Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ hằng năm vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), vàA các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử... người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công.

Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cầu tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.

Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.

Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người Việt Nam ta có phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Đó là một phong tục tập quán tốt cần được giữ gìn và phát huy. Cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam giới thiệu với bạn đọc những phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, đó là: phong tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần thờ tại gia và thờ phụng trong ngày Tết. Mong rằng, nội dung trong quyển sách này sẽ góp phần giúp bạn đọc giữ gìn, phát huy những phong tục thờ phụng đã có từ ngàn đời nay.

Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người Việt Nam ta có phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Đó là một phong tục tập quán tốt cần được giữ gìn và phát huy. Cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam giới thiệu với bạn đọc những phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, đó là: phong tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần thờ tại gia và thờ phụng trong ngày Tết.

Mong rằng, nội dung trong quyển sách này sẽ góp phần giúp bạn đọc giữ gìn, phát huy những phong tục thờ phụng đã có từ ngàn đời nay.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

TRƯƠNG CHI - NGUYỄN HUY THIỆP
Bấy giờ có một chàng trai làm nghề chài lưới tên là Trương Chi. Hàng ngày Trương Chi chèo thuyền đến quãng sông đó quăng chài, giăng lưới để kiếm sống. Trương Chi xấu người nhưng hát thì tuyệt hay. Trương Chi, khi chàng vừa cất lời vừa gõ mái chèo cho động cá thì tiếng hát chàng hãy còn khoan nhặt, khi chàng ngừng gõ mái chèo rồi thì cả quãng sông chỉ còn thiết tha tiếng hát… Bấy giờ có một chàng trai làm nghề chài lưới tên là Trương Chi. Hàng ngày Trương Chi chèo thuyền đến quãng sông đó quăng chài, giăng lưới để kiếm sống. Trương Chi xấu người nhưng hát thì tuyệt hay. Trương Chi, khi chàng vừa cất lời vừa gõ mái chèo cho động cá thì tiếng hát chàng hãy còn khoan nhặt, khi chàng ngừng gõ mái chèo rồi thì cả quãng sông chỉ còn thiết tha tiếng hát… Truyện cổ tích Việt Nam  là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật thông minh,ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người quái hình dị dạng và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động bình thường như con người.nó còn là chuyện từ ngày xưa chưa biết là có thật hay không.Truyện cổ tính thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công.Truyện cổ tích Việt Nam
CÕI ĐÁ VÀNG - NGUYỄN THỊ THANH SÂM
Trần thả ngòi bút trên trang giấy chi chít những dòng chữ, trận đánh cuối mùa chiến dịch Đông Xuân với những hình ảnh sống động độc đáo nhất được chàng trần thuật lại trên mười trang giấy bằng một giọng văn thâm trầm sắc sảo. Chàng đứng dậy vuôn vai, sự mệt nhọc xâm chiếm cơ thể, chàng bước tới đẩy liếp cửa ra sân, mảnh trăng khuyết còn lơ lửng góc trời, ánh sáng mờ đục bàng bạc khắp nơi, Trần mỉm cười với trăng, nghĩ bâng quơ: “Ờ, thế mà tưởng là đã lặn rồi chứ.”  Khí núi mát lạnh làm chàng tỉnh táo, người cảm thấy nhẹ nhàng, chàng bách bộ quanh sân, tận hưởng phút giao hòa của Trời Đất bên triền đồi núi này, một chút kinh ngạc thích thú thoáng hiện trong mắt chàng. “Thế ra trời sắp sáng chứ không phải là nửa đêm, ánh sáng này pha lẫn bình minh chứ không phải là ánh trăng khuya, ra mình đã thức trắng đêm nay, đã viết triền miên như vô cùng tận, vậy mà vẫn không kịp, không đủ, không hề đủ. Cuộc sống quả là kỳ diệu, ta mãi mãi ngạc nhiên mà vẫn không vơi những chuyện lạ, ta nghĩ hoài về nó mà không hề mãn ý, ta sẽ sống hoài những đêm tràn đầy như đêm nay, mười năm, hai mươi năm, một trăm, một ngàn năm sau nữa, có lẽ cũng không hề đủ.
AI CÓ VỀ QUY NHƠN - TRẦN ĐÌNH THÁI
