Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Made In Vietnam (Thuận)

Bạn muốn viết văn?

Nếu viết tình yêu, tựa đề nhất định phải bắt đầu bằng “Chuyện tình kể” như­ hai nhà văn đ­ương thời danh tiếng nhất Việt Nam. Đừng nên coi thường chữ “kể”, nó cho ngư­ời ta dốc bầu tâm sự như­ dốc n­ước khỏi chai. Kỷ niệm ơi kỷ niệm, có ngư­ời Việt nào không tôn thờ kỷ niệm? Ngay trong cái tựa đó, tùy thẩm mỹ mà sẽ thêm “trong nắng chiều” “lúc mư­a khuya” mộng mơ Tự lực văn đoàn, hoặc “trư­ớc bình minh” “buổi ban mai” hồn nhiên hiện thực xã hội chủ nghĩa. Sau đó, bạn sẽ chia nhân vật thành hai tuyến thiện và ác, đương nhiên nhân vật tốt phải là tấm gương cho độc giả soi vào. Còn nếu muốn tỏ ra sắc sảo hơn, bạn có thể làm như­ nhà văn nam danh tiếng: ác tí ti thiện tí ti. Hãy để cho nhân vật nữ bị em chồng hiếp, bố chồng nhìn trộm khi tắm, đừng kể lể gì về những khoái cảm hay giận dữ của cô ta, mà cho cô thốt lên lời đức hạnh: “Khổ chứ. Nhục lắm. Như­ng thương lắm”. Sẽ có nhà phê bình ví cô với Đức mẹ đồng trinh cho mà xem! Cho đến năm 2001, mọi cuộc tranh luận sôi nổi nhất của văn học Việt, chính thống hay không chính thống, đều luẩn quẩn ở cái Tâm: cả ngư­ời đọc lẫn ngư­ời viết ai cũng lo nó không cạnh tranh nổi môn luân lý học. Cuộc bút chiến Trí thức/Phản trí thức vư­ợt trùng dương, sau một hồi náo nhiệt, cũng bị cái Tâm cho xí xóa hòa cả làng.

Về câu chữ, chỗ nào cần thư­ơng cảm ắt phải có nư­ớc mắt, lá mà rơi thì đ­ương nhiên phải xào xạc. Nhịp điệu thì lúc nhặt lúc khoan, lên xuống tuỳ cảm hứng. Đôi lúc nên xen kẽ vài đoạn thơ, gọi nôm na là “tiếng nói vô thức”. Bạn cũng cần có vài xen kiếm hiệp cho thêm ly kỳ, kiểu c­ưỡi ngựa bắn súng hay công an đuổi bắt tù v­ượt ngục, hay cả hai. Nếu có chút ngoại lai nữa thì tuyệt: Tây bắc này, Cali này, hứng lên có thể cho cô gái Mèo khóc ở Ba lê hoa lệ. Cuối cùng xin đừng quên những câu giầu tính suy t­ư như­ “Tình yêu đấy là một hung thần” hay “Về bản chất đàn bà đứng về phía trật tự… Không có trật tự nào dung được tình yêu to lớn”. Bí quyết là làm thế nào cho ngư­ời đọc phải cảm thấy ở tận cùng văn bạn là nỗi cô đơn, sự trải đời, khả năng yêu th­ương và đau đớn, là con ngư­ời viết hoa! Họ phải sờ đư­ợc cả nếp nhàu trên mặt bạn! Họ phải nhìn bạn như­ tín đồ thiên chúa giáo nhìn Giê-su chịu nạn ấy chứ!

Cứ viết như­ thế đi, nếu không thành công, bạn sẽ chẳng thất bại.

Như­ng nếu bạn lại bảo: “Rằng hay thì thật là hay…”? Tìm mua: Made In Vietnam TiKi Lazada Shopee

Viết một tiểu thuyết không kết không mở không cao trào-xung đột-mâu thuẫn, không thắt nút-mở nút, một tiểu thuyết không ch­ương đoạn, không dấu xuống hàng, ý này vắt sang ý kia, tiết kiệm chấm phẩy và các mỹ từ, thán từ cùng các câu trau chuốt. Tạo cho tiểu thuyết một nhịp điệu gồ ghề. Tránh cho ng­ười đọc các đoạn tả cảnh tả tình, phân tích tâm lý nhân vật vừa dông dài vừa vô nghĩa. Tha cho họ những xúc động, ngợi ca. Viết tình yêu mà không cần phải trữ tình. Kể một Việt Nam đ­ương đại mà không nhất thiết phải lôi ra các vết th­ương chiến tranh, chế độ toàn trị, quan liêu tham nhũng, đói nghèo hay suy đồi đạo đức.

Made in Vietnam của Thuận là một thử nghiệm như­ thế.

