Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Different Khác Biệt - Thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

Different Khác Biệt

Tận tâm theo đuổi sự khác biệt Khi con trai lớn của tôi học lớp hai, cháu bắt đầu mang những bài thơ về nhà để học thuộc lòng. Mỗi tuần là một bài thơ mới. Thế là mỗi đêm, hai mẹ con cùng học một đoạn thơ, đọc đi đọc lại từng chữ cho đến khi chúng in sâu vào những nếp gấp trên bộ não linh hoạt, nhỏ bé của cháu.

Ban đầu, tôi không thắc mắc hay phàn nàn gì về việc đó. Nhưng dần dần, tôi bắt đầu suy nghĩ lại về mục đích của bài tập khổ luyện tinh thần này. Bạn thấy đấy, trong mười năm qua, bản thân tôi cũng là một nhà giáo dục, một giáo sư marketing tại Trường Kinh doanh Harvard, và tại đây, mỗi học kỳ, tôi cùng các đồng nghiệp lại yêu cầu sinh viên phải thông thạo một loại ngôn ngữ riêng. Chúng tôi dạy sinh viên môn “ngữ pháp” trong kinh doanh – về cơ bản là tập hợp những khuôn khổ và hệ thống thực hành tốt nhất – và chúng tôi để các em diễn tập bài ngữ pháp này thông qua những bài tập tình huống khác nhau, hết lần này đến lần khác.

Nhưng điều tôi rút ra từ trải nghiệm này là tuy việc tập luyện chuyên cần mang lại năng lực, song nó cũng nuôi dưỡng sự máy móc. Một lý do khiến nhiều nhà giáo dục phê phán phương pháp học thuộc lòng, là vì họ biết nó có thể tạo ra một hiệu ứng phản tác dụng kích thích tính lười suy nghĩ. Khi học quá nhiều về một thứ, chúng ta sẽ không còn hiểu về nó nữa. Tôi nhận thấy điều này cũng đang diễn ra trong giới kinh doanh ngày nay. Từ ngành này đến ngành khác, các chuyên gia kinh doanh đã trở nên thuần thục trong cách thức thực hiện công việc của mình đến mức dường như họ đã quên đi mục đích của tất cả những việc đó – là tạo nên những bản chào sản phẩm ý nghĩa và hấp dẫn cho những khách hàng như bạn và tôi. Điều này không có nghĩa là họ thiếu những kỹ năng kinh doanh cần thiết; trái lại, họ quá điêu luyện, như một hệ thống sản xuất trơn tru, thành thục có thể tạo ra những bản sao hoàn hảo đến đáng sợ.

Có lẽ tôi là một học giả trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng tôi cũng là một công dân, một người vợ và một người mẹ, nên tôi đoán rằng tôi cũng trải nghiệm thế giới giống như bạn vậy. Điều đó có nghĩa là khi tôi bước ra khỏi nhà để mua vài món hàng thường nhật như một chai dầu gội đầu, một hộp nước trái cây hoặc một đôi giày, tôi cũng sẽ có trải nghiệm giống như bạn: Tôi hoa hết cả mắt khi phải đối diện với hàng loạt những sự lựa chọn. Nếu cách đây chỉ một thế hệ, trên mỗi dãy hàng trong mỗi cửa hàng chỉ có độ bốn đến năm lựa chọn khiêm tốn, thì giờ đây chúng đã tăng lên hơn mười ngàn lựa chọn na ná như nhau. Trong khi đó, quảng cáo cho những sản phẩm đó cũng dư thừa không kém. Rõ ràng, việc thành thạo ngôn ngữ marketing sản phẩm chính là thành thạo những ngôn từ hoa mỹ, thế nên người ta cứ bảo với tôi hết lần này đến lần khác rằng, mỗi sản phẩm được quảng cáo đều MỚI VÀ TIÊN TIẾN. Mọi thứ đều TO LỚN, TỐT HƠN VÀ TỐT NHẤT.

Tuy nhiên vấn đề là đây. Trong những năm vừa qua chúng ta đã trải qua nhiều sự kiện. Đặc biệt, cuộc suy thoái kinh tế gần đây đã ảnh hưởng nặng nề đến chúng ta, và mặc dù chúng ta chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài vượt qua khó khăn bằng cách riêng của mình, nhưng tôi không thể không tin rằng cơn bão đó đã tập hợp chúng ta theo một cách nào đó. Tôi còn nhớ ngay sau đợt sóng đầu tiên của cuộc suy thoái – thị trường bất động sản nổ tung trong khi thị trường tín dụng bị đóng băng – tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì đã không sống tại một trong những khu bất động sản xa hoa trong thành phố, một trong những ngôi nhà mà tôi từng rất say mê. Tôi cũng nhớ đã đọc trên báo những câu chuyện về những người, dù rất an toàn về tài chính, cũng bắt đầu suy nghĩ lại về cách chi tiêu. Cứ như thể quan điểm của chúng ta về khát vọng và chiếm hữu đã thay đổi chỉ trong một đêm. Sự dư thừa đã hết thời, thay vào đó, chúng ta cân nhắc kỹ lưỡng hơn về những đồ vật trong nhà, trong tủ và trong đời sống. Tôi còn nhớ lúc đó mình đã nghĩ Kỷ nguyên thừa mứa đã qua đi không phải vì sản phẩm đã hết dư thừa, mà bởi vì sự dư thừa đã không còn là khát khao cháy bỏng của chúng ta.

