Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)

Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay.

Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy?

Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”.

“Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp.

Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee

“Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này.

Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ.

Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”.

Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”.

Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”.

Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”.

Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”.

“Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?".

Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”.

Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”.

Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt.

“Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”.

Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được.

Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy.

“Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dạy Con Làm Giàu - Tập 4 (Robert T. Kiyosaki)
Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo, còn giới trung lưu thì thường mắc nợ chính là vì chủ đề tiền bạc thường được dạy ở nhà chứ không phải ở trường. Cuốn Dạy Con Làm Giàu - Tập 4 sẽ giúp bạn thay đổi tư duy. Hầu hết chúng ta học cách xử lý tiền bạc từ cha mẹ mình, và thường thì người nghèo không dạy con về tiền bạc mà chỉ nói đơn giản là: “Hãy đến trường và học cho chăm chỉ.” Và rồi đứa trẻ có thể sẽ tốt nghiệp với một số điểm xuất sắc nhưng với một đầu óc nghèo nàn về cách quản lý tiền bạc, vì trường học không dạy về chuyện tiền nong mà chỉ tập trung vào việc giáo dục sách vở và những kỹ năng nghề nghiệp mà không nói gì về kỹ năng tài chính. Đó chính là lý do tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế toán thông minh dù đạt được nhiều điểm số xuất sắc ở trường nhưng lại gặp nhiều rắc rối tài chính suốt đời. Và những món nợ quốc gia chóng mặt thường bắt nguồn từ những vị lãnh đạo có học vấn cao, nhưng chỉ được huấn luyện rất ít hoặc không có chút kỹ năng nào về vấn đề tài chính. Cuốn sách này cung cấp những kiến thức và bí quyết quý báu để chúng ta tự tin bước vào thế giới thực - thế giới chúng ta phải đối đầu sau khi ra trường. Cuốn sách dành đặc biệt cho những ai muốn có khởi đầu thuận lợi về tài chính trong cuộc sống để làm giàu; muốn phát hiện và phát huy tài năng của mình và muốn trở thành người học suốt đời. Tìm mua: Dạy Con Làm Giàu - Tập 4 TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Robert T. Kiyosaki":Cha Giàu Cha NghèoDạy Con Làm Giàu - Tập 3Dạy Con Làm Giàu - Tập 1Dạy Con Làm Giàu - Tập 2Dạy Con Làm Giàu - Tập 4Dạy Con Làm Giàu - Tập 5Dạy Con Làm Giàu - Tập 6Dạy Con Làm Giàu - Tập 7Dạy Con Làm Giàu - Tập 8Dạy Con Làm Giàu - Tập 9Dạy Con Làm Giàu - Tập 10Dạy Con Làm Giàu - Tập 11Dạy Con Làm Giàu - Tập 12Dạy Con Làm Giàu - Tập 13Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dạy Con Làm Giàu - Tập 4 PDF của tác giả Robert T. Kiyosaki nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tinh Hoa Mưu Trí Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa (Hoắc Vũ Giai)
Ngày nay trên thương trường cạnh tranh hết sức gay go chẳng khác gì anh hùng hào kiệt tranh giành cát cứ thời Tam Quốc. Vì vậy, vận dụng chính xác mưu trí trong Tam Quốc sẽ như hổ thêm vuốt. Sự trí túc đa mưu của Gia Cát Lượng sẽ là sự gợi mở cho các nhà doanh nghiệp, mà điển hình là các công ty Nhật Bản và Trung Quốc. Thương chiến bề ngoài là cuộc đua tranh cái đẹp cái tốt của hàng hoá, thực chất là sự đọ sức về trí tuệ, từ khâu chế tạo sản phẩm đến kinh doanh và ngay cả chiếm lĩnh thị trường... chẳng có khâu nào là không cần đến sự kết tinh của trí tuệ các nhân tài. Có thể nói: thương chiến là cuộc chiến giữa trí tuệ các nhân tài. Tam quốc diễn nghĩa nói về kinh tế tuy không nhiều, mà nói về mưu lược quân sự là chính, thế nhưng cuộc chiến trong thương mại vốn giống như trong quân sự, mà sự đắc thắng của nó sẽ là cái đầu tầu kéo theo sự phát triển của nền kinh tế. Người Nhật Bản vận dụng mưu trí Tam Quốc vào cuộc chiến thương mại, đã có tác dụng tương đối lớn trong sự nhảy vọt về kinh tế của Nhật Bản. Cho nên người Nhật Bản đã cho rằng mưu trí Tam quốc diễn nghĩa là vốn quý trong quản lý kinh doanh xí nghiệp. Trên thế giới ngày nay, sự cạnh tranh về mọi mặt đều rất khốc liệt, mà tham gia vào bất kể cuộc cạnh tranh nào, nếu không có nhân tài và mưu trí thì sẽ bị gạt bỏ. Bởi vậy, học cách dùng người và mưu trí trong Tam Quốc, quyết không phải là không có tác dụng. Cuốn sách này chủ yếu bàn về các nội dung: mượn xưa để nhìn nay, nói rõ mưu trí trong Tam Quốc vốn có tác dụng vay mượn bằng nhiều cách; nghệ thuật dùng người, đánh giá về đặc điểm và mặt hay mặt dở cũng như hiệu quả khác nhau về sự dùng người trong Tam Quốc; điển tích quý báu về mưu trí, bàn sâu về các loại mưu lược trong Tam Quốc; bí quyết giành thắng lợi, dùng mưu trí trong Tam Quốc để tổng kết ra những kinh nghiệm và rút ra bài học thành bại trong cuộc chiến thương mại...