Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

10 bài giảng về Thiền Vipassana [pdf]

“Khi con cái quấy khóc, vòi vĩnh, quấy nhiễu, bố mẹ thường vứt cho con chiếc điện thoại. Chiếc điện thoại thần kỳ chứa đựng cả thế giới trong đó, đủ màu sắc để trẻ chơi cho yên thân - yên thân trẻ và yên thân cả người làm bố làm mẹ. Bố mẹ lại không biết, như vậy là mình đã tự tay giết chết con mình. Đầu tiên là con mắt trẻ bị hư. Điều thứ nhì là cái não trẻ luôn luôn kích động. Khi mà đứa bé thích quá, thì lập tức não cũng như các bộ phận sẽ tiết ra hóa chất điều khiển toàn thân và ý của trẻ. Một trong những chất đó là Adrenaline tiết ra từ tuyến thượng thận, nó làm cho toàn thân rung lên, sướng lắm, khoái lắm, nhưng mà đó là CHẤT ĐỘC. Sự tích lũy của cái độc tố đó lâu ngày nó giết đứa trẻ, giết cái mắt nó mờ đi, giết cái trí nó ngu đần đi, và giết toàn cơ thể nó bị bệnh”.

Trích bài 9 – Nhân quả

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, câu chuyện được trích ấy thì liên quan gì đến thiền? Có đấy, câu chuyện ấy là thí dụ rõ rệt nhất cho luật nhân quả, nhân A mà lại chứng quả B - người làm bố làm mẹ tưởng như đã cho con thứ tốt nhất nhưng lại sinh ra hậu quả khôn lường. Luật nhân quả thì liên quan gì đến thiền? Lại có đấy, vì nếu ngồi thiền mà không tin luật nhân quả thì chẳng có thành tựu gì hết, cũng chỉ là diễn thêm một vở tuồng mà thôi.

Thưa các bạn,

Vũ trụ vận hành có logic, và mỗi thực thể chúng ta cũng vậy, buộc phải phù hợp với logic của vũ trụ. Giả sử bạn không tin vào nhân quả, thì hãy tin vào điều đó. Khi các bạn thiền, nếu không hiểu rõ sự vận hành có tính quy luật ấy, thì tất cả chỉ mông lung như một trò đùa và bạn không thể tới cái đích cần tới. Chính vì lý do đó mà không ít người đã đặt câu hỏi ngơ ngác rằng: tôi đã thiền 4 năm mà sao không thấy gì khác cả? Thiền tuệ Vipassana là cuốn sách tập hợp 10 bài giảng về thiền Vipassana do tỳ kheo Thích Minh Tâm giảng  tại Tuệ Tâm Thiền Thư Quán vào Mùa An Cư năm 2019. Chúng tôi đã đánh máy lại, biên tập, in thành sách với mong muốn cuốn sách này có thể đến được với nhiều người, giúp cộng đồng nhận diện rõ thiền là gì, thiền thế nào cho được lợi lạc. Thiền chẳng thể giúp các bạn chứng thánh; nhưng chắc chắn thiền đúng sẽ mang đến cho các bạn sự hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại này.

Nếu bạn có duyên cầm cuốn sách này trên tay, hãy đừng vội phản ứng với vài “liều thuốc đắng” trong từng bài giảng. Hãy biết nhặt nhạnh, thử nghiệm, trải nghiệm, chậm thôi, từ từ trải nghiệm. Chẳng có bài học nào quý giá bằng chính sự trải nghiệm của bản thân mỗi người!

Nhóm hoằng pháp Tuệ Tâm, bao gồm:

Ban biên tập: Nghiêm Lê – Vân Anh

Ghi hình và thu âm: Minh Điền, Song Thu

Đánh máy: Phạm Thị Thanh Duyên,Võ Lê Trung, Đoàn Nhật Tân, Trịnh Thế Lữ, Nguyễn Khánh Hòa và nhóm công ty Ngàn Thông

Xin kính báo!

