Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

LAM SƠN THỰC LỤC (1431) - NGUYỄN TRÃI

(Khi sửa lại bộ Lam-sơn thực lục)

Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ. Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí, dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, ... 

Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ. Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ phải ở trong lòng người có mất sao được? 

Tới đức Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa, ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh Tây-Vương, lĩnh chức Đại-nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ, có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy- dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương, sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho việc nương- tựa, phù-trì; chuyên ủy cho chúa Định Nam-Vương lĩnh chức Nguyên-soái Điển-quốc-chính, duy trì danh- giáo, gây nên thái-bình. Cùng các quan quân-thần, huân-thần, giảng cầu đạo trị nước. Dỡ coi sách-vở, nhìn vào tục cũ, thấy đấng Tiên-tổ dựng nghiệp thật là khó-khăn; được nước thật là chính-đáng; từ khi nước Việt ta lập thành nước đến giờ, chưa từng có việc như thế. Nếu chỉ coi xem qua-loa, mà không kén-lựa những điều cốt-yếu, thì sao có rõ-rệt được nền công-đức trăm đời không thể dời-đổi, mà khiến cho muôn thủa còn như trông thấy trước mắt được? 

Bèn nhân những ngày rỗi, thường vời quan Tể-tướng cùng các nho-thần bàn đến việc kinh-doanh nghiệp lớn của các bậc đế-vương tự đời xưa. Cho là bản sách cũ tuy có sao chép lại, thỉnh-thoảng còn có chỗ lẫn sót, chưa dễ hiểu cho hết. Vậy nay muốn soạn lại cho thật kỹ-lưỡng, thuần-túy, dùng để khắc vào bản gỗ, ngõ hầu công-nghiệp của bậc Tiên-đế lại sáng tỏ với đời! Bèn sắc chúng tôi, tham-khảo với bản chép cũ của các nhà mà sửa-sang lại; lầm thì chữa; sót thì bù; để đọc coi cho tiện, truyền-bá cho rộng.

Chúng tôi vâng lĩnh lời vàng, đâu dám không gia công tìm-tòi, chắp-vá, sắp lại thành sách, kính chép dâng lên, để đợi trí sáng-suốt coi tới. Được cho tên là bộ "Lam-sơn thực-lục sửa lại". Lập tức sai thợ mộc khắc bản, để lại lâu-dài. Khiến cho trong thiên-hạ, ai ai cũng biết đến đức Tiên-đế; công lấy lại nước ở tay giặc Ngô, còn trội hơn là việc trừ quân tàn-bạo của Hán Cao; ơn cứu được dân khỏi vòng nước lửa, nào có kém gì việc chữa nạn lụt-lội của Hạ Vũ. Ơn-đức ngài chót-vót như núi Kiền, núi Thái; công-nghiệp ngài rực-rỡ như mặt trăng, mặt trời. Than ôi! Người chép bộ sách này, nào phải như kẻ viết Lĩnh-nam trích quái, bày ra những chuyện hoang-đường; như kẻ viết Việt Điện u-linh góp lại những lời quái-gở! Chỉ là ghi lại những việc thực, để cho ngôi nước được chính, nghiệp vua được rõ mà thôi! Rồi đây sẽ thấy huân-nghiệp của Tổ-tông chói-lọi ở trên tờ ngọc; công-lao của Tổ-tông sáng ngời để giữa sách vàng!

Công ấy, đức ấy, thường rực-rỡ với nghìn, muôn đời vậy. Bèn viết để làm lời tựa. Khi ấy là ngày tốt-lành, tháng cuối Xuân, năm đầu niên-hiệu Vĩnh-trị.

Đặc-tiến Kim-Tử Vinh-Lộc Đại-phu, Tham-tụng, Công-bộ Thượng-thư, kiêm Đông-các Đại-học-sĩ, coi việc chép Quốc-sử, Duệ-quận-công, Thượng-trụ quốc, tôi là Hồ Sĩ Dương.

