Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nội Tâm Bí Ẩn (Robert Fulghum)

Lời mở đầu

Đời sống nội tâm

Bí mật - Bật mí

Hoa trạng nguyên

Hai thái cực Tìm mua: Nội Tâm Bí Ẩn TiKi Lazada Shopee

Học cách ủi quần áo

Khai báo: 1. Họ tên

Khai báo: 2. Nơi sinh

Khai báo: 3. Địa chỉ nhà

Những chuyến đi thực tế

Truyền khẩu

Lễ Tình nhân

Một dịp phá cách

Phát huy tinh thần phá cách

Một tình yêu vĩ đại

Đố kỵ

Tận dụng

Thực hành… truyền khẩu

Chuyện đoàn thể

Những vị tiền nhân đáng kính

“Mừng anh còn sống trở về!”

Leo xuống lưng voi

Huấn luyện bán hàng

Trò giành ghế

Kho lưu trữ một đời người

Lão Dugan “chó đẻ”

Những chuyện thú vị hy hữu trong đời

Giai thoại… đi vệ sinh

Bản xô-nát số 9 của Beethoven

Tôi là một tấm gương xấu!

“Making Love”

Câu chuyện về cái ngoái đầu định mệnh

Trà nắng

Một phần của dàn nhạc

May mắn

Hy sinh con hậu hay chuyện về sự phá cách

Nước tiểu không hề dơ bẩn

Tôi được gì khi đi câu cá?

Cái rốn

Bí ẩn của số Pi vô tận

Tiếng xen-lô nguyện cầu và hy vọng

Lời mở đầu rong một buổi vừa chơi khúc côn cầu vừa đàm đạo, tôi và một giáo sĩ Do Thái đã thử tìm một từ có thể gói gọn sự thông thái của con người. Anh ấy đề nghị từ timshel trong tiếng Do Thái, vốn xuất nguồn từ sách Sáng Thế Ký - quyển đầu của kinh Cựu Ước.

Sau khi bị đuổi khỏi vườn địa đàng, Adam và Eva sinh được hai người con trai. Người con trai lớn tên là Cain. Đây chính là người đầu tiên được sinh ra bên ngoài thiên đường.

Thời gian trôi qua, Cain lớn lên và cấy cày trồng trọt rồi mang tặng Thượng Đế những quả ngọt đầu mùa. Món quà bị từ chối. Đức Jehovah giải thích với Cain rằng đó là do cuộc sống của anh đang bị quỷ dữ quấy phá - chúng lởn vởn ngay cửa nhà anh. “Nhưng con có thể chiến thắng quỷ dữ và có cuộc sống đầy đủ, sung túc”, Đức Jehovah nói.

Câu cuối cùng đó của Chúa có ý nghĩa hết sức quan trọng: “Con có thể chiến thắng quỷ dữ và có cuộc sống đầy đủ, sung túc”.

Từ cốt lõi ở đây chính là “có thể”.

Đây là timshel trong tiếng Do Thái.

Từ này đã khiến bao học giả và các nhà thần học đau đầu trong suốt một thời gian dài.

Từ này nằm ở giữa đoạn được xem là một trong năm đoạn khó dịch và khó hiểu nhất của Kinh Thánh. Tùy theo ngữ cảnh mà từ này có nhiều nghĩa khác nhau, đặc biệt là trong cuộc trò chuyện trên giữa Cain và Jehovah.

Timshel được dịch thành “con phải”, tức là một chỉ thị, một mệnh lệnh. Timshel được dịch thành “con sẽ” hàm ý muốn nói đến sự tiền định. Thậm chí timshel còn được hiểu là “con không thể”, cho thấy một sự bất lực đầy tuyệt vọng. Tất cả những cách dịch đó đều thể hiện một mối quan hệ ràng buộc không mấy tự do với Thượng Đế.

Anh bạn giáo sĩ của tôi thì cảm thấy nghĩa thiết thực của đoạn Kinh Thánh kia gắn liền với sự sống, nghĩa là “Đừng chết” hoặc “Đừng thụ động để rồi thành nạn nhân - phải chủ động - phải sống”. Và anh đọc thấy trong đó một lời khuyên hữu ích: quỷ dữ đang quấy rối, bạn nên đấu tranh với chúng.

Hay nói xa thêm một chút nữa thì, nếu bạn nên, bạn sẽ có thể.