Thành kính tri ân Giảng Sư Thích Minh Tâm, vị thầy đã tận tụy giảng dạy Phật Pháp và Thiền cho hàng Phật tử chúng con tu tập.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Tuyên Hóa)
Thay Lời Tựa Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát. Tâm nguyện của Phật là tâm nguyện khắp độ chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ. Bởi thế nên ngay quyển đầu của kinh về phẩm phương tiện đã nói: (Phật ra đời là vì một nhơn duyên lớn duy nhất là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật). Thế nghĩa là Phật rộng mở phương tiện pháp môn, chỉ bày chơn tâm Phật tánh để chúng sanh tin tưởng khả năng thánh thiện của mình mà tiến tu đến Phật quả. Phương tiện của Phật là phương tiện huyền diệu được sanh trưởng và dinh dưỡng bởi trí huệ từ bi hỷ xả lợi tha có khả năng đưa tất cả chúng sanh đồng chứng nhất thừa Phật quả. Đức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành, nếu chúng sanh tinh tấn nỗ lực tu hành thì cũng sẽ thành Phật như ta vậy. Tìm mua: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa TiKi Lazada Shopee Nhưng chúng sanh đắm chìm trong ngũ dục lạc, nên tạo nhiều tội lỗi để rồi hiện thành căn tánh cao thấp, nghiệp duyên nặng nhẹ khác nhau. Đức Phật lại phải từ đó mà lập ra có muôn ngàn phương tiện để hóa độ. Nghĩa là từ nhứt thượng thừa mà đức Phật đã phải phương tiện huyền khai làm thành ba thừa để rồi sau đó, khi căn tánh chúng sanh thuần thục ngài lại dần dần đưa lên nhứt thừa vô- thượng chánh-đẳng chánh-giác. Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh, từ tam thừa Thanh-văn Duyêngiác và Bồ-Tát đến quả vị nhứt thừa vô thượng Phật quả. Nội dung kinh Pháp-Hoa cho ta thấy không phương tiện độ sanh nào mà không có, không cửa pháp môn giải thoát rốt ráo nào mà không mở, không cảnh giới Phật nào mầu nhiệm thiện duyên thâm mật với chúng sanh cõi ta bà này mà không ảnh hiện, không hạnh nguyện giáo hóa độ sanh nào của Phật và Bồ-Tát mà không thể đạt ba la mật. Thật là một bộ kinh khế hợp cho đủ mọi trình độ căn tánh nghiệp duyên của chúng sanh. Vì thế xưa nay kinh PhápHoa đã được không biết bao nhà Phật học huyên bác chú thích sớ giải làm cho kinh Pháp-Hoa rạng rỡ từ ngàn năm này đến ngàn năm khác và phổ cập nhân gian. Đến nỗi nghĩa lý của kinh Pháp-Hoa quá ư vi diệu tuyệt vời, kinh bản được đời đời ấn hành phổ biến uy thế tạo thành một tôn phái với danh xưng là Pháp-Hoa-Tôn hay Thiên-Thai-Tôn, một tôn phái có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản và Trung Hoa do Trí Giả Đại Sư thành lập. Trong thời thế sự cuồng quây, đạo tâm ngày một suy vi, phong hóa niềm tin lay chuyển đến tận gốc rễ như thời này đây, để cho mọi người còn chút phước duyên đang bền bồng trên bể đời có thuyền nương tựa, có đất phì nhiêu của bến bờ để gieo giống Bồ-đề, nên Phật Học Viện Quốc Tế nguyện in lại kinh Pháp-Hoa này ngõ hầu làm thuyền bát nhã, làm ruộng phước phì nhiêu, làm hải đăng và bến đổ cho khắp