Gia-Tĩnh đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Tả-thị-lang, vào hầu việc Giảng Sách. Sử-quán Đô-tổng-tài, tôi là Đặng công Chất.

Quang-Tiến Thận-lộc đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Hữu thị-lang vào hầu việc Giảng Sách, Sử-quán Tổng-tài, Lại-An-nam, tôi là Đào Công Chính.

Triều-Liệt Đại-phu, Tham-Chính trong ty Tân-trị Thừa-chính ở các xứ Sơn-nam... Sử-quán Toản tu, tôi là Thiều sĩ Lâm.

Mậu Lâm-lang, Bồi-tụng, Đông-các Hiệu-thư, Sử-quán Phó Toản-Tu, tôi là Nguyễn công Vọng.

Mậu Lâm-lang, Hiến-sát-sứ ở ty Hiến-sát-sứ, coi các xứ Nghệ-an... Sử-quán Phó Toản-tu, tôi là Lê hùng Xưng.

Nội-sai Thái-giám trong Thị-Nội giám, Tư-Lễ giám, Lĩnh-Xuyên hầu, tôi là Phạm thế Vinh;

Nội-sai Hữu-đề-điểm trong Tư-Lễ giám, Khoan-Thái-bà, tôi là Phạm đình Liêu.

Cùng vâng sắc coi việc sửa sách.

Trị trung trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Ngô thục Đức.

Chính tự trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Hàn Tung.

Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn Luân.

Tự-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Doanh.

Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê tiến Nhân.

Sứ coi sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê duy Lương;

Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Khoa.

Cùng vâng sắc viết:

Thợ mộc, người các xã Hồng-lục, Liễu-chàng vâng sắc khắc bản in. 

Tựa của Vua Lê Thái-Tổ

Dịch âm

Trẫm duy: Vật bản hồ Thiên, nhân bản hồ Tổ. Thúy như mộc, thủy, tất hữu căn, nguyên. Thị dĩ tự cổ Đế-vương chi hưng, nhược Thương chi thủy ư Hữu Nhung; Chu chi thủy ư Hữu Thai... Cái kỳ bản thịnh tắc diệp mậu; nguyên thâm tắc lưu trường. Phi Tiên-thế chi nhân ân chi sở bồi giả hậu, khánh trạch chi sở chung giả hồng, an-năng nhược thị tai?

Trẫm tao thị đa ạn, khai sáng vưu nan! Hạnh nhi Thiên dữ, Nhân quy, công-nghiệp hữu thành giả, thực do Tổ-tông tích đức lũy nhân chi sở trí dã! Trẫm niệm chi phất dĩ, nãi bút vu thư, mục viết "Lam-sơn thực lục", sở dĩ trong kỳ bản thủy chi nghĩa. Diệc dĩ tự Trẫm gian-nan chi nghiệp, dĩ thùy thị Tử-tôn vân.

Thì

Thuận-thiên tứ niên, trọng Đông-nguyệt, cốc nhật.

Lam-sơn động-chủ, tự.

Dịch nghĩa

Trẫm nghĩ: Vật gốc từ Trời, người gốc từ Tổ. Ví như cây và nước, tất có gốc, nguồn. Bởi vậy, từ xưa các dòng Đế-vương nổi lên, như nhà Thương, bắt đầu từ Hữu Nhung; nhà Chu, bắt đầu từ Hữu Thai... Vì rằng: gốc thịnh thì là tốt, nguồn sâu thì dòng dài. Nếu không phải nhờ ở nhân-ân bồi-đắp được dày-dặn, phúc-đức chung-đúc được lớn-lao của các Đời-Trước, thì đâu có được như thế!

Trẫm gặp đời nhiều hoạn-nạn, mở nước, dựng nền, càng thấy khó-khăn! May mà Trời cho, Dân theo, gây nên được công-nghiệpp, ấy thực là nhờ ở các bậc Tổ-tông tích-lũy mãi nhân-đức, mà đi tới cả! Trẫm nghĩ về chuyện đó mãi bèn chép vào sách, gọi là "Lam-sơn thực lục" (Sách ghi chuyện thực núi Lam) cốt là để trọng nghĩa đầu gốc. Và cũng để kể rõ sự-nghiệp gian-nan của Trẫm, truyền-bảo lại cho con-cháu vậy.