Khi hiểu từ timshel theo nghĩa “có thể” là ta muốn nói đến một khả năng chọn lựa nhất định. Thế là không cần phải vò đầu bứt tóc nữa. Theo tôi, cứ hiểu theo nghĩa “ít nhất thì loài người cũng có thể hành động theo khả năng của mình” là hợp lý nhất, tức là hành động như thể chúng ta hoàn toàn có thể nắm giữ số phận trong tay mình.

Cho dẫu có nghĩ gì, tin gì thì chính những điều chúng ta làm đã tạo nên số phận của chúng ta.

Bạn không cần phải là nhà thần học hay thuộc một nhóm tôn giáo đặc biệt nào mới được phép tham gia vào cuộc trao đổi này, bởi hẳn đâu đó trong đời mình, bạn đã từng đối diện vấn đề này. Và tôi tin rằng bằng cách này hay cách khác, bạn đã từng trải nghiệm chân lý đó.

Trong ngôn ngữ hiện đại, timshel mang nghĩa “có thể”, hay “chắc vậy”, “biết đâu đấy”.

Có thể.

Chúng ta chọn từ này.

Bởi đó là câu trả lời khôn ngoan nhất đối với hầu hết mọi câu hỏi.

Bởi đó là từ đưa chúng ta đến những cánh cửa rộng mở, những chân trời bao la.

Tôi không tin rằng ý nghĩa cuộc sống là một câu đố hóc búa mà chúng ta phải đi tìm lời giải.

Cuộc sống tồn tại. Bản thân tôi tồn tại. Và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Tôi tin rằng tôi có thể tạo ra ý nghĩa cho cuộc đời mình. Còn điều có thể không kia hóa ra lại là một phước lành.

Nếu tôi hoàn toàn chắc chắn về mọi thứ, tôi sẽ sống một cuộc đời đầy đau khổ lo âu, lúc nào cũng sợ bị lạc lối. Nhưng bởi mọi thứ và mọi việc đều có thể xảy ra nên cuộc sống mới luôn chứa đựng những điều kỳ diệu bất tận.

Tôi tin rằng sự tự do của loài người có thể được tóm gọn trong một từ, vốn là viên gạch nhỏ giữ cho cánh cửa của sự tồn tại luôn rộng mở: từ “có thể”. iả sử có thể ghi hình lại mọi thứ diễn ra trong đầu mình suốt hai mươi bốn giờ, vậy thì cuộn băng video đó sẽ bao gồm những giấc mơ đêm, các mộng tưởng ban ngày, những lời bạn thầm nói với chính mình, những điều bạn cầu nguyện, những bài hát, ký ức trôi nổi bồng bềnh, cùng tất cả những chuyện vặt vãnh dở hơi cứ bám riết tâm trí bạn.

Lại giả sử toàn bộ tư liệu này có thể được chiếu trong rạp hát, trên hệ thống đa màn hình, đa âm thanh. Hẳn sẽ là một buổi trình diễn gây chấn động đây, tôi đoán vậy. Ngay cả những chương trình ca nhạc MTV, các bộ phim khoa học viễn tưởng, phim tình cảm dành cho người lớn… cộng lại cũng không thể sánh kịp với những gì đang diễn ra đằng sau cánh cửa đóng chặt dẫn đến gian phòng bí mật trong tâm trí chúng ta.

Từ khóa ở đây chính là từ “bí mật”.

Đời sống xã hội của chúng ta xoay quanh công việc và cuộc sống, nơi những nguyên tắc, pháp luật và các tục lệ khiến chúng ta cứ phải răm rắp tuân theo.

Trong khi đó, đời sống riêng tư của chúng ta lại gắn với sự hiện diện của gia đình, bạn bè và hàng xóm, vốn là những người mà chúng ta phải quan tâm, tôn trọng, tuy những nguyên tắc, lề thói được đặt ra không chặt chẽ bằng đời sống xã hội.

Thế nhưng trong đời sống bí mật của mình, tức là những gì diễn ra trong tâm trí mỗi người, hầu như mọi thứ đều có thể xảy ra.

Khi chẳng còn ai khác ở xung quanh, chính mỗi người mới có thể trả lời cho những điều mình suy nghĩ và hành động. Phân chia thành “thực tế” hay “hư cấu” không còn thích đáng ở đây nữa. Liệu những giấc mơ có là hiện thực không? Liệu những gì bạn tưởng tượng có thật hay không?

Bên trong những giới hạn chật chội của khối thịt xương là cả một không gian bất tận.

Trong khoảng không rộng mở đó có thể là công viên giải trí, một sở thú, rạp xiếc, một thư viện, bảo tàng, nhà hát hoặc một khung cảnh nào đó còn lạ lẫm hơn Sao Hỏa.

Chúng ta đề cập đến chính mình bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít - “tôi” - nhưng bên trong đó có lẽ luôn tồn tại nhiều hơn một cá thể. Dường như lúc nào trong tâm trí tôi cũng có những cuộc đối thoại bất tận giữa tôi và một bản thể khác. Và kỳ quặc thay, bản thể đó lại thường thông minh hơn tôi.

Có vẻ tôi và bản thể đó có rất nhiều bạn đồng hành. Cả một đám đông nhốn nháo bên cạnh chúng tôi: một đứa trẻ và cha mẹ nó, một cụ già thông thái, một người thợ máy, một gã thâm hiểm, một gã ngốc, một nhà khoa học, một diễn viên hài, một nhạc sĩ, một vũ công, một vận động viên, một nhà ảo thuật, một vị giáo sư, một chàng Romeo, một lão giám thị, một viên cảnh sát, một người lính cứu hỏa, vân vân và vân vân, cùng vô vàn bản thể khác nữa. Tất cả bấy nhiêu con người cùng sinh sống tại một thị trấn nhỏ ngay trong chính con người tôi. Và lúc nào người dân của cả cái thị trấn ấy cũng hội họp sôi nổi.

Tôi có thể khiến bạn liên tưởng đến các nhân vật đa tính cách thỉnh thoảng bắt gặp trên mấy câu chuyện đăng báo. Tôi thì thấy chuyện đó cũng chẳng có gì mới. Tôi lui về một bệnh viện tâm thần, theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ này - chốn ẩn náu an toàn ngay trong tâm trí mình. Và thế là chẳng có vấn đề gì nữa cả. Miễn là tôi buông rèm và đóng chặt cửa, không cho ai thâm nhập nơi ấy, mọi việc sẽ ổn thôi. Miễn là tôi tự chịu trách nhiệm lấy đời sống nội tâm bí mật đó của mình, thế giới bên ngoài kia sẽ thấy tôi là một con người sáng suốt đang có cuộc sống bình thường. Nhưng liệu tôi có như vậy không?

Đôi khi cũng khó mà nói được.

Những người nghiên cứu chuyên sâu về thế giới bí mật của con người như Freud và Jung đã dùng các hình ảnh ẩn dụ để mô tả cách chúng ta duy trì đời sống nội tâm mà không gây ra những xáo trộn trong đời sống xã hội và cuộc sống riêng tư của mình. Họ đề cập đến nào là người gác cổng, siêu ngã, rồi người răn dạy và cha mẹ nội tâm.

Hình ảnh ẩn dụ của riêng tôi là “hội đồng”.

Và bản thể thông thái kia hình như là vị Chủ tịch.

Tôi hay nghĩ về cái hội đồng của tôi như những kẻ chuyên đặt cược khi họ cứ luôn nói những câu đại loại như: “Nếu anh cướp ngân hàng, cá mười ăn một là cảnh sát sẽ gô cổ anh và rồi anh tha hồ bóc lịch trong tù”. Hoặc, “Nếu anh kể rằng anh thường nói chuyện với Chúa, mọi người sẽ nghĩ anh là một con chiên ngoan đạo. Nhưng nếu anh nói Chúa đáp lời anh, cá mười ăn một rằng thiên hạ sẽ nghĩ anh điên”.

***

Đa số chúng ta dành phần lớn thời gian để dồn lực làm những điều cực kỳ hấp dẫn, tuy vẫn thực hiện một cách an toàn những công việc xã hội và trong cuộc sống riêng tư. Hầu hết những gì diễn ra trong nội tâm bí mật đó không hề sai quấy. Đôi khi chúng thú vị thật, nhưng thường thì cũng trần tục và bình thường thôi - không kịch tính hay ma quái gì. Chỉ giống như hoạt động bảo trì hậu trường cần thiết, giúp chúng ta phân loại thông tin, dữ liệu để xếp chúng lại với nhau: những thứ nào còn dùng được và thứ nào không, thứ nào còn hữu ích và thứ nào không.

Trong tiếng Pháp có thuật ngữ rất hay để chỉ một khía cạnh của đời sống nội tâm.

Đó là la perruque.

