Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi (Sigmund Freud)

Tâm Lý Học Đám Đông - Cùng Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi Của S. Freud - Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới. Sự kiện nổi bật nhất của đám đông tâm lí là điều sau đây: dù những cá nhân họp thành nó như thế nào, dù đời sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ của những cá nhân ấy giống nhau hay khác nhau ra sao, thì chỉ riêng việc họ chuyển biến thành...

Mới nhìn thì sự đối lập giữa tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội (hay tâm lí đám đông) có vẻ như sâu sắc, nhưng xét cho kĩ thì tính cách đối lập sẽ bớt đi nhiều. Tuy khoa tâm lí cá nhân đặt căn bản trên việc quan sát các cá nhân riêng lẻ, nó nghiên cứu các phương thức mà cá nhân theo nhằm đáp ứng các dục vọng của mình; nhưng thực ra chỉ trong những trường hợp hãn hữu, trong những điều kiện đặc biệt nào đó nó mới có thể bỏ qua được quan hệ của cá nhân với tha nhân. Trong tâm trí của cá nhân thì một cá nhân khác luôn luôn hoặc là thần tượng, hoặc là một đối tượng, một người hỗ trợ hay kẻ thù và vì vậy mà ngay từ khởi thủy khoa tâm lí cá nhân đã đồng thời là khoa tâm lí xã hội theo nghĩa thông dụng nhưng rất đúng này.

Thái độ của cá nhân đối với cha mẹ, anh chị em, người yêu, thày thuốc nghĩa là tất cả các mối liên hệ của cá nhân mà cho đến nay đã là các đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn phân tâm học có thể được coi là những hiện tượng xã hội đối lập với một vài tiến trình khác mà chúng tôi gọi là ngã ái (narcissistic) trong đó việc đáp ứng các dục vọng không dựa vào tha nhân hoặc tránh tha nhân. Như vậy, sự đối lập giữa hoạt động của tâm thần xã hội và tâm thần ngã ái - Bleuer có lẽ sẽ nói là tâm thần tự kỉ (autistic) - là thuộc lĩnh vực của khoa tâm lí cá nhân và không thể là lí do để tách tâm lí cá nhân khỏi tâm lí xã hội hay tâm lí đám đông.

Trong các mối quan hệ nêu trên của cá nhân đối với cha mẹ, anh chị em, người yêu, thày thuốc, cá nhân chỉ chịu ảnh hưởng của một người hay của một nhóm người hạn chế, mỗi người trong số họ đều có tầm quan trọng đặc biệt đối với cá nhân đó. Khi nói đến tâm lí xã hội hay tâm lí đám đông người ta thường không để ý đến các mối liên hệ đó, mà người ta coi đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng đồng thời của một số lớn tha nhân đối với một cá nhân mà anh ta có quan hệ ở một phương diện nào đó trong khi trong những phương diện khác anh ta có thể hoàn toàn xa lạ với họ. Như vậy nghĩa là môn tâm lí đám đông nghiên cứu từng cá nhân riêng biệt khi họ là thành viên của một bộ lạc, của dân tộc, đẳng cấp, thể chế xã hội nhất định hay như một nhân tố cấu thành của một đám đông tụ tập lại vì một mục đích nào đó, trong một thời gian nào đó. Sau khi mối liên hệ tự nhiên đó chấm dứt, người ta có thể coi những hiện tượng xảy ra trong những điều kiện đặc biệt đó là biểu hiện của một dục vọng đặc biệt, dục vọng xã hội (herd instinc t- bản năng bầy đàn, group mind - tâm lý nhóm), không thể phân tích được và không xuất hiện trong những điều kiện khác. Nhưng chúng tôi phải bác bỏ quan điểm ấy vì không thể coi số lượng người có mặt lại có ảnh hưởng lớn đến nỗi cá nhân có thể đánh thức dậy một dục vọng mới, cho đến lúc đó vẫn còn ngủ yên, chưa từng hoạt động. Chúng ta hãy chú ý đến hai khả năng khác sau đây: dục vọng tập thể có thể không phải là nguyên thuỷ và có thể phân tích được; có thể tìm thấy nguồn gốc của dục vọng ấy trong khung cảnh nhỏ hẹp hơn, thí dụ như trong gia đình.