Nó sẵn sàng lặp lại, từ hai lần trả lời không khác nhau một dấu chấm dấu phẩy của giám đốc Nguyễn Đức L­ương, từ hai mư­ơi người bạn trai cùng tên Khánh của nhân vật nữ chính, từ các buồng tắm giống nhau như­ những giọt n­ước của ngư­ời dân thủ đô thời mở cửa, từ cái phải làm phải ăn phải mặc, ng­ười phải gặp trong bảy ngày tết Nguyên đán. Made in Vietnam là cái nhàn nhạt của xã hội Việt Nam hôm nay, ở đó thời gian cứ trôi đi mà chẳng ai nói “Tại sao thế?”, chẳng ai hỏi “Phải chăng ta đang yêu cái mà tám m­ươi triệu ngư­ời khác đang yêu, sống cuộc sống mà tám m­ươi triệu ng­ười khác đang sống?”.

Và tr­ước hết, nó cùng ng­ười đọc kiếm tìm một thẩm mỹ mới, một nhận thức mới về văn học.

***

Cuối cùng Hà Nội cũng đến được năm 2000. Đêm mồng một tháng một một phụ nữ trẻ Hà Nội tên là Trần Minh Phượng lên giường ngủ từ chín giờ tối, sớm hơn thói quen đúng một tiếng, để chuẩn bị cho buổi đi làm lần đầu tiên trong đời vào sáng hôm sau, để trở thành một cán bộ công nhân viên nhà nước. Kĩ sư canh nông Nguyễn Thanh Bình, chồng của Phượng, không thể xem vô tuyến trong lúc vợ ngủ đã ngồi đánh xi cả năm đôi giầy màu đen cỡ bốn mươi ba. Đêm hôm ấy, giám đốc Nguyễn Đức Lương hoà giải với vợ bằng cách quay lại phòng riêng của hai vợ chồng sau ba đêm ngủ trên đi-văng phòng làm việc. Cũng đêm hôm ấy, nhiều người Việt Nam nhớ lại bài trả lời phỏng vấn các nhà báo Mỹ của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, hai mươi năm trước, về tương lai của chủ nghĩa xã hội có khẳng định câu trả lời sẽ là năm 2000. Hai mươi năm đã qua, Hà Nội không còn là thành phố của thế hệ những người nói tiếng Pháp còn nhanh hơn tiếng Việt. Hai mươi năm đã qua, Hà Nội cũng không bỡ ngỡ nhiều khi bước vào năm cuối của thiên niên kỉ. Bởi vì thực ra năm 2000 của Hà Nội đã bắt đầu từ hai mươi năm trước, từ một nụ cười chiến thắng đại diện cho ba triệu nụ cười của thủ đô, cho sáu mươi triệu người dân Việt. Năm 2000 Hà Nội đếm được hai mươi nghìn khoảng không gian khép kín, khoảng nào cũng nép dưới gậm cầu thang, cũng giới thiệu giải pháp tối ưu biến nhà kho thành văn phòng. Hai mươi nghìn gậm cầu thang là hai mươi nghìn chuyện cơm bữa của thành phố nơi dân cư rất ư giản dị, coi trang trí nội thất là điều xa xỉ. Giữa khu phố cổ hay vùng mới mở rộng, đâu đâu cũng bắt gặp những diện tích mười mét vuông sáng bán phở, ngày cho thuê băng hình, tối cà phê giải khát. Hà Nội năm 2000 của năm triệu sinh mạng sùng sục sống vứt qua một bên những gì không thuộc nhu cầu ăn, uống, ngủ, nghỉ sau hai mươi năm phấn đấu cho năm triệu con người mới xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy mười mét vuông phòng làm việc của Tâm Sự Bạn Gái trực thuộc tòa soạn báo Phụ Nữ đến năm 2000 càng thấy không cần dấu đi gốc gác nhà kho của mình. Đổi mới trên nguyên tắc tôn trọng hoàn toàn cái đã có. Chiếc cửa sổ xanh duy nhất nhện nhởn nhơ chăng mạng, hai cánh cửa chỉ còn lại một ô kính, mấy tờ giấy báo dán trên khung gỗ cũng đã ngả màu xanh, mỗi khi gặp gió hớn hở vẫy đám vữa túm năm tụm ba trên trần nhà, rồi cả bọn quay ra cùng lớp bụi trong phòng làm đủ hai mươi vòng khiêu vũ. Trên tường, năm chục cô gái trong áo may ô đỏ, quần đùi đỏ, ngắn hơn quần đùi đàn ông, đi guốc đỏ, nở năm mươi nụ cười, tạo nên một cuộc thi hoa hậu được tổ chức kiểu Hà Nội. Người ngồi, kẻ đứng, người nghiêng phải, kẻ nghiêng trái, động tác duy nhất được tập luyện trước là hếch mông, góc bốn mươi lăm độ làm chuẩn. Đấng nam nhi nào trông thấy cảnh này mà chẳng thốt lên vài tiếng thở dài. Đi về đâu hỡi em, mọi trò thi cử đều phù du, sao không nhìn gương các hoa hậu đi trước. Các ứng cử viên phái nữ phớt lờ. Cả năm chục cô chẳng ai bảo ai cứ cong người mãi, chúm chím mãi chẳng hướng về ai mà hướng về đống bàn ghế, thư từ, sách báo ba ngày một lần được xếp lại trong một trật tự hết sức mất lịch sự. Tâm Sự Bạn Gái chắc phải rất ý tứ mới có thể tâm sự được trong một không gian như vậy. Bốn giờ chiều, căn phòng tanh bành như sau phiên chợ. Bốn giờ chiều, chiếc bóng đèn sáu mươi oát tự động bật sáng rồi khép nép đứng trong một góc, thành thử ánh sáng chỉ rón rén đến hai phần ba căn phòng là dừng lại, giống y hệt lần nguyệt thực lâu nhất trong lịch sử Hà Nội. Phần không được chiếu sáng âm thầm giấu đi những thành quả của nền kinh tế kế hoạch sẽ được nhà nước tổng kết tháng 5 năm 2000: bộ máy vi tính, chiếc quạt điện, cái siêu đun nước cùng phích và bộ ấm chén uống chè. Cứ thế từ bao lâu không rõ, Tâm Sự Bạn Gái, người và đồ vật, chen chúc trong phòng làm việc cựu nhà kho, chiều cao chỉ cao hơn người Hà Nội bảy xăng-ti-mét. Chiếc cửa sổ để thông thống hai mươi tư giờ một ngày cũng không đủ khả năng tắm rửa lũ không khí lúc nào cũng nặng mùi giấy mốc nhưng không biết chạy đi đâu, trong phòng thì ngột ngạt còn bên ngoài là hai quán bia hơi, hàng ngày cho vào lò thiêu hoàn vũ vài chục xác động vật từ thú rừng đến gia súc, không con nào rõ thời điểm qua đời. Đầu năm một nghìn chín trăm tám mươi có một phụ nữ tên là Trần Thị Lan đến tòa soạn xin việc. Sau mười chín năm ngồi lại trong phòng Tâm Sự Bạn Gái, cô đã trở thành người đàn bà kín đáo nhất tòa soạn, quyến rũ nhất làng báo, lộng lẫy như trên sân khấu. Một hôm cô đến phòng tổ chức tự nguyện xin thôi việc để vào Sài Gòn. Ngày làm việc cuối cùng cô đến tòa soạn, giấu mình trong chiếc áo măng tô mùa đông màu cà phê.

