Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

VÀO THIỀN - DOÃN QUỐC SỸ

Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền tự bao giờ, chỉ biết rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá. Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ Trung đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm Từ hoàng hậu ngạc nhiên hỏi: “Anh đã tu Thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phật được?” Ngài cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cần làm Phật, cũng như Phật chẳng cần làm anh!”... Lời nói thật hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể thầy Đạt Ma Huệ Năng nói gánh nước bổ củi cũng là Thiền (Vận thủy, ban sài, công phu đệ nhất). Gần đây tôi đọc cuốn Nẻo Về Của Ý của Thầy Nhất Hạnh cũng có đoạn tác giả nói quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ thới, mà hồn phơi phơi tức thị cũng là Thiền rồi.

Mở đầu đoạn này – tôi còn nhớ – Thầy Nhất Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư thơ thới – trạng thái Thiền – của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậy mới thật là… Thiền.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Định Luật Tiến Hoá (Nguyễn Văn Thọ)
Tôi càng ngày càng thấy Tiến Hoá là một qui luật của đất trời. Lòng tôi lúc nào cũng khắc khoải muốn viết lên điều đó. Tôi thấy những gì tôi viết trước đây về Văn Hoá, về Văn Minh về Biến Thiên đều có thể qui hướng về Tiến Hoá. Tuy nhiên, Biến Thiên có tốt có xấu, mà Tiến Hoá thì chỉ có tốt. Tiến Hoá có thể hiểu được theo nhiều cách: 1. Là sự thay hình đổi dạng của vũ trụ theo như Darwin. Có nghĩa là loài này biến thành loài kia. Tôi đã bàn về học thuyết này trong quyển Lecomte du Noüy và Học Thuyết Viễn Đích. Nó đòi hỏi một thời gian vô tận, và sự cộng tác của nhiều người. Chính vì cá nhân không kiểm chứng được. Nên tôi không bàn tới vấn đề nơi đây. 2. Là sự tiến hoá từ Thô đến Tinh, từ Trọc tới Thanh, từ Tối tới Sáng của con người. Tìm mua: Định Luật Tiến Hoá TiKi Lazada Shopee Điều này ai cũng có thể kiểm chứng được, nên tôi chỉ bàn về vấn đề này mà thôi. Có điều rất lạ là xưa nay ít ai đặt ra vấn đế này, y như cho rằng đó không phải là mục đích con người. Ngay cả đến các Đạo Giáo, cũng không thấy đặt vấn đề cho rõ ràng. Duy đọc Đại Học ta mới thấy rõ là Nho Gia đã đề cao Tiến Hoá, và đã cho thấy rằng mục tiêu Tiến Hoá là Tiến Tới Hoàn ThiệnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Định Luật Tiến Hoá PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo (Nguyễn Văn Thọ)
Hôm nay tôi rất vinh hạnh được trình bày cùng quý vị đề tài: QUI NGUYÊN PHẢN BẢN THEO NHO GIÁO. Được làm công việc này để tấu khúc hoà ca cùng quý vị đại diện cho nhiều tôn giáo có mặt nơi đây, và cũng là để đóng góp trong muôn một vào công trình chung, đi tìm một chân lý đại đồng, tôi rất hứng khởi và liên tưởng đến mấy lời đức Khổng xưa đã nói trong Hệ từ hạ (chương 5). Thiên hạ hà tư hà lự 天 下 何 思 何 慮 Thiên hạ đồng qui nhi thù đồ 天 下 同 歸 而 殊 途 Nhất trí, nhi bách lự 一 致 而 百 慮 Tìm mua: Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo TiKi Lazada Shopee Thiên hạ hà tư hà lự! 天 下 何 思 何 慮 Tạm dịch: Dạy rằng: muôn sự trên đời Cần chi lo nghĩ rối bời mà chi Muôn đường nhưng vẫn đồng qui Trăm chiều lo lắng rút về một căn Cần gì mà phải băn khoăn Cần gì mà phải bận tâm lo lường. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ lần lượt trình bày cùng quí vị những đóng góp của Tứ Thư, Ngũ Kinh vào công trình đi tìm Thượng Đế tiềm ẩn đáy lòng, tức là vào công trình xây đắp con đường Qui Nguyên Phản Bản, lý tưởng theo thánh hiền Nho giáo. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ dùng TÂM ĐIỂM và vòng TRÒN bên ngoài với hai chiều thuận nghịch để trình bày những tư tưởng then chốt của Tứ Thư, Ngũ kinh, đồng thời cũng để minh định rằng con đường quy nguyên phản bản cuả Nho giáo chính là con đường hồi hướng, con đường quay về Tâm để mà tìm Đạo, tìm Trời hoặc quay về gốc, trở về nguồn.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung (Nguyễn Văn Thọ)