Khoa tâm lí đám đông tuy mới ra đời nhưng đã bao gồm rất nhiều vấn đề riêng biệt và đặt ra cho nhà nghiên cứu hàng loạt bài toán cho đến nay vẫn còn chưa được tách biệt. Chỉ một việc phân loại các hình thức quần chúng khác nhau, và mô tả các hiện tượng tâm thần mà các khối quần chúng ấy thể hiện đã đòi hỏi một quá trình quan sát lâu dài và ghi chép tỉ mỉ rồi; đã có nhiều tài liệu về vấn đề này được xuất bản. Lãnh vực tâm lí đám đông thật là mênh mông, tôi thiết tưởng chẳng cần nói trước rằng tác phẩm khiêm tốn của tôi chỉ đề cập đến một vài lĩnh vực mà thôi. Quả thực ở đây chỉ xem xét một số vấn đề mà phân tâm học miền sâu quan tâm. Tìm mua: Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sigmund Freud":Cái Tôi Và Cái NóNguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo - Vật Tổ Và Cấm KỵTâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái TôiTương Lai Của Một Ảo TưởngVăn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi PDF của tác giả Sigmund Freud nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương
Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương Do Thái là một dân tộc huyền bí, từng xuất hiện nhiều triết gia vĩ đại và doanh nhân thành công ở khắp mọi nơi trên thế giới. Mặc dù dân số không đông nhưng lại có nguồn sức mạnh tiềm ẩn khổng lồ, chưa biết chừng còn nắm giữ huyết mạch kinh tế của cả thế giới. Tại sao một dân tộc bị chia tách, phải phiêu bạt khắp bốn bể lại có được những thành tích xuất chúng đến như vậy. Có phải họ là chủng tộc có trí thông minh đặc biệt hơn người hay không? Và làm sao để học tập được một phần của họ? Tẩ cả có trong Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương. Một người mẹ đã thay đổi hoàn toàn phương pháp nuôi dạy con, đã buông tay để con tự lo liệu cuộc đời mình. Con có thể làm được tất cả với tình yêu thương được đặt đúng chỗ của cha mẹ. Cuối cùng nhìn lại con sẽ có cuộc đời tự lập, tự do và hạnh phúc của chính con. Dạy Con Kiểu Nhật Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái Nền giáo dục của người giàu Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương là chấp bút của một bà mẹ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, đã bồi dưỡng con cái của mình trở thành triệu phú. Tích hợp phương pháp giáo dục của Trung Quốc và Do Thái, Sara cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!” Bà cũng ví von: “Một số cha mẹ Trung Quốc yêu thương con giống hình tử cung, còn các bậc cha mẹ Do Thái yêu thương con cái như hình đống lửa.” Mời các bạn đón đọc.
Tâm Lý Vợ Chồng
Tâm Lý Vợ Chồng Tâm Lý Vợ Chồng – Dale Carnegie Tâm Lý Vợ Chồng của Dale Carnegie là cuốn cẩm nang không thế thiếu cho các gia đình để hiểu rõ người bạn đời của mình cũng như biết cách ứng xử, giữ vững ngọn lửa gia đình. Tất cả những đôi vợ chồng chung sống với nhau ai cũng ai cũng đều mang một niềm hoài vọng duy nhất là thành thật mong muốn gia đình trong ấm ngoài êm, trên thuận dưới hòa. Người ta cho rằng trách nhiệm của người đàn ông là nặng vì phải lo những vấn đề cần yếu cho gia đình. Người đàn ông phải chịu những nỗi cắn rứt của lương tâm vì vợ con mình không hoàn toàn như lòng mình mong muốn. Trái lại, người đàn bà không gánh chịu những nỗi cắn rứt về tài chánh mặc dù trách nhiệm của người vợ không vì thế mà nhẹ nhàng. Người đàn bà nếu không bận tâm về tiền bạc lại phải bận bịu với công việc hàng ngày từ miếng ăn giấc ngủ của chồng của con, một tay người đàn bà phải gánh chịu trước hết. Bí Mật Phòng The Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái Bí Mật Của Đàn Ông Trong đời sống lứa đôi, nếu có một trong hai người lùy bước hai quên trách nhiệm nhất định gia đình sẽ suy vong. Một gia đình êm ấm là một gia đình chồng vợ hiểu nhau, biết thương yêu nhau, biết tha thứ cho nhau và nhường nhịn lẫn nhau. Giá trị gia đình là ở chỗ đó. Từ xưa đến nay nhiều bậc danh tướng anh hùng thành công trên đường đời đều nhờ vào tay vợ, ngược lại trên thế gian này cũng không thiếu những trang liệt sĩ biết chiều chuộng vợ con, những người như thế chính là những con người tiêu biểu cho một trân giá trị vững chắc nhất trong đời sống gia đình. Mời các bạn đón đọc cuốn sách Tâm Lý Vợ Chồng của Dale Carnegie.
100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người