Nó có nghĩa là “bộ tóc giả” và là một từ lóng để ám chỉ sự giả đò. Thuật ngữ này được dùng trong trường hợp bạn làm chuyện riêng trong khi lại làm bộ như đang làm công việc mà bạn được trả lương. Nếu bạn là một nhân viên đánh máy nhưng thay vì gõ văn bản, bạn lại ngồi viết thư tình trong giờ làm việc thì đó chính là la perruque. Khi bạn dùng điện thoại công ty để gọi vài cuộc vào mục đích riêng, tranh thủ mua sắm vài thứ lặt vặt trong lúc đi công tác, mơ mộng giữa lúc làm việc hoặc thậm chí là dùng thời gian làm việc để ghi ra những việc cần làm cuối tuần, tất cả đều là la perruque - dành thời gian cho cuộc sống riêng tư, núp dưới cái mác tiến hành việc công sở. Đó không phải là hành vi ăn cắp. Đó chỉ là sự thừa nhận rằng đời sống xã hội, đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của bạn diễn ra đồng thời và song song. La perruque trong giờ làm việc lại được “trả về” bằng khoảng thời gian bạn nghĩ đến công việc lúc bạn đang đi nghỉ mát đấy thôi.

***

Chuyện gia đình thường ngày cũng không thiếu đời sống nội tâm.

Con trai cả của tôi giờ đã trưởng thành. Ba mươi hai tuổi, chững chạc lắm rồi. Nó hiểu biết về tiền bạc, tình dục, tình yêu, công việc - cả thành công lẫn thất bại. Trong nhiều khía cạnh, chúng tôi đã trở thành bạn của nhau.

Mới đây chúng tôi đi uống bia với nhau và nó thú nhận với tôi về những điều nó từng nghĩ, và giấu tôi làm hồi còn bé. Rồi tôi cũng khai thật với nó chuyện tôi biết hết những suy nghĩ và hành động lén lút đó của nó mà vẫn không làm gì cả, vì tôi không thể giải quyết được, bởi lẽ hồi bằng tuổi nó tôi cũng y như thế, có khi còn tệ hại hơn.

Dẫu trong con mắt xã hội tôi là một người cha, tận trong sâu thẳm tôi vẫn bí mật làm một cậu trai nổi loạn và một đứa trẻ sợ sệt. La perruque - sự giả đò lúc nào cũng có.

Hay một câu chuyện về bí mật gia đình.

Cha của bạn tôi qua đời đột ngột ở tuổi tám mươi hai. Bạn tôi là người con duy nhất, đã ly dị, các con anh lại sống quá xa nên không về dự tang lễ được. Quả là hiu quạnh!

Cả đời cha anh là một kỹ sư cơ khí nghiêm trang, ít bông đùa và có đầu óc thực tế. Ông không phải là người giàu trí tưởng tượng hay tình cảm. Tuy kính trọng cha mình nhưng mối quan hệ giữa hai cha con họ lại khá trịnh trọng và có phần xa cách. Và giờ đây, khi ông qua đời thì anh là người duy nhất thừa kế gia sản.

Theo pháp lý thì tài sản thừa kế là những thứ như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ… tóm lại là tất cả những thứ gì hiện hữu mà ta có thể định giá và đánh thuế. Tuy nhiên, vẫn luôn có những thứ nhỏ bé - những thứ linh tinh - những món đồ lặt vặt - những thứ không biết dùng vào việc gì - được lưu giữ, thậm chí đôi khi là cất giấu ở những nơi mà bạn sẽ không bao giờ bén mảng đến khi bố mẹ bạn còn sống. Nhưng giờ thì bạn phải xem xét qua tất cả.

Và quyết định xem cái nào nên giữ, cái nào nên bỏ. Vậy là cái chết đã cho phép bạn thâm nhập đời sống nội tâm của bố mẹ mình.

Thường thì đó sẽ là một ngăn tủ, ngăn trên cùng của cái tủ nhiều ngăn kéo đặt trong phòng ngủ.

Người cha trong câu chuyện này là người ngăn nắp. Ở một đầu trong ngăn kéo trên cùng là toàn bộ vớ mà ông có, tất cả được gấp và phân loại cẩn thận theo màu - nâu hoặc đen. Ở đầu bên kia là vài cái hộp nhỏ và một hộp thiếc đựng xì gà.

Trong một cái hộp bé xinh, bạn tôi tìm thấy phù hiệu của lực lượng không quân Mỹ được gỡ ra từ bộ quân phục và nón. Trong chiếc hộp khác là những món trang sức lộn xộn - kẹp cà vạt, nẹp dựng cổ áo, mấy chiếc khuy áo, vài đồng xu tiền nước ngoài và ba cái chìa khóa. Trong chiếc hộp độc đáo do thợ kim hoàn chế tác, ông để chiếc nhẫn cưới của người vợ quá cố cùng một lọn tóc đỏ của bà.

