Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chữa Lành Bằng Tâm Thức (Newton Kondaveti)

Newton Kondaveti Là bác sĩ Y khoa tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Kurnool, Andhra Pradesh, Ấn Độ vào năm 1992. Ông học cao học tại Viện Khoa học Y tế Nizam, Hyderabad, Ấn Độ.

Bác sĩ Newton bỏ qua cách chữa bệnh thông thường để chuyên tâm vào "liệu pháp trở về tiền kiếp và trị liệu toàn diện". Ông cũng giảng dạy về siêu hình và là nhà khoa học tâm linh.

Thông qua sự cống hiến không ngừng nghỉ và làm việc không mệt mỏi, bác sĩ Newton đã giúp hàng ngàn người tiếp cận cuộc sống quá khứ của mình và đạt được sự tự chủ.

"Chữa Lành Bằng Tâm Thức là quyển sách tuyệt vời về khoa học tâm linh. Sự thật phổ quát đầu tiên, chúng ta không chỉ là cơ thể vật lý, mà còn là tâm thức thuần khiết. Thứ hai, chúng ta tạo nên thực tại của riêng mình - chúng ta tạo ra sự khỏe mạnh - và chúng ta cũng tạo ra bệnh tật. Tuy nhiên, hầu như mọi người chưa hiểu hết những sự thật này. Newton Kondaveti diễn đạt Chữa Lành Bằng Tâm Thức bằng bút pháp rõ ràng đáng khâm phục và dễ hiểu. Những bài tập thực hành và thiền định sẽ dẫn dắt chúng ta tiến gần hơn đến cái nhìn thông tuệ, có thể áp dụng lên đời sống hằng ngày." - Brahmarshi Patriji - Nhà sáng lập Pyramid Spiritual Societies Movement (PSSM)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chữa Lành Bằng Tâm Thức PDF của tác giả Newton Kondaveti nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Một Làn Gió Tinh Khôi (Nguyên Phong)
(Lời dẫn nhập: Nhiều người đã say mê những sách của Nguyên Phong dịch và phóng tác, say mê về nội dung cũng như về văn phong của dịch giả. Từ một nguồn internet không biết của thân hữu nào gửi, chúng tôi nhận được bài này trong số những điện thư nhận được hằng ngày. Trộm nghĩ rằng nếu giữ cho mình thì cũng uổng công người đã có lòng gửi. Xin cám ơn thân hữu đó và cũng xin phép tác giả bài viết là PHAN LẠC TIẾP để phổ biến tới độc giả của chúng tôi, mà cũng là độc giả của ông.. TLBT - TNAC - ĐVĐĐ) Cuộc di tản bi thương ngày nào, đối với đại đa số chúng ta, những người trong cuộc, không thiếu những người vẫn coi như mới, đêm ngủ vẫn kéo theo những hình ảnh hãi hùng, kinh khiếp, tiếp nối bằng những kỷ niệm của những ngày bỡ ngỡ trên đất tạm dung. Trong những ngày vừa hoang mang lẫn mừng rỡ nhưng cũng tràn đầy lo âu và buồn bã này, câu hỏi của đa số người di tản chúng ta trước khi đưa chân rời khỏi trại tỵ nạn, rời xa những đồng bào, bè bạn thân quen là: làm sao chúng ta liên lạc, tìm lại được nhau đây. Sống làm sao đây trong cái “bể mênh mông” là nước Mỹ rộng lớn này? Hình ảnh tiễn đưa nhau bên cổng trại là những bàn tay nắm những bàn tay giữa kẻ đi người còn ở lại, có những mảnh giấy nhỏ viết vội vàng “đây là số điện thoại của người bảo trợ của tôi…”. Xe chuyển bánh, mảnh giấy nhỏ ghi 10 con số, đôi khi nhoè nhoẹt vì những hàng nước mắt. Trong nỗi băn khoăn này, điển hình là trại tỵ nạn Pendleton, hàng ngày ở cafeteria, nơi gần ngã ba đặt tượng bàn tay khổng lồ xoè ra đỡ, ôm ấp người tỵ nạn, nhóm anh em nhà báo, nhà văn họp mặt. Nơi đây cũng được coi như đài “Radio Catina Di Tản”, phát xuất những tin tức, những