Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Gà Gáy Canh Ba (Đông Trà)

"Gà Gáy Canh Ba" là chuyện ma kể về những lần đi săn mộ của nhóm những người trẻ. Truyện xoay quanh những nhân vật chính Hồ Văn Phong, Trần Khải, Nguyễn Hải Linh và Đặng Trí. Mỗi con người lại mang một bí mật khác nhau để cùng mục đích xuống mộ huyệt của người đã khuất đào bảo vật.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gà Gáy Canh Ba PDF của tác giả Đông Trà nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mãi Mãi Là Bao Xa (Diệp Lạc Vô Tâm)
Tháng tư, mùa anh đào nở hoa rực rỡ. Hoa đào nở rộ đầy cành, rực rỡ sắc màu rơi rơi trong gió. Lăng Lăng đứng dưới tán cây, nhìn một màn mưa hoa bay lượn ngập trời. Cô yêu nhất hoa đào không phải vì cảnh hoa rơi ào ạt lãng mạn trước mắt mà bởi số mệnh của nó. Có người nói, số mệnh cây anh đào thật thê lương, thân cây to lớn không biết phải bồi đắp qua bao nhiêu mùa nóng lạnh, nhưng lại chỉ có thể bày ra vẻ rực rỡ trong thoáng chốc trên nhân gian. Lăng Lăng nói: Không! Khoảnh khắc bừng sáng chính là vĩnh hằng. Những gì tốt đẹp, được như vậy là quá đủ rồi. Tìm mua: Mãi Mãi Là Bao Xa TiKi Lazada Shopee Bạn đã bao giờ thử yêu thương một người, vì người đó mà dốc hết tình yêu, khóc cạn nước mắt cũng chưa từng hối hận? Có người hỏi: Người con trai như thế nào lại có thể khiến cho cậu khóc cạn nước mắt cũng cam lòng? Bên cửa sổ, chậu hoa nhài lại nở, hương thơm tươi mát giống như mùi của người đó. Gió nhẹ thổi qua trước khung cửa, mang hương thơm say lòng người lượn lờ tràn ngập căn phòng. Lăng Lăng nói: Một người con trai làm cho người con gái không thể quên… Nhân nùng như mực, vị đạm như trà. (con người nồng nàn như mực, hương vị thanh đạm như trà) Có người hỏi: Có thể kể cho bọn tớ nghe một ít chuyện xưa của cậu không? Lăng Lăng nói: Được, nhưng chuyện cũ dài lắm, không biết nên bắt đầu từ đâu đây… … Quan Tiểu Úc nói: Vậy trước hết để tớ giới thiệu sơ qua với mọi người các nhân vật trong câu chuyện đi, người nào người nấy đều tuyệt! Tâm Tâm nói: Nếu không muốn nghe cô ấy dông dài thì mời nhảy sang chương ba, để tớ kể cho mọi người một câu chuyện tình lãng mạn năm xưa…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệp Lạc Vô Tâm":Chân Trời Góc BểChờ Em Lớn Nhé. Được Không?Gió Mang Ký Ức Thổi Thành Những Cánh HoaMãi Mãi Là Bao XaNgàn Năm Chờ ĐợiNgủ Cùng SóiNửa Kiếp Hồng Trần, Một Khúc Du CaSự Dịu Dàng Khó CưỡngYêu Là ThếNếu Không Là Tình YêuEm Vốn Thích Cô Độc, Cho Đến Khi Có AnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mãi Mãi Là Bao Xa PDF của tác giả Diệp Lạc Vô Tâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mãi Mãi Là Bao Xa (Diệp Lạc Vô Tâm)