Và trong cái hộp phẳng đựng xì gà, được gói kỹ trong tờ giấy ăn, là mười cái răng bé xíu được dán rất khéo lên một tấm thiệp, bên dưới mỗi chiếc răng là dòng ghi ngày tháng bằng nét chữ viết tay của người cha. Những chiếc răng thật.

Phát hiện này khiến anh bất ngờ.

Hóa ra cha anh chính là tiên răng (1).

Vậy mà bấy lâu nay anh cứ nghĩ đó phải là mẹ mình.

Thế mới hay không phải bí mật gia đình nào cũng tồi tệ cả!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nội Tâm Bí Ẩn PDF của tác giả Robert Fulghum nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

The Fine Art Of Small Talk
The Fine Art Of Small Talk The Fine Art Of Small Talk – Debra Fine Trong những bữa tiệc đứng bàn chuyện làm ăn, có phải bạn chỉ biết đi lại loanh quanh cạnh bàn tiệc? Căng thẳng trong những buổi phỏng vấn xin việc hay chờ ai đó hỏi chuyện trước có đúng là tình trạng của bạn không? Có phải bạn muốn gây dựng quan hệ nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Nếu đúng vậy, đã đến lúc bạn nên đọc The Fine Art Of Small Talk. Hãy học cách: Bắt đầu cuộc trò chuyện – thậm chí ngay cả khi bạn chẳng có gì để nói; Tránh những khoảnh khắc im lặng, vụng về, lúng túng; Tiếp thu những kĩ năng lắng nghe sẽ giúp bạn trở thành người giao tiếp tốt hơn; Chấm dứt cuộc trò chuyện một cách nhã nhặn; Biến mỗi lần trò chuyện thành cơ hội để gặt gái thành công! Tư Duy Nhanh Và Chậm Lối Mòn Của Tư Duy Cảm Tính 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai Một quyển sách nhỏ đầy lời khuyên hữu ích cho các bạn chưa cảm thấy tự tin khi trò chuyện cùng người khác. Tôi có một vài người bạn kém tự tin trong việc nói chuyện vì lúng túng không biết nói điều gì, nói như thế nào, thái độ, phong cách ra sao… Nếu bạn cũng gặp những vấn đề như thế, hãy tin rằng quyển sách này sẽ cung cấp đầy đủ những lời khuyên có ích. Từ các chủ đề có thể dùng để nói chuyện với người mới quen, nên duy trì, kéo dài cuộc nói chuyện thế nào cho duyên dáng, vui vẻ, lẫn cách kiểm soát thái độ của mình. Lời khuyên cho việc giao tiếp thì rất nhiều, nhưng tôi nghĩ những điều được khuyên trong quyển sách vẫn cần phải được đem ra rèn luyện một thời gian, nếu bạn thực sự muốn trở thành người giao tiếp khéo léo. Giao tiếp, nói thế nào đi nữa, cũng không phải là thứ người ta có thể thành thạo chỉ bằng cách đọc sách.
Tâm Lý Học Tội Phạm
Tâm Lý Học Tội Phạm là bộ sách đề cập đến quyền lựa chọn, ý chí tự do, cái thiện và cái ác, phản ứng trước cám dỗ và sự thể hiện lòng dũng cảm hay hèn nhát khi đối mặt với nghịch cảnh của con người. Những cuốn sách thiêng liêng của các tôn giáo đều khuyên loài người không nên lừa dối, giận dữ và kiêu ngạo. Chúng ta nghĩ bản thân thế nào thì sẽ là như thế. Chúng ta không thể giúp một người từ bỏ tội ác và sống có trách nhiệm nếu không thể khiến anh ta thay đổi nhân tính, đó chính là “suy nghĩ”. Ấn bản đầu tiên của cuốn sách “Tâm lý học tội phạm” được xuất bản năm 1984, và ấn bản thứ hai xuất bản năm 2004. Sau một thập kỷ, và đã đến lúc bổ sung thêm các thông tin cho cuốn sách này. Trong ấn bản này, bạn sẽ hiểu chi tiết về các quá trình tư duy và chiến thuật phổ biến đối với những kẻ phạm tội, bất kể lý lịch hay tội ác của chúng. Giờ đây, với cái nhìn sâu sắc hơn tác giả Stanton E.Samenow đã cung cấp cho độc giả một ấn bản cập nhật hoàn toàn về tác phẩm kinh điển của mình, bao gồm những sự nhận thức mới mẻ về tội ác đang được chú ý ngày nay, từ sự rình rập và bạo lực gia đình đến tội phạm cổ cồn và chính trị khủng bố. Ông đã từng có ba thập kỷ làm việc với tội phạm khẳng định lại lập luận của mình rằng các yếu tố như nghèo đói, ly hôn và bạo lực trên phương tiện truyền thông không