Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai họa về sau!".

Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa.

Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. Tìm mua: Hịch Tướng Sĩ TiKi Lazada Shopee

"Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười".

Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,…

Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.

Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đống củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hịch Tướng Sĩ PDF của tác giả Trần Quốc Tuấn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội (Leon Trotsky)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội PDF của tác giả Leon Trotsky nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Người Trở Thành Khổng Lồ (M. I-Lin)
Vào năm 1936, hai tác giả đã bắt tay vào viết cuốn truyện về sự xuất hiện của con người, về việc con người tập làm việc, tập suy nghĩ, rồi tìm ra lửa, ra sắt, về việc con người đã chinh phục được thiên nhiên, đã nhận thức được thế gới và cải tạo thế giới. Thuở sơ khai, con người vốn dĩ cũng ở trên cây, nhưng con người không chấp nhận đời sống an nhàn như loài chim kia. Sức mạnh của con người nằm ở chỗ, dám trèo xuống khỏi cành cây đó, và đối mặt với bao loài thú ăn thịt dữ tợn. Vì Tạo Hoá không trao tặng cho con người khả năng bay lượn, nên Ngài bù lại cho họ khối óc tinh quái của lão Tôn, để con người tự chắp cánh cho chính mình. Quá trình trở thành "khổng lồ" của con người, được khởi đầu từ bước chân đầu tiên họ đặt lên mặt đất, và vốn chưa bao giờ kết thúc, ngay cả tại thời điểm bạn đang đứng. Và rằng khó khăn, chỉ là một nấc thang đưa chúng ta lên vị trí cao hơn mà thôi. Vì chúng ta sinh ra là dòng dõi khổng lồ, nên hãy làm cho tổ tiên ta tự hào hơn nữa, bạn nhé!***Thời xưa, con người chưa phải là khổng lồ, mà còn là một con vật nhỏ bé, chẳng những không làm chủ được tự nhiên, mà chỉ là một kẻ nô lệ ngoan ngoãn. Tìm mua: Con Người Trở Thành Khổng Lồ TiKi Lazada Shopee Con người hầu như không có quyền lực gì đổi với thế giới, cũng như chẳng có tự do y như muôn thú trong rừng, chim chóc trên trời.Người ta thường hay nói: “Tự do như chim”.Nhưng thực ra con chim có hoàn toàn tự do đâu!Đúng là nhờ đôi cánh, chim có thể bay qua các khu rừng, vượt biển cả, núi cao. Chúng ta ai mà chẳng thèm muốn được như những đàn sếu, cứ mùa thu đến là bay đi tìm những xứ sở ấm áp để tránh giá rét mùa đông. Chúng lũ lượt kéo đi từng đàn trên trời cao tít, khiến mọi người ngửa cổ nhìn theo mà nhủ thầm: “Chao ôi, loài chim sung sướng quá! Chúng tha hồ muốn bay đến đâu thì bay!”.Nhưng có loài chim thật như thế không? Có phải là đàn chim kia bay đi chỉ vì chúng thích những cuộc viễn du hay không? Chắc chắn không phải như vậy! Chúng bay đi từng đàn như thế đâu phải là để thỏa cái thích riêng của chúng. Chúng bay đi là một điều tất yếu để gìn giữ sự sinh tồn mà biết bao thế hệ các loài chim đã làm trong suốt bao nghìn năm.Loài chim di chuyển dễ dàng đến nỗi ta có thể tưởng rằng giống chim nào cũng có thể sinh sôi nảy nở khắp mọi nơi trên trái đất.Nếu quả đúng như vậy thì ta sẽ gặp chú vẹt với bộ lông xanh đỏ ở trong các rừng thông và rừng bạch dương, sẽ nghe thấy tiếng chim sơn ca hót cả ở trong các