Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Họ Đã Dạo Bước Cùng Chúa Jesus (Dolores Cannon)

Công việc của tôi, với tư cách là một nhà thôi miên trị liệu chuyên về liệu pháp luân hồi và tiền kiếp đã dẫn tôi đến với những tình huống kỳ lạ và những con đường huyền bí. Nó đã cho phép tôi nhìn ra những góc khuất trong tiềm thức, nơi những điều vẫn chưa được biết tới nằm lẩn khuất trong màn sương thời gian. Tôi nhận thấy rằng toàn bộ lịch sử nhân loại được ghi lại trong tâm trí của những người sống ngày nay, và nếu những ký ức này không bị xáo trộn, thì chúng sẽ tiếp tục nằm im lìm và không được khám phá ra.

Tuy nhiên, những hoàn cảnh được tạo ra bởi thế giới hiện đại bận rộn của chúng ta đã khiến những ký ức này xuất hiện, thường không có dấu hiệu gì, bởi vì chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại theo những cách thường là không thể giải thích được. Giờ đây, liệu pháp thôi miên tiền kiếp đang được sử dụng như một công cụ để giúp giải quyết các vấn đề, ngày càng có nhiều ký ức trong số những ký ức này đang được đưa ra ánh sáng hơn bao giờ hết. Có lẽ lần đầu tiên, con người đã tự cho phép mình thừa nhận rằng cơ thể mà họ đang sống trong đó và ký ức của kiếp sống hiện tại của họ không phải là tổng thể của con người. Con người còn hơn là những gì họ nhìn thấy trong gương và những gì họ ghi nhớ một cách có ý thức. Có những độ sâu không thể lường được mà chỉ vừa mới bắt đầu được thăm dò.

Kể từ khi tôi bắt đầu công việc của mình vào năm 1979, tôi đã thấy rằng tất cả chúng ta dường như đều có những ký ức về nhiều kiếp trước nằm im lìm trong tiềm thức của chúng ta. Miễn là trong trạng thái lúc thức bình thường của chúng ta, chúng ta có thể hoạt động một cách ổn thỏa, thì việc khám phá những ký ức này là chẳng có gì quan trọng cả. Tôi tin rằng cuộc đời quan trọng nhất trong tất cả là cuộc đời mà hiện tại chúng ta đang sống, và đó là mục đích tồn tại của chúng ta trên thế giới này, vào thời điểm hiện tại. Chúng ta phải cố gắng để sống cuộc đời này một cách tốt nhất có thể.

Nhiều người cho rằng nếu luân hồi là có thật, và nếu họ đã sống vô số kiếp khác, tại sao họ lại không nhớ gì đến chúng? Tiềm thức có thể được so sánh với một cái máy, một máy ghi âm, một máy tính cao cấp. Trong cuộc sống hàng ngày hiện tại, chúng ta liên tục bị tấn công bởi hàng triệu thông tin thường tình và vụn vặt: cảnh, mùi, âm thanh, các dữ liệu đầu vào về cảm giác. Nếu tất cả thông tin này được phép thông qua tâm trí có ý thức của chúng ta, chúng ta sẽ không thể hoạt động - mà chúng ta sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp. Như vậy tiềm thức đóng vai trò như một bộ lọc và một người bảo vệ. Nó cho phép chúng ta tập trung vào thông tin chúng ta cần để sống và hoạt động trong xã hội của chúng ta.

Nhưng điều quan trọng cần nhớ là tất cả các dữ liệu khác đã được thu thập vẫn ở đó trong ngân hàng-bộ nhớ của máy tính. Nó không bao giờ bị mất đi, nhưng được cất giữ bởi một tiềm thức theo kiểu-keo kiệt. Ai mà biết được lý do tại sao chứ? Tất cả chúng nằm ở đó và có thể được khai thác. Nếu một người quay lại bữa tiệc sinh nhật thứ mười hai của họ trong cuộc đời này, họ có thể nhớ lại và thực sự hồi tưởng lại toàn bộ tập phim. Họ sẽ biết tên của tất cả những đứa trẻ có mặt, và nếu được yêu cầu, họ thậm chí có thể mô tả chi tiết đồ ăn, quà, đồ đạc và giấy dán tường. Đây là một số mẩu thông tin thường tình đã được lưu trữ trong bản ghi của bữa tiệc sinh nhật. Một bộ phim và thư viện băng hình được ghi lại hoàn chỉnh tồn tại trong tâm trí, để tái tạo lại cảnh phim chi tiết đến từng phút. Mỗi ngày và sự kiện trong cuộc sống của chúng ta đều được ghi lại một cách tương tự và có thể được truy cập đến nếu cần. Tìm mua: Họ Đã Dạo Bước Cùng Chúa Jesus TiKi Lazada Shopee