Tôi vẫn luôn tin rằng nghệ thuật là một phần của kinh doanh, và nếu tôi có thể miêu tả bản sắc đặc thù của môn nghệ thuật này, tôi sẽ gọi nó là nghệ thuật điều chỉnh. Trong suy nghĩ của tôi, đây là nơi mà người làm marketing phải can thiệp vào: Chuyên viên marketing cần có khả năng xác định những phương diện khác nhau trong nhu cầu của chúng ta – quan tâm đến những thứ chúng ta muốn, tất nhiên rồi, nhưng đồng thời cũng chú ý đến những thứ chúng ta không muốn. Có lẽ ước muốn của chúng ta không có giới hạn, nhưng chắc chắn nó phải có một hình thù nào đó. Tuy nhiên kinh doanh ngày nay đã thiếu đi sự nhạy cảm đối với những đường nét tạo nên hình thù cho ước muốn của chúng ta. Là một nền văn hóa, chúng ta đã vượt qua giai đoạn ngất ngây trước những mốc chuẩn truyền thống của sự sung túc – quá nhiều những lựa chọn giống nhau, hình thức trưng bày hoa hòe, kệch cỡm. Tuy nhiên, cho đến ngày nay… chỉ cần bước vào một cửa hàng, chúng ta có thể biết rằng các nhà kinh doanh vẫn chưa hiểu thấu đáo vấn đề này.

Cách đây một thập kỷ, ngành marketing sản phẩm có thể khoa trương như nhạc rock and roll. Hoa ngôn xảo ngữ là chuyện thường ngày ở huyện; tính độc đáo chỉ là thứ yếu. Để thu hút sự chú ý của đám đông, tất cả những gì bạn cần làm là ghi nhớ một vài chuỗi hợp âm quen thuộc, thuộc lòng một điệp khúc xuôi tai dễ nhớ rồi trình diễn đầy tự tin, sinh động và nhiệt tình. Quan trọng là bạn phải ồn ào, cường điệu và táo bạo. Một vài chiêu trò màu mè cũng chẳng hề gì. Ngày nay, kiểu marketing như thế cũng rỗng tuếch như các ban nhạc rock nặng hồi thập niên 1980. Ngày nay, những “nhạc trưởng” kinh doanh tập hợp được một nhóm thính giả biết lắng nghe là những người hiểu rằng, trong kỷ nguyên tiêu dùng thận trọng này, ầm ĩ hơn không có nghĩa là tốt hơn, và tổ hợp nhiều thứ giống nhau không tạo ra thứ tốt nhất.

Tôi viết cuốn sách này vì tin rằng điều mà hầu hết chúng ta đang tìm kiếm hiện nay là một âm thanh vang vọng hơn. Một âm thanh ý nghĩa hơn. Một sự rung động mà chúng ta có thể cảm nhận từ trong xương tủy, khi chúng ta có chút gì đó… khác biệt. Và đó cũng chính là nội dung của cuốn sách này: Khai thác ý nghĩa đối với một doanh nghiệp khi tận tâm theo đuổi sự khác biệt.

Tôi thực hiện điều này bằng cách phiêu lưu vào thế giới của sự tương đồng để tìm kiếm sự khác biệt. Tôi tìm và xác định những kẻ đứng ngoài, những kẻ bất thường, những kẻ phá bĩnh – những người dám chối bỏ lề thói kinh doanh thâm căn cố đế để đưa ra cách tiếp cận táo bạo hơn. Họ là những người đầy ngẫu hứng, thích thử nghiệm, và bằng cách này hay cách khác, họ đã xây dựng nên những thương hiệu và tạo ra những sản phẩm làm bùng lên một bản hòa âm đích thực, đồng điệu với cả những kẻ chán chường nhất trong số chúng ta.

Thêm vào đó, tôi cho rằng đã đến lúc giới kinh doanh – đặc biệt là những người làm marketing – cần từ bỏ những điều mà họ đã luôn xem là hệ thống thực hành tốt nhất. Đây là một thách thức không hề dễ dàng; như tôi vẫn thường nói với các sinh viên của mình: Học thì dễ; quên mới khó. Nhưng tôi tin rằng đây chính là điều cần thiết nếu giới kinh doanh muốn xây dựng một nền văn hóa mới nhằm thu hút người tiêu dùng, ít nhất thì khi được xây dựng, nó cũng có thể giúp chúng ta bắt đầu lắng nghe trở lại.

Nhân tiện, năm ngoái con trai thứ của tôi cũng bắt đầu vào lớp hai. Đúng như dự đoán, chẳng bao lâu sau – cũng như anh trai – cháu bắt đầu mang những bài thơ về nhà để học thuộc lòng. Mỗi tuần lại một bài thơ mới. Và thế là mỗi đêm, tôi lại nghiêm túc học bài cùng cháu, cùng đọc đi đọc lại những dòng thơ, cảm giác nhàm chán lại bao trùm.

Nhưng lần này, tôi chẳng bận tâm nữa. Vì sau bấy nhiêu năm, tôi đã tin rằng một bài thơ có thể thuộc làu làu là một bài thơ quá dễ đọc. Và một bài thơ không cần nỗ lực để đọc là bài thơ đã mất hết ý nghĩa.

***

Tôi có một người bạn, một nữ doanh nhân, cô bảo rằng mình có thể nắm bắt đại ý của bất kỳ cuốn sách kinh doanh nào, trong chưa đầy một giờ đồng hồ. Dĩ nhiên, việc bạn có ấn tượng với tuyên bố của cô ấy hay không còn tùy thuộc vào việc liệu bạn đã từng đọc một cuốn sách kinh doanh hay chưa. Hầu hết mọi cuốn sách kinh doanh đều được viết để người đọc dễ hiểu. Chúng được trình bày súc tích như bản đồ xe điện ngầm; việc loại bỏ những thông tin không cần thiết tạo nên một dạng tách biệt khái niệm vô cùng hiệu quả về mặt chức năng.

Nhưng việc rút gọn vẫn có thể phải trả giá. Cách đây vài năm, Edward Tufte, một cư dân ở Yale, đã dành hầu hết thời gian để suy nghĩ về cách trình bày thông tin và xuất bản một chuyên khảo (The cognitive style of Power Point – tạm dịch: Phong cách nhận thức về PowerPoint) xét đến sự thống trị nhận thức của phần mềm thuyết trình thông dụng nhất trên thế giới này. Tufte chỉ ra rằng cái giá nghiệt ngã của sự đơn giản hóa không gì khác hơn là đơn giản hóa thái quá. Đó là chưa kể đến khoản phí phụ trội dưới dạng phô trương kiến thức. Hãy tưởng tượng bạn tham dự một buổi tiệc tối trong đó tất cả khách khứa đều quyết định trình bày câu chuyện của họ với định dạng PowerPoint. Buổi tối sẽ đầy ắp thông tin, đúng vậy nhưng vô cùng tẻ nhạt.