gây ra tội phạm. Đúng hơn, như các tài liệu của Samenow ở đây, tất cả tội phạm đều có chung một suy nghĩ đặc biệt – thường thấy rõ trong thời thơ ấu – khác hẳn với suy nghĩ của một công dân có trách nhiệm. Trong khi các loại tội phạm mới ngày càng phổ biến hơn, hoặc ít nhất là dễ nhìn thấy hơn với công chúng – từ lạm dụng vợ chồng đến các vụ xả súng ở trường học – có rất ít thay đổi về cách tiếp cận của chúng ta đối với tội phạm. Các chương trình phục hồi dựa trên giả định rằng xã hội đổ lỗi cho tội phạm nhiều hơn là tội phạm, một giả định mà mối liên hệ nhân quả vẫn chưa được thiết lập, đã được chứng minh là không đầy đủ. Tội phạm tiếp tục xâm chiếm mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta, các tòa án hình sự và nhà tù luôn quá tải, và tỷ lệ tái phạm tiếp tục leo thang. Tiến sĩ Samenow, một nhà tâm lý học lâm sàng đã bác bỏ một cách hợp pháp những lời giải thích về hành vi tội phạm đổ lỗi cho hoàn cảnh, môi trường (xã hội, gia đình, truyền hình bạo lực,). Ông thường xuyên đưa ra những lời khái quát sâu rộng và không cung cấp gì khác ngoài những trường hợp có thật ủng hộ quan điểm của ông rằng tất cả tội phạm đều vi phạm pháp luật một cách có ý thức và cố ý. Hiểu biết thông thường về nguyên nhân phạm tội hiện vẫn là kim chỉ nam cho nhiều người vạch ra các chính sách phòng chống tội phạm. Các nhà hoạch định chính sách lãng phí hàng tỷ đô la khi họ ngây thơ tìm cách chống lại hành vi tội phạm bằng cách loại bỏ cái gọi là “nguyên nhân gốc rễ” về môi trường xung quanh. Điều quan trọng là chúng ta phải biết kẻ phạm tội là ai và làm thế nào và tại sao hắn lại hành động khác với những công dân có trách nhiệm. Từ sự hiểu biết đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý, nhân ái và hiệu quả. Review sách Tâm Lý Học Tội Phạm Luận điểm của tác giả là tội phạm là những người có tính cách tội phạm từ bé. Môi trường sống không phải là yếu tố để hình thành tính cách đó. Để chứng minh, tác giả đưa ra các trường cụ thể với các loại hình tội phạm khác nhau để làm luận cứ. Cách để một người có tính cách tội phạm ko trở thành tội phạm hoặc để tội phạm hoàn lương là dạy họ cách kiềm chế suy nghĩ của mình. Phương pháp đã được một tiền bối của tác giả áp dụng thành công. Nói chung sách rất đáng đọc. (Lê Anh) Tâm lý học tội phạm bao hàm một phạm vi rất rộng gồm nhiều chủ đề hấp dẫn. Suốt nhiều thế kỷ qua, con người đã luôn hứng thú với tội ác, và trong hàng trăm năm gần đây, tâm lý học đã phát triển từ một một môn học non nớt thành một một bộ phận trọng yếu trong cuộc sống. Ở một vài nước trên thế giới (như Mỹ, Anh Quốc), tâm lý học nằm trong top 3 môn học phổ biến được nhiều sinh viên chọn học nhất ở trường đại học và cao đẳng. Tâm lý học bây giờ đã được công nhận là có mối liên hệ bậc nhất với nhiều khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt với những tội phạm, tù nhân, cảnh sát, nhân chứng và tòa án. Cuốn sách này được viết cho cộng đồng nói chung, những ai có mong muốn hiểu thấu đáo hơn về tâm lý học tội phạm hơn là những kiến thức từ phương tiện truyền thông phổ biến như báo chí và truyền hình. Trong cuốn sách này, tác giả giải thích bằng một cách thân thiện, dễ hiểu đối với độc giả về nền tảng của tâm lý học tội phạm hiện đại. Do đó cuốn sách sẽ phù hợp với những ai có sở thích bắt đầu nghiên cứu về tâm lý học tội phạm. (Ẩn danh)
Dạy Con Kiểu Nhật
