Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thất Sát Thủ (Cổ Long)

Mở đầu câu chuyện, một tên sát thủ tên Đỗ Thất với bảy ngón tay trái đang ngồi lặng lẽ trong tửu lâu. Lần lượt những hảo hán nổi danh trên giang hồ tới bái kiến, y không hề đoái hoài một lần, những kẻ này đương nhiên càng không dám hó hé, cứ yên lặng đứng chờ một bên. Mọi người vẫn giữ nguyên vị trí và tư thế cho đến buổi tối, một tên cự phú hối hả chạy tới nhờ Đỗ Thất một việc. Cự phú tháo hết vàng bạc châu báu đeo trên người, thậm chí cái đai thắt lưng đính vàng cũng cởi ra đưa Đỗ Thất, nhưng gã chỉ hờ hững nói hai chữ: “chưa đủ!”. “Vậy thế nào mới đủ?” - cự phú hỏi trong tuyệt vọng. “Để lại ngón cái tay phải của ngươi” - Đỗ Thất điềm đạm trả lời. Mất đi ngón cái tay phải thì vĩnh viễn không thể cầm đao được nữa, nhưng cự phú vẫn cắn răng chặt đứt ngón tay. Lúc này Đỗ Thất mới thỏa mãn, hỏi: “ngươi cần ta làm chuyện gì?”

Đọc tới đây Heen mới vỡ lẽ: hóa ra tên này còn chưa biết người ta nhờ mình việc gì đã bắt người ta chặt đi ngón tay! Ngộ nhỡ việc khó quá y không làm được, chẳng phải cự phú đành ôm hận?

Lúc này cự phú đang bị một tên vô cùng lợi hại truy giết, việc gã nhờ Đỗ Thất chính là giết chết cái tên lợi hại này. Đỗ Thất hoàn thành dễ dàng, sau đó nhận được lời mời đến từ một đại nhân vật trong giang hồ: đêm trăng rằm, đến Thiên Hương lâu diện kiến Long Ngũ công tử!

Đến đây, Heen đã đinh ninh Đỗ Thất chính là nhân vật chính của Thất Sát Thủ. Thế mà thình lình y bị người ta giết chết không biết từ lúc nào và bằng cách nào! Trong truyện thậm chí không hề có đoạn miêu tả y trực tiếp hoặc gián tiếp. Chỉ đơn giản là một bàn tay bảy ngón được trình lên như lễ vật ra mắt. Đỗ Thất bị tiêu diệt, chỉ tựa như con kiến hôi dễ dàng bị người ta bóp chết mà thôi. Hừm!

Kẻ tiêu diệt Đỗ Thất là một kẻ vô danh tên Liễu Trường Nhai. Y làm điều này mục đích chính là gây ấn tượng với Long Ngũ để được hắn trọng dụng. Tìm mua: Thất Sát Thủ TiKi Lazada Shopee

Những diễn tiến sau đó là một mớ âm mưu lừa lọc giữa Liễu Trường Nhai, Long Ngũ công tử và các bên liên quan. Tầng tầng lớp lớp được bóc tách như củ hành tây, Heen cũng không kể tiếp nữa. Chuyện của Đỗ Thất thực đã kết thúc ngay từ khi bàn tay bảy ngón của y xuất hiện trên cái chén được trình lên cho Long Ngũ công tử!

Heen chỉ thắc mắc cái tên truyện. Thất Sát Thủ rõ ràng không phải nói về gã sát thủ Đỗ Thất có bảy ngón tay. Trong truyện cũng có một nhóm bảy sát thủ nhưng chỉ là tiểu nhân vật, vừa xuất hiện đã bị bóp chết, chỉ có thân phận của tên sát thủ thứ bảy có chút đặc biệt nhưng thật ra rất nhạt. Rốt cuộc thì, cái tựa Thất Sát Thủ có ý nghĩa gì?

Nhận xét chung: lúc đầu nhiều tình tiết rất ngây ngô nhưng đến sau cùng khi sự việc bắt đầu sáng tỏ thì thấy khá hơn, nhưng nhìn chung vẫn nhạt nhòa. Dù sao truyện chỉ có 8 chương, đọc khá nhanh, cũng là lựa chọn không tệ để đổi gió.

