Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

VĂN KHẤN CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Theo phong tục và nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam, trong các nghi lễ dâng hương bao giờ cũng phải tuân thủ trật tự là: sắm lễ, dâng lễ, thắp hương và cầu khấn. Việc cầu khấn bày tỏ lòng thành tâm của người làm lễ dâng hương trước các đấng vô hình linh thiêng: vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ Tát, chư vị Phật mười phương. Từ xưa, trong chính sử và trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện linh ứng của lời cầu khấn thành tâm.

Theo phong tục và nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam, trong các nghi lễ dâng hương bao giờ cũng phải tuân thủ trật tự là: sắm lễ, dâng lễ, thắp hương và cầu khấn. Việc cầu khấn bày tỏ lòng thành tâm của người làm lễ dâng hương trước các đấng vô hình linh thiêng: vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ Tát, chư vị Phật mười phương. Từ xưa, trong chính sử và trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện linh ứng của lời cầu khấn thành tâm.

Lời khấn của người xưa luôn bao hàm sự mong muốn vươn tới cuộc sống tốt đẹp, đạo đức, triết lý làm người tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa, đạo lý cổ nhân được lưu truyền theo năm tháng. Với mong muốn góp phần cùng bạn đọc sưu tầm, tìm hiểu những bài văn khấn cổ truyền nôm na, dễ nhớ, dễ thuộc, được ghi chép trong sách cổ và lưu truyền trong dân gian, cuốn Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam do tác giả Nguyễn Bích Hằng sưu tầm và biên soạn được giới thiệu đến bạn. Tập sách này trình bày sáng rõ, dễ hiểu với các nội dung: Văn khấn theo các lễ tiết trong năm Văn khấn theo các nghi lễ trong lễ tục vòng đời Văn khấn tại Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ Trong mỗi lễ tiết, tập tục, tập sách cũng giới thiệu đôi nét về ý nghĩa của lễ tiết, tập tục, tiết đến sắm lễ và văn khấn.