Khi ấy là:

Ngày tốt, tháng giữa Đông, năm thứ-tư hiệu Thuận-thiên.

Chúa động Lam-sơn đề tựa. 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

LƯƠNG NGỌC QUYẾN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN NĂM 1917
LƯƠNG NGỌC QUYẾN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN 1917 của nhà văn Đào Trinh Nhất (1900-1951) viết về Lương Ngọc Quyến (1885-1917). Ông có tên hiệu là Lương Lập Nham, một chí sĩ yêu nước. Ông là con thứ của nhà yêu nước Lương Văn Can. Vào những năm 1905-1907, phong trào Đông Du phát triển mạnh mẽ do Phan Bội Châu khởi xướng và tổ chức, Lương Ngọc Quyến là một trong những thanh niên ưu tú được chọn đưa sang Nhật học tập. Trong thời gian đầu ở Nhật, cũng như các lưu học sinh khác, Lương Ngọc Quyến trải qua một cuộc sống nghèo khổ, nhưng vẫn khổ công học tập. Sau khi học tiếng Nhật, ông vào học và tốt nghiệp trường Chấn Võ Quân Sự Học Hiệu. Bị trục xuất khỏi Nhật Bản, Lương Ngọc Quyến sang học tại trường Quân Nhu ở Quảng Châu rồi học trường Sĩ Quan Bắc Kinh.Ông bị mật thám Anh bắt tại Hồng Kông trao cho thực dân Pháp giam ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại Thái Nguyên ông cùng Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Quân Pháp phản công, ông đã anh dũng hy sinh để không rơi vào tay giặc.
LÝ THƯỜNG KIỆT - LỊCH SỬ, NGOẠI GIAO & TÔNG GIÁO TRIỀU LÝ HOÀNG XUÂN HÃN
Cuốn sách "Lý Thường Kiệt – Lịch Sử Ngoại Giao Và Tông Giáo Triều Lý" sẽ mang đến cho độc giả bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp của vị Tướng tài Lý Thường Kiệt. Ở cuốn sách này độc giả sẽ thấy, cách đây ngót nghìn năm, cha ông ta đã đủ tài năng, nghị lực để gây dựng, tổ chức và gìn giữ khoảnh đất gốc cỗi của tổ quốc ta ngày nay; độc giả sẽ nhận thấy huyết quản của chiến sĩ bây giờ vẫn chan hòa máu nóng của tổ tiên, máu nóng mà không lẽ có người không mang một giọt. Dẫu trong nhất thời, có kẻ lỡ lầm làm hại nước, hoặc con dân một nước có ý tưởng dị đồng, trước nạn bại vong, giọt máu ấy cũng đủ gây nên chí quật cường, lòng tương ái. Cuốn sách "Lý Thường Kiệt – Lịch Sử Ngoại Giao Và Tông Giáo Triều Lý" sẽ mang đến cho độc giả bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp của vị Tướng tài Lý Thường Kiệt. Ở cuốn sách này độc giả sẽ thấy, cách đây ngót nghìn năm, cha ông ta đã đủ tài năng, nghị lực để gây dựng, tổ chức và gìn giữ khoảnh đất gốc cỗi của tổ quốc ta ngày nay; độc giả sẽ nhận thấy huyết quản của chiến sĩ bây giờ vẫn chan hòa máu nóng của tổ tiên, máu nóng mà không lẽ có người không mang một giọt. Dẫu trong nhất thời, có kẻ lỡ lầm làm hại nước, hoặc con dân một nước có ý tưởng dị đồng, trước nạn bại vong, giọt máu ấy cũng đủ gây nên chí quật cường, lòng tương ái. Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt. Sau, trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn. Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết. Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng, "Bậc ấy là Lý Thường Kiệt". Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt.Sau, trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn.Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết.Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng, "Bậc ấy là Lý Thường Kiệt".