Khi còn học đại học, tôi nhớ đã đọc một cuốn sách của nhà vật lý đoạt giải Nobel, Richard Feynman, với tựa đề Surely You’re Joking, Mr. Feynman! (tạm dịch: Chắc ngài đang đùa, Ngài Feynman!) Điều thú vị về cuốn sách là có vẻ như nó chẳng có gì ngoài bộ sưu tập những giai thoại rời rạc – về cuộc sống riêng tư, việc giảng dạy và công việc của ông. Thế nhưng càng đọc bạn càng thấm thía những giai thoại này và khi đọc xong cuốn sách, bạn không thể nhắc đến nó như một thứ gì khác ngoài bản cáo trạng được gọt giũa về tính kỷ luật trong khoa học.

Dường như Feynman hiểu rằng thật ra, một vị học giả có hai cách để giúp chúng ta hiểu biết về một vấn đề nào đó. Thứ nhất là áp dụng cách tiếp cận bằng PowerPoint, nghĩa là rút gọn triệt để một hiện tượng phức tạp để đi đến cốt lõi. Thứ hai là làm theo cách ngược lại: thử soi sáng một hiện tượng phức tạp từ góc độ mới, không phải bằng cách giảm bớt thông tin mà bằng cách phân lớp những sắc thái bất ngờ từ những nguồn không ngờ đến. Đó là điều Feynman đã làm: Ông dệt chủ đề của mình thành một tấm thảm rộng hơn về cuộc sống hàng ngày. Ông tô điểm nó bằng sự phong phú, bố cục và bối cảnh. Tôi luôn mong ước được dùng bữa tối cùng với người như ông.

Còn có những ví dụ khác về phương pháp này từ những vị học giả đã viết nên những cuốn sách có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách viết của riêng tôi. Bác sĩ Atul Gawande đã giới thiệu hai cuốn sách Complications (tạm dịch: Những biến chứng) và Better (tạm dịch: Tốt hơn) về y học và hệ thống chăm sóc y tế ở đất nước này. Sách của Gawande là một tác phẩm phức tạp – chúng chạm đến khía cạnh công việc lẫn riêng tư, vừa thản nhiên lại vừa mãnh liệt, và đã cùng nhau thay đổi cách suy nghĩ của tôi về y học. John Stilgoe viết một cuốn sách có tựa đề Outside Lies Magic (tạm dịch: Điều kỳ diệu bên ngoài); nó đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi về kiến trúc hiện đại. Khi tôi còn là nghiên cứu sinh, tuyệt tác The Design of Everyday Things (tạm dịch: Thiết kế những vật dụng hàng ngày) của Don Norman đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi về công nghệ và chức năng.

Và tất cả những tác phẩm xuất phát từ nhiều lĩnh vực hoàn toàn khác nhau này đều có một điểm chung: Tác giả của chúng đều là những học giả có khả năng mang lĩnh vực chuyên môn của mình đến với cuộc sống, bằng cách khiến chúng đời thường hơn nhưng không làm giảm bớt giá trị. Mối quan hệ giữa họ và những tác phẩm của họ cũng giống như mối quan hệ giữa Calvin Trillin với thức ăn, nghĩa là họ xem chuyên ngành của họ – dù là y học, kiến trúc hay công nghệ – chỉ là một mảng nhỏ trong một cấu trúc lớn hơn rất nhiều. Dĩ nhiên, những tác giả này đã viết lan man, nhưng đó chỉ là cách để họ đi thẳng đến vấn đề. Đồng thời, họ cũng tránh tỏ ra mô phạm, tức là họ thoải mái với quan điểm rằng có những điều có thể vừa đúng lại vừa sai.

Những cuốn sách của họ truyền được cảm hứng vì mặc dù họ bình luận về những sai lầm trong chuyên ngành riêng của mỗi người, nhưng họ không dừng lại ở đó. Tôi luôn nghĩ rằng để lời phê bình không biến thành sự chỉ trích, chúng ta nên xem nó như là điểm khởi đầu hơn là dấu chấm hết, và đó là điều những tác giả này đã làm: Họ quan sát thật kỹ để nhận ra điều tốt giữa những điều xấu, và khi tìm ra chúng, họ soi sáng chúng, ca tụng chúng và khuyến khích chúng ta học hỏi từ đó. Nếu nghiên cứu học thuật là một cuộc đối thoại, thì trong tâm trí tôi, những học giả này là những nhà đối thoại thuyết phục nhất – những người đã dũng cảm sử dụng thứ ngôn ngữ mới lạ, những người đã đẩy cuộc hội thoại đi theo những hướng bất ngờ và hấp dẫn.

***

Tôi viết cuốn sách này vì tôi tin rằng marketing đã trở thành bản nhạc nền của thế hệ chúng ta. Nó đang tạo ra nhịp đập và giai điệu – không chỉ cho những sản phẩm chúng ta tiêu dùng, mà còn cho cả những gì chúng ta khát khao, những gì chúng ta yêu quý và căm ghét. Trong trường hợp này, có những kiến giải mà chúng ta không thể nhìn thấu bằng tư duy tuyến tính. Vì thế, cuốn sách này chứa đầy những điều đối lập. Chúng liền kề nhau. Nối kết theo chiều ngang.

Ngoài ra, mỗi năm tôi đều nói với các sinh viên của mình rằng marketing là chức năng duy nhất trong tổ chức được thiết kế đặc biệt để đặt ngay giao điểm nơi doanh nghiệp gặp gỡ với con người. Những con người bằng xương bằng thịt. Và vấn đề của những con người bằng xương bằng thịt là họ không nhìn nhận thế giới như một nhà kinh doanh. Họ không dùng thứ ngôn ngữ gạch đầu dòng; họ không tổ chức thế giới theo lưu đồ và khuôn khổ. Con người, những con người thật, nhìn thế giới theo một cách hữu cơ hơn. Họ có phong cách riêng. Họ khó lường. Họ vô tổ chức một cách tuyệt hảo.