*** Tìm mua: Tinh Hoa Mưu Trí Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa TiKi Lazada Shopee Thời đại Tam Quốc (giản thể: 三国; phồn thể: 三國; bính âm: Sānguó) là một thời kỳ phân liệt trong lịch sử Trung Quốc, tiếp nối sau triều đại Đông Hán và trước nhà Tây Tấn. Một cách chính xác theo khoa học thì thời đại này chính thức bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa.[1] Tuy nhiên, nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này bắt đầu từ năm 190, khi liên minh chống Đổng Trác được thành lập vào cuối thời nhà Đông Hán. Trước đó, giai đoạn "không chính thức" của thời kỳ này là từ năm 190 đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn chia cắt, cùng những cuộc giao tranh giữa các thế lực cát cứ tại rất nhiều khu vực trên lãnh thổ Trung Hoa, khởi đầu bằng cuộc khởi nghĩa của lực lượng Khăn Vàng, sau đó là cuộc tranh đấu giữa các lãnh chúa quân phiệt như Tào Tháo, anh em Viên Thiệu - Viên Thuật, Tôn Sách, Lưu Biểu, Trương Tú, Đổng Trác, Lã Bố, Lưu Chương, Mã Đằng, Hàn Toại, v.v. Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bằng sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch còn lại là Ngụy (魏), Thục (蜀) và Ngô (吳). Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên như trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào Ngụy (曹魏), Thục là Thục Hán (蜀漢), và Ngô là Đông Ngô (東吳). Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc Ngụy tiêu diệt Thục (năm 263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy năm 266, và tiêu diệt Ngô (280). Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 26 triệu người.[2] Cho dù con số thống kê của nhà Tấn có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.[3] Mặc dù tương đối ngắn, thời kỳ lịch sử đầy hỗn loạn và chinh chiến này đã được tiểu thuyết hóa trong văn học và rất nổi tiếng ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, và Triều Tiên[4]. Nó được chuyển thể thành các vở kịch, tiểu thuyết, truyện dân gian, truyện dã sử cũng như trong phim ảnh, phim truyền hình nhiều tập và trò chơi điện tử. Nổi bật nhất trong số đó là tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, một tác phẩm hư cấu dựa phần lớn theo lịch sử.[5] Ghi chép lịch sử chính thức của thời kỳ này là Tam quốc chí của Trần Thọ, với sự hiệu đính của Bùi Tùng Chi sau này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tinh Hoa Mưu Trí Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa PDF của tác giả Hoắc Vũ Giai nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Thói Quen Của Triệu Phú (Dean Graziosi)
Vào mùa xuân năm 1944, cậu bé J.P được sinh ra trong một gia đình nhập cư tại khu ổ chuột ở trung tâm thành phố Los Angeles. Cha mẹ cậu ly dị khi cậu chưa tròn hai tuổi, lúc này, tình hình tài chính của mẹ cậu không mấy khả quan. Do đó, năm J.P chín tuổi, cậu đã phải lặn lội trên đường phố bán báo, lọ hoa, thiệp Giáng sinh… tất cả những gì có thể bán được để kiếm tiền giúp mẹ. Khi mẹ cậu không thể kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống, J.P và em trai bị gửi vào trại tình thương cho trẻ em nghèo. Đến tuổi thiếu niên, do thiếu đi sự giáo dục của cha mẹ, J.P bị dụ dỗ tham gia vào băng đảng địa phương. Mặc dù được đi học tại trường cấp ba John Marshall, Los Angeles nhưng cậu học mãi vẫn không thể nào lên được lớp. Một ngày nọ, thầy giáo bắt gặp J.P cùng cậu bạn Michelle nghịch trong lớp, ông đã bắt cả hai người đứng lên và mắng: “Cả lớp hãy nhìn vào hai tấm gương xấu này. Đừng có chơi với họ bởi họ sẽ không làm nên trò trống gì đâu!!” Có thể trước đây J.P không nhận ra, nhưng vào khoảnh khắc này, cậu chợt hiểu ra rằng: bên cạnh những thói quen giúp mọi người thành công, còn có những thói quen xấu sẽ khiến mọi người không thể khai thác toàn bộ tiềm năng của họ. Lúc ấy, J.P hoàn toàn có thể bị thầy giáo thuyết phục và nghĩ rằng: “Tôi sẽ không bao giờ làm được trò trống gì cả”, tuy nhiên thay vì vậy, cậu tự nhủ: “Gã đó nói cái quái gì vậy? Tôi sẽ chứng minh rằng gã đã sai lầm.”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Thói Quen Của Triệu Phú PDF của tác giả Dean Graziosi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
100 Câu Chuyện Triết Lý Và Kẻ Trí (Quách Thành)
Trong câu chuyện “Tài và bất tài”, người học trò đã hỏi Trang Tử: Hôm qua, cái cây trong núi vì bất tài mà được sống (cây không bị tiều phu đốn vì nó vô dụng), còn con chim vì bất tài mà chết (chim không biết gáy nên bị chủ nhà giết thịt đãi khách). Nếu là thầy, thầy sẽ xử trí thế nào? Trang Tử trả lời: “Tài” và “bất tài” cũng đều không tránh khỏi lụy thân, muốn sống yên ổn thì phải biết ở giữa “tài” và “bất tài”. Qua câu chuyện, ta thấy được thái độ xử thế minh triết của Trang Tử. Bậc trí giả luôn biết tùy thời mà phát huy sở trưởng cũng như khắc phục sở đoản. Người tài trí luôn được mọi người tôn trọng, bởi người tài trí biết cách ứng xử trong mọi tình huống không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn mang lại lợi ích cho cộng đồng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 100 Câu Chuyện Triết Lý Và Kẻ Trí PDF của tác giả Quách Thành nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.