100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người 100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người Nhu cầu của con người đa dạng phong phú tạo thành những hành động khác nhau của con người. Vì thế, con người thông qua nhu cầu trong quá khứ, hiện tại và tương lai để hiểu được trong điều kiện nào thì thực hiện được nhu cầu. Có như thế mới lý giải được tương đối hoàn chỉnh tính cách và nhân cách bản thân cũng như của người khác. Cũng là nói nhu cầu của mỗi cá nhân lấy nhu cầu hành động làm cơ sở, là sinh hoạt, là cuộc sống của con người ta. Vì thế, trước hết chúng ta cần hiểu chúng ta có nhu cầu gì? 100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người tổng hợp những nhận định chuyên gia về những nhu cầu vốn có của con người thuộc 2 nhóm chính; nhu cầu sinh lý và hu cầu tâm lý. Sách hay khuyên đọc Thôi Miên Nhìn Từ Góc Độ Tâm Lý Học Tâm Lý Học Dành Cho Lãnh Đạo Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách 100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người. Hãy gieo mần tri thức bằng việc chia sẻ cuốn sách cho nhiều người và đừng quên đăng ký email nhận sách hay hàng tuần.
Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu
Cho dù bạn có đang chọn mua smartphone hay đang quyết định xem nên tin theo chính trị gia nào, thì bạn cũng luôn tự cho mình là một cá thể đầy lý trí. Tất cả mọi suy nghĩ, hành động của bạn đều dựa trên những luận điểm, luận cứ rõ ràng, logic và trung lập. Nhưng đây mới là thực tế này: Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu. Bạn cũng chỉ là một kẻ hay tự dối mình như tất cả những người khác – nhưng đừng lo, bởi ảo tưởng là một phần của bản chất của con người. Phát triển từ trang blog nổi tiếng của tác giả David McRaney, Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu gợi mở cho bạn thấy nguồn gốc cho mọi quyết định, suy nghĩ, cảm xúc hóa ra lại đến từ nơi mà chẳng ai ngờ tới. Những bộ óc đã qua hàng triệu năm tiến hóa của con người đã thực hiện thành công một nhiệm vụ duy nhất: Bịa ra những câu chuyện, giả vờ là chúng ta đủ thông minh để hiểu hết mọi việc. Bạn sẽ được làm quen với những “công cụ” mà bộ não sử dụng, như Sự bất lực tự luyện, Sự bán rẻ, hay Ảo giác về sự minh bạch,… Cuốn sách giống như một tuyển tập những bài giảng Tâm lý học, với tất cả những phần nhám chán đã được lược đi. Ba chủ đề chính trong cuốn sách này là thiên kiến nhận thức, sự tự nghiệm và những phương pháp ngụy biện. Đây là những thành phần cấu tạo nên tâm trí của bạn, giống như các bộ phận trong cơ thể vậy. Trong điều kiện lý tưởng thì chúng sẽ phục vụ bạn một cách đắc lực. Tuy nhiên, đời không như là mơ, và chúng ta chẳng mấy khi được sống trong điều kiện lý tưởng cả. Những thành phần này của tâm trí con người rất dễ bị bắt bài và có tính phụ thuộc cao nên đã bị lợi dụng từ hàng trăm năm nay bởi những kẻ lừa đảo, các ảo thuật gia, con buôn, ông bà đồng, hay bọn bán thuốc giả để kiếm lời. Phải cho tới khi bộ môn tâm lý học phát triển và đưa ra những phương pháp khoa học chặt chẽ để nghiên cứu về hành vi con người thì việc tự lừa dối bản thân mới được phân loại và định lượng. Qua mỗi chủ đề trong sách này, bạn sẽ có được những cách nhìn nhận mới về bản thân. Rồi dần dần bạn sẽ nhận thấy rằng bạn chẳng thông minh như vẫn tưởng đâu. Vói một lô lốc những thiên kiến nhận thức lệch lạc, những phương pháp tự nghiệm cẩu thả và những lập luận ngụy biện vụng về, bạn đang tự đánh lừa bản thân mình từng phút một chỉ để đối mặt với thực tại của cuộc sống này. Review sách Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu Một cuốn sách đáng đọc (và đọc một cách cẩn thận). Dù bạn có là một người trong nghề (marketing và quảng cáo), một sinh viên tâm lý học, hay chỉ là một người yêu thích sự thú vị của hành vi con người, đây là cuốn sách sẽ thay đổi cách nghĩ của bạn mãi mãi. Bạn sẽ học được cách tự bắt bẻ mình, tự phản biện, và rèn luyện tư duy của mình trở nên sắc bén hơn.” (Vlogger Giang ơi) Không chỉ thiết kế bìa đẹp, rất ấn tượng đối với mình mà nội dung bên trong cũng rất chất lượng không kém. Có đưa ra ví dụ dễ hiểu, trích dẫn các nghiên cứu khoa học. Tên sách cũng khá gợi đòn, gây cho mình sự tò mò, sao nó “chửi” mình “ngu”. Thế là mình xem review sơ sơ rồi mua luôn. Và đã đọc qua 30 trang đầu, thì nhìn nhận lại bản thân mình thì đúng thật có nhiều lúc mình xử lý, nhìn nhận một vấn đề gì đó đôi lúc cũng một chiều, và phiến diện. Cho rằng mình luôn đúng và phủ nhận, đánh giá quan điểm của người khác một cách vội vàng, mà chưa kịp phân tích vấn đề một cách logic và khách quan nhất. (Thanh Bình)