Cuốn sách này cũng tương tự như thế. Nó thân mật. Nó hữu cơ. Nó có phong cách riêng. Thậm chí nó cũng hơi vô tổ chức. Nhưng đối với tôi, điều đó chẳng hề gì, vì mục tiêu của tôi không phải là đưa ra một bài trình bày suy diễn; nó sẽ lan man, khó đoán tương tự như tính lan man của con người. Trong kinh doanh, cũng như trong đời sống, đôi khi những kiến giải sáng suốt nhất có thể xuất phát từ những thứ bỏ đi.

Tôi xin kể thêm rằng lời nhắn dễ thương nhất mà tôi từng được nhận từ sinh viên đó là: “Điều khác biệt giữa khóa học của cô và của những giáo viên dạy khác ở Trường Kinh doanh Harvard đó là chúng rất con người. Đó là khóa học về chúng ta, ẩn chứa trong những bài học kinh doanh.”

Đó cũng là nội dung của cuốn sách này, cuốn sách về chúng ta, ẩn chứa trong những bài học kinh doanh.

Tiến sỹ Youngme Moon

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Thị Trường Ngoại Hối
Thị Trường Ngoại HốiPhần lớn các cuốn sách nói về kinh doanh thường chỉ đưa ra các khái niệm chung chung mà không nói về những khía cạnh cụ thể. Có rất nhiều sách nói về xuất xứ và các vấn đề lịch sử của thị trường kinh doanh tiền tệ nhưng rất ít trong số đó cung cấp được các thông tin kinh doanh mang tính thực tiễn và hữu ích. Tuy nhiên cuốn sách bạn đang cầm trên tay sẽ đưa đến cho bạn cảm nhận rõ nét về những cơ chế cụ thể của thị trường kinh doanh ngoại hối (thị trường Forex), những chiến lược giao dịch trên thị trường thật có thể gợi ý cho người học thời điểm tham gia và thời điểm rút khỏi thị trường, cũngnhư cách thức quản lý các giao dịch của họ.Cuốn sách này cung cấp cho các nhà kinh doanh các phương pháp giao dịch theo từng bước gắn với các xu thế của thị trường thực tế. Những chiến lược kinh doanh trongc uốn sách này được trình bày rõ ràng và cực kỳ chi tiết, đủ cho bất cứ ai mongmuốn đều có thể hiểu được cách thức giao dịch một cách chuyên nghiệp. Cuốn sáchđược viết cho cả những nhà kinh doanh mới lẫn những nhà kinh doanh đã có kinh nghiệm khi họ cần đến các thông tin chi tiết, bổ ích để giao dịch trên thị trường ngoại hối.Thị truờng ngoại hối được bắt đầu bằng một tua khám phá nhanh về cuộc sống ở một sở giao dịch tại thị trường Phố Wall, đưa bạn đọc vào thế giới sôi động của thị trường giao dịch chuyên nghiệp. Tác giả lý giải về “sân chơi” của thị trường ngoại hối thông qua việc sử dụng các phép ẩn dụ đầy ý nghĩa, liên kết các kịch bản giao dịch khác nhau với các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống thường ngày. Cuốn Thị truờng ngoại hối hàm chứa những thông tin bổ ích của một nhà kinh doanh chuyên nghiệp Phố Wall, nhưng được viết ra dưới giọng văn bình dị, dễ hấp thụ do đó nó cũng rất dễ hiểu với gần như tất cả mọi người.
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm SốngCuốn sách Ebook Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống PDF này tập trung vào tâm lí, các bí quyết giao dịch và quản trị tiền được xem là ba cột trụ của một nhà giao dịch thành công, nhưng có một yếu tố thứ tư gắn kết chúng lại với nhau. Yếu tố kết nối các yếu tố khác chính là việc ghi chép nhật ký giao dịch một cách cẩn thận.Khi chép nhật ký giao dịch sẽ giúp bạn học hỏi từ kinh nghiệm quá khứ. Nó sẽ giúp bạn phá vỡ vòng tròn lẫn quẫn của lợi nhuận nhỏ nhưng khoản lỗ lại lớn, hớt ha hớt hải như những chú sóc đổ nước vào thùng, ướt đẫm mồ hôi và căng thẳng nhưng rốt cục chẳng có chút thành quả nào. Việc ghi chép nhật ký giao dịch sẽ khiến bạn trở thành người thầy của chính mình và dần trở thành nhà giao dịch giỏi hơn. Cuốn sách này giới thiệu bạn một số cách ghi chép nhật ký giao dịch và chia sẻ cách ghi chép của tác giả.Tất cả biểu đồ kĩ thuật trong quyển sách được cập nhập sát với thị trường và bản màu hoàn chỉnh với những phân tích rõ ràng về nguyên tắc và hệ thống giao dịch của tác giả. Rất hữu ích đối với nhà giao dịch mới tham gia thị trường và đã có kinh nghiệm với cách tiếp cận rất hệ thống.Bạn được tự do. Bạn có thể sống và làm việc ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn thoải mái trong cuộc sống thường nhật và không phải trả lời bất cứ ai.Đó là cuộc sống của một nhà giao dịch thành công.Nhiều người mong ước trở thành nhà giao dịch thành công nhưng chỉ có một số ít người đạt được. Những nhà giao dịch nghiệp dư quan sát màn hình giá và nhìn thấy hàng triệu đô la sáng rực trước mặt mình. Nhưng khi anh ta muốn sờ vào số tiền đó – thực tế chỉ nắm lấy những khoản lỗ. Anh ta muốn lấy nó lần nữa và khoản lỗ còn lớn hơn trước. Các nhà giao dịch thua lỗ vì trò chơi này thực sự khó, hoặc vì sự ngạo mạn hoặc vì thiếu kỷ luật. Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống dành cho những ai đang có những hạn chế này, xin chào đón bạn tham gia cuộc hành trình thú vị này.– Vượt qua những rào cản để hướng tới thành công và xây dựng kỷ luật giao dịch mạnh mẽ hơn. – Giúp bạn tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn trong khi hạ thấp rủi ro. – Thông thạo kỹ năng quản trị tiền như: xác định điểm mở vị thế, cách xác định mục tiêu giá và mức dừng lỗ. – Hướng dẫn ghi chép nhật ký giao dịch cẩn thận giúp bạn trở thành người thầy của chính mình. – Đây là một cuốn sách rất hữu ích cho các nhà đầu tư không chỉ riêng chứng khoán mà còn các thị trường tài chính khác… Nếu đã xác định con đường mà bạn theo đuổi là trader thì bạn không thể bỏ qua cuốn sách này.