rừng cây lớn. Nhưng sự thật lại khác: loài chim không được tự do như ta tưởng. Mỗi giống chim có một chỗ ở nhất định trên trái đất. Có giống ở trong rừng, có giống ở thảo nguyên, có giống ở bờ biển.Hãy lấy đại bàng làm ví dụ. Cánh nó khỏe biết bao. Thế nhưng ngay cả đại bàng cũng chọn một khu vực nhất định để sinh sống, khu vực ấy có thể khoanh lại dễ dàng trên bản đồ. Giống đại bàng lông vàng không bao giờ làm tổ ở thảo nguyên ít cây cối. Giống đại bàng thảo nguyên, thì chẳng khi nào làm tổ trong rừng.Hầu như giữa rừng và thảo nguyên có một bức tường vô hình ngăn cách; bức tường này không phải mọi giống thú và loài chim đều có thể vượt qua được.Không bao giờ các bạn có thể thấy ở thảo nguyên những muông thú trong rừng như sóc, gà rừng, chim chích. Trái lại trong rừng thì không thấy những giống vật sống ở thảo nguyên như chim báo, chuột nhảy chẳng hạn.Và ngay cả ở trong rừng và ở thảo nguyên cũng có những bức ngăn vô hình phân chia thành muốn vàn thế giới nhỏ riêng biệt.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Người Trở Thành Khổng Lồ PDF của tác giả M. I-Lin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Côn Lôn Sử Lược (Trần Văn Quế)
LỜI NÓI ĐẦU Trong bất cứ quyển Việt-Sử nào khi nói đến Hòa-ước Versailles được ký kết năm 1787 giữa Pháp Hoàng Louis thập lục và chúa Nguyễn-Ánh do Đức Cha Bá-Đa-Lộc đại-diện, có khoản nói vua Annam nhường cho Pháp nhiều nơi trong đó có Quần-đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn. Nhưng trong Hòa-ước 5-6-1862 lại không thấy nói đến quần-đảo ấy nữa. Tại sao đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn tượng-trưng cho toàn thể quần đảo tuy là không lớn hơn đảo Phú-Quốc, lại được Pháp-Quốc đặc biệt chú ý? Tại sao trong Hòa ước 5-6-1862 Triều-đình Huế nhượng cho Pháp ba tỉnh Biên-Hòa, Gia-Định, Định-Tường của Nam-Kỳ Lục-tỉnh mà không thấy nói đến Quần-đảo Côn-Lôn? Đó là những câu mà bất cứ một độc giả nào của quyển Việt-Sử đều tự hỏi. Tìm mua: Côn Lôn Sử Lược TiKi Lazada Shopee Các thắc mắc ấy sẽ lần lượt được giãi bầy trong quyển sách « Côn-Lôn Sử-Lược » này để giúp độc giả biết thêm những chi tiết của một giai đoạn lịch-sử nước nhà và đồng thời nhận thức rõ rệt tính cách quan trọng của Quần đảo Côn-Lôn về ba mặt: Chính-Trị, Quân-Sự và Kinh-Tế.TÁC-GIẢ***Nói tóm lại giữa lúc người Việt-Nam không mấy để ý đến quần đảo Côn-Lôn, thì trái lại, trên hai trăm năm, hai đại cường quốc Âu-Châu là Anh và Pháp đã để ý một cách đặc biệt đến quần đảo này. Anh quốc để ý đến quần đảo Côn-Lôn là vì cần phải bảo vệ sự phồn thịnh của Tân-Gia-Ba thuộc Anh bằng cách chiếm quần đảo này, để nó khỏi rơi vào tay một cường quốc khác như Pháp, chẳng hạn, và có thể trở nên một hải cảng cạnh tranh với Tân-Gia-Ba được. Lại nữa, con đường Tân-Gia-Ba đi Hương-Cảng cần được bảo vệ bằng cách chiếm quần đảo Côn-Lôn và cản ngăn không cho một cường quốc nào làm trở ngại sự đi lại trên con đường ấy. Các lý do vừa kể trên đều ở trong phạm vi một chính sách bành trướng và bảo vệ đế quốc Anh trên khắp các mặt biển, giữa lúc mà trên các lục địa Âu-Châu, các cường quốc tranh giành nhau từng tấc đất. Sự chiếm các đảo Malte, Chypre ở Địa-Trung-Hải, đảo Cey-Lan (Tích-Lan) và nhiều đảo nhỏ ở Ấn-Độ-Dương và sau cùng Hương Cảng ở biển