cả mọi kiếp thuyền đời trở thành những thiện hữu Bồ-đề kết duyên cùng Phật đạo Chánh-đẳng Chánh-giác. Khắp nguyện mười phương bạn lành gần xa mở rộng lòng ra phát tâm Bồ-đề thọ trì và ấn tống kinh Pháp-Hoa này để tạo cơ hội sớm ngộ nhập tri kiến Phật, ngõ hầu thăng hoa đời sống đạo quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Phật lịch 2530, Vía Phật A Di Đà 1986 Bính Dần Thích ĐứcNiệmDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuyên Hóa":Gậy Kim Cang Hét - Tập 1Kinh Diệu Pháp Liên HoaChú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng GiảiGậy Kim Cang Hét - Tập 2Lược Giảng Kinh Pháp Bảo ĐànĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Diệu Pháp Liên Hoa PDF của tác giả Tuyên Hóa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Tuyên Hóa)
Thay Lời Tựa Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát. Tâm nguyện của Phật là tâm nguyện khắp độ chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ. Bởi thế nên ngay quyển đầu của kinh về phẩm phương tiện đã nói: (Phật ra đời là vì một nhơn duyên lớn duy nhất là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật). Thế nghĩa là Phật rộng mở phương tiện pháp môn, chỉ bày chơn tâm Phật tánh để chúng sanh tin tưởng khả năng thánh thiện của mình mà tiến tu đến Phật quả. Phương tiện của Phật là phương tiện huyền diệu được sanh trưởng và dinh dưỡng bởi trí huệ từ bi hỷ xả lợi tha có khả năng đưa tất cả chúng sanh đồng chứng nhất thừa Phật quả. Đức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành, nếu chúng sanh tinh tấn nỗ lực tu hành thì cũng sẽ thành Phật như ta vậy. Tìm mua: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa TiKi Lazada Shopee Nhưng chúng sanh đắm chìm trong ngũ dục lạc, nên tạo nhiều tội lỗi để rồi hiện thành căn tánh cao thấp, nghiệp duyên nặng nhẹ khác nhau. Đức Phật lại phải từ đó mà lập ra có muôn ngàn phương tiện để hóa độ. Nghĩa là từ nhứt thượng thừa mà đức Phật đã phải phương tiện huyền khai làm thành ba thừa để rồi sau đó, khi căn tánh chúng sanh thuần thục ngài lại dần dần đưa lên nhứt thừa vô- thượng chánh-đẳng chánh-giác. Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh, từ tam thừa Thanh-văn Duyêngiác và Bồ-Tát đến quả vị nhứt thừa vô thượng Phật quả. Nội dung kinh Pháp-Hoa cho ta thấy không phương tiện độ sanh nào mà không có, không cửa pháp môn giải thoát rốt ráo nào mà không mở, không cảnh giới Phật nào mầu nhiệm thiện duyên thâm mật với chúng sanh cõi ta bà này mà không ảnh hiện, không hạnh nguyện giáo hóa độ sanh nào của Phật và Bồ-Tát mà không thể đạt ba la mật. Thật là một bộ kinh khế hợp cho đủ mọi trình độ căn tánh nghiệp duyên của chúng sanh. Vì thế xưa nay kinh PhápHoa đã được không biết bao nhà Phật học huyên bác chú thích sớ giải làm cho kinh Pháp-Hoa rạng rỡ từ ngàn năm này đến ngàn năm khác và phổ cập nhân gian. Đến nỗi nghĩa lý của kinh Pháp-Hoa quá ư vi diệu tuyệt vời, kinh bản được đời đời ấn hành phổ biến uy thế tạo thành một tôn phái với danh xưng là Pháp-Hoa-Tôn hay Thiên-Thai-Tôn, một tôn phái có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản và Trung Hoa do Trí Giả Đại Sư thành lập. Trong thời thế sự cuồng quây, đạo tâm ngày một suy vi, phong hóa niềm tin lay chuyển đến tận gốc rễ như thời này đây, để cho mọi người còn chút phước duyên đang bền bồng trên bể đời có thuyền nương tựa, có đất phì nhiêu của bến bờ để gieo giống Bồ-đề, nên Phật Học Viện Quốc Tế nguyện in lại kinh Pháp-Hoa này ngõ hầu làm thuyền bát nhã, làm ruộng phước phì nhiêu, làm hải đăng và bến đổ cho khắp cả mọi kiếp thuyền đời trở thành những thiện hữu Bồ-đề kết duyên cùng Phật đạo Chánh-đẳng Chánh-giác. Khắp nguyện mười phương bạn lành gần xa mở rộng lòng ra phát tâm Bồ-đề thọ trì và ấn tống kinh Pháp-Hoa này để tạo cơ hội sớm ngộ nhập tri kiến Phật, ngõ hầu thăng hoa đời sống đạo quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Phật lịch 2530, Vía Phật A Di Đà 1986 Bính Dần Thích ĐứcNiệmDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuyên Hóa":Gậy Kim Cang Hét - Tập 1Kinh Diệu Pháp Liên HoaChú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng GiảiGậy Kim Cang Hét - Tập 2Lược Giảng Kinh Pháp Bảo ĐànĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Diệu Pháp Liên Hoa PDF của tác giả Tuyên Hóa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hà Đồ Và Lạc Thư (Nguyễn Văn Thọ)
Chúng ta tóm tắt Hà Đồ bằng mấy bài thơ sau: Hiểu Thông chữ Nhất, được Kim Đan. Nhìn kỹ Hà Đồ tỏ lối đàng. Vượt tượng, vượt hình tìm diệu quyết, Băng qua ngoại cảnh, thấy Tiên Ban. Tìm mua: Hà Đồ Và Lạc Thư TiKi Lazada Shopee Băng qua ngoại cảnh, thấy Tiên Ban, Vào nơi Chính Vị, vận Trần hoàn, Đẩu bính, Tuyền Ki hằng với biến, Biến Hằng trông tỏ nhẽ Tuần hoàn. Biến Hằng trông tỏ nhẽ Tuần Hoàn, Âm ngoài bao bọc lấy Dương quang, Hoà Hợp Âm Dương nơi Thái Cực, Mới hay trời đất chẳng ly tan. (Phỏng dịch bài thơ vịnh Cổ Hà Đồ trong Phục Mệnh Thiên, tr. 3) Ba năm một mối mấy ai hay, Thu gọn 3, 5, đức mới dày. 2, 3 cộng lại thành 5 chẵn, 4, 1 gom vào cũng Ngũ ngay. Hoà hợp 4 phương đều Ngũ cả, Tiềm tàng Tâm Điểm sẵn 5 bày. Ba 5 hợp lại thành Chân Nhất, Chân Nhất Kim Đơn ấy Thánh Thai. (Phỏng dịch 1 đoạn văn trong Ngộ Chân trực chỉ). Phanh phui ba lớp Đất, Người, Trời, Châu ngọc Hoá Công mở thử coi, Bí quyết Hi Di vùi chính giữa, Tấc gang mà vẫn biệt tăm hơi, Biệt tăm tuy thị chẳng xa xôi, Cố gắng rồi ra sẽ được Trời. Chớ tưởng Bồng Lai là ảo vọng, Bồng Lai, Tiên cảnh tại lòng người. (Phỏng dịch bài thơ trong Phục Mệnh Thiên, tr, 4) Chúng ta có thể tổng luận về Lạc Thư bằng những vần thơ sau: Hà Đồ rồi đến Lạc Thư, Vuông tròn vẹn lẽ doanh hư đất trời. Hà Đồ là đạo của Trời, Lạc Thư là đạo của người chẳng sai Một xuôi, một ngược chia hai, Nhưng mà sinh xuất, phản hồi mhư nhau. Một tâm biến hoá nhiệm mầu. Vành ngoài biến ảo, tầng sâu như thường. Lạc thư mà rõ Trung ương, Số 5, Thái cực