Tháng tư, mùa anh đào nở hoa rực rỡ. Hoa đào nở rộ đầy cành, rực rỡ sắc màu rơi rơi trong gió. Lăng Lăng đứng dưới tán cây, nhìn một màn mưa hoa bay lượn ngập trời. Cô yêu nhất hoa đào không phải vì cảnh hoa rơi ào ạt lãng mạn trước mắt mà bởi số mệnh của nó. Có người nói, số mệnh cây anh đào thật thê lương, thân cây to lớn không biết phải bồi đắp qua bao nhiêu mùa nóng lạnh, nhưng lại chỉ có thể bày ra vẻ rực rỡ trong thoáng chốc trên nhân gian. Lăng Lăng nói: Không! Khoảnh khắc bừng sáng chính là vĩnh hằng. Những gì tốt đẹp, được như vậy là quá đủ rồi. Tìm mua: Mãi Mãi Là Bao Xa TiKi Lazada Shopee Bạn đã bao giờ thử yêu thương một người, vì người đó mà dốc hết tình yêu, khóc cạn nước mắt cũng chưa từng hối hận? Có người hỏi: Người con trai như thế nào lại có thể khiến cho cậu khóc cạn nước mắt cũng cam lòng? Bên cửa sổ, chậu hoa nhài lại nở, hương thơm tươi mát giống như mùi của người đó. Gió nhẹ thổi qua trước khung cửa, mang hương thơm say lòng người lượn lờ tràn ngập căn phòng. Lăng Lăng nói: Một người con trai làm cho người con gái không thể quên… Nhân nùng như mực, vị đạm như trà. (con người nồng nàn như mực, hương vị thanh đạm như trà) Có người hỏi: Có thể kể cho bọn tớ nghe một ít chuyện xưa của cậu không? Lăng Lăng nói: Được, nhưng chuyện cũ dài lắm, không biết nên bắt đầu từ đâu đây… … Quan Tiểu Úc nói: Vậy trước hết để tớ giới thiệu sơ qua với mọi người các nhân vật trong câu chuyện đi, người nào người nấy đều tuyệt! Tâm Tâm nói: Nếu không muốn nghe cô ấy dông dài thì mời nhảy sang chương ba, để tớ kể cho mọi người một câu chuyện tình lãng mạn năm xưa…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệp Lạc Vô Tâm":Chân Trời Góc BểChờ Em Lớn Nhé. Được Không?Gió Mang Ký Ức Thổi Thành Những Cánh HoaMãi Mãi Là Bao XaNgàn Năm Chờ ĐợiNgủ Cùng SóiNửa Kiếp Hồng Trần, Một Khúc Du CaSự Dịu Dàng Khó CưỡngYêu Là ThếNếu Không Là Tình YêuEm Vốn Thích Cô Độc, Cho Đến Khi Có AnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mãi Mãi Là Bao Xa PDF của tác giả Diệp Lạc Vô Tâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mafia - Tên Gọi Đầy Bí Ẩn (V. P. Borovicka)
Nghe đến Mafia, người ta thường nghĩ ngay tới những vụ giết người rùng rợn, những trận đấu súng đẫm máu, những vụ cướp nhà băng ly kỳ... Nhưng ai biết Mafia ngày nay còn là một chính phủ vô hình với quyền lực vô hạn, gồm những chủ ngân hàng giàu sụ, những giám đốc công ty kếch xù, những chính khách bệ vệ, chẳng những đã từng ăn cánh với CIA (Cục tình báo trung ương Mỹ) nhúng tay vào nhiều vụ đảo chính khủng bố tày đình, mà còn có thế lực lớn, thừa sức đưa lên hay hạ bệ được cả tổng thống Hoa Kỳ. Vậy tổ chức này xuất phát từ đâu và vì sao nó mang tên Mafia? Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí quê hương của Mafia là Sicilie, một hòn đảo lớn phía nam nước Ý, nằm ở đường giao nhau giữa các châu Âu, Á, Phi. Trong quá khứ cũng như hiện tại, Sicilie vẫn là một vị trí chiến lược quan trọng, nơi giành giật giữa các thế lực đối lập. Những mỏm đá trên đảo đã từng in dấu vó ngựa của các danh tướng như Caesar, Alexandros Đại đế, Hannibal... Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đây là nơi đổ bộ của quân Anh, Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng dẫn đến chiến thắng hoàn toàn của phe Đồng minh, ở một vị trí lịch sử như vậy, nhưng Sicilie lại phải chịu một khí hậu vô cùng khắc nghiệt, đất đai lại quá ư cằn cỗi. Đời này qua đời khác, gió và sóng biển bào đi hết những gì màu mỡ, chỉ để lại những mỏm đá hình thù quái dị. Dưới nước thì toàn những bạch tuộc và mực đen, trên bờ thì đầy rẫy những tổ chim xơ xác như muốn điểm thêm vẻ hoang vu trên đảo. Người dân ở đây sống trong những ngôi nhà nhỏ bằng đá dựng và chìm lấp trong đá. Mùa đông lạnh buốt xương mùa hè lại như rang trong chảo. Cuộc đời quá vất vả không cho phép họ có thì giờ nghĩ đến ngày mai. Phải chăng vì thế mà động từ trong tiếng Sicilie không có thì tương lai? Sicilie miền đất vô hy vọng? Cùng cực và đói rách, nhưng người dân Sicilie vẫn yêu tha thiết bầu trời trong xanh của mình. Khi gót giày quân viễn chinh Pháp đặt lên đảo, họ đã vùng lên chống cự quyết liệt. Vì độc lập dân tộc, các chiến sĩ ngã xuống trong tiếng hô cảm tử: Morta Alla Francia Italia Anela (Giết giặc Pháp, tự do cho nước Ý). Phải chăng Mafia là tên gọi tắt gồm những chữ đầu trong khẩu hiệu trên? Có giả thiết cho rằng tổ chức Mafia xuất hiện sớm hơn từ năm 1670. Lúc đó ở Palermo nảy sinh tổ chức Beati Paoli, thường gọi là “Hội những quý tộc văn minh”. Những cuộc họp bí mật của hội thường được triệu tập trong các hang đá. Từ những thế kỷ trước, Mafia là tên gọi các mỏm đá ở gần Trapani thuộc Sicilie. Tên gọi Mafia bắt nguồn từ đây chăng? Các nhà ngôn ngữ học cũng đã đưa ra một số giả thiết. Mafia trong ngôn ngữ Toskana nghĩa là đói khổ. Mauvais trong tiếng Pháp có nghĩa là xấu, tồi. Còn trong tiếng Ả Rập Mahias là thằng lừa đảo, Magtaa là hang động. Cũng trong tiếng Ả Rập, Mufah còn có nghĩa là sức mạnh tự vệ. Buổi đầu, Mafia là tổ chức tự vệ của những người nghèo chống lại áp bức, bất công. Vậy tên gọi Mafia có liên quan gì đến các từ trên hay không? Tìm mua: Mafia - Tên Gọi Đầy Bí Ẩn TiKi Lazada Shopee Dẫu từng ra đời như một tổ chức chính nghĩa nhằm bảo vệ quyền lợi của dân nghèo đi nữa, thì ngày nay Mafia đã hoàn toàn biến chất và trở thành một hội kín khổng lồ, chuyên gây tội ác, có quyền lực vô bờ, có nguồn thu nhập lớn có thể sánh với các tổ hợp tư bản kếch xù như General Motors, Standard Oil, IBM, Texaco, General Electric, Chrysler và Ford. Nó có mặt trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, du lịch, nghệ thuật... Nó nhúng tay vào chính trị, hợp tác với CIA, tổ chức ám sát Tổng Thống, mua chuộc quốc hội... Vậy mảnh đất và không khí nào đã nuôi dưỡng ”cây Mafia xanh tươi” như vậy? Cuốn sách bạn đang cầm trong tay sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Là một nhà nghiên cứu nghiêm túc, tác giả đã từng đến tận các mỏm đá Sicilie tìm hiểu cội nguồn Mafia, từng vượt qua sa mạc nóng bỏng tìm đến thủ đô Mafia Las Vegas để tận mắt chứng kiến bao thủ đoạn kinh doanh của các “bố già”. Bằng ngòi