức ra, hỏi đến Phật đến Bồ Tát là thế nào, thì chưa hầu dễ đã có mấy người biết rõ mà nói được. Thậm chí đến cách bày trí ở trong chùa, thấy có tượng thì gọi là tượng Phật, tượng Thánh mà thôi, chứ không biết đích xác là ngôi tượng nào thờ vị nào và bày ra như thế là có ý nghĩa gì. Chúng tôi thấy thế, cho nên mới làm ra quyển sách nhỏ này, nói lược qua mất cái đại ý về đạo cứu thế của nhà Phật cùng cái ý nghĩa thờ phụng chư Phật và chư Bồ tát ở trong chùa, để giúp thêm cho sự hiểu biết của các tín đồ và họa may có bổ ích được một đôi chút cho những người muốn biết đại khái đạo Phật là thế nào chăng? Cái mục đích sách "Phật Lục" này chỉ thiển cận như thế thôi. Nhưng lúc làm chúng tôi cũng đã kê cứu cẩn thận và có nhờ ông Nguyễn Trọng Thuật tìm giúp các điển tích để tránh khỏi sự sai lầm. Vậy xin có lời cảm tạ ông Thuật và mong rằng cái việc làm này, tuy nhỏ mọn nhưng cũng không đến nổi vô ích cho sự Phât học của nước nhà. (MẤY LỜI NGỎ CÙNG ĐỘC GIẢ của TRẦN TRỌNG KIM)