Lúc đọc tới cái tên Long Ngũ Heen không khỏi bật cười vì nhớ đến Long Ngũ trong phim Châu Tinh Trì. Trong phim Đỗ Thánh thì Long Ngũ ngầu lòi do đại ca Hướng Hoa Cường thể hiện. Còn trong phim Vua Bịp 2000, Long Ngũ phiên bản vui do chú Bát Lượng Kim đóng. Trong tiếng Trung, chữ “long” và chữ “điếc” đồng âm, nên “Long Ngũ” thực chất là “Năm Điếc”Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Cổ Long":Bích Huyết Tẩy Thương NgânBiên Thành Đao ThanhBiên Thành Lãng TửCữu Nguyệt Ưng PhiĐa Tình Kiếm Khách Vô Tình KiếmĐoản Kiếm ThùGiang Hồ Xảo KháchHồng Bào Quái NhânHuyết Tâm LệnhKỳ Lân Bảo ĐiểnNgân Câu Đỗ PhườngNgô Dạ Lan HoaPhi Đao Hựu Kiến Phi ĐaoPhong Linh Trung Đao ThanhQuỹ Luyến Hiệp TìnhSở Lưu HươngThất Chủng Vũ KhíThiên Nhai Minh Nguyệt ĐaoThiết Quyết Đại KỳTục Tiểu Tà ThầnTử ĐộngThất Sát Thủ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thất Sát Thủ PDF của tác giả Cổ Long nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đôi Môi Của Nước (Alberto Ruy Sanchez)
Theo những đường nét thư pháp của Azizal-Ghazali, bậc thầy thư pháp của thành Modagor (nay là Essaouira, Maroc) và là tác giả của một khái luận tình yêu nay đã thất lạc có nhan đề Vòng xoáy của những cơn mơ, một người đàn ông đã hiến dâng cả đời mình cho nỗi khát khao yêu đương, làm hồi sinh thế giới huyền bí của những người Mộng du - những người được tình yêu biến đổi và chỉ có họ mới có thể mang lại hạnh phúc và khoái lạc trọn vẹn cho nhau. Chín chương sách được tạo điểm nhấn bởi chín giấc mơ trong khái luận của Aziz tạo nên một bài thơ vịnh về cơ thể người đàn bà, mang đậm chất thi ca và khiến ta chuếnh choáng. Tiếp theo Tên của khí trời, Đôi môi của nước là tiểu thuyết thứ hai trong bộ tiểu thuyết đề cập tới bốn nguyên tố cơ bản tạo nên thực tại theo quan niệm của người xưa (không khí, lửa, đất và nước). Trong khi Tên của khí trời dấn sâu vào dục vọng sâu kín của người phụ nữ, Đôi môi của nước là cuộc khám phá đầy khắc khoải về những giấc mơ tình ái của đàn ông. Cuốn sách tuyệt đẹp này, kết hợp văn xuôi đầy chất thơ với tuyến tự sự lôi cuốn, là ‘một bức thư tình dài viết bởi một người đàn ông đã đánh mất một người đàn bà và lên đường tìm kiếm nàng trên khắp thế gian’ (Lời của chính Ruy Sanchez), trong niềm mong mỏi nhận được hồi âm của người tình vắng mặt mà lại đồng thời hiện diện ở khắp nơi đó.*** Màn đêm em đang giữ trong bàn tay mình, màn đêm em đang vén ra để vuốt ve tôi trùm lên tôi như tấm áo choàng có những nếp gấp nơi tôi có thể ngụp lặn. Tôi chầm chậm tiến về phía em. Trong màn đêm, tia sáng mắt em dẫn bước tôi đi. Tôi thấy gương mặt em trong cơn mơ. Tôi thấy nụ cười em. Em nói với tôi điều gì đó mà tôi cũng chẳng hiểu. Em cười. Rồi em dùng đôi bàn tay chạm vào người tôi để giải thích. Em vẽ tên em trên bụng tôi, giống như hình xăm, với những chữ cái do em nghĩ ra, mà thực chất là những cái vuốt ve. Tôi đi lại phía em, với lòng kiên trì vô hạn - lòng kiên trì của hành trình vượt đại dương -, đi từ bến bờ thân tôi tới bờ bến thân em, và nụ cười nơi môi em là cơn gió lành cho thuyền tôi vượt sóng. Màn đêm trong lòng bàn tay em cùng cất lời ca với sóng biển dạt dào. Em phủ lên lưng tôi những vệt sóng lừng ào tới êm dịu rồi lại lùi xa cùng lúc quàng lên bãi cát sỏi. Tìm mua: Đôi Môi Của Nước TiKi Lazada Shopee Em đi vào đôi tai tôi và vẽ lên đó những hình ốc, và tôi mang trong mình những cơn bão của em, những cơn lốc của em, những vực thẳm của em. Những âm thanh của em vang xuống tận cổ họng tôi. Em cũng ùa vào đôi mắt tôi, bằng cái nhìn đổi màu của nước, bằng bộ ngực em áp trên bộ ngực tôi khiến làn da tôi nơi đó run lên xúc động. Hông em cứ khoét mãi trên bãi cát sỏi nơi tận cùng bụng tôi thành rãnh sâu trong những cơn sóng cuồng nộ nhất. Em