NAM VIỆT LƯỢC SỬ (1919) - NGUYỄN VĂN MAI
Nam Việt Lược Sử   tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Văn Mai biên soạn năm 1919. Xin đừng nhầm lẫn với cuốn Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản cùng năm. Nam Việt Lược Sử tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Văn Mai biên soạn năm 1919. Xin đừng nhầm lẫn với cuốn Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản cùng năm.Nam Việt Lược Sử  là một trong những sách lịch sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1919 và được tái bản rất nhiều lần. Nam Việt Lược SửTrong sách có nhiều nội dung “nâng bi” Langsa (Pháp), gọi Quang Trung là giặc cỏ… Tuy nhiên nên hiểu cho thời điểm tác giả viết cuốn sách là thời kỳ Pháp đô hộ và chế độ phong kiến nhà Nguyễn vẫn còn.Sử nước Nam, đời sơ nguyên chép rằng: nhà Hồng bang là dòng dõi Thần nông. Vậy thì lúc xưa ta cũng giữ đạo thời Trời đất và ông bà. Sau nước nam bị Trung quốc chiếm trị, thì người Nam cũng theo Tam giáo như người Tầu vậy, duy lấy sự phụng tự nhiên làm gốc.Sử Nam cũng như sử Tầu còn sơ lược, chỉ chép giặc giã nhắc chuyện nhà vua, còn sự văn minh lấn hóa, việc nông cơ, kỹ nghệ, đạo đức, cách ăn thói ở của dân và đều quí trọng hơn hết là sự học hành thì phớt qua mà thôi, cũng có khi không nói đến. Muốn hiểu rõ sự tích nước mình thì phải xem mấy pho sử của người Lãng sa soạn ra, ngặt phần nhiều dân Nam không thông chữ Pháp.Bổn sử tôi soạn ra đây dẫn giải tuy là đại lược nhưng mà do theo chương trình mới về bậc Sơ học thì cũng đủ cho con nhà Nam đọc lấy cho rõ cội nguồn rễ xứ mình. Những sự tích đem vào sách nầy, nhất là từ nhà Nguyễn tới sau, đã có tra sát trước trong mấy quyển sử chữ Tây.
NGÔ VƯƠNG QUYỀN - TRẦN THANH MẠI
Ngô Quyền sinh năm 897, quê Đường Lâm. Ngay từ nhỏ, ông sớm tỏ rõ ý chí phi thường, trí óc thông minh, thân thể cường tráng. Sau này, cha con Ngô Quyền theo về dưới trướng Dương Đình Nghệ, đánh đuổi quân Nam Hán. Cha mất, Ngô Quyền được uỷ làm Thứ sử ái Châu. Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ rồi thông mưu với giặc Nam Hán. Hơn một năm sau, Ngô Quyền tiến quân chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Năm 938, Vua Nam Hán cho Hoằng Tháo dẫn quân xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy tài tình, mưu lược hơn người của Ngô Quyền, quân và dân nước Việt đã làm nên một chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại, chôn vùi âm mưu thôn tính nước ta của bọn xâm lược phương Bắc.   sinh năm 897, quê Đường Lâm. Ngay từ nhỏ, ông sớm tỏ rõ ý chí phi thường, trí óc thông minh, thân thể cường tráng. Sau này, cha con Ngô Quyền theo về dưới trướng Dương Đình Nghệ, đánh đuổi quân Nam Hán. Cha mất, Ngô Quyền được uỷ làm Thứ sử ái Châu. Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ rồi thông mưu với giặc Nam Hán. Hơn một năm sau, Ngô Quyền tiến quân chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Năm 938, Vua Nam Hán cho Hoằng Tháo dẫn quân xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy tài tình, mưu lược hơn người của Ngô Quyền, quân và dân nước Việt đã làm nên một chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại, chôn vùi âm mưu thôn tính nước ta của bọn xâm lược phương Bắc.