bút sinh động, hấp dẫn, ông đã vẽ nên một bức tranh chân thật về “thế giới ngầm Hoa Kỳ”; từ những thủ đoạn giết người tàn bạo đến các mánh khoé kinh doanh tinh vi, từ sự cấu kết bí mật với CIA trong các hành động lật đổ, ám sát, bắt cóc đến sự liên minh ma quỷ với giới chính khách Hoa Kỳ, từ những cuộc tình kim tiền với các nghệ sĩ danh tiếng đến các phi vụ béo bở với những cha cố trong tòa thánh Vatican, từ vụ ám sát anh em Kennedy đến kế hoạch mưu sát Fidel Castro... Phải chăng chính phủ vô hình Mafia là anh em sinh đôi với chính phủ phản động, hiếu chiến Hoa Kỳ, và xã hội “thế giới ngầm” là hình ảnh thu nhỏ cửa thế giới tư bản, nơi thịnh hành quy luật: Catch as catch can (cướp giật đến mức tối đa), bất chấp mọi đạo lý, tình người? Sinh ngày 8-9-1920 ở Praha, V.P Borovicka trải qua thời thơ ấu ở Praha và Trencin, nơi ông học tiểu học và trung học phổ thông. Tốt nghiệp trung học năm 1938, ông học đại học thương nghiệp ở Praha cho tới khi trường bị bọn phát xít đóng cửa. Từ năm 1939 đến năm 1941, ông làm việc trong một hiệu thuốc, nhưng sau đó ông bị bắt sang Đức lao động khổ sai cho tới hết chiến tranh trở về Tổ quốc, chàng trai Borovicka hăm hở cùng mọi người góp sức hàn gắn vết thương chiến tranh và góp phần xây dựng xã hội mới trên đất nước Tiệp Khắc (cộng hòa Czech) tươi đẹp. Từ năm 1962 đến năm 1964, ông làm biên tập viên cho nhật báo “Dân chủ nhân dân”. Từ năm 1964 trở đi, ông hoàn toàn chuyên tâm viết văn. Ông du lịch khắp năm châu và đặc biệt lưu tâm đến việc thu nhập tư liệu cho các cuốn sách của mình. Tác phẩm đầu tay của ông là “Kết thúc đảo Oscar”, thuộc thể loại khoa học viễn tưởng, xuất bản năm 1959, đã cho thấy lĩnh vực quan tâm của tác giả. Các đề tài chính trị, thời sự được thể hiện dưới dạng tiểu thuyết viễn tưởng, tiểu thuyết trinh thám, trung thành với lịch sử nhưng không kém phần hấp dẫn. Ông quan tâm trước hết đến các hoạt động tình báo và loại chiến tranh vô hình này (Các bậc thầy tình báo những vụ ám sát xoay chuyển thế giới Watergate). Ông còn viết các tiểu thuyết tâm lý như “Tôi, anh hay Juan”, “Người yêu từ đỉnh núi Cáo”. Trí tưởng tượng phong phú đã được ông sử dụng trong các sách viết cho trẻ em. Trước hết phải kể đến tiểu thuyết viễn tưởng nổi tiếng “Cô bé từ trên trời rơi xuống”, kể về cuộc du lịch của một em bé từ hành tinh xa đến và thành phố kỳ diệu, nói về một xã hội lý tưởng. Theo hai cuốn sách này, tác giả đã viết kịch bản cho một bộ phim cùng tên mà truyền hình Việt Nam đã cho phát nhiều lần. Hai truyện thiếu nhi khác là “Cái bớt” và “Safari” cũng được quay thành phim vô tuyến truyền hình, gồm 7 và 13 tập. Borovicka còn là tác giả kịch bản “Anh tôi có người em tuyệt vời”, đạt huy chương bạc trong đại hội liên hoan phim lần thứ 5 ở Moskva. Phim này cũng đã ra mắt khán giả Việt Nam (Tác phẩm của V.P.Borovicka gồm có: Kết thúc đảo Oscar (1959), Cô bé từ trên trời rơi xuống (1968), Thành phố kỳ diệu (1964), Tôi, anh hay Juan (1964), Vụ giết nhà tiên tri Hanissen (1968), Các bậc thầy tình báo (1969-1974-1984), Các nữ tình báo thế kỷ (1970-1973), Bí mật tình báo (1969), Những phát súng phục kích (1976), Watergate (1976), Người yêu từ đỉnh núi Cáo (1973), Thám tử từ Tel Aviv (1979), Mật mã tuyệt mật (1980), Mafia (1985), Thế kỷ chó sói (1985).