Vào đến căn phòng quen thuộc cô mới trút bỏ áo khoác để lộ chiếc may ô đỏ, chiếc quần đùi đỏ và đôi guốc cao gót đỏ, giống hệt như năm mươi cô gái đang dự thi hoa hậu trên tường. Cả ngày hôm ấy cô không đi ra khỏi phòng cũng không ai vào phòng cô, mà nói chung đã từ lâu không ai vào phòng cô cả. Ngày cuối cùng cô đã ngồi lại tâm sự đủ tám tiếng với Tâm Sự

Bạn Gái không một lỗi văn phạm, không một lần tẩy xóa, rồi ra đi không một lời từ biệt. Không một ai nghe nói về cô nữa. Tâm Sự Bạn Gái phải đóng cửa chín tháng trời. Cho đến một ngày cuối năm một nghìn chín trăm chín mươi chín, có một phụ nữ trẻ đến tòa soạn xin việc. Cô chính là Phượng, ba mươi hai tuổi, đã có gia đình, đã có một con. Cô nghĩ tâm sự với bạn gái còn hơn ngồi tâm sự một mình nên rất vui vẻ nhận việc, lại còn cho rằng cô may mắn. Ngày thứ hai năm 2000 cô bắt đầu đến làm việc trong căn phòng ẩm ướt, cả sàn nhà cả bốn bức tường méo mó, cả năm mươi cô gái, năm mươi nụ cười đều sũng nước. Cô đành phải chọn một chiếc ghế đẩu nguyên vẹn để cho cả hai chân lên, còn cổ và đầu co vào cái khăn quàng cổ to xụ. Cô để cửa mở cho hơi nước bay bớt ra ngoài, ai đi qua cũng vô tình nhìn vào tận bên trong, nhìn vào tận cuộc thi hoa hậu đã từ lâu nổi tiếng trong tòa soạn. Ba ngày sau khuôn mặt và cơ thể cô chia các đồng nghiệp thành ba nhóm ý kiến khác nhau. Nhóm thứ nhất bảo cô tầm thường vô vị. Nhóm thứ hai cho là cô cực kì hấp dẫn vì cô luôn giấu mình dưới một vài thứ gì đó, ví dụ như hơi nước, ví dụ như chiếc khăn len to quá cỡ, chiếc áo choàng quá dài. Nhóm thứ ba gồm những người thích phụ nữ tươi trẻ thì không ưa cô, lại còn ví cô với con gà trúng mưa. Sáng sớm ngày thứ ba trưởng phòng biên tập gọi điện giục Tâm Sự Bạn Gái gấp rút bài vở cho báo Tết. Phượng trả lời tết năm nay hay tết năm sau. Cả một núi thư cao hơn đầu cô cái nọ dính vào cái kia vì ẩm, cái nào cũng dài hai trang. Tổng biên tập thuộc về nhóm ý kiến thứ hai nên đề nghị cô đi ăn trưa cùng ở quán cơm bụi Trần Hưng Đạo, nhưng nói thêm chỉ được ăn trong năm phút thôi.

Không khí chạy sô của toàn xã hội đã bẩy tung cả những kẻ ù lì nhất.

Những ai còn đủ hai chân đều thấy nên sử dụng chúng một cách triệt để, như thể bao nhiêu may mắn, tài lộc nằm cả ở cung di. Năm phút ăn trưa cùng tổng biên tập đủ để Phượng hiểu là các đồng nghiệp của cô cũng lao đi các cơ sở, nào ai nỡ câu nệ chuyên môn. Năm phút ăn trưa tổng biên tập cũng gợi ý cho cô mỗi nghề có một phép màu nhiệm riêng, ví dụ như cô có thể vừa tâm sự bạn gái, vừa là nhà báo đa năng. Báo chí ngày nay như cơm bình dân, mỗi nhà báo là một đầu bếp trái nghề, bí quyết giữ khách duy nhất là giá rẻ và nêm nhạt ai ăn cũng được, nếu cần mặn có thể xin thêm chén nước mắm. Mỗi bài báo là một món nẫu sẵn đã có công thức khỏi tính toán canh chừng, hôm trước còn thừa hôm sau có thể cho vào đun lại, còn bốc nổi hơi tức là còn xơi được. Phương châm chung là càng tiết kiệm, càng đỡ mất công, càng lợi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Made In Vietnam PDF của tác giả Thuận nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chiếc Bật Lửa Và Váy Công Chúa (Twentine)
Tôi là bề tôi trung thành của anh, Quốc vương của tôi! Vì anh tôi có thể phất cờ cổ vũ, nguyện cùng anh mà chinh chiến nơi sa trường.*** Nếu bạn đã từng đọc “Tình yêu nơi đâu” của Bộ Vi Lan thì chắc hẳn bạn cũng sẽ cảm thấy được có chút tương đồng trong mạch truyện. Đó là những cố gắng của người trẻ tuổi, những chia cách vì vướng vào lao lý, những hận thù phải trả giá sau đó. Chu Vận lần đầu gặp gỡ Lý Tuân là ngày tựu trường. Cũng giống như rất nhiều người khác, cô bị anh thu hút ngày từ lần đầu tiên nhin thấy, và cũng có lẽ tình cảm của họ đến bình thường, nhẹ nhàng như bao mối tình thuở hoa niên khác, nảy sinh nơi giảng đường nên những tháng ngày không có nhau kéo dài đằng đẵng ấy mới biết rằng tình cảm ấy sâu đậm đến nhường nào. Lý Tuân là một thiên tài lập trình, có rất nhiều thứ không bình thường trong tính cách của anh, chỉ có một điều trội lên hẳn là anh biết rõ mục đích mình muốn đạt được là gì và bằng cách nào đạt được điều đó. Tìm mua: Chiếc Bật Lửa Và Váy Công Chúa TiKi Lazada Shopee Tự lập từ rất nhỏ, biết cách tự chăm sóc bản thân, bị đẩy vào cuộc sống lăn lộn quá sớm khiến cho con người của anh có rất nhiều gai nhọn, khó hoà nhập và cũng không muốn hoà nhập với người khác. Cứ tưởng như một kẻ bất cần không người thân thiết, sống không chút tình cảm nhưng thực ra đã là con người thì không thể không có một người để quan tâm, không ai sống mà không để tâm đến ít nhất một người nào đó. Và thực sự, Lý Tuân quan tâm đến rất ít người. Anh gai góc, anh độc miệng, anh khó chịu nhưng nếu một người đã thực sự quan tâm đến anh thì anh sẽ đáp lại bằng tất cả những cố gắng của mình. Tình cảm ẩn dấu quá sâu khiến người khác tưởng chừng như anh chẳng hề quan tâm đến thế giới xung quanh mình, nhưng chỉ cần là người anh để tâm thì lại hiểu họ, yêu thương họ, xem họ là một phần của mình. Cuộc sống của Lý Tuân nói phức tạp thì phức tạp, nói đơn giản thì đơn giản, bởi nếu bỏ qua những khó khăn vật lộn với cuộc sống lúc nhỏ, Lý Tuân của hiện tại ngày ngày chỉ biết đến máy tính, không hơn. Ngay cả những người bạn gái qua lại với anh cũng là họ chủ động đến rồi lại chủ động rời bỏ, bởi không ai có thể chịu đựng được việc ban trai hờ hững như vậy cả. Cho đến khi Chu Vận xuất hiện bên cạnh anh. Chu Vận là cô gái được giáo dục trong môi trường nề nếp, tuy nhiên cũng có những áp lực, cũng có những nổi loạn của tuổi mới lớn, vậy nên bên trong vỏ bọc là một cô gái ngoan hiền cũng có những mặt tối, mà mặt tối ấy đã lộ hoàn toàn trước Lý