tin đồn liên hệ đến mọi vấn đề của cuộc sống mới trên đất tạm dung. Đáng chú ý nhất là nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Anh thăm hỏi mọi người, anh xin những số điện thoại, địa chỉ của những người sắp rời trại. Và cũng chính nơi đây, một số bè bạn trong làng văn, làng báo bàn bạc “phải có một tờ báo để liên lạc với nhau chứ”. Trong số những người này, cuối cùng được ra trại và định cư tại thành phố gần trại tỵ nạn nhất là San Diego, có vợ chồng Nguyễn Hoàng Đoan-Khánh Ly, Luật sư Phạm Kim Vinh. Tờ Hồn Việt, như một nỗi khắc khoải của người Việt phải đau khổ rời bỏ quê nhà, nhưng lòng không ngớt thương về đất cũ, được ra đời ở đây. Tòa soạn đặt trong một nhà in trong một khu vực nhỏ, lúc ấy được coi như nằm ở ngoại ô thành phố, khu Mission Gorge, của thành phố San Diego. Tờ báo được đón nhận thật nồng nàn. Chỉ một thời gian sau, khi tờ báo đã có tiếng vang, đã được đồng bào khắp nơi biết đến, một số quần hùng từ các nơi tụ về góp mặt, trong đó có nhà văn Lê Tất Điều, họa sĩ Văn Mộc, và nhiều bằng hữu bốn phương gửi bài về hỗ trợ. Đó là tờ báo tư nhân đầu tiên của người tỵ nạn, ở cực Nam và cực Tây của nước Mỹ này. Được mời gọi, trong những ngày này, tôi cũng có đóng góp một vài bài như một hành động thân hữu có mặt tại địa phương. Nay sau hơn 30 năm tờ Hồn Việt vẫn tồn tại do Ngọc Hoài Phương làm chủ nhiệm, chủ bút phát hành rộng rãi trong cộng đồng người Việt trong thế giới tự do. Tìm mua: Một Làn Gió Tinh Khôi TiKi Lazada Shopee Trong khi đó, nơi được coi là đối đầu với vùng Nam Cali, có tờ Đất Mới ở thành phố Seattle, do anh Vũ Đức Vinh, tức nhà văn Huy Quang, nguyên Tổng Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh của VNCH đứng ra thành lập, được sự tài trợ chính thức của chính quyền địa phương nhằm mục đích thông tin và hướng dẫn người Việt tỵ nạn sớm hoà nhập vào xã hội Hoa Kỳ. Lúc ấy vào cuối năm 1975, gia đình tôi đang chân ướt chân ráo rời bỏ San Diego, đến định cư tại thành phố biển hồ, Salt Lake City, do một số bạn bè kéo gọi. Sau nhiều tháng dài cổ nhận những lá thư từ chối của các hãng xưởng ở Cali, nay có công việc tuy không hay ho gì, nhưng có lẽ nhờ chịu khó và có chút khéo tay, tôi đang làm việc cho một hãng đóng tàu nhỏ, loại tàu đi câu cá, chỉ trong 3 tháng đã được tăng lương 3 lần. Giữa khi ấy thì anh Huy Quang gọi tới: “Lên đây đi ông. Làm báo có lương, nhà cửa xin cũng dễ”, nhưng tôi không dám thả mồi bắt bóng, nhất là bà xã tôi cũng có việc làm trong một nhà may sang trọng trong thành phố này. Hơn thế nữa, bạn bè cùng khóa khá thân ở đây cũng đông, hàng ngày đi lại cũng rất ấm cúng. Nghe anh Huy Quang nói thế, thích lắm, nhưng tôi đành: “Xin cám ơn anh Huy Quang thôi”. Bù lại, tôi viết cho tờ Đất Mới loạt bài về chuyến di tản của tôi trên con tàu Thị Nại, HQ 502, với trên 5000 người rời Sài Gòn giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi ông Dương văn Minh ra lệnh cho “anh em quân đội ở đâu ở đó, chờ bàn giao cho quân đội giải phóng” thì con tàu Thị Nại chết máy, chật ứ những người tỵ nạn còn nằm cửa sông Soai Rạp. Con tàu ra được ngoài biển nhập vào đoàn tàu di tản là cả một câu chuyện dài, thiên nan, vạn nan. Nhờ đó hàng tháng tôi đều nhận được mỗi kỳ 2 số báo Đất Mới. Tờ báo lúc này có anh Thanh Nam làm tổng thư ký. Những người viết chủ lực ngoài anh Huy Quang là chủ bút, có chị Túy Hồng, chị Trần Lai Hồng, Nguyễn Thanh Trang, anh Nguyễn Văn Giang, và sau này có thêm anh Mai Thảo nữa. Thỉnh thoảng thấy có bài của nhà văn, họa sĩ Võ Đình và thơ của anh Nhất Tuấn. Dù những bài viết phải bỏ dấu bằng tay, nhưng trang báo vẫn rất sạch và mỹ thuật. Chẳng những thế, mọi tin tức, dù xuất xứ từ đâu, đều được toà soạn viết lại, tránh những ngôn từ trái tai gai mắt phát xuất từ Việt Nam. Cũng trên tờ báo này, lần đầu tiên có bài viết từ trại tỵ nạn ký tên Tưởng Năng Tiến.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Làn Gió Tinh Khôi PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoa Sen Trên Tuyết (Nguyên Phong)
LỜI NÓI ĐẦU ừ trước đến nay, câu hỏi về cuộc đời vẫn là câu hỏi lớn, đòi hỏi một nỗ lực phi thường để trả lời. Trong đà sống quay cuồng, có khi nào chúng ta biết dừng lại để đặt câu hỏi về cuộc sống? Tại sao chúng ta lại sống như vậy? Chúng ta đã biết gì về sự sống? Đây không phải là câu hỏi dành riêng cho các triết gia, học giả hay để mang ra bàn luận lúc trà dư tửu hậu, mà là một câu hỏi thầm kín, có tính cách cá nhân giữa ta với chính ta. Nếu chúng ta không tìm được câu trả lời thỏa đáng thì có lẽ chúng ta chỉ vật vờ sống như chiếc lá nổi trôi, lềnh bềnh trên mặt nước, chịu sự đưa đẩy của dòng đời. Nếu chúng ta không thành thật với chính mình thì cuộc đời chỉ là những màn kịch, mà chúng ta là những diễn viên bắt buộc phải diễn xuất cho đến lúc hạ màn. Tìm mua: Hoa Sen Trên Tuyết TiKi Lazada Shopee Nếu câu trả lời không đến từ chính nội tâm ta thì có thể trọn đời chúng ta chỉ chạy theo những ảo ảnh bên ngoài mà không bao giờ hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Cuộc sống thật ra rất đơn giản, nó chỉ là tấm gương phản ảnh thái độ của mình đối với cuộc sống. Nếu chúng ta muốn phấn đấu để sống thì cuộc sống trở thành bãi chiến trường, nhưng nếu chúng ta muốn sống một cách tự nhiên thì cuộc sống sẽ là những buổi bình minh, những bông hoa nở, những tiếng róc rách của khe suối. Ý nghĩa của cuộc đời là sống cho ra sống, sống như một con người, sống và ý thức rằng mình đang sống từng giây từng phút và hiểu biết rằng đời sống vốn là một mảnh vườn đầy hoa thơm cỏ lạ mà bất cứ ai cũng có quyền hưởng thụ. Nguyên PhongDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoa Sen Trên Tuyết PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dấu Chân Trên Cát (Nguyên Phong)
Lời giới thiệu Ng�y nay Ai Cập chỉ được biết đến như một quốc gia chậm tiến với những Kim Tự Th�p đồ sộ v� những cổ mộ chứa x�c ướp. Rất �t ai biết về qu� khứ đầy huy ho�ng của nền văn minh đ� bị v�i lấp trong l�ng c�t sa mạc n�y. Hiển nhi�n lịch sử đ� ghi nhận về triều đại của c�c vua Pharaoh, những người đ� tốn rất nhiều xương m�u d�n ch�ng để x�y cất c�c Kim Tự Th�p, nhưng x�y cất v�o việc g� th� vẫn c�n l� một c�u hỏi m� ng�y nay người ta chưa t�m được c�u trả lời. Lịch sử triều đại vua ch�a Ai Cập cũng chứa đựng nhiều b� mật lạ l�ng kh�ng thể giải th�ch. Hiện nay c�c nh� khảo cổ th�ng th�i nhất vẫn