Khi Bong Bóng Vỡ
Khi Bong Bóng VỡKhi Bong Bóng Vỡ PDF là tài liệu bắt buộc cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về bong bóng và sự hình thành bong bóng tài chính, cũng như cách thức tránh bị mắc kẹt trong những bong bóng tiếp theo. Trong cuốn sách tác giả “giải phẫu” hiện tượng bong bóng, đưa ra một “checklist” giúp độc giả xác định, nhận diện một bong bóng khi nó hình thành. Ông cũng phân tích rất sâu về bong bóng nhà đất và chứng khoán trên thế giới, những sự kiện và khó khăn gần đây mà chúng ta phải đối mặt, và không kém phần quan trọng là đưa ra cái nhìn của một chuyên gia về những gì sắp xảy ra trong tương lai.Từ năm 2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu rung chuyển với một loạt khủng hoảng tài chính, đỉnh điểm là sự phá sản của Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008. Tiếp sau đó là sự “tan chảy” của hệ thống ngân hàng, khi các ngân hàng mất niềm tin và không dám cho ai vay ngoại trừ những người vay đáng tin cậy nhất. Khi sự sợ hãi gia tăng, các chính phủ buộc phải thực hiện một cuộc giải cứu khổng lồ, bơm vốn cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm, đồng thời gia tăng sự bảo đảm cho người gửi tiền. Tuy nhiên điều này không ngăn được quá trình giảm đòn bẩy tài chính (deleveraging), khi các ngân hàng, các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư đua nhau bán tài sản để trả nợ. Thị trường chứng khoán đổ nhào và nền kinh tế thế giới đột ngột chậm lại trong nỗi lo sợ một đợt suy thoái lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Trong khi đó, giá nhà vẫn đi xuống với tốc độ chóng mặt, nhất là ở Anh, Mỹ, Tây Ban Nha và Ireland.Nguyên nhân chính của thảm hoạ này là bong bóng nhà đất ở Mỹ, vốn là “hậu duệ” của bong bóng chứng khoán hồi thập niên 1990. Cả hai đều xảy ra do sự mở rộng tín dụng, dẫn đến sự tăng giá của những tài sản có độ rủi ro cao nhất. Cuối cùng là bong bóng trong giá hàng hoá, nhất là giá dầu và thậm chí là giá của các sản phẩm nghệ thuật đương đại. Lịch sử cho thấy bản chất của bất kỳ bong bóng nào, mà nhất là bong bóng nhà đất, là chúng tạo ra một “tâm lý bong bóng”, tức là một niềm tin phổ biến rằng giá cả sẽ không bao giờ đi xuống, và do đó đi vay và cho vay với tài sản thế chấp là nhà đất sẽ là một khoản đầu tư an toàn. Chính niềm tin được thúc đẩy bởi và sau đó lại thúc đẩy bong bóng tín dụng này đã khiến giá nhá đất tăng lên những mức không tưởng. Khi chúng sụp đổ, nền kinh tế và hệ thống tài chính thế giới phải gánh chịu hậu quả.Kết quả của sự sụp đổ vẫn đang diễn ra. Khi bong bóng vỡ, chúng thường có xu hướng trượt dài về phía dưới, và tôi nghĩ rằng giá nhà sẽ còn thấp trong vài năm, với mức giảm có thể lên tới 30-50% ở một số nước. Kinh tế dường như sẽ suy thoái trầm trọng, thất nghiệp tăng cao. Trong khi đó, kế hoạch nghỉ hưu của nhiều người, dù dựa trên việc đầu tư vào địa ốc hay chứng khoán, cũng bị thiệt hại nặng nề. Như mọi lần, nền kinh tế sẽ phục hồi vào lúc thích hợp, song khi đó có lẽ nhiều thứ sẽ thay đổi. Niềm tin vào ngân hàng và hệ thống tài chính đã suy giảm tan tành. Niềm tin vào chính sách tiền tệ chính thống – chính sách lạm phát mục tiêu, cũng bị xói mòn, khi giảm phát là nguy cơ trước mắt. Người ta đặt câu hỏi cả với cơ chế thị trường tự do, còn với các nhà đầu tư thì niềm tin vào cả chứng khoán và nhà đất đều đang thu nhỏ lại!Nhà đất không phải là bong bóng đầu tiên bị vỡ. Trong ba mươi năm qua đã có hàng loạt bong bóng với các chu kỳ bùng phát – vỡ tung, điều quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư và những nhà làm chính sách. Những bong bóng này có ảnh hưởng vượt trội so với những dao động nhẹ hơn rất nhiều của giá hàng hoá bình thường. Suốt một thời gian dài những nhà bình luận và làm chính sách đánh giá thấp nguy cơ sụp đổ của giá nhà đất. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng năm 2008 và ảnh hưởng tàn phá của nó lên nền kinh tế thế giới đã thay đổi mọi quan niệm.