bao quanh những bãi biển của tôi, em vỗ sóng ập ào lên chúng và em nuốt chửng lấy chúng. Đám bọt biển của em và của tôi, làn môi của em và của tôi cùng hòa quyện. Làn da nước của em cất lời ca, giọng ca ấy cuốn tôi theo dòng nước. Trong bóng tối đôi bàn tay em, tôi tới thăm tất cả những cơn mơ của em. Hãy để tôi kể em nghe những giấc mơ của tôi bằng đôi tay mình. Từ chín năm nay, câu chuyện này khiến lưỡi tôi cháy bỏng. Tôi đã giữ kín nó hơn cả điều bí mật. Sáng nay, cơn mưa bất chợt xối xả đập mạnh vào cửa kính căn phòng tôi đang ngủ. Cứ như là dòng nước bị đôi bàn tay phù thủy của gió hung bạo quật vào những ô cửa kính vô cảm, biến chúng thành những tấm da trống, trên đó người ta đang gióng lên từng hồi để báo cho tôi biết có vị khách không đợi mà đến. Song những tiếng đập do dự của chúng đánh thức tôi dậy không thô bạo, bị lẫn với những hình ảnh cuối cùng trong cơn mơ của tôi. Tôi nghe thấy xa xa, qua tấm màn mưa, giọng nói êm dịu của Maêmoưna, rung rung sâu lắng, đang gọi tên tôi. Thế là tôi nhận ra tiếng nhạc trong như thủy tinh không phải do cơn mưa tạo ra mà do những móng tay nàng đang gõ háo hức vào cửa sổ phòng tôi. Đã bao năm nay tôi không gặp Maêmoưna: tôi sống xa nàng, ở một lục địa khác. Dẫu vậy, trong cơn mơ này, cơn mơ có vẻ thực hơn tất thảy những cơn mơ khác tôi từng trải qua, giọng nàng đang ve vuốt tên tôi. Nàng bảo tôi kể cho nàng nghe chuyện gì đã xảy đến với tôi ở Ma rốc, kể nàng hay xem tôi đã suýt cập bến bờ nào, lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. “Viết thư kể cho em chuyện đó nhé, nàng nói với tôi; khi nào anh viết thư thì chúng ta có thể sẽ gặp lại nhau,” cứ như thể khi viết ra câu chuyện này, tôi sẽ tạo nên những chiếc khóa vạn năng có sức quyến rũ kỳ lạ hay niệm những câu thần chú có quyền năng thay đổi cả cuộc đời tôi. Thế rồi nàng bỏ đi, đưa tôi trở lại với trống vắng - hẳn chính là cái trạng thái trống vắng mà giờ đây tôi đang cố lấp đầy bằng ngôn từ, bằng khao khát, bằng những hình ảnh tạo nên cái cốt của một câu chuyện, bằng những giấc mơ tôi đang dệt lên bề mặt ngày.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đôi Môi Của Nước PDF của tác giả Alberto Ruy Sanchez nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đôi Mắt (Nam Cao)
Sau cách mạng, với suy nghĩ “sống đã rồi hãy viết”, Nam Cao hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Giai đoạn này, truyện ngắn “Đôi mắt” được xem là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Trong truyện, thông qua việc xây dựng hình tượng hai nhà văn: Hoàng và Độ với hai lối sống, hai sự nhìn nhận về người nông dân, về kháng chiến trái ngược nhau, Nam Cao đã khái quát lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ có ý nghĩa với tình hình thực tế lúc đó mà còn có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại - vấn đề “cách nhìn cuộc sống”. Nhân vật trung tâm được nhà văn Nam Cao tập trung khắc họa trong “Đôi mắt” là nhân vật văn sĩ Hoàng. Hoàng là một nhà văn nhưng cũng là một tay “chợ đen rất tài tình”. Trong nạn đói kinh hoàng năm 1945, mặc dù “xác người chết ngập phố phường” nhưng gia đình Hoàng vẫn phong lưu, con chó anh nuôi chưa phải nhịn một bữa. Hoàng tin vào “ông Cụ” nên khi có lệnh tản cư, Hoàng đã đưa gia đình về nông thôn sinh sống. Ở nơi ở mới, sống bên cạnh những người nông dân, trong đôi mắt Hoàng, người dân quê “toàn là những người đần độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện cả”. Anh em trong nhà cũng không tốt với nhau. Ai giết một con gà thì ngày mai cả làng đã biết. Trong suy nghĩ của Hoàng, người nông dân là những kẻ suốt ngày chỉ còm cọm làm như trâu, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, ở thì chui rúc; là những người “vừa ngố vừa