Từ trước tới nay, nói đến Trung Dung, người ta thường quan niệm đó là một cuộc sống không thái quá, không bất cập, nước đôi lấp lửng giữa dòng. Thậm chí nhà học giả Lâm Ngữ Đường còn đề cao lối sống lừng chừng, trung lập, nước đôi đó, và giới thiệu nó như là một đời sống lý tưởng với các độc giả Âu Châu, qua mấy vần thơ của Lý Mật Am, mà tôi xin tạm dịch như sau: Ta sống quá nửa đời phù phiếm, Mới nhận ra huyền nhiệm Trung Dung. Trung Dung hương vị khôn cùng, Tìm mua: Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung TiKi Lazada Shopee Làm cho lòng dạ tưng bừng niềm vui. Lúc mà cái con người sướng nhất, Chính là khi tới cấp trung niên, Quang hoa dùng dắng triền miên, Như chờ như đợi gót tiên tạm ngừng. Cõi trần lọt giữa chừng trời đất, Giữa tỉnh quê ta cất nhà ta, Thảnh thơi ta mở trại hoa, Giữa chừng sông núi la đà nước non. Biết vừa đủ tiền nong vừa đủ, Vòng lợi danh vương nửa tấm son, Không xinh nhưng cũng dễ nom, Không giàu nhưng cũng còn dòn hơn ai. Nhà ta xây nửa đài nửa các, Đồ đạc ta lác đác đủ chơi, Áo cũ mới chơi vơi, Uống ăn na ná như người bậc trung. Vài tôi tớ không thông không dở, Vợ con ta đơ đỡ ta ưng, Nửa tiên nửa tục lừng chừng, Nửa cùng thần thánh, nửa cùng thê nhi. Nửa bụng dạ lo vì con cái, Nửa tâm hồn gửi lại Hoàng Thiên, Để khi thoát xác ta yên, Biết đường thưa gửi, biết niềm tới lui. Ngà say là lúc ly bôi, Đóa hoa hàm tiếu là thời mê ly. Buồm nửa cánh thuyền đi thong thả, Cương vừa dong, vó ngựa mới hay. Quá giàu phiền lụy sẽ dày, Quá nghèo cuộc sống sẽ đầy truân chuyên. Trần ai sướng với phiền khó tách, Trong ngọt ngào pha phách đắng cay. Hưởng đời đừng quá mê say, Lừng chừng đại khái tháng ngày tiêu dao. [2] Nhưng nếu Đức Khổng và các danh nho chỉ đưa ra cho nhân quần một mục phiêu, một lý tưởng tầm thường như vậy thì có gì đáng cho thiên hạ kính tôn? Nếu Trung Dung đã được các danh nho coi là tâm pháp của Khổng giáo, là tuyệt phẩm thì phải có cái gì cao siêu gấp bội. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ cố gắng chứng minh Trung Dung, hiểu cho đúng mức sẽ là Thiên đạo, sẽ là đạo Vô Thượng trong thiên hạ, vì chỗ đạt đạo, đạt đích của Trung Dung cũng tương đồng với chỗ đạt đạo đạt đích của các đạo giáo trong thiên hạDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trời Chẳng Xa Người (Nguyễn Văn Thọ)
Kính thưa quí vị, Hôm nay được Quí liệt vị danh cho vinh dự đặc biệt đến đây hầu chuyện cùng Quí vị, tôi hết sức cảm kích. Nên lời nói đầu tiên của tôi là xin chân thành cảm tạ Quí vị. Quí vị đã có lòng ưu ái đối với tôi, tôi cũng xin đáp lại bằng ba chữ Thành, Kính, Ái. Thành là lòng thành khẩn của tôi. Kính là lòng kính trọng của tôi. Ái là lòng quí mến của tôi đối với Quí vị. Đề tài «TRỜI CHẲNG XA NGƯỜI», mà hôm nay tôi muốn thuyết trình cùng Quí vị, là một đề tài hết sức đơn giản, đơn giản như tấm lòng trung thực của tôi; lời lẽ mà tôi dùng để trình bày vấn đề cũng là những lời lẽ đơn sơ trung thực; những ý kiến tôi đưa ra hôm nay, tôi cũng muốn cho nó trong sáng như ánh trăng sao. Tất cả những ý tứ, những lời lẽ mà tôi trình bày, phát biểu hôm nay, tôi còn muốn lồng chúng vào trong những cảm tình thành khẩn, đẹp đẽ nhất của tôi, để chúng trở nên những đóa hoa thơm gởi tặng Quí vị. Thảng hoặc mà lực bất tòng tâm, sự thể không theo được lý tưởng, thời kính mong Quí vị lượng thứ. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ dùng lời lẽ thánh hiền các đạo giáo, những chứng lý của triết học, khoa học để dẫn chứng cho những lời của tôi. Tìm mua: Trời Chẳng Xa Người TiKi Lazada Shopee Tôi nghĩ rằng: Đại Đạo thời phải lớn, lớn trùm cả khung trời! như lời Đức Lý Thái Bạch, trong bài thơ Hành lộ nan,[2] và như vậy nó không còn có không gian, thời gian, biên cương, hay màu da, sắc áo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trời Chẳng Xa Người PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.