“Cuốn sách là tài liệu bắt buộc cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về bong bóng và sự hình thành bong bóng tài chính, cũng nhưng cách thức tránh bị mắc kẹt trong những bong bóng tiếp theo” – Roger Bootle, Capital EconomicsHậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại sẽ là gì? Suy thoái sẽ còn nặng nề tới đâu, liệu suy thoái có thể trượt sâu hơn không? Giá nhà sẽ còn rớt tới mức nào nữa? Liệu sự suy giảm sẽ dẫn tới giảm phát, hay những biện pháp chống suy thoái rốt cuộc sẽ lại đưa chúng ta quay trở lại lạm phát?Đó chính là một số câu hỏi mà tác giả John Calverley tìm cách giải đáp trong cuốn sách rất kịp thời, rất “thời sự” này. Tác giả giúp chúng ta tìm hiểu điều gì đang xảy ra, chính sách có tác động như thế nào, những nhà đầu tư cần làm gì, và những gì sẽ xảy ra tới đây. Cuốn sách tập trung nghiên cứu sâu về khủng hoảng tài chính năm 2008, tìm hiểu những tác động và giải pháp cho các cá nhân, doanh nghiệp và cả những nhà làm chính sách.Là một “cẩm nang sống sót” cho nhà đầu tư, Khi bong bóng vỡ trình bày một phân tích dễ hiểu về các cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đối mặt, cũng như cách thức chúng ta rơi vào tình trạng này. Tác giả “giải phẫu” hiện tượng bong bóng, đưa ra một “checklist” giúp độc giả xác định, nhận diện một bong bóng khi nó hình thành. Ông cũng phân tích rất sâu về bong bóng nhà đất và chứng khoán trên thế giới, những sự kiện và khó khăn gần đây mà chúng ta phải đối mặt, và không kém phần quan trọng là đưa ra cái nhìn của một chuyên gia về những gì sắp xảy ra trong tương lai. Thị trường Việt Nam tuy còn ở quy mô khá nhỏ bé so với khu vực và thế giới, song đã manh nha những dấu hiệu bong bóng, qua các cơn sốt địa ốc, chứng khoán và gần đây nhất là vàng, gây ra không ít rắc rối và vấn đề cho các chủ thể tham gia thị trường, cũng như các cơ quan điều tiết của Chính phủ. Cuốn sách này có thể coi là cuốn sách “giáo khoa” cơ bản cho tất cả những ai quan tâm đến hiện tượng kinh tế không mới nhưng chưa bao giờ được hiểu tường tận này!
Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc
Tư Bản Thân Hữu Trung QuốcTư bản thân hữu từng là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Ngày nay, cụm từ này được biết tới nhiều nhất tại những quốc gia đang phát triển, nhất là những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường. Không có gì phải tranh luận tiếp khi khẳng định: Tư bản thân hữu là nguồn gốc của tham nhũng và lũng đoạn quyền lực. Nó cũng là nguyên nhân của bất ổn chính trị, tạo ra bất công trong tiếp cận các cơ hội mưu sinh, thăng tiến cũng như phân bổ lợi ích và hơn thế, nó cổ vũ, đồng thời là chỗ dựa cho những thế lực muốn mafia hóa quyền lực Nhà nước.Cuốn sách này sẽ nói rõ hơn với bạn đọc về cách thức mà các nhóm lợi ích, trước hết là các nhóm thân hữu đã chi phối quyền lực, thao túng quyền lực để cuối cùng lấy cắp tài sản quốc gia rồi chia chác cho nhau và bị trừng phạt như đã, đang và sẽ còn diễn ra ở Trung Quốc như thế nào. Tất cả các tư liệu liên quan đến những vụ án lớn, đa phần là án tham nhũng – gồm tham nhũng tiền bạc và quyền lực – gắn với các nhóm tư bản thân hữu và phản ánh hiện tượng vừa nêu, đều được tác giả khai thác từ nguồn chính thống, công khai của chính phủ Trung Quốc. Cùng với tác phẩm Đội quân Trung Quốc thầm lặng và Tương lai Trung Quốc, 03 tác phẩm này đã cho độc giả nhìn thấy một Trung Quốc***Tư bản thân hữu từng là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Ngày nay, cụm từ này được biết tới nhiều nhất tại những quốc gia đang phát triển, nhất là những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường. Không có gì phải tranh luận tiếp khi khẳng định: Tư bản thân hữu là nguồn gốc của tham nhũng và lũng đoạn quyền lực. Nó cũng là nguyên nhân của bất ổn chính trị, tạo ra bất công trong tiếp cận các cơ hội mưu sinh, thăng tiến cũng như phân bổ lợi ích và hơn thế, nó cổ vũ, đồng thời là chỗ dựa cho những thế lực muốn mafia hóa quyền lực Nhà nước. Cuốn sách này sẽ nói rõ hơn với bạn đọc về cách thức mà các nhóm lợi ích, trước hết là các nhóm thân hữu đã chi phối quyền lực, thao túng quyền lực để cuối cùng lấy cắp tài sản quốc gia rồi chia chác cho nhau và bị trừng phạt như đã, đang và sẽ còn diễn ra ở Trung Quốc như thế nào. Tất cả các tư liệu liên quan đến những vụ án lớn, đa phần là án tham nhũng – gồm tham nhũng tiền bạc và quyền lực – gắn với các nhóm tư bản thân hữu và phản ánh hiện tượng vừa nêu, đều được tác giả khai thác từ nguồn chính thống, công khai của chính phủ Trung Quốc. Vì thế, nó có giá trị tham khảo rất tốt cho những nước như Việt Nam, vốn có nhiều tương đồng trong mô hình và triết lý phát triển với Trung Quốc. | Trong bối cảnh Đảng ta đang mạnh mẽ phát động chiến dịch chống tham nhũng, kiên quyết loại trừ lợi ích nhóm dưới mọi hình thức, quy mô và sắc thái, thì việc đọc kĩ lưỡng cuốn sách này thiết nghĩ là việc rất bổ ích. Bản thân tên gọi của cuốn