Trung Hoa đủ chứng minh cách liên tục và trường kỳ của chính sách ấy. Trong thời gian hằng mấy trăm năm, các Chính-Phủ kế tiếp nhau giữ chính quyền ở Anh đều đồng ý tiếp tục thi hành chương trình này. Vì lẽ đó mà trong hai thế kỷ vừa qua, thập bát và thập cửu thế kỷ và đầu thế kỷ thứ hai mươi, Anh Quốc đứng đầu trong số các đế quốc trên hoàn cầu. Khắp năm châu, không nơi nào mà không có thuộc địa, căn cứ, hải-cảng và thương điếm của Anh. Về phần nước Pháp, nếu nước này đặc biệt để ý đến quần đảo Côn-Lôn là không ngoài ý định tìm những đất đai mới để bù lại sự mất về tay Anh quốc một vùng rất lớn ở Ấn-Độ, dưới chiêu bài là vùng ảnh hưởng của Đông-Ấn Công Ty Pháp. Việc xâm chiếm toàn cõi bán đảo Ấn-độ - China đã được để ý từ lâu và việc chiếm quần đảo Côn-Lôn thuộc về giai đoạn đầu của chương trình ấy. Quần đảo Côn-Lôn một khi đã thuộc Pháp, sẽ là một đầu cầu cần thiết cho sự tấn công bán đảo nói trên sau này. Quan niệm ấy đã được thực hiện ngay khi đức cha Bá Đa Lộc đã dùng quần đảo Côn-Lôn làm nơi tập trung các lực lượng hải và lục quân để giúp chúa Nguyễn Ánh trên lục địa. Lại nữa, muốn làm chủ vĩnh viễn Nam Kỳ lục tỉnh và gián tiếp chi phối nền độc-lập của hai nước Lục Chân Lạp (Cambodge) và Ai Lao (Laos) thì Pháp trước phải chiếm quần đảo Côn-Lôn, pháo đài tiền tuyến của các xứ ấy. Vì vậy trước khi cử binh vào chiếm ba tỉnh phía đông của Nam Kỳ, Pháp đã chiếm trước quần đảo Côn-Lôn để thực hành ý định của Hoàng-đế Nã Phá Luân Đệ Tam (Napoléon III). Sự thực, đó là ý định của các triều vua trước kể từ Louis Thập lục trở về sau. Sau khi Pháp đã chiếm quần đảo Côn-Lôn, Chánh Phủ Anh toan phản đối cho rằng việc ấy không đúng với công pháp quốc-tế là vì Hòa Ước Versailles 1787 đã không được đem ra thi hành ngay lúc đầu và như thế nó đã bị coi là lỗi thời rồi. Nhưng sau khi Pháp chiếm ba tỉnh phía đông Nam Kỳ và ký với Triều Đình Huế Hòa Ước 5-6-1862 thì Anh không còn nghĩ đến chuyện phản kháng Pháp nữa. Dù sao Anh cũng đã để cho Pháp tự rửa mặt lấy với Năm Châu thế giới sau khi đã thất bại nặng nề trong trận giặc 7 năm vừa qua. Giữa Ấn-Độ, Miến Điện và Mã Lai thuộc Anh và bán đảo Ấn-Độ Chi-na, nước Xiêm đã được Anh-Pháp để yên để đóng vai nước hoãn xung (nước trái độn: Etat tampon). Sự quan trọng của quần đảo Côn-Lôn một lần nữa đã được làm nổi bật lên là khi quân đội Nhật biến đảo Côn-Lôn thành một quân cảng vừa cho Hải quân vừa cho Không quân Nhật trong những cuộc tấn công các nước miền Đông-Nam-Á. Trong giai đoạn lịch sử khởi đầu từ cuộc đảo chính Nhật tại đảo ngày 9-3-1945 đến năm 1947 là ngày mà chính quyền Pháp được tái lập trên quần đảo, có lắm chuyện làm cho độc giả cười ra nước mắt. Không ai ngờ rằng ở một vùng rộng không quá 100 cây số vuông, đông không quá 2000 dân mà đã có liên tiếp ba cuộc đảo chánh và một cuộc xưng vương! Trong giai đoạn lịch sử này quần đảo Côn-Lôn quả đã có tính cách hoàn toàn tiểu thuyết! Mà thật thế. Những kép đóng vai trên sân khấu Côn-đảo thời ấy quả đã sống một đời sống mơ mộng và phiêu lưu từ lâu. Thất bại chua cay trên lục địa, họ bị đưa ra đây và cơ hội đã giúp họ thực hiện cái mộng đẹp của họ trong một thời gian mặc dầu là ngắn ngủi! Rốt cuộc: những sự kiện lịch sử diễn ra trên quần đảo Côn-Lôn, tốt đẹp nên thơ cũng có mà bi