Dạy Con Kiểu Nhật Dạy Con Kiểu Nhật – Kubota Kisou Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài nếu chúng nhận được sự giáo dục đúng cách từ sớm. Và cha mẹ – những bậc sinh thành, tiếp xúc thường xuyên nhất với trẻ – là người có thể thực hiện việc này tốt hơn cả. Việc giáo dục trẻ cần được bắt đầu ngay từ khi bé chưa được 1 tuổi chứ không phải đợi đến lúc lớn lên. Đó không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn bởi vào giai đoạn này, bạn có thể dạy con mình ngay từ chính những hoạt động tiếp xúc khi bạn cưng chiều hay vui đùa với bé. Dạy Con Kiểu Nhật sẽ giúp những ông bố, bà mẹ tương lai tìm ra và ứng dụng hiệu quả phương pháp nuôi nấng những thiên thần của mình trưởng thành vững chắc và phát triển đầy đủ mọi tiềm năng của bé. Nó chứa đựng những kiến thức cơ bản, được diễn đạt dễ hiểu về đặc điểm sinh học của bé trong giai đoạn trước khi đầy năm. Đừng ép con “khôn” sớm Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái Từ những kiến thức nền tảng ấy, tác giả cung cấp cho các bậc phụ huynh những bài học, trò chơi thú vị để rèn luyện năng lực trí tuệ và phản xạ cho trẻ. Cuốn Dạy Con Kiểu Nhật – Giai Đoạn Trẻ 0 Tuổi nằm trong bộ 3 cuốn sách dạy con của giáo sư Kubota Kisou.
Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can
Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can của Đặng Hoàng Giang là tuyển tập bao gồm 26 bài viết ngắn chia làm 3 chủ đề: Cái tôi cá nhân trong xã hội hiện đại; Các vấn đề phát triển như môi trường, công lý và phân biệt giàu nghèo; Thực trạng văn hóa – xã hội đương đại. Giới thiệu tác giả Đặng Hoàng Giang Đặng Hoàng Giang là người Áo gốc Việt, tốt nghiệp kỹ sư tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau (Đức), bảo vệ tiến sĩ kinh tế phát triển tại Đại học Công nghệ Vienna (Áo). Anh trở về Việt Nam sau 20 năm sống và làm việc ở châu Âu. Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách của anh nhằm nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, minh bạch, và tiếng nói của người dân. Anh nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, truyền bá tri thức, khuyến khích tư duy phản biện và xây dựng văn hóa tranh luận. Các bình luận xã hội của anh xuất phát từ các hiện tượng văn hóa, xã hội đương đại để chỉ ra những vấn đề liên quan đến bình đẳng, công lý và tương quan quyền lực trong xã hội. Nội dung cuốn sách Bắt đầu bằng hình ảnh cuộc thi marathon, khi ai ai cũng tung hô người chạm qua vạch đích đầu tiên, thì tác giả chỉ chú ý những con người cắn răng lê bước tiếp để chạy hết quãng đường thi dẫu người chiến thắng đã được xác định. Họ không từ bỏ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì “bỏ cuộc” không phải là lựa chọn của họ. Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót giống câu chuyện của cô bé Ruby bang New Orleans (Mỹ) vào cuối những năm 1950, trong hoàn cảnh chính quyền ra quyết định xóa bỏ phân biệt chủng tộc, Ruby là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó. Ruby lúc ấy 6 tuổi, là bé con lớp 1. Suốt một năm sau đó, Ruby lủi thủi một mình, không có bạn chơi, chịu sự căm thù, giận dữ, gào thét, chửi rủa của đám đông da trắng, chỉ có cô giáo trẻ Barbara Henry đối xử với em bình thường, cô dạy em trong lớp học một thầy một trò. Gia đình Ruby gặp vô vàn khó khăn vì quyết định này. Nhưng, họ không từ bỏ. Họ không chuyển con gái họ đến một ngôi trường khác nơi các bạn da đen đang học với nhau. Họ tiếp tục chỉ vì “như cũ” không phải là điều họ muốn. Con người có xu hướng bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi tiếng, rồi rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. Nếu bản thân mỗi người tự nhận thức, tự lựa chọn và cố gắng vì lựa chọn đó, như những người lê lết cuối đoàn marathon, như gia đình em Ruby, thì kết quả được tạo ra từ chính nổ lực của bản thân chứ không phải chờ đợi, nhòm ngó người khác nữa. Năm Ruby lên lớp 2, em được hòa nhập, trường bắt đầu chào đón những học sinh da đen khác. Những kẻ dù không chiến thắng nhưng vẫn cố gắng hoàn thành hết đường đua của mình, đó là những người đã chiến thắng chính cuộc chơi của bản thân. Đây mới là những nhân tố cốt yếu tạo nên sự thay đổi dần dần tốt đẹp của xã hội. Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can còn đề cập đến tâm lý đám đông và sự vận hành của nó, cũng chính là nguyên nhân sự thật đằng sau sự cuồng nộ đập phá quá khích của những người công nhân mà thường ngày vẫn hiền lành, chăm chỉ. Một đám đông có những yếu tố đặc biệt. Một là, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh, và cái vô danh đó đem lại cho mỗi người một sự an toàn và cảm giác được bảo vệ. Hai là, đám đông gây phấn khích. Ba là, đám đông đem lại cho các cá nhân trong nó cảm giác về quyền lực. Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một cùng làm một hành vi nào đó, khi họ được một sự kiện bất ngờ châm ngòi. Trong đám đông, con người dễ đánh mất bản thân. Những đám đông “mới” ngày nay, như vụ công nhân xây dựng Thái Nguyên xô xát ở nhà máy Samsung, người dân Đồng Nai “hôi bia”, thanh niên Nghệ An “đánh hôi” kẻ trộm chó, hay là hình ảnh xấu xí gần đây nhất là đầu năm 2019, người dân Hà Nội đổ xô “hôi hoa” trước khách sạn JW Marriott khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ 2 vừa kết thúc… Là những đám đông nổi lên không quan điểm xã hội hay mục đích chính trị, họ phá phách một cách vô phương hướng và vô nghĩa. Họ không hề giống như những đám đông “cũ” năm 1945 – những con người ấy được vận động tham gia cách mạng, được phổ biến để xây dựng một ý thức hệ vững chắc vì nước vì dân. Trong Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can, tác giả đã hoàn thành tốt vai trò của một nhà phê bình xã hội, và còn hơn thế nữa, là một nhà hoạt động xã hội đang xây dựng văn hóa tranh luận. Những phân tích của anh là sự kết hợp của tri thức uyên bác, luận cứ trùng trùng và một cái nhìn trực diện, đánh thẳng vào vấn đề. Điều đặc biệt là anh thường dùng nghệ thuật viết ngược để đá xoáy các vấn đề, tạo nên các cuộc tranh luận mà tại đó, nếu mỗi người có thể mang tâm cầu thị để đưa ra ý kiến cá nhân, đồng thời tôn trọng người phát ngôn để phản biện, thì hướng giải quyết các nan đề của xã hội sẽ sáng hơn, tối ưu hơn. Lẽ dĩ nhiên là tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đã thành công, cuốn sách thật sự gây ra nhiều tranh cãi. Review sách Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can Cách viết lạ quá. Lạ nhưng lại rất hay. Cái hay nằm ở việc tác giả luận những bài phê bình xh theo hướng học thuật. Phân tích từng khía cạnh xh với chiều sâu của kiến thức và khoa học. Tuy vậy lại ko khô khan mà cho chúng ta nhiều suy nghĩ và trăn trở. Quả thật, ẩn dưới từng lớp chữ là những dụ ý để ta đọc mà nhìn sâu hơn, ngẫm nhiều hơn, chứ ko đơn thuần là mặt con chữ đọc lên là thấy ngay đc ý nghĩa. Qua đó, tôi nhận thấy sự nghiêm túc nhìn nhận của ông qua từng vấn đề. Cũng thấy đc tính nhân văn ‘lạnh lùng’ của ông qua từng câu chuyện, như nhà báo Đinh Đức Hoàng đã viết trong bài viết cuối, ‘chúng ta thiếu những con dao mổ lạnh, nằm trong những bàn tay ấm’. Tuy có một số bài viết tôi hơi mâu thuẫn với cách nhìn của tác giả như sự khốn cùng của tư duy triệu phú, những ‘hiểm hoạ’ bất ngờ khi gửi con đi du học..(theo ý tôi, tác giả có phần hơi khắt khe) nhưng vấn đề cũng chỉ là quan điểm mà thôi. Mỗi người sẽ lựa chọn 1 cách nhìn khác nhau. Ko quan trọng ai đúng ai sai, chẳng có đúng sai ở đây mà đơn giản chỉ là sự khác biệt. Cách nhìn độc đáo của mỗi người là bài học khác cho người còn lại để họ có cái nhìn đa chiều hơn với trái tim rộng mở hơn. (Đức Khải)