sách: Tư bản thân hữu Trung Quốc, đã là lời nhắc nhở về một hiện tượng nguy hiểm tương tự mà chúng ta cũng đang đối mặt ngày ngày và nhất định phải bị loại trừ. Nói khác đi thì cuốn sách, ở một khía cạnh nào đó, có giá trị như một lời cảnh tỉnh trực tiếp đến tất cả chúng ta. Với nhận thức ấy và với trách nhiệm của mình trước vận mệnh đất nước, chúng tôi quyết định xuất bản cuốn sách này và mong nó đến tay nhiều bạn đọc. Chúng tôi đã cố gắng ở mức cao nhất trong khâu biên tập. Tuy nhiên, có một số khái niệm, một vài hiện tượng được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa, có thể vẫn khiến một số bạn đọc khó chịu. Chúng tôi giữ nguyên và tôn trọng tác giả chứ không hẳn tìm thấy ở đó sự tương đồng về nhận thức. | Nhà xuất bản xin hoan nghênh và chân thành tiếp nhận mọi góp ý, phê bình bằng tinh thần cầu thị cao nhất.NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN***Tham nhũng ở các địa phương và các ngành đan xen nhau; các vụ tham nhũng thông qua cấu kết ngày càng tăng; lạm dụng chức chồng chéo lạm dụng quyền; tràn lan đổi quyền lấy quyển, đổi quyền lấy tiền, và đổi quyền lấy tình dục; cấu kết giữa quan chức với doanh nhân xen kẽ cấu kết giữa cấp trên với cấp dưới; cách thức chuyển lợi cho nhau được che đậy và biến hóa.– Tập Cận Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2014 .Ông nêu một cách sinh động các triệu chứng tham nhũng trên sau khi nghe báo cáo của các đoàn kiểm tra được cử đi điều tra hành vi sai trái của quan chức cấp cao ở các tỉnh trong năm 2014. Ngay sau khi nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập đã phát động chiến dịch chống tham nhũng dữ dội nhất trong thời kỳ sau Mao để loại những kẻ thối nát ra khỏi đảng – đồng thời – như một số ý kiến – thanh trừng đối thủ của ông. Hàng chục ngàn quan chức đảng và chính quyền, kể cả hàng chục “hổ” (quan chức cấp tỉnh hay cấp bộ) , đã bị tống giam. Dù không chắc liệu nỗ lực của ông có cứu được CCP, các khía cạnh khủng khiếp của nạn cướp bóc, đồi trụy, và cực kỳ vô pháp lộ ra trong chiến dịch này đủ để xác nhận, dù với bằng chứng thực nghiệm mới mẻ hơn, quan điểm phổ biến là, thay vì xây dựng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” của Đặng Tiểu Bình, công cuộc hiện đại hóa của nước này đã tạo ra một dạng chủ nghĩa tư bản thân hữu tham tàn, những đặc điểm quan trọng của nó được tóm tắt trong nhận xét vắn gọn trên của Tập.Để hiểu được chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Trung Quốc đã trở nên dã man, lan tràn và gốc sâu rễ bền tới mức nào, chúng ta chỉ cần nhìn những con hổ và đồng bọn của chúng đã bị hạ gục trong cuộc chiến chống tham nhũng của Tập. Điển hình nhất là Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên ban thường vụ bộ chính trị chịu trách nhiệm về nội an và rõ ràng là con hổ lớn nhất bị hạ. Vụ án kết tội Chu, với án tù chung thân vào năm 2015 sau một phiên tòa bí mật, đáng chú ý không chỉ vì truy tố một nhà lãnh đạo tầm cỡ hàng đầu đã thực sự phá vỡ luật ngầm không bỏ tù các ủy viên thường vụ bộ chính trị về tội tham nhũng trong thời sau Mao, mà còn vì mạng lưới tham nhũng Chu và người nhà của ông đã cùng nhau thiết lập cho thấy điều Tập gọi là quan hệ “cấu kết giữa quan chức với giới kinh doanh và cấu kết giữa cấp trên với cấp dưới.” Trước khi thăng tiến vào thường vụ bộ chính trị trong năm 2007, Chu từng là người đứng đầu Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC, công ty dầu khí quốc doanh lớn nhất nước) , bí thư Tứ Xuyên, và bộ trưởng bộ công an. Ngoài việc củng cố thế lực của mình trong CCP, mạng lưới rộng lớn những kẻ trung thành của Chu – tám quan chức cấp bộ và cấp tỉnh cùng hàng chục quan chức cấp cục và cấp địa khu (dưới cấp tỉnh, trên cấp huyện) – rất thiết yếu đối với các dự án kinh doanh phát đạt của người nhà ông ta. Theo một điều tra của Caixin (Tài Tân) , một tờ báo kinh tế tài chính rất có uy tín, hai em trai và em gái của ông sở hữu một đại lý xe Audi, mỏ ở Tứ Xuyên và Tân Cương, các dự án bất động sản ở Tứ Xuyên, một doanh nghiệp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) , và một công ty phân phối một loại rượu nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Chu Bân, con trai cả của Chu, chuyên dàn xếp các hợp đồng của CNPC và mua rẻ tài sản của tập đoàn dầu khí khổng lồ này. Chỉ | trong một phi vụ, hắn đã bán một mỏ dầu mua của CNPC 10 triệu nhân dân tệ (NDT) cho một nhà kinh doanh tư nhân với giá 500 triệu NDT.Trong số các đối tác kinh doanh của Chu Bân, Liu Han, trùm tội phạm bị xử tử vì tham gia vào nhiều vụ giết người sau khi Chu Vĩnh Khang ngã ngựa, đặc biệt đáng lưu ý. Liu, trùm khai thác mỏ ở Tứ Xuyên nắm giữ một tập đoàn đã niêm yết có tài sản hơn 40 tỷ NDT, đã trả cho Chu Bân 20 triệu NDT trong