Tuân ngay từ lần đầu tiên nói chuyện. Thiếu nữ thường bị thu hút bởi những điều không bình thường từ người khác phái, Lý Tuân trong mắt Chu Vận là người ngạo mạn, quá nổi bật với vẻ bề ngoài “chẳng giống ai”, nhưng phàm là một người học hành siêng năng như Chu Vận thì điều khiến cô bị thu hút nhất chính là tài năng của anh. Từ để ý rồi ngưỡng mộ, từ những để tâm ban đầu rồi thành động lực thúc đẩy bản thân. Có lẽ những ánh mắt của cô luôn dõi theo Lý Tuân mà ngay cả bản thân Chu Vận cũng không biết, những để ý vụn vặt trong cuộc sống hằng ngày mà Chu Vận dành cho anh nhiều khi đã thành thói quen mà cô chẳng để ý, những bao che vụng dại mà Chu Vận dành cho Lý Tuân như bản năng tưởng như che dấu được Lý Tuân nhưng anh biết hết. Chẳng biết ai yêu ai trước nhưng tình yêu của họ đã được đáp lại, sống đúng với nhau, yêu và được yêu trọn vẹn, quan tâm đến nhau chỉ bằng những cử chỉ nhỏ nhặt nhất. Nhưng nếu cứ bình lặng mà phấn đấu cho ngày mai vậy thì không phải là cuộc sống này rồi. Biến cố đến quá nhanh và bất ngờ khiến hai người họ phải rời xa nhau. Một Lý Tuân ngang tàng nhưng lại manh động, một Chu Vận nhát gan không thể trốn chạy khỏi những kìm kẹp của gia đình. 6 năm cứ vậy trôi qua, mọi thứ tưởng chừng như dừng lại ở thời điểm họ rời xa, những tình cảm nồng cháy, những trái tim luôn hướng về nhau, như một giấc mộng dài, nhưng khi tỉnh lại họ đều nhận thấy bản thân đã thay đổi. Những ký ức tưởng như bị chôn chặt chờ ngày gặp mặt sẽ lại được mở ra, nhưng thời gian đã khiến một số điều bị lãng quên, một số chuyện không còn như xưa cũ. Lý Tuân quay trở về với cuộc sống tự do nhưng không còn là một Lý Tuân bất cần như trước kia, bây giờ trong anh chỉ còn lại thù hận. Vẫn cô độc như trước ngày có Chu Vận, cho đến ngày anh gặp lại cô. Tưởng chừng như có thể gạt bỏ cô qua một bên để cho những hận thù bùng cháy, nhưng cuối cùng chỉ một bức ảnh cô lưu giữ đã khơi lại những kỷ niệm, những yêu thương mà anh nghĩ anh đã quên thực sự. Từng ký ức hiện về mà anh không thể kiểm soát, cũng giống như tình cảm của anh dành cho cô, có che dấu, có chôn chặt, nhưng vẫn còn đó những yêu thương, những hờn ghen như thuở ngày đầu họ bên nhau. Chu Vận sau 6 năm vẫn là một cô gái sống hết mình vì Lý Tuân, vì anh mà cố gắng, vì anh mà bước tiếp trên con đường chung của họ. Cô vẫn là một cô gái nhút nhát trong tình cảm, hay nói đúng hơn là lo được lo mất hơn trước Lý Tuân, bởi cô không phải là lựa chọn đầu tiên của anh, bởi anh tài năng, và bởi anh còn rất nhiều điều mà cô cho rằng điều đó ở trong lòng anh quan trọng hơn cô. Chu Vận không dám tiến đến nhưng lại chẳng thể buông tay, cuộc sống của họ cứ vậy tiếp diễn như những ngày còn là sinh viên, anh dẫn đầu, cô hỗ trợ, hoà hợp và thấu hiểu nhau. Những thù hận rồi cũng được buông bỏ, bởi lý trí không đủ mạnh bằng tình cảm. Đến một ngày nhận ra đã quá mệt mỏi bởi phải ghi hận một vài người vậy nên Lý Tuân không tiếp tục mục đích ban đầu khi được tự do nữa. Đến khi Lý Tuân từ bỏ điều ấy anh nhận ra bản thân chẳng còn gì, nhưng anh không lỗ vốn bởi anh còn có Chu Vận, cô vẫn ở bên anh, vẫn luôn như vậy. Truyện này là một trong những truyện dài hiếm hoi mà tôi đọc trong thời gian này, đọc suốt hai ngày cuối tuần mới xong (do đọc chậm từ bé ) xong cảm giác cũng đáng bỏ ra thời gian như vậy để đọc. Các nhân vật trong truyện không nhiều, nhưng họ là những con người sống có nhiệt huyết, và có mục đích rõ ràng trong cuộc sống của mình. Các nhân vật được xây dựng cũng chẳng có ai hoàn toàn hoàn mỹ cả, ai cũng có mặt tốt và một mặt ẩn chứa những điều không thường