đát đau thương cũng có, đã nhắc cho mọi người dân Việt nhớ rằng: quần đảo này rất quan trọng cho nước nhà về ba mặt: chính trị, quân sự và kinh tế, nhất là về phương diện đối ngoại. Lại nữa, nó là một trong các địa điểm của non sông đất nước, được tẩm bằng máu, tô điểm bằng xương của ức vạn chiến sĩ ưu tú Việt!Viết xong tại Saigon, ngày 3-5-1961Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Côn Lôn Sử Lược PDF của tác giả Trần Văn Quế nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Đường Da Cam (David Zierler)
Chất độc da cam là cụm từ không xa lạ với người dân Việt Nam dù chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm. Không như nhiều tư liệu khác tập trung vào hậu quả các nạn nhân phải gánh chịu, cuốn Con đường da cam tiếp cận vấn đề này từ góc nhìn khoa học lẫn chính trị, phản ánh nguồn gốc, cơ chế hủy diệt thực vật của loại thuốc này, quá trình sản xuất và đưa vào sử dụng thuốc, phong trào phản đối sử dụng chất độc da cam của các nhà khoa học Mỹ cũng như ảnh hưởng của nó trong bối cảnh chiến tranh lạnh và phong trào bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Do tác giả - nhà nghiên cứu David Zierler lấy tư liệu từ các cuộc phỏng vấn sâu, các bộ sưu tập dữ liệu hiếm và tài liệu an ninh quốc gia mới nhất, nên Con đường da cam tuy mang màu sắc học thuật nhưng không khô khan mà ngược lại vô cùng sống động với ảnh minh họa cùng nhiều chi tiết rất thực và mới lạ, kịch tính về “hậu trường chính trị” và phong trào phản chiến đương đại: Hành động rải thuốc diệt cỏ tại Việt Nam đã làm sản sinh ra một thuật ngữ mới ngành môi trường, đó là gì? Vai trò của tổng thống Kennedy, Johnson và ông Ngô Đình Diệm trong chiến dịch rải thuốc diệt cỏ? Những chuyến khảo sát thực địa của đoàn khoa học Mỹ tới vùng rải thuốc đã nhìn thấy gì? Chính trường quốc tế tận dụng “con bài chiến tranh Việt Nam” này ra sao? Con đường da cam không phải một cuốn sách giải trí nhẹ nhàng, nhưng các độc giả coi “sách là cánh cửa mở ra chân trời mới” chắc chắn tìm thấy ở tác phẩm này một công trình nghiên cứu nghiêm túc, đậm đặc thông tin và trên hết, cực kỳ lôi cuốn.*** CÁNH CỬA MỞ RỘNG Tủ sách hợp tác giữa nhà toán học Ngô Bảo Châu, nhà văn Phan Việt với Nhà xuất bản Trẻ Tìm mua: Con Đường Da Cam TiKi Lazada Shopee Tủ sách CÁNH CỬA MỞ RỘNG được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu những đầu sách có giá trị của thế giới và trong nước đến bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là bạn đọc trẻ, góp phần thúc đẩy việc đọc sách, tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và những giá trị sống. Các tựa sách trong tủ do nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt tuyển chọn và giới thiệu. Tủ sách được phân thành ba mảng: văn học, khoa học xã hội - kinh tế, và khoa học tự nhiên; trước mắt cấu tạo tủ sách gồm 80% các sách có khả năng tiếp cận đông đảo bạn đọc và 20% cho các sách chuyên ngành. *** Cuốn sách này bắt đầu từ hành trình đi tìm một đề tài cho luận văn tiến sĩ của tôi tại đại học Temple (Mỹ). Vào thời điểm đó, tôi quan tâm đến giao điểm của hai chủ đề lớn: quan hệ quốc tế và các vấn đề môi trường. Đề tài Chất độc da cam là lựa chọn hoàn hảo, và điều đáng ngạc nhiên - cũng là lý do “bật đèn xanh” cho tôi bắt tay vào