năm 2004 để mua một dự án du lịch chưa triển khai có giá thị trường hợp lý dưới 6 triệu NDT. Liu phải mang ơn gia đình Chu. Nhất là, chính Chu Vĩnh Khang, bí thư Tứ Xuyên, đã đưa tên hắn ra khỏi danh sách các tên trùm xã hội đen Bộ Công an chuẩn bị bắt giữ trong năm 2001.1 Về sau, hóa ra món lợi Liu trao cho Chu Bân đã được đền đáp trọn vẹn – và hơn thế nữa. Năm 2006, Chu Bân đã giúp hắn được các cơ quan chính quyền Tứ Xuyên cấp phép xây dựng ba trạm thủy điện và được các ngân hàng nhà nước cho vay 600 triệu NDT. Không lâu trước khi bị bắt vào tháng 3 năm 2013, Liu đã bán công ty năng lượng của mình với giá 1,7 tỷ NDT. Trong số những người có quan hệ với Chu Vĩnh Khang, kỳ lạ nhất là Cao Ung Chính, gã thầy bói riêng của Chu được cho là có khả năng thần bí. CCP cáo buộc Chu đã trao cho Cao những tài liệu tuyệt mật ở cơ quan, và điều tra của Caixin cho thấy một công ty do Cao sở hữu đã trở thành đối tác trong một liên doanh dầu khí với một công ty con của CNPC. Cuối năm 2012, công ty của Cao có lợi nhuận chưa phân phối 1,1 tỷ NDT. Trong bản án của Chu vào tháng 6 năm 2015, tòa án cáo buộc vợ và con trai cả của Chu nhận hối lộ trị giá 129 triệu NDT từ bốn doanh nhân và báo lại cho Chu sau đó, đồng thời kết tội Chu đã sử dụng quyền hạn để giúp Chu Bân, anh trai hắn, một người cháu, Cao, và một nữ doanh nhân thu lợi bất hợp pháp 2,136 tỷ NDT, gây thiệt hại cho nhà nước 1,486 tỷ NDT5 Vụ án gia đình Chu có thể là đặc biệt, nhưng không phải là ngoại lệ. Như vụ án của Lệnh Kế Hoạch, chánh văn phòng đầy quyền lực của bạn chấp hành trung ương CCP và là phụ tá lâu năm của Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư CCP từ 2002 đến 2012. Dù không thuộc nhóm của Chu, Lệnh lại phạm phải một sai lầm chết người vào tháng 3 năm 2012 khi nhờ Chu che đậy vụ tai nạn giao thông làm chết đứa con trai ăn chơi lái Ferrari của Lệnh, vụ bê bối trực tiếp dẫn đến việc ông ta bị cách chức vài tháng sau. Trong một vụ án riêng biệt khác xử Lệnh được chính thức bắt đầu vào 2014, đảng đã nhanh chóng triệt phá mạng lưới tham nhũng của Lệnh tại Sơn Tây, quê nhà của ông, với tám quan chức cấp tỉnh và hơn ba mươi quan chức cấp địa khu và cấp cục bị bắt giữ. Theo truyền thông, thành viên gia đình Lệnh đã tích lũy một tài sản khổng lồ. Em trai út của ông, Lệnh Hoàn Thành, chủ sở hữu một công ty quản lý đầu tư, kiếm được 1,2 tỷ NDT từ các khoản đầu tư gặp thời trong các doanh nghiệp công nghệ cao và truyền thông (Lệnh Hoàn Thành trốn sang Hoa Kỳ sau khi anh trai bị cách chức). Chị dâu và cháu trai của bệnh sở hữu một công ty quảng cáo và quan hệ công chúng thành đạt giành được các hợp đồng của Thế vận hội Bắc Kinh 2008 và World Expo Thượng Hải 2010, Vợ Lệnh là chủ sở hữu hợp pháp của nhiều công ty truyền thông và Internet. Nếu Lou Zhongfu không cố lấy lòng phe cánh gia đình Lệnh bằng cách bỏ ra 10 triệu NDT – gần như toàn bộ vốn tiền mặt dự chi – cho một công ty khởi nghiệp Internet sở hữu chung với vợ của Lệnh, ông trùm bất động sản ở Chiết Giang này có lẽ đã được để yên trong cuộc thanh trừng Lệnh. Lúc đó, Lou đã nổi tiếng cả nước qua việc mua đội bóng rổ quân đội của quân khu Thẩm Dương vào năm 2005 và dựng phiên bản tháp Eiffel tại một trong những dự án bất động sản (không bao giờ hoàn thành) của hắn. Nhưng đặt cược sai cửa khiến Lou rốt cuộc vào tù. Trong một đất nước mà các thái tử (con của quan chức cấp cao) nắm quyền thống trị, chuyện của Lou là một câu chuyện đổi đời. Là công nhân xây dựng học chưa xong trung học, Lou nắm quyền kiểm soát một công ty xây dựng nhỏ thuộc sở hữu của hương (xã) vào năm 1984 và, trong làn sóng tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể, đã biến nó thành công ty gia đình của hắn. Trong chừng hơn hai mươi năm, hắn đã xây dựng nó thành công ty tư nhân lớn thứ chín Trung Quốc, có 120.000 nhân viên và doanh thu 98,6 tỉ NDT (và lợi nhuận 6,49 tỷ NDT) trong năm 2014. Là một doanh nhân hiểu được giá trị của móc nối chính trị, Lou trả giá cao nhất để khuyến du hơn một trăm quan chức địa phương, từ bỏ địa vị cấp trung của họ hay nghỉ hưu. Danh sách các quan chức làm việc cho hắn có một cựu phó chánh án và một cựu chánh tòa dân sự ở tòa án cấp cao tỉnh Chiết Giang, một cựu chánh án tòa án cấp trung và một cựu chủ tịch của ủy ban chứng khoán Chiết Giang. Thành công chính trị lớn nhất của Lou ở Chiết Giang là trở thành bạn thân của Si Xinliang, trưởng ban tổ chức tỉnh ủy có quyền lực rất lớn trong việc bổ nhiệm và đề bạt quan chức địa phương trong nhiệm kỳ tám năm của hắn (2001-2009). Không lâu sau khi Lou bị bắt giữ vào cuối 2015, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương của CCP (CCDI) đã bắt Si về tội nhận hối lộ và đổi quyền lấy tình dục – giống cáo buộc đối với Chu và Lệnh.”