nhặng xị”, đánh vần xong một cái giấy mất mười lăm phút, viết chữ quốc ngữ sai vần nhưng lại thích nói chuyện chính trị. Chuyện một anh bán cháo lòng sau cách mạng làm chủ tịch xã, chuyện anh thanh niên vác tre đi đắp lũy, cản bước quân thù đọc thuộc lòng bài ba giai đoạn của cuộc kháng chiến là những chuyện đáng cười. Niềm tin nơi Hoàng chỉ dành cho lãnh tụ: “Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi nữa ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường”. Từ cái nhìn về người nông dân, về cuộc kháng chiến như thế, Hoàng đã tự chọn lối sống “khép kín”, lạc lõng trước thời cuộc của đất nước. Ngày ngày, Hoàng sống trong căn nhà có màn tuyn trắng toát, chăn bông thoang thoảng mùi nước hoa, nghĩ các món ăn, đọc tiểu thuyết trước khi đi ngủ và giao du với những trí thức “rởm”. Bên cạnh đó, nhà văn Độ lại có một cái nhìn, một lối sống hoàn toàn khác. Với Độ, người nông dân có nhiều cái kỳ lạ lắm, họ vẫn là một “bí mật”, chưa thể khám phá hết. Độ nhìn thấy những hạn chế của người nông dân: “Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương”. Độ đã từng nghi ngờ về “sức mạnh quần chúng”. Nhưng, khi Cách mạng tháng Tám thành công, Độ đã nhận ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng và làm cách mạng rất hăng hái. “Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là "nựu đạn", hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm”. Độ thấy hành động anh thanh niên đọc thuộc lòng bài "ba giai đoạn" giống như một con vẹt nhưng anh cũng trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Tìm mua: Đôi Mắt TiKi Lazada Shopee Trong khi Hoàng nhìn nhận người nông dân là những kẻ tò mò, hay để ý chuyện của người khác thì Độ nhận thấy trong hành động ấy là tinh thần trách nhiệm cao của những người nông dân vì cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với đôi mắt ấy, cái nhìn tin tưởng, trìu mến với người dân nông thôn, Độ đã đi theo kháng chiến, hòa nhập vào cuộc sống của người nông dân, sống, chiến đấu vì dân tộc. Có thể nói, trong “Đôi mắt”, thông qua nghệ thuật miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, lời nói của nhân vật, Hoàng và Độ đã hiện ra khá sinh động. Hoàng với cái nhìn phiến diện, một chiều, chỉ nhìn thấy những xấu xa của người nông dân và thấy cuộc sống “chua chát”. Độ thì khác! Độ có cái nhìn đa diện, Độ nhìn ra hai mặt của vấn đề. Độ thấy được cái xấu của người nông dân nhưng anh cũng thấy cái vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người họ. Chính cách nhìn của Hoàng và Độ đã dẫn đến việc mỗi người tự chọn cho mình một lối sống, một chỗ đứng riêng trước thời cuộc. Đọc “Đôi mắt”, ta như được trở về thời điểm toàn dân đoàn kết đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Đọc “Đôi mắt”, ta có những hình dung về nông thôn Việt Nam sau cách mạng. Quan trọng hơn, đọc “Đôi mắt” ta có thêm một bài học về cách nhìn cuộc sống. Tại sao hiện nay, đất nước đã được độc lập, tự do, đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng lên nhưng không nhiều người trong chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực cản trở chúng ta đến với hạnh phúc hay cái nhìn của chúng ta về cuộc sống cản trở chúng ta đến với hạnh phúc? Câu trả lời nằm trong suy nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người. Một danh nhân đã từng nói: “Hai người cùng nhìn xuống nước, một người chỉ nhìn thấy vũng nước, người kia nhìn thấy các vì sao”. Cách nhìn thực sự quyết định cách cảm nhận cuộc sống. Đừng bao giờ nhìn cuộc sống với cái nhìn tiêu cực, một chiều mà hãy biết nhìn vào khía cạnh tích cực của nó. Đừng chỉ nhìn thấy khó khăn là những thử thách hay thất bại mà hãy biết nhìn nhận khó khăn như là một cơ hội để chứng minh khả năng của bản