Ấn tượng về “tư thế 100 năm Quy Nhơn” còn là hình ảnh của những con đường : mạng lưới đường bê tông nhựa đang hoàn chỉnh ở phía Đông sân bay Quy nhơn, đại lộ xuyên thành phố trên cơ sở đường băng cũ đang vươn mình; các đường ngang như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu đã được làm mới... Những con đường mới không chỉ dừng lại ở nội thành. Thành phố còn vươn xa hơn trên những công trình đường Nguyễn Huệ , đoạn đường Quy Nhơn – Sông Cầu đang mở... Ấn tượng về “tư thế 100 năm Quy Nhơn” còn là hình ảnh của những con đường : mạng lưới đường bê tông nhựa đang hoàn chỉnh ở phía Đông sân bay Quy nhơn, đại lộ xuyên thành phố trên cơ sở đường băng cũ đang vươn mình; các đường ngang như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu đã được làm mới... Những con đường mới không chỉ dừng lại ở nội thành. Thành phố còn vươn xa hơn trên những công trình đường Nguyễn Huệ , đoạn đường Quy Nhơn – Sông Cầu đang mở... Những con đường phóng ngang phóng dọc trên bản đồ như những mạch máu căng tràn sức sống, nuôi sống cơ thể thành phố. Mới đây khi tìm tư liệu ở thư viện Bình Định, tình cờ tôi có trong tay tập sách “ Ai có về Quy Nhơn” của Trần Đình Thái xuất bản năm 1973, giá trị của nó có lẽ còn nhiều điều để bàn nhưng từ sự mô tả đường phố, đời sống môi trường... Quy Nhơn lúc ấy, bất chợt tôi ra đứng ở ban công nhìn ra con đường Trần Phú, chỉ nhìn thôi và với chừng âý so sánh giữa hai thời điểm 1973 với 1997 đã thấy cả một sự thay đổi đến diệu kỳ.
TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN-NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC
Xưa có một anh chàng ngu dại quá mà yêu thương vợ cũng quá. Gặp khi vợ đang nằm bếp anh cứ lại luôn bên giường hỏi : « Mình ăn gì ? Mình ăn gì để tôi mua ». Xưa có một anh chàng ngu dại quá mà yêu thương vợ cũng quá. Gặp khi vợ đang nằm bếp anh cứ lại luôn bên giường hỏi : « Mình ăn gì ? Mình ăn gì để tôi mua ».Đang lúc mệt không buồn nói, lại được ông chồng cứ kè kè hỏi đi, hỏi lại mãi vợ tức mình, khùng lên đáp rằng : « Ăn gì ? Ăn gì ? Ăn cái con tù lì ». Chồng nghe nói, ngỡ thật, vội vàng đi kiếm được tám tiền, xăm xăm ra chợ để mua tù lì. Đi khắp chợ dưới, chợ trên, chợ đông, chợ đoài, thấy ai bán con gì cũng hỏi, nhưng không thấy ai nói là bán tù lì cả. Chiều đã xế bóng, trong bụng đang băn khoăn, không biết mua đâu cho ra tù lì, thì chợt nó trông thấy bên đường có một con sông nước trong leo lẻo. Nó liền cởi khố để trên bờ, rồi nhảy xuống sông tắm. Lúc tắm xong lên, thì cái khố không cánh đã bay đi đằng nào mất. Nó hốt hoảng cứ tồng ngồng thế đi tìm khố. Đi vào làng kia, nó thấy một người đang cầm cái cờ đi dẫn đám ma. Quáng mắt, nó tưởng cái khố của nó, nó mởi rảo cẳng chạy lại kêu to lên rằng : « Cha tổ bây ! Ơi bây ! Sao dám lấy khố của ông mà dẫn người chết ? » Nhà đám thấy thằng láo xược, bảo nhau đánh nó. Nó ù té chạy về nhà, vừa khóc, vừa mếu, kể lể với vợ rằng : « Tôi đem tiền đi mua tù lì về cho u nó ăn. Tù lì mua chẳng được, tôi cởi khố xuống sông, tôi tắm mát. Thì đến lúc lên, cái khố của tôi nó mất biến đi đâu mất. Tôi vào làng kia, tìm khố thì chẳng may bị người một nhà đám nó đánh tôi đau lắm… » Vợ hỏi : « Khổ chưa ! Sao lại để nó đánh cho ? » Chồng vừa quệt nước mắt, vừa nói : « Tôi tưởng nó lấy khố của tôi, nó làm cờ dẫn ma, nên tôi chửi nó, tôi đòi lại ». ... Đang lúc mệt không buồn nói, lại được ông chồng cứ kè kè hỏi đi, hỏi lại mãi vợ tức mình, khùng lên đáp rằng : « Ăn gì ? Ăn gì ? Ăn cái con tù lì ». Chồng nghe nói, ngỡ thật, vội vàng đi kiếm được tám tiền, xăm xăm ra chợ để mua tù lì. Đi khắp chợ dưới, chợ trên, chợ đông, chợ đoài, thấy ai bán con gì cũng hỏi, nhưng không thấy ai nói là bán tù lì cả.Chiều đã xế bóng, trong bụng đang băn khoăn, không biết mua đâu cho ra tù lì, thì chợt nó trông thấy bên đường có một con sông nước trong leo lẻo. Nó liền cởi khố để trên bờ, rồi nhảy xuống sông tắm.Lúc tắm xong lên, thì cái khố không cánh đã bay đi đằng nào mất. Nó hốt hoảng cứ tồng ngồng thế đi tìm khố. Đi vào làng kia, nó thấy một người đang cầm cái cờ đi dẫn đám ma. Quáng mắt, nó tưởng cái khố của nó, nó mởi rảo cẳng chạy lại kêu to lên rằng : « Cha tổ bây ! Ơi bây ! Sao dám lấy khố của ông mà dẫn người chết ? »Nhà đám thấy thằng láo xược, bảo nhau đánh nó. Nó ù té chạy về nhà, vừa khóc, vừa mếu, kể lể với vợ rằng : « Tôi đem tiền đi mua tù lì về cho u nó ăn. Tù lì mua chẳng được, tôi cởi khố xuống sông, tôi tắm mát. Thì đến lúc lên, cái khố của tôi nó mất biến đi đâu mất. Tôi vào làng kia, tìm khố thì chẳng may bị người một nhà đám nó đánh tôi đau lắm… »Vợ hỏi : « Khổ chưa ! Sao lại để nó đánh cho ? »Chồng vừa quệt nước mắt, vừa nói : « Tôi tưởng nó lấy khố của tôi, nó làm cờ dẫn ma, nên tôi chửi nó, tôi đòi lại »....