Vì vậy, nếu tất cả về cuộc đời hiện tại của chúng ta có sẵn trong tiềm thức, thì tất cả những cuộc đời trước đây của chúng ta cũng ở đó, sẵn sàng để được truy cập vào. Tôi thích so sánh nó với một thư viện băng hình khổng lồ: chúng ta yêu cầu tiềm thức rút ra tiền kiếp phù hợp trên băng hình và đưa nó vào cỗ máy ký ức. Nếu chúng ta nhận ra sự khổng lồ của một ngân hàng-ký ức như vậy, thì chúng ta có thể hiểu được tại sao việc ý thức về những ký ức đó trong trạng thái lúc thức hàng ngày của chúng ta chắc hẳn không phải là khôn ngoan - mà thực sự là bất lợi. Chúng ta sẽ bị choáng ngợp. Sẽ cực kỳ khó vận hành cuộc sống, nếu những khung cảnh khác và những mối quan hệ nghiệp quả trước đây cứ liên tục rỉ máu và bao phủ lên cuộc sống của chúng ta bây giờ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dolores Cannon":Ba Làn Sóng Tình Nguyện Viên Và Trái Đất MớiCon Người Đa ChiềuVũ Trụ Đa ChiềuVũ Trụ Xoắn - Quyển 2Vũ Trụ Xoắn - Quyển 3Những Người Trông Nom Trái ĐấtNhững Người Giám HộTừ Sau Khi Chết Đến Tái SinhVũ Trụ Xoắn - Quyển 1Vũ Trụ Xoắn - Quyển 4Vũ Trụ Xoắn - Quyển 5Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 1Họ Đã Dạo Bước Cùng Chúa JesusCuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 2Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 3Di Sản Từ Các Vì SaoMột Linh Hồn Nhớ Về HiroshimaNăm Cuộc Đời Được Ghi NhớTìm Kiếm Tri Thức Thiêng Liêng Còn Ẩn GiấuJesus Và Những Người Essense