kh�ng t�m được một ch�t manh mối hay di t�ch g� về c�c đấng qu�n vương, những người đ� x�y dựng l�n nền văn minh bậc nhất b�n bờ s�ng Nile n�y. Họ chỉ khai quật được mồ mả, lăng tẩm của c�c bạo ch�a, những người đ� g�y chiến tranh khắp nơi, l�m đổ m�u d�n l�nh v� tội. Nh� khảo cổ Kevin Livingston đ� viết: "H�nh như c�c vị minh qu�n kh�ng hề x�y cất lăng tẩm, kh�ng hề dựng bia đ� khắc ghi c�ng trạng của m�nh. Phần lớn c�c lăng tẩm hay mồ mả đ� được đ�o l�n chỉ to�n của c�c vị vua bất t�i, những bạo ch�a kh�t m�u, những người m� t�n tuổi kh�ng c�n ai muốn nhắc đến nữa". Ng�y nay người ta biết đến triều đại c�c vua ch�a Ai Cập thời cổ qua s�ch vở của người Hy Lạp. Sở dĩ c�c sử gia Hy Lạp biết được c�c chi tiết n�y v� họ đ� học hỏi từ một người Ai Cập bị đ�y biệt xứ t�n l� Sinuhe. Đ�y l� một nh�n vật lạ l�ng, đ� c� c�ng mang văn minh Ai Cập truyền v�o Hy Lạp khi quốc gia n�y c�n ở một t�nh trạng k�m mở mang so với Ai Cập l�c đ�. C�c sử gia ng�y nay đ� đưa ra nhiều giả thuyết về nh�n vật Sinuhe n�y. C� người cho rằng �ng chỉ l� một l�i bu�n đến Hy Lạp lập nghiệp nhưng l�m sao một l�i bu�n lại mở trường dạy học v� để lại nhiều t�i liệu qu� gi� như thế được? Tìm mua: Dấu Chân Trên Cát TiKi Lazada Shopee Từ ng�n xưa, chỉ ri�ng giai cấp vua ch�a v� gi�o sĩ mới được hưởng quy chế gi�o dục to�n vẹn như vậy m� th�i. Do đ�, một số người cho rằng �ng thuộc giai cấp gi�o sĩ nhưng việc một gi�o sĩ Ai Cập đến mở trường dạy học tại Hy Lạp cũng l� điều kh� chấp nhận. Mặc d� khi đ� văn minh Hy Lạp chưa tiến bộ như Ai Cập nhưng t�n gi�o xứ n�y đ� ph�t triển rất mạnh, hiển nhi�n c�c gi�o sĩ Hy Lạp kh�ng thể chấp nhận cho một gi�o sĩ ngoại quốc đến mở trường dạy học tại th�nh địa Olympia của họ được. Nếu thế, phải chăng Sinuhe thuộc giai cấp ho�ng tộc? Điều n�y x�t ra cũng kh�ng c� l� v� một người thuộc giai cấp ho�ng tộc kh�ng thể bị đ�y biệt xứ. Luật ph�p Ai Cập chủ trương xử tử những kẻ trong ho�ng tộc nếu họ vi phạm một tội trọng n�o đ� chứ kh�ng c� lệ đ�y biệt xứ, v� c�c vua Pharaoh rất sợ những người trong bọn họ chi�u binh m�i m� l�m phản. Việc một người Ai Cập, th�n thế mơ hồ, bị đ�y biệt xứ, đến mở trường dạy học tại Athens, trung t�m văn h�a của Hy Lạp, vẫn l� một b� mật đến nay c�c nh� khảo cổ chưa t�m được c�u trả lời.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Chân Trên Cát PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (Nguyễn Lang)
Cùng Bạn Đọc Từ mấy năm nay, trong xu thế đổi mới toàn diện của đất nước, đời sống văn học, nghệ thuật nói chung đã có những chuyển biến năng động và tích cực với các mặt biểu hiện phong phú, đa dạng, cởi mở hơn, và việc tìm hiểu những truyền thống văn hóa, tinh thần đặc sắc, nhiều mặt, trong lịch sử trên dưới 4.000 năm của cha ông ta cũng trở thành một đòi hỏi ngày càng mạnh mẽ. Ðáp ứng yêu cầu đó, Nhà xuất bản Văn học đã và sẽ lần lượt cho tái bản một số công trình nghiên cứ u, biên soạn, dịch thuật, của nhiều học giả trong Nam ngoài Bắc, hoặc từng được nhiều dư luận bạn đọc chú ý, hoặc đã trở thành những tư liệu hiếm có trong các thư viện, như cuốn La sơn phu tử, Chinh phụ ngâm bị khảo của Hoàng Xuân Hãn, Lão Tử - Ðạo đức kinh