phô bày ra thế giới bên ngoài, cũng có những người đã từng lầm lạc, cũng có những người có cuộc sống êm đềm, như cuộc sống này vậy, muôn màu muôn vẻ. Truyện về tổng thể đọc được, mạch truyện nhanh, nhưng có lẽ có những đoạn đã nhanh quá nên cảm thấy đôi chỗ gượng ép, đôi chỗ không thống nhất với toàn bộ truyện. Đoạn đầu truyện viết rất được, rất ổn với những tình yêu thuở ban đâu, với những lần đầu tiên họ trao nhau. Đoạn cuối viết cũng được, với những phấn đấu, với những nỗ lực của các các nhân trong một tập thể để đưa mọi thứ cùng đi lên, tình yêu theo đó cũng nảy nở, thăng hoa khi người ta trưởng thành hơn. Nhưng đoạn giữa truyện thì lại cảm thấy tác giả đuối sức cho cuối tập 1, rồi lại vội vàng để mở đầu tập 2, đọc qua nhưng lại có cảm giác không thoả mãn. Quay lại ban đầu, tại sao cảm xúc của tôi không được bình thường khi kết thúc truyện. Hôm trước bạn chuyển ngữ truyện “Bạn Chanh” của Giá Oản Chúc có hỏi là sao tôi viết rằng tôi không thích chương cuối của truyện ấy. Rất đơn giản là tôi không thích những cái kết quá trọn vẹn như vậy, cảm giác như chết chóc là điều tất nhiên sẽ xảy ra nhưng không ai muốn đối mặt cả. Truyện này cũng thế. Đến chương cuối cùng mới đọc được vài chữ là đã thấy “màu” rồi, mà vẫn không ngừng đọc được. Kết quả là cảm xúc bị kéo xuống không vui vẻ lắm, mặc cho cái kết rõ ràng là Happy ending. Còn ngoài lề về truyện “Hôn nhân thất bại” của Tát Không Không. Thực sự với một thiếu nữ già độc thân như tôi thì khi đọc xong truyện này cảm thấy hôn nhân giống như đánh bạc vậy, hên xui may rủi, vô cùng u ám, dù sau đó truyện cũng tươi sáng hơn. Nhưng suốt truyện này có một điểm rất rõ ràng, đối tượng giao kết phải là người môn đăng hậu đối, không phải là vấn đề tiền tài, mà là vấn đề bối cảnh tình cảm, những tư tưởng về gia đình sẽ quyết định tính cách và nhìn nhận trách nhiệm của mỗi người trong hôn nhân. Tôi cảm thấy tư tưởng này không sai bởi cuộc sống thực tế tôi va chạm nhiều với những hoàn cảnh tương tự như trong truyện này, kết quả cũng giống vậy. Thế nên gạt “Hôn nhân thất bại” qua một bên, đọc “Chiếc bật quẹt và váy công chúa” cứ có cảm giác nơm nớp lo sợ những tình huống nào đó sẽ xảy ra với Lý Tuân và Chu Vận. Giữa họ bị ngăn cản bởi phụ huynh dường như là điều chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng thật tốt vì họ đã nắm tay nhau đến cuối đường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Twentine":Chiếc Bật Lửa Và Váy Công ChúaNăm Tháng Bên NhauNam, ANgười Ở Nơi Tịch LặngNhẫn Đông (Hoa Kim Ngân)Nhị Gia Nhà TaSinh ThờiMột Nét Son TìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Bật Lửa Và Váy Công Chúa PDF của tác giả Twentine nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiếc Bản Lề Cong (John Dickson Carr)
Nếu Người rỗng khiến óc suy luận của người đọc bị những nút thắt lắt léo gút chặt từng hồi thì Chiếc bản lề cong lại mở ra một vụ án mạng li kì phảng phất nét huyền bí. Ngày nọ, tại một điền trang yên bình do tòng nam tước John Farnleigh làm chủ, khách lạ bỗng xuất hiện tự xưng là John Farnleigh thật, tố cáo trang chủ mạo danh. Khi thật giả chưa phân thì một trong hai người chết một cách bí hiểm. Bốn bề không người nhưng trên cổ nạn nhân lại in hằn ba nhát dao đoạt mạng, cái chết kì lạ này dấy lên nhiều nghi hoặc cho các nhà điều tra. Ngoài yếu tố trinh thám, cốt truyện còn đan xen những tình tiết kì bí như người máy cổ biết cử động, tín đồ Quỷ Đạo đi dự hội lúc nửa đêm… khiến những người duy lý nhất trong một thoáng giây nào đó cũng phải chùng lòng. Trong vụ án này ai chân ai giả? Liệu có tồn tại một kẻ giết người hay phải quy tội ác vào phạm trù siêu nhiên? Khúc mắc chất chồng dẫn dắt độc giả đến với những thủ pháp bất ngờ và suy luận tài tình. Không những thế, thành công của Chiếc bản lề cong còn đến từ tính song hành của quá khứ và thực tại, của tội lỗi và lương tri bao trùm tác phẩm.