hiển dương khác nào. Lạc thư hãy xét tiêu hao, Âm Dương điên đảo thấp cao mấy hồi. Trước là Kim Hoả đổi ngôi,[3] Phải rèn, phải luyện, phải tôi mới thành. Âm Dương bày tám chung quanh, Dương thời Tứ Chính, Âm đành Tứ Duy. Âm Dương, chẵn lẻ hai bề, Dưới trên ngang dọc, đề huề 15, Bốn phương tám hướng tương dung, Từng đôi hợp lại, cộng chung đều 10. Vì đâu thác loạn, rối bời, Bóng Âm những muốn dập vùi ánh Dương, Trọc Tinh dở thói ngông cuồng, Nguyên Thần do đó ra tuồng hư hao. Sầu bi nổi sóng rạt rào, Còn chi lễ độ thanh cao ban đầu. Thức thần tính toán nông sâu, Nguyên Tình vì vậy ra mầu tổn thương. Mải mê lạc thú tầm thường, Mà quên nghĩa cả, buông tuồng nghêng ngang, Rồi ra Quỉ Phách đa đoan, Làm cho Nguyên Tính bàng hoàng suy vong. Gi ận h ờ n n ổi sóng đùng đùng Còn gì Nhân Đ ạo mà mong xót v ời. Du H ồ n táp cánh xa chơi, Làm cho Nguyên Khí hao vơi tán loàn. Mảng vui giữa chốn trần hoàn, Há c ầ n Tín Nghĩa, há màng Trung Trinh? Vọng tâm, vọng ý đành hanh, Làm cho tiêu tán Nguyên Tinh m ới là. Bi ển lòng sóng d ục nh ấp nhô, Th ần hôn, trí lo ạn, cơ đ ồ còn chi. Bi ết bao điên đ ảo suy vi, Ch ẳng qua là đã m ất đi Tính Tr ời, Đi ểm Trung đã m ất th ời thôi, Con tim vô ch ủ, đư ờng đ ời lao lung. Đông tây xuôi ngư ợc lung tung, Ch ạy theo v ật d ục u ổng công tháng ngày. Tr ời kia âu cũng thương Ngư ời, Qui Nguyên bày l ẽ ph ản h ồi Thiên Lương. S ự đ ời phi ền lo ạn nhi ễu nhương, Nhưng mà v ẫn có m ối rư ờng ở trong, Ng ỡ là thác lo ạn r ối tung, Nào ng ờ tr ật t ự ung dung thư ờng k ề. Hoàng lương mu ốn t ỉnh gi ấc mê, Tơ lòng ph ải rõ đoan nghê t ỏ tư ờng, L ạc thư ph ải th ấu Trung Hoàng, Ph ải tin, ph ải bi ết Tâm xoang có Tr ời, Tâm đà có ch ủ th ời thôi, Muôn đi ều rắc r ối, t ức th ời ph ạt quang. Xua Âm đã có Ánh Dương, V ừngDương v ừa hi ện, muôn phương sáng ng ời. Ngũ Trung Thái C ực hi ện r ồi, T r ọc Tinh, Quí Thu ỷ t ức th ời tiêu ma. H ế t bu ồ n Th ần Trí sáng loà, Nguyên tinh ch ủ ch ốt, đi ều hoà t ừ đây. Trí tâm ch ẳng b ợn tr ần ai, Th ức Th ầ n êm ả li ệu bài rút lui. Ch ẳng còn sinh s ự mua vui, Uy nghi, l ễ đ ộ tuy ệt v ới phong quang. Nguyên Th ầ n hi ển l ộ r ỡ ràng, Thời thôi quỉ phách kiếm đàng ẩn thân, Còn đâu phẫn nộ, dữ dằn. Một niềm trọng Nghĩa, mười phân vẹn mười Nguyên tình thư thái, thảnh thơi, Du Hồn sực tỉnh biết nơi tìm về, Hết còn hoan hỉ, đam mê, Đường nhân, nẻo đức thoả thuê tháng ngày. Quang huy Nguyên Tính phơi bày, Mây mờ dục vọng, đó đây tan dần, Thế là Vọng phản thành chân, Tín thành hiệp với Thiên Quân chẳng rời. Thế là Nguyên Khí phục hồi, Bản lai diện mục sáng ngời như xưa Mê thời thác loạn lià xa, Ngộ thời tề chỉnh vào ra cửa Trời. Trọng Âm đời sẽ pha phôi Trọng Dương đời sẽ sáng ngời hào quang. Có tường Nhất Điểm Trung Hoàng Rồi ra biết nhẽ lai hoàn bản nguyên, Lạc Thư rất mực thâm uyên, Chỉ vài con số khải huyền, xiển chân, Mới hay chí Đạo cũng gần, Lạc, Hà tạc sẵn trong Tâm mọi người.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hà Đồ Và Lạc Thư PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ Kinh (Nguyễn Văn Thọ)