của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Kinh dịch của Nguyễn Hiến Lê, Kinh Thi của Tạ Quang Phát, Luận ngữ của Lê Phục Thiện, Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam của Ðỗ Bằng Ðoàn và Ðỗ Trọng Huề, Chơi chữ của Lãng Nhân... Bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận của Giáo sư Nguyễn Lang cũng nằm trong danh mục "tủ sách học vấn" kể trên. Như thông lệ đối với bất kỳ bộ sách nào được đem ra tái bản, trước khi đưa in Việt Nam Phật giáo sử luận, chúng tôi đã tổ chức một Hội đồng thẩm định, gồm các ông: Thượng tọa Thích Thanh Tứ, Phó viện trưởng Phân viện Phật Học Việt Nam; Giáo sư sử học Hà Văn Tấn, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Phó viện trưởng Phân viện Phật Học Việt Nam, làm Chủ tịch. Hội đồng đã làm việc tích cực đóng góp nhiều ý kiến bổ ích, cũng như đã nhất trí tái bản bộ sách. Chúng tôi còn được giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người từng có điều kiện thâm nhập hai tập Việt Nam Phật giáo sử luận từ rất sớm, vui lòng viết Lời giới thiệu in vào đầu trang sách cũng như soát k ỹ lại bản thảo. Xin được ghi lại ở đây lời cám ơn chân thành của Nhà xuất bản Văn học. Do chỗ tác giả hiện đang ở xa, không thể trao đổi, bàn bạc trước khi in sách, chúng tôi hy vọng mấy lời Cùng bạn đọc trên đây phần nào cũng có thể thay thế cho lời xin phép tái bản sách của ông. Tìm mua: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận TiKi Lazada Shopee Sau cùng, dù đã hết sức cố gắng, lần tái bản này phải bỏ lại số lớn các bức ảnh phụ bản của Việt Nam Phật giáo sử luận vì bản in trong nguyên bản vốn mờ sẵn. Thành thực cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc. Sau khi Việt Nam Phật giáo sử luận công bố rộng rãi ở trong nước, nhiều bạn đọc đã gửi thư về Nhà xuất bản đánh giá cao bộ sách, và đề nghị đặt mua thêm. Vì vậy, lần này Nhà xuất bản cho in lại cả hai tập sách trên. Ðể bộ sách ra mắt được hoàn chỉnh, xứng đang với mong đợi của độc giả, trước khi in chúng tôi đã nhờ Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học chỉnh đốn lại kỹ càng những chỗ bất nhất về quy cách trình bày mà lần in trước vẫn chưa khắc phục được. Ngoài ra, chúng tôi còn nhờ nhà nghiên cứu mỹ thuật Tố Như tìm lại các bản chính mà Giáo sư Nguyễn Lang đã mượn làm phụ bản nhằm bổ khuyết phần minh họa, nhưng rất tiếc các bản chính này cũng bị mờ, hơn nữa có tài liệu như của Miklós (Hongrie) còn chú dẫn xuất xứ nhầm lẫn; cuối cùng Phó giáo sư Tố Như đã phải tổ chức chụp lại từ nguyên m ẫu các chùa miền Bắc, nhờ đó có được những bức ảnh màu thay cho ảnh đen trắng, đồng thời cũng bổ sung thêm một số ảnh xét thấy có thể góp phần làm cho bộ sách có nhiều dẫn liệu hơn. Giúp vào việc này có các nhà nhiếp ảnh Lê Cường, Võ Văn Tường, và Ðại đức Thích Phước An (phần ảnh chùa miền Trung và miền Nam). So với bộ sách gốc, khối lượng ảnh giờ đây đã phong phú hơn trước, đúng như mong muốn của tác giả trong mấy dòng phụ đề ở cuối tập III. Xin chân thành cảm tạ tấm lòng thịnh tình của tất cả.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Việt Nam Phật Giáo Sử Luận PDF của tác giả Nguyễn Lang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.