***“Đã là bí mật thì phải càng ít người biết càng tốt. Nếu có sẻ chia, thì chỉ nên sẽ chia trong phạm vi rất nhỏ mà thôi. Đông đến chục người không khỏi mất đi thú vị” Tôi đã quyết định biên một bài riêng cho cuốn này của John Dickson Carr, bởi lẽ sự thất vọng quá lớn với phần biên dịch của cuốn này. Dẫu biết, để in ra một cuốn sách là công sức của rất nhiều, mỗi lời chê bai đều phải cẩn thận vì có thể mình đã không hiểu hết lý do họ biên dịch như thế. Nhưng với tư cách là độc giả, chỉ là độc giả đơn thuần thì tôi nghĩ những điều tôi chê ở đây không phải không nên. John Dickson Carr là ông hoàng mật thất, truyện của ông thường đặt ra những vụ án mà nếu nhìn qua đều là không thể thực hiện được. Chiếc bản lề cong bắt nguồn với câu chuyện của John Farnleigh, tòng nam tước và là chủ một điền trang yên bình. Một ngày nọ, người khách lạ bỗng dưng xuất hiện và tố cáo trang chủ hiện tại là người mạo danh. Khi tất cả đang nằm trong vòng nghi vấn thì một vụ án mạng xảy ra. Và dĩ nhiên, theo phong cách của John Dickson Carr, nơi án mạng xảy ra lại là nơi không thể có cách nghĩ nào ngoài cho rằng nạn nhân tự gây ra. Thế nhưng tất cả nhân chứng không nghĩ ra được tại sao nạn nhân lại chọn phương án đó, trong khi chỉ còn chưa đến 30 phút nữa là sự thật sẽ được sáng tỏ. Trong quá trình giải mã vụ án, những bí ẩn khác như Quỷ đạo, con người máy, những cái chết bí ẩn trước đó lại có liên quan mật thiết đến điền trang với vẻ bề ngoài bình yên đấy. Đây là một cuốn truyện với nội dung rất hay, xứng đáng là cuốn trinh thám của năm. Quả thực nếu không vì những câu dịch ngô nghê theo kiểu “after garden là sau vườn”, những đoạn văn dịch khô khan, và lối sử dụng ngôn ngữ không phù hợp khiến dù không muốn tôi vẫn phải nói đây là bản dịch rất tệ. Tìm mua: Chiếc Bản Lề Cong TiKi Lazada Shopee Thứ nhất, tôi không khó chịu gì việc dùng những ngôn từ địa phương trong các bản dịch. Nhưng nó phải phù hợp. Cuốn Chiếc bản lề cong là 1 trong 3 cuốn thuộc series về Tiến sĩ Fell mà Đông A chọn dịch lần này. Trong khi 2 cuốn kia, không hề có 1 tiếng lóng nào, nhưng ở Chiếc bản lề cong, những từ như: hỉ, chi…xuất hiện quá nhiều, trong những đoạn hội thoại của các nhân vật. Điều này trái ngược hoàn toàn với phong cách của Tiến sĩ Fell ở trong Người rỗng và Vụ án viên nhộng xanh. Thứ hai, việc một cuốn sách sử dụng Ổng - ảnh khiến tôi khá khó chịu. Nên nhớ, với tiếng Anh chúng ta chỉ dùng 2 ngôi trong xưng hộ You - I. Việc dịch như nào là do dịch giả, và lạm dụng ngôn ngữ nói - thay vì ngôn ngữ viết khiến tôi cảm giác đang đọc một bản dịch từ Google Translate, tôi không thấy được sự nhiệt tình, cũng như sự tận tâm trong việc xuất bản một cuốn sách, đặc biệt lại là một cuốn trinh thám nổi tiếng của John Dickson Carr. Thứ ba, những đoạn văn được dịch càng làm tôi thấy người dịch không chỉn chu. Như “trên đường, ánh nắng chiếu lung linh trên rừng kính máy ảnh. Bên cạnh đàn ông, không thiếu những đàn bà.” “Giữa hàng lố đàn ông, Madeline quả là của hiếm, đem đến luồng gió thanh tân” “Trưa hôm sau, khi mưa ấm áp rơi, và mây đen phủ kín bầu trời thôn dã….Ngồi ghế dựa, ông thở nhẹ phì phò…” Tôi không hình dung nổi tại sao 1 cuốn sách lại có thể dùng những từ như lố đàn ông, của hiếm, mưa ấm áp, rồi đã thở nhẹ thì sao còn phì