Lời khấn của người xưa luôn bao hàm sự mong muốn vươn tới cuộc sống tốt đẹp, đạo đức, triết lý làm người tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa, đạo lý cổ nhân được lưu truyền theo năm tháng. Với mong muốn góp phần cùng bạn đọc sưu tầm, tìm hiểu những bài văn khấn cổ truyền nôm na, dễ nhớ, dễ thuộc, được ghi chép trong sách cổ và lưu truyền trong dân gian, cuốn Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam do tác giả Nguyễn Bích Hằng sưu tầm và biên soạn được giới thiệu đến bạn. Tập sách này trình bày sáng rõ, dễ hiểu với các nội dung: Văn khấn theo các lễ tiết trong năm Văn khấn theo các nghi lễ trong lễ tục vòng đời Văn khấn tại Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ Trong mỗi lễ tiết, tập tục, tập sách cũng giới thiệu đôi nét về ý nghĩa của lễ tiết, tập tục, tiết đến sắm lễ và văn khấn.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Tiếng Việt mến yêu
Tủ Sách Bạn ĐườngTiếng Việt Mến Yêu Quyển 1-Mỹ Từ PhápNXB Lâm Viên 1955Kiêm Đạt64 TrangFile PDF-SCAN
Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe
Kỳ thi Sơ-học khóa 1952 đầu-đề bài luận là « Ăn vóc học hay ». Kỳ thi nhập học lớp đệ-thất trường Trung-học Chu văn-An niên khóa 1952-53 đầu đề bài luận là « Tham thì thâm » và « Đói cho sạch rách cho thơm ». Sự tìm hiểu tục-ngữ đã trở nên cần thiết cho anh em học-sinh. Sách Tục-Ngữ Lược-Giải, trong hai tháng ấn-hành hai lần, được anh em hoan nghênh là phải.Song nhiều người tỏ ý phàn-nàn : Tục-Ngữ Lược-Giải mỏng quá, chứa được có hơn 200 câu.Chúng tôi cũng thấy thế. Nên cho ra tập thứ nhì này để bổ túc cho tập thứ nhất.Tập này gồm hơn 300 câu, cộng với tập thứ nhất, hiến anh em học-sinh non 600 tục-ngữ thường dùng. Đối với rừng tục-ngữ nước nhà con số tuy còn nhỏ-nhặt song bằng ấy tài-liệu cũng đã có thể giúp ích anh em, khả dĩ làm anh em vững tâm trước những đề luận về tục-ngữ.Hoặc ít ra thì đó cũng là tham-vọng và mục-đích của chúng tôi khi cho ra hai tập Tục-Ngữ Lược-Giải.L.V.H.2-9-52***Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn-tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ.Không những anh em thanh-niên học-sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý-nghĩa một vài câu tục-ngữ.Vốn yêu-chuộng quốc-văn, quốc-học, chúng tôi chú-trọng đến tục ngữ Việt-Nam đã từ lâu.Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt-báo, Việt-Cường ngoài Bắc, Công-Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải-thích ý-nghĩa một số tục-ngữ.Rồi sau, trải qua nhiều địa-phương, xúc-tiếp với nhiều nghề-nghiệp, những điều tai nghe mắt thấy cùng những kinh-nghiệm bản thân đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục-ngữ cần phải giải-thích.Nay nhân thấy câu tục-ngữ « Ăn vóc học hay » đầu bài luận thi Sơ-học vừa qua, đã làm nhiều thí-sinh phải cắn bút, chúng tôi liền nẩy ra cái ý-định đem cái kết-quả sưu-tầm, nghiên-cứu tục-ngữ, trong mấy năm nay cống-hiến anh em thanh-niên và các nhà trí-thức, các bậc giáo-sư, dùng làm tài-liệu tham-khảo trong cái giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc-văn chăng ?Dĩ-nhiên là sách này chỉ giải-thích sơ-lược đại-ý mà thôi, không đi sâu vào lai-lịch hay điển-cố các tục-ngữ.Và cũng không phải là giải-thích hết thẩy các tục-ngữ Việt-nam, mà chỉ giải nghĩa những câu cần phải giải nghĩa, và tác-giả đã tìm thấy nghĩa.Những điều tai nghe mắt thấy, những kinh-nghiệm, hiểu biết của một người, dù sao cũng chưa thể đầy đủ được. Những khuyết-điểm sai lầm trong sách, nếu có, chúng tôi mong được các bậc cao-minh sẵn lòng chỉ-giáo cho.Hà-nội ngày 6 tháng 6 năm 1952LÊ-VĂN-HÒE
Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký - Phan Chu Trinh
Năm 1908, dân tỉnh Quảng Nam, nhân việc làm xấu gây biến, lan ra khắp các tỉnh Trung Kì. Khi việc đương xảy ra thì chết và bị thương không ít, sau việc đã yên rồi, bị tù bị chém cũng rất nhiều. Tuy xảy ra thình lình, nhưng biến cố nguyên nhân các quan Pháp và Nam lo tránh lỗi, nên đều trút tội cho thân sĩ, đem tội chống thuế mà buộc nặng, tội mưu làm giặc mà vu hãm, không cho biện bạch, kết án nặng bỏ tù mà không tra hỏi, hoặc bắt được thì chém ngay. Bắt bớ thảm thiết hơn bắt trộm cướp, ngược đãi tàn nhẫn như đối với cầm thú, tiếng oan đầy trời, việc yên đã bốn năm rồi, nhà cầm quyền đã hai lần thay đổi. Ai ai cũng lau mắt ngóng cổ trông được cứu xét cho mình.Việc đã lâu ngày, ám muội nhiều lắm. Tôi cũng là một người liên lụy trong đó, sự chết chỉ còn cách tôi một sợi tóc, may được nhờ ơn lớn còn thấy được mặt trời. Từ khi qua Pháp thường được chiếu cố, tôi không xiết cảm kích. Nhưng một mình cái thân tôi không thẹn gì, mà ngó lại nhớ đến sĩ dân nước Nam cũng là con dân nước Đại Pháp, thì những sự đau khổ cũng phải đem ra tỏ bày để cầu được thương xót. Huống chi thân sĩ với tôi đồng bệnh cùng thương, không tội bị án, oan sâu như biển, hoặc bị trói mình ngoài hoang đảo, ngày ngày chịu roi vọt, đến nay sống chết chưa biết, hoặc vài xương ở xứ khác, vợ con không thể lãnh chôn, có ai nhắc đến thì đau lòng nát ruột. Bởi vậy nên tôi ngày đêm than thở, tật bệnh dồn tới; nằm không yên, ăn không ngon, mỗi khi nhớ đến thì nước mắt tự nhiên chảy ra, bùi ngùi buồn bã vậy.Nay tôi xin đem đầu đuôi sự biến lúc ấy, và sự xử tội thảm khốc, và sự ám muội trong khi kết án, vì quan lớn mà tỏ bày sơ lược từng khoản một.
Khuôn mặt Quảng Ngãi - Phạm Trung Việt
[PDF] Khuôn mặt Quảng Ngãi - Phạm Trung Việt | TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ [PDF] Khuôn mặt Quảng Ngãi - Phạm Trung Việt | TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