nghiên cứu - chính là việc có quá ít tài liệu viết về đề tài này. Cá nhân tôi thực sự biết rất ít về Chất độc da cam, vì thế tôi bắt đầu bằng việc đọc thật rộng về những gì đã được viết về đề tài này. Không lâu sau đó, tôi chọn được hướng tiếp cận đề tài khi được biết về sự kiện một nhóm các nhà khoa học hàn lâm Mỹ đã phản đối sử dụng chiến tranh chất độc trừ cỏ tại Việt Nam trong những năm 60, dựa trên những quan ngại về môi trường, nhân quyền và luật quốc tế. May mắn là tôi đã phỏng vấn được tất cả các thành viên trong nhóm này trừ tiến sĩ Bert Pfeiffer vì ông đã qua đời trước đó vài năm. Dù vậy, tôi đã phỏng vấn được vợ ông, và được tiếp cận trọn bộ văn bản của tiến sĩ Pfeiffer trong đó chứa rất nhiều thông tin quí giá. Trước khi sang Việt Nam thu thập tài liệu vào tháng 8.2007, tôi e ngại những nỗ lực của mình sẽ vấp phải những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, cộng thêm sự e dè có thể có trong việc thảo luận về một đề tài đã từng và vẫn đang là đề tài đau thương của Việt Nam. Khi sang đến nơi, tôi ngỡ ngàng và rất mừng khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người tôi có dịp tiếp xúc, từ những quan chức sẵn sàng trò chuyện “không chính thức”, đến những cán bộ quản lý những vùng đất bị rải Chất độc da cam nặng nề, đến nhiều học giả và nhà khoa học đến giờ vẫn kiên định trong việc tìm con đường hàn gắn điều mà nhiều người gọi là “vết thương cuối cùng” của cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Điều mà tôi từng lo sẽ là cản ngại lớn nhất lại trở thành giai đoạn trôi chảy và dễ chịu nhất của hành trình nghiên cứu của mình. Trong khi đó, thử thách lớn nhất lại là làm thế nào để sắp xếp lại toàn bộ lượng tài liệu và thông tin ngồn ngộn mà tôi thu thập được trong suốt một năm điền dã. … Cuối cùng, sau 5 năm làm việc, hàng chục ngàn trang tài liệu nghiên cứu, với tất cả những hy sinh mà vợ tôi đã dành cho tôi trong suốt hành trình, mọi thứ đã dồn lại trong cuốn sách nhỏ bé này… Với những bạn đọc bản dịch tiếng Việt, tôi muốn gửi gắm rằng việc chuyển ngữ và xuất bản cuốn sách này, với tôi, là thành tựu tối hậu của toàn bộ hành trình nghiên cứu của mình. Mặc dù cuốn sách tập trung nhiều vào chính sách và những nhân vật lịch sử, trên thực tế đây là câu chuyện về Việt Nam - về đất nước và con người Việt Nam. Trong nhiều năm qua, tôi đã nỗ lực hết mình để tìm hiểu, ghi nhận và tôn trọng góc nhìn của Việt Nam về đề tài khó khăn và đau lòng này. Tôi mong rằng, với bản dịch này, độc giả Việt Nam sẽ có thêm một góc nhìn về những gì đã diễn ra trong lòng nước Mỹ vào thời điểm đó, và biết thêm những thông tin lịch sử mà cho đến nay chưa được cung cấp rộng rãi. Nếu tôi có thể tặng lại dù chỉ là một phần nhỏ của những gì mà tôi đã học hỏi được từ con người Việt Nam và tài liệu của Việt Nam trong những năm qua, tôi coi như mình đã đóng góp được một phần hữu dụng. Tôi thực sự cảm kích vì được có cơ hội giới thiệu những gì mình đã nghiên cứu được với bạn đọc Việt Nam, và mong nhận được phản hồi từ phía bạn đọc khi cuốn sách được phát hành. David Zierler, tháng 11-2012 (Cam Ly chuyển ngữ)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Da Cam PDF của tác giả David Zierler nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.