phò, với tôi…đây là lỗi ngữ pháp, và nó càng thể hiện việc thiếu trách nhiệm trong công việc. Tôi từng thấy thất vọng về những bản dịch sách của Simenon, tôi cũng từng thất vọng khi đọc Bắt trẻ đồng xanh. Nhưng đây là lần tôi bức bối nhất, tôi cảm thấy không chỉ là thất vọng mà chán chường. Một cuốn sách được làm ra, lẽ độc giả sẽ thấy hạnh phúc khi cầm trong tay, và được đắm chìm trong một cuốn sách hay thì sẽ thấy đời đẹp biết mấy. Thế nhưng khi cuốn sách hay được biên dịch không cẩn thận, tôi thấy…trong cuộc sống này, chẳng nhẽ lúc nào cũng tồn tại những điều đáng buồn đến thế chăng:”< Twine AquariusĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Bản Lề Cong PDF của tác giả John Dickson Carr nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào (Tô Hoài)
Trong làng văn học Việt Nam rất hiếm có nhà văn nào nhận được sự yêu thương, mến mộ từ nhiều thế hệ độc giả khác nhau như nhà văn Tô Hoài. Nếu các bạn nhỏ biết đến ông như một người bạn dí dỏm, đáng yêu qua kiệt tác Dế mèn phiêu lưu ký và series truyện ngộ nghĩnh về loài vật, thì độc giả lớn tuổi biết đến ông như một cây đại thụ của làng văn với nhiều tác phẩm đã trở thành những tượng đài bất tử như Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường, Chuyện đầm sen đền Đồng Cổ… Khách Nợ là nét vẽ thực về những con người, những cảnh đời khốn cùng ở làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám. Với cách kể chuyện bình dị, nhẹ nhàng, không màu mè, hoa mỹ, từng câu chuyện, từng số phận cứ từ từ xuất hiện, họ sống, chết, đói khổ, đau thương… chân thật đến ngỡ ngàng nhưng cũng xót xa đến ngỡ ngàng. Trong tập truyện không thể không kể đến những trang viết độc đáo, đầy hấp dẫn về loài vật nhưĐôi ri đá, Chú gà trống ri, Mụ ngan… Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng góp phần không nhỏ phơi bày những hiện trạng xã hội thời bấy giờ. Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào là một trong số ít những tập truyện viết về đời sống cơ cực, lay lắt, mù mịt, bị đàn áp nặng nề của các dân tộc miền núi Tây Bắc trước 1945. Tập truyện là quá trình vùng lên thoát khỏi xiềng xích đến với chân trời mới của những số phận bé mọn khao khát tự do. Với lối kể chuyện tự nhiên, giọng văn khi dửng dưng, khi đanh thép, lúc bùi ngùi, lúc lại đầy kịch tính, con người vùng cao với bao đau thương, bất hạnh đã được khắc họa rõ nét với những A Phủ, Hùng Vương, Mỵ, bà Ảng… Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nỗi đau thương, cuộc sống bất công của người phụ nữ miền núi Tây Bắc được đề cập đến với cái nhìn đầy cảm thông và chia sẻ. Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào gồm có:Đồng chí Hùng VươngTào Lường Tìm mua: Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào TiKi Lazada Shopee Du kích huyệnĐi dân côngXuống làngCứu đất cứu mườngVợ chồng A PhủVượt Tây Côn LĩnhMùa hái bôngThào Mỵ kể chuyện đời mìnhSầm SơnChiếc áo “xường xám” màu hoa đàoDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiếc Áo Màu Rêu Xanh (Phan Thái Yên)
Tập truyện ngắn Chiếc Áo Màu Rêu Xanh này gồm có: Vùng Biên Giới Im Lặng Hương Sen Châu Thổ Trôi Sông Từ Khi Trăng Là Nguyệt Chiếc Áo Màu Rêu Xanh Màu Hải Đảo Người Đàn Bà Trong Phố Cổ Nhiều Khi Muốn Quay Về Về Với Cơn Mưa Dạ Khúc Thục Nữ Ðêm Sáng Màu Trăng Mưa Tren Phố Suối Snoqualmie Lục Hà Nhà Có Cây Ngô Đồng Mộ Gió Cuối Năm Ở Đồng Bằng Người Đưa Thư Ở Cabramatta Tết Ở Cao Lãnh Câu Chuyện Ở Đầu Sông Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Áo Màu Rêu Xanh PDF của tác giả Phan Thái Yên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.