thân và tìm kiếm cho mình những cơ hội lớn hơn. Con người không một ai hoàn hảo, ta có thể nhìn ra thói hư, tật xấu của người khác nhưng cũng nên cảm thông và học hỏi từ họ những điều tốt đẹp. Có như thế, càng đi nhiều, càng quan sát nhiều, người ta mới thấy cuộc sống không chua chát và chán nản. Việc Nam Cao xây dựng thành công cách nhìn cuộc sống của Hoàng và Độ - đại diện cho hai kiểu nhà văn thời đó đã giúp không ít văn nghệ sĩ “thức tỉnh”, nhận ra con đường đi đúng đắn cho hành trình sáng tác tiếp theo của mình. “Đôi mắt” không chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh lúc đó mà hơn 60 năm sau, “cách nhìn cuộc sống” đặt ra trong truyện ngắn của Nam Cao vẫn khiến chúng ta phải suy nghĩ, chiêm nghiệm!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nam Cao":Chí PhèoĐôi Lứa Xứng ĐôiĐôi MắtĐời ThừaLão HạcSống MònTuyển Tập Truyện Ngắn Nam CaoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đôi Mắt PDF của tác giả Nam Cao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đôi Mắt (Nam Cao)
Sau cách mạng, với suy nghĩ “sống đã rồi hãy viết”, Nam Cao hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Giai đoạn này, truyện ngắn “Đôi mắt” được xem là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Trong truyện, thông qua việc xây dựng hình tượng hai nhà văn: Hoàng và Độ với hai lối sống, hai sự nhìn nhận về người nông dân, về kháng chiến trái ngược nhau, Nam Cao đã khái quát lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ có ý nghĩa với tình hình thực tế lúc đó mà còn có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại - vấn đề “cách nhìn cuộc sống”. Nhân vật trung tâm được nhà văn Nam Cao tập trung khắc họa trong “Đôi mắt” là nhân vật văn sĩ Hoàng. Hoàng là một nhà văn nhưng cũng là một tay “chợ đen rất tài tình”. Trong nạn đói kinh hoàng năm 1945, mặc dù “xác người chết ngập phố phường” nhưng gia đình Hoàng vẫn phong lưu, con chó anh nuôi chưa phải nhịn một bữa. Hoàng tin vào “ông Cụ” nên khi có lệnh tản cư, Hoàng đã đưa gia đình về nông thôn sinh sống. Ở nơi ở mới, sống bên cạnh những người nông dân, trong đôi mắt Hoàng, người dân quê “toàn là những người đần độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện cả”. Anh em trong nhà cũng không tốt với nhau. Ai giết một con gà thì ngày mai cả làng đã biết. Trong suy nghĩ của Hoàng, người nông dân là những kẻ suốt ngày chỉ còm cọm làm như trâu, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, ở thì chui rúc; là những người “vừa ngố vừa nhặng xị”, đánh vần xong một cái giấy mất mười lăm phút, viết chữ quốc ngữ sai vần nhưng lại thích nói chuyện chính trị. Chuyện một anh bán cháo lòng sau cách mạng làm chủ tịch xã, chuyện anh thanh niên vác tre đi đắp lũy, cản bước quân thù đọc thuộc lòng bài ba giai đoạn của cuộc kháng chiến là những chuyện đáng cười. Niềm tin nơi Hoàng chỉ dành cho lãnh tụ: “Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi nữa ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường”. Từ cái nhìn về người nông dân, về cuộc kháng chiến như thế, Hoàng đã tự chọn lối sống “khép kín”, lạc lõng trước thời cuộc của đất nước. Ngày ngày, Hoàng sống trong căn nhà có màn tuyn trắng toát, chăn bông thoang thoảng mùi nước hoa, nghĩ các món ăn, đọc tiểu thuyết trước khi đi ngủ và giao du với những trí thức “rởm”. Bên cạnh đó, nhà văn Độ lại có một cái nhìn, một lối sống hoàn toàn khác. Với Độ, người nông dân có nhiều cái kỳ lạ lắm, họ vẫn là một “bí mật”, chưa thể khám phá hết. Độ nhìn thấy những hạn chế của người nông dân: “Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương”. Độ đã từng nghi ngờ về “sức mạnh quần chúng”. Nhưng, khi Cách mạng tháng Tám thành công, Độ đã nhận ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng và làm cách mạng rất hăng hái. “Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là "nựu đạn", hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm”. Độ thấy hành động anh thanh niên đọc thuộc lòng bài "ba giai đoạn" giống như một con vẹt nhưng anh cũng trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Tìm mua: Đôi Mắt TiKi Lazada Shopee Trong khi Hoàng nhìn nhận người nông dân là những kẻ tò mò, hay để ý chuyện của người khác thì Độ nhận thấy trong hành động ấy là tinh thần trách nhiệm cao của những người nông dân vì cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với đôi mắt ấy, cái nhìn tin tưởng, trìu mến với người dân nông thôn, Độ đã đi theo kháng chiến, hòa nhập vào cuộc sống của người nông dân, sống, chiến đấu vì dân tộc. Có thể nói, trong “Đôi mắt”, thông qua nghệ thuật miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, lời nói của nhân vật, Hoàng và Độ đã hiện ra khá sinh động. Hoàng với cái nhìn phiến diện, một chiều, chỉ nhìn thấy những xấu xa của người nông dân và thấy cuộc sống “chua chát”. Độ thì khác! Độ có cái nhìn đa diện, Độ nhìn ra hai mặt của vấn đề. Độ thấy được cái xấu của người nông dân nhưng anh cũng thấy cái vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người họ. Chính cách nhìn của Hoàng và Độ đã dẫn đến việc mỗi người tự chọn cho mình một lối sống, một chỗ đứng riêng trước thời cuộc. Đọc “Đôi mắt”, ta như được trở về thời điểm toàn dân đoàn kết đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Đọc “Đôi mắt”, ta có những hình dung về nông thôn Việt Nam sau cách mạng. Quan trọng hơn, đọc “Đôi mắt” ta có thêm một bài học về cách nhìn cuộc sống. Tại sao hiện nay, đất nước đã được độc lập, tự do, đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng lên nhưng không nhiều người trong chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực cản trở chúng ta đến với hạnh phúc hay cái nhìn của chúng ta về cuộc sống cản trở chúng ta đến với hạnh phúc? Câu trả lời nằm trong suy nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người. Một danh nhân đã từng nói: “Hai người cùng nhìn xuống nước, một người chỉ nhìn thấy vũng nước, người kia nhìn thấy các vì sao”. Cách nhìn thực sự quyết định cách cảm nhận cuộc sống. Đừng bao giờ nhìn cuộc sống với cái nhìn tiêu cực, một chiều mà hãy biết nhìn vào khía cạnh tích cực của nó. Đừng chỉ nhìn thấy khó khăn là những thử thách hay thất bại mà hãy biết nhìn nhận khó khăn như là một cơ hội để chứng minh khả năng của bản thân và tìm kiếm cho mình những cơ hội lớn hơn. Con người không một ai hoàn hảo, ta có thể nhìn ra thói hư, tật xấu của người khác nhưng cũng nên cảm thông và học hỏi từ họ những điều tốt đẹp. Có như thế, càng đi nhiều, càng quan sát nhiều, người ta mới thấy cuộc sống không chua chát và chán nản. Việc Nam Cao xây dựng thành công cách nhìn cuộc sống của Hoàng và Độ - đại diện cho hai kiểu nhà văn thời đó đã giúp không ít văn nghệ sĩ “thức tỉnh”, nhận ra con đường đi đúng đắn cho hành trình sáng tác tiếp theo của mình. “Đôi mắt” không chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh lúc đó mà hơn 60 năm sau, “cách nhìn cuộc sống” đặt ra trong truyện ngắn của Nam Cao vẫn khiến chúng ta phải suy nghĩ, chiêm nghiệm!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nam Cao":Chí PhèoĐôi Lứa Xứng ĐôiĐôi MắtĐời ThừaLão HạcSống MònTuyển Tập Truyện Ngắn Nam CaoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đôi Mắt PDF của tác giả Nam Cao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đời Không Như Là Mơ (Kristan Higgins)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đời Không Như Là Mơ PDF của tác giả Kristan Higgins nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.