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Họ Đã Dạo Bước Cùng Chúa Jesus PDF của tác giả Dolores Cannon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Biết Lối Quy Y - Thiều Chửu (NXB Đuốc Tuệ 1940)
Quy, nói đủ là quy-y. Quy-y nghĩa là minh tự biết minh say đắm cảnh đời, làm nhiều tội lỗi, cũng như người con cứng đầu cứng cổ, không ăn lời cha mẹ dạy, bỏ nhà ra đi đua đòi bạn xấu, làm càn làm bậy, đến nỗi tấm thân bơ vơ đất khác, đói khát giãi dầu, cảnh khổ ê trề, bây giờ mới nhớ đến cha mẹ mà quay đầu về ngay, thì lại được yên ổn xung xướng ngay. Lại như người đang bị ngã xuống bể, ngoi ngóp sắp chết, thấy có thuyền đến, liền ngoi lại ngay, khi lên được trên thuyền, thay áo khỏi rét, ăn cơm khỏi đói, hết sự sợ lại khốn khổ, được hưởng cái phúc no ấm xênh sang, thế là quy y. Biết Lối Quy YNXB Đuốc Tuệ 1940Thiều Chửu (Nguyễn Hữu Kha)22 TrangFile PDF-SCAN
Đập vỡ vỏ hồ đào - Thích Nhất Hạnh
Lời tựaĐập vỡ vỏ hồ đào – Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán LuậnNếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế. Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên ấy: sinh-diệt, có-không, thành-hoại, tới-đi, trong-ngoài, chủ thể và đối tượng. Bụt Thích Ca nói: Có cái không sinh, không diệt, không có, không không, không thành, không hoại để làm chỗ quay về cho tất cả những cái có, không, sinh, diệt, thành, hoại. Mà cái không sinh không diệt ấy, cái không chủ thể không đối tượng ấy, mình chỉ có thể tiếp cận được khi mình vượt thoát màn lưới khái niệm nhị nguyên. Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học này là Trung Quán Luận. Long Thọ không cần sử dụng tới bất cứ một kinh điển Đại thừa nào để thiết lập pháp môn của mình. Ông chỉ sử dụng các kinh điển truyền thống nguyên thỉ. Ông chỉ cần trích dẫn một vài kinh như kinh Kaccāyanagotta Sutta. Ông không cần viện dẫn bất cứ một kinh Đại thừa nào.Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch, nhờ sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi ấy để đi tới cái thấy bất nhị. Biện chứng pháp Trung Quán giúp ta làm việc ấy. Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức. Kinh Kaccāyanagotta cho ta biết là người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không. Kinh Bản Pháp (S.2, 149-150) và kinh tương đương Tạp A Hàm (Tạp 456) cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ cái có, cái diệt có là vì có cái sinh. Đó là những câu kinh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi. Niết bàn là cái thực tại không sinh, không diệt, không có, không không, không không gian cũng không vật thể… và Niết bàn có thể chứng đắc nhờ cái thấy bất nhị. Ban đầu ta có ý niệm tương duyên (pratītyasamutpāda), rồi ta có các ý niệm tương sinh, tương đãi. Sau đó ta lại có ý niệm tương tức và tương nhập. Tất cả cũng đều có một nội dung như nhau. Những ý niệm không, giả danh và trung đạo cũng đều có ý nghĩa đó.Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.Thầy Long Thọ sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Thiên chúa giáng sinh(B.C.), trong một gia đình Ấn Độ giáo. Lớn lên thầy đã học Phật và theo Phật giáo. Thầy đã sáng tác bằng tiếng Phạn thuần túy, thay vì bằng tiếng Pali hay bằng tiếng Phạn lai Phật giáo.Tác phẩm Trung Quán Luận của thầy có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramartha) của đạo Bụt. Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tuyệt đối. Ngoài sự thật tuyệt đối còn sự thật tương đối, tức là Thế tục đế (Saṃvrti). Sự thật tương đối tuy không phải là sự thật tuyệt đối nhưng cũng có khả năng chỉ bày, chuyển hóa và trị liệu, do đó không phải là cái gì chống đối lại với sự thật tuyệt đối. Mục đích của Long Thọ, như thế không phải là để bài bác chống đối sự thật tương đối mà chỉ là để diễn bày sự thật tuyệt đối. Nếu không có sự thật tuyệt đối thì thiếu phương tiện hướng dẫn thể nhập thực tại tuyệt đối, tức chân như hay Niết bàn. Vì vậy trong khi đọc Trung Quán Luận, ta thấy có khi như Long Thọ đang phê bình các bộ phái Phật giáo đương thời như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hay Độc Tử Bộ (Pudgalavāda) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika). Long Thọ không đứng về phía một bộ phái nào, không bênh vực một bộ phái nào, cũng không chỉ trích bài bác một bộ phái nào. Ông chỉ có ý nguyện trình bày Đệ Nhất Nghĩa Đế của đạo Bụt, thế thôi.
Tam Ngươn Giác Thế Kinh - Chiếu Minh Đàn (NXB An Hà 1932)
Trong Trời Đất có ba Ngươn: Thượng ngươn - Trung Ngươn - Hạ Ngươn. Ba Ngươn ấy là cái số cuối cùng của Trời Đất. Thượng Ngươn là: ngươn đã gây dựng CKVT. Nên còn gọi là Ngươn Tạo Hóa hay Ngươn Thượng Đức, con người lúc ấy tánh chất hiền lương chất phát. Thuận tùng Thiên Lý, trên hòa dưới hiệp bảo vệ thương yêu nâng đỡ nhau, cùng chung nhau hưởng đời an lạc, gọi là đời Thượng Lực. Đến đời trung Ngươn, thì con người bỏ mất tánh thiện lương, càng ngày càng học hỏi thu thập nhiều thói hư xấu, rồi nghĩ ra nhiều mưu lược tương tàn, tương sát giết hại lẫn nhau, mạnh đặng yếu thua, miễn sao mình vinh thân phì da, không kể gì đến tính đồng loại, nghĩa đồng bào, bởi vậy nên còn gọi là Ngươn tranh đấu. Hạ Ngươn còn gọi là đời mạt kiếp: sự đấu tranh càng ngày càng gay go hung tợn. Chế tạo ra nhiều vũ khí tối tân, giết người hàng loạt. Mưu quỉ kế là ác độc phi thường. Thậm chí còn bày ra hạt nhân nguyên tử. Nếu đấu tranh càng lắm, thì cũng phải tới thời kỳ tiêu diệt, bởi thế còn gọi là đời mạt kiếp hay ngươn điêu tàn. Tam Ngươn Giác Thế KinhNXB An Hà 1932Chiếu Minh Đàn213 TrangFile PDF-SCAN
Công Phu - Nguyễn Kim Muôn (NXB Xưa Nay 1935)
Cái công phu là cái phần việc của mổi người tu làm qua mổi ngày, ấy cũng cho là như làm việc vậy. Thế thì, cái sự công phu này chắc là của ai ai cũng không giống nhau được, vì hoặc công phu ngoại, hoặc công phu nội, rồi trong hai lẻ nội ngoại lại còn có nhiều thứ, nhiều lớp, nhiều bực khác nhau nữa. Đây tôi muốn nói về cái công phu nội, mà có một bức thôi. Công PhuNXB Xưa Nay 1935Nguyễn Kim Muôn16 TrangFile PDF-SCAN