Hàm Tự Quái Thoạt tiên có Đất có Trời Rồi ra vạn vật vạn loài mới sinh. Loài sinh, nam nữ phân trình, Có nam, có nữ, sẽ sinh vợ chồng. Tìm mua: Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ Kinh TiKi Lazada Shopee Vợ chồng nối kết giải đồng, Vợ chồng, nên mới có giòng cha con. Quân thần, do đó, tiếp luôn, Rồi ra trên dưới, kém hơn, phân trình. Dưới, trên, lễ nghĩa sẽ sinh, Tôn ti, đẳng cấp mới thành lễ nghi. Dịch Kinh rất trọng Âm Dương. Đầu Thượng Kinh để hai quẻ Kiền Khôn. Đầu Hạ Kinh để hai quẻ Hàm Hằng. - Kiền Khôn ở Thượng Kinh còn tách rời nhau để định vị (Kiền Khôn định vị). Nhưng ở Hạ Kinh, Sơn (Dương), Trạch (Âm) hòa hợp nhau (Sơn trạch thông khí) để thành quẻ Hàm; Phong (Âm) Lôi (Dương) tăng cường lẫn nhau (Phong lôi tương thác) để thành quẻ Hằng. - Ở Thượng Kinh, Kiền Khôn là khí hóa chi thủy (khí trời đất bắt đầu biến hóa) thời Thoán Truyện quẻ Kiền lại có 4 chữ Phẩm vật lưu hình. - Ở Hạ Kinh, Hàm là hình hóa chi thủy (hình hài bắt đầu biến hóa) thời lại có 4 chữ nhị khí cảm ứng. Ý muốn nói Hình và Khí không hề lìa nhau: Thoán Truyện quẻ Kiền đề cập đến chữ Tính; Thoán Truyện quẻ Hàm nói đến chữ Tình; Thoán Truyện quẻ Phục nói đến Thiên địa chi tâm; Thoán Truyện quẻ Hàm nói đến Nhân tâm. Thế là tính tình không hề xa nhau, Trời người chẳng hề xa nhau, hình khí chẳng hề xa nhau, Âm Dương chẳng hề xa nhau. Ngoài trời đất, Âm Dương có hòa hài, thì vạn vật mới sinh. Trong nhân quần, Âm Dương có hòa hài thì nhân luân mới có cơ bền vững, xã hội mới có cơ thanh bình. Ngoài vũ trụ, Âm Dương là đất trời, trong nhân quần, Âm Dương là nam nữ. Vũ trụ là một từ trường bao la, nhân quần là một từ trường rộng lớn. Vạn vật hấp dẫn, cảm ứng nhau không ngừng, nên mới có được ngày nay. Hàm có hai nghĩa: 1. Là cảm ứng. 2. Là phổ quát. Cảm ứng phải bằng tâm tình, vì thế chữ Hàm 咸 thêm chữ Tâm 心 là chữ Cảm 感. Cảm ứng bằng tư tình thì không phổ quát, muốn phổ quát phải hư tâm, phải rũ bỏ tư tình, nên chữ Cảm 感 bỏ chữ Tâm 心 đi thành chữ Hàm 咸. Quẻ Hàm trên là quẻ Đoài ☱, dưới là quẻ Cấn ☶. Đoài là vui thích; Cấn là vững vàng, là thành thực, là thành khẩn. Đem lòng thành khẩn, thành thực mà cảm người, người sẽ vui lòng đáp ứng. Ta và người cảm ứng lẫn nhau, hòa thuận với nhau thì việc gì cũng thông suốt. I. Thoán. Thoán Từ. 咸. 亨,利 貞,取 女 吉。 Hàm. Hanh. Lợi trinh. Thủ nữ cát. Dịch. Lẽ trời cảm ứng mới hay, Cảm mà chính đáng, lợi nay mới nhiều. Ví như thiếu nữ mình yêu, Mình mà lấy được là điều mắn may. Muốn cảm ứng với nhau cho hay, cho lợi, phải dựa trên nền tảng đạo lý, công chính. Vì thế Thoán Từ nói Hàm hanh. Lợi trinh. Trai gái yêu nhau, thương nhau mà lấy nhau, rồi ra cuộc sống sẽ đẹp đẽ; Thoán Từ tiếp: Thủ nữ cát.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ Kinh PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.