***Họ xả hơi đến hai giờ khuya. Sau đó họ quay về apartment đợi ở khách sạn Palace. Họ đang vui vẻ nên tài xế taxi được một khoản puốc boa quá mức tưởng tượng và bác thường trực được họ mời một chiếc bánh kem loại một, không dưới năm dollar. Họ cởi áo vét, tháo cravat, cởi giày. Người cao lớn trẻ và gầy hơn đổ rượu Whisky Chivas Regal ra tay. − Có phải bia đâu? - người nhiều tuổi hơn mỉm cười ngạc nhiên hỏi. − Whisky là thứ nước đa năng. Đặc biệt loại Chivas Regal cất cách đây 5 năm. Thứ này bác sĩ cho phép xài cả vào những ngày ăn chay. Một cú áp phe, mà có lẽ ngay cả đại bố già Mafia cũng chỉ gặp một lần trong đời đang chờ họ, Lucky Luciano không dám mơ tới một cơ hội như vậy, còn Vito Genovese thì không thể tưởng tượng ra một mánh siêu đến thế. Người kế vị chúng là Matteo di Lorenzo, biệt hiệu “bác Matty”, đang có cơ hội trong tầm tay. Y uống cạn cốc, nhấm nháp miệng và bằng một cử chỉ điệu bộ đặt cốc xuống bàn. − Những một tỉ dollar. Winnie! - y sung sướng như thể đang cầm các xấp bạc trong tay. − Không đúng, bác Matty. Bác đừng có phóng đại. Chính xác là 950 triệu. − Thôi mà. Winnie! - bố già di Lorenzo cười. - Cũng du di 50 triệu chứ. Y cúi xuống rót rượu và châm thuốc, sau đó nhìn lên trần nhà và như thể đọc những tên gọi trong ánh lấp lánh của chiếc đèn chùm phalê, y chậm rãi nói: − Occidental Petroleum Corporation, Pan American World Airways, American Telephone and Telegraph Company... − Bác đừng quên General Electric Corporation, National Aviation, Unishops, California Computer Corporation, Coca Cola Bottling, tóm lại là tất cả những gì tên tuổi, những gì đó có giá. Nhưng, thưa bác Matty ai đã đưa quả này cho bác? Winnie! Gã trẻ hơn đứng dậy, nhảy lên xiêu vẹo sau mười cốc rượu trắng bavor và hai ly Whisky, gã vỗ ngực kêu to như kẻ truyền đạo. − Nếu bác không biết, bác Matty, thì hãy nghe đây. Winnie là cả kho báu. Winnie kiếm cho bác bạch phiến, súng lục, bazoka và thuốc nổ đủ loại, xe tăng ca nông và con ma, tên lửa điều khiển, tất cả đều do một tay Winnie lo liệu, và dollar giả, cổ phần giả, giấy quý giả, bác muốn bao nhiêu cũng có. Đây, chỉ để bác biết, bác đã chọn một người đồng sự như thế nào thưa sếp. Winnie trẻ hơn, khoảng 48 tuổi, có tên Ý là Wincent Rizzo và gã cũng có điệu bộ như dân Ý. Rizzo mặc đồ mốt mới nhất, may ở nhà may mốt nhất, gã chỉ đeo có một chiếc nhẫn duy nhất, cố gắng nhũn nhặn như một viên chức bình thường. Mới thấy gã không ai nghĩ đây là một gangster ranh ma quỷ quyệt, từ nhỏ đã là thành viên Mafia New York, thuộc hạ của bố già di Lorenzo. Gã lớn lên trên đường phố Lower East Side ở New York và thành thục nghề gangster vào loại số một. Bây giờ gã ngồi trên xa lông đệm trong apartment sang nhất của khách sạn Palace ở Muenchen [101], vươn vai dạng cẳng trước sếp và nghĩ rằng trên đời không ai hơn gã. Rizzo không mảy may biết rằng ở phòng bên cạnh, vài cảnh sát Muenchen và hai thám tử từ New York đang nghe và ghi âm từng lời ba hoa của gã, bởi vì các phương tiện nghe lén đã được cài đặt giữa các lá pha lê lấp lánh của chiếc đèn chùm Czech từ hôm trước. Cảnh sát Muenchen được thanh tra cảnh sát Joe Coffey từ New York thông báo về hai tên Mafia ranh ma đang chuẩn bị một cú hattrik [102] trong đời. Khác với các đồng nghiệp Đức, Coffey đã theo dõi hai thầy tớ Mafia từ lâu và biết rõ địch thủ của mình. Giờ đây Coffey đang chăm chú nghe trong tư thế nửa ngồi nửa nằm, còn hai tên Mafia thì chắc chắn rằng không ai biết chúng đang mưu đồ gì. Mafia thay đổi và các bố già cũng thay đổi. Trong những năm 70 và 80, nó không còn là “Hội những kẻ giết người chuyên nghiệp” mà là một trust quốc tế tổ chức cao với doanh thu hàng năm 120 tỉ dollar và có lĩnh vực kinh doanh rộng lớn. Các trò chơi sát phạt trong các casino trên toàn thế giới, buôn bán ma túy ngày một phát triển, mua bán các cổ phiếu giả và ăn trộm, đó là các lĩnh vực kinh doanh chính của tổ chức tội ác, có trụ sở ở khắp nơi trên thế giới. Các siêu Monopole thế giới, các ngân hàng quốc tế, các con xóc tư bản, các hiệp hội công nghiệp chiến tranh, cả thẩy đều thay đổi chiến thuật và cả phương tiện. Để thu được lợi nhuận cao nhất, các chủ tịch những hiệp hội thế giới này không từ bất kỳ thủ đoạn nào. Mafia có thể thích ứng dễ dàng với luật chơi mới. Các con bạc ở đây ăn thua những món tiền khổng lồ và nhiều khi cả tính mạng đối phương hay kẻ cạnh tranh.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mafia - Tên Gọi Đầy Bí Ẩn PDF của tác giả V. P. Borovicka nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Made In Vietnam (Thuận)
Bạn muốn viết văn? Nếu viết tình yêu, tựa đề nhất định phải bắt đầu bằng “Chuyện tình kể” như­ hai nhà văn đ­ương thời danh tiếng nhất Việt Nam. Đừng nên coi thường chữ “kể”, nó cho ngư­ời ta dốc bầu tâm sự như­ dốc n­ước khỏi chai. Kỷ niệm ơi kỷ niệm, có ngư­ời Việt nào không tôn thờ kỷ niệm? Ngay trong cái tựa đó, tùy thẩm mỹ mà sẽ thêm “trong nắng chiều” “lúc mư­a khuya” mộng mơ Tự lực văn đoàn, hoặc “trư­ớc bình minh” “buổi ban mai” hồn nhiên hiện thực xã hội chủ nghĩa. Sau đó, bạn sẽ chia nhân vật thành hai tuyến thiện và ác, đương nhiên nhân vật tốt phải là tấm gương cho độc giả soi vào. Còn nếu muốn tỏ ra sắc sảo hơn, bạn có thể làm như­ nhà văn nam danh tiếng: ác tí ti thiện tí ti. Hãy để cho nhân vật nữ bị em chồng hiếp, bố chồng nhìn trộm khi tắm, đừng kể lể gì về những khoái cảm hay giận dữ của cô ta, mà cho cô thốt lên lời đức hạnh: “Khổ chứ. Nhục lắm. Như­ng thương lắm”. Sẽ có nhà phê bình ví cô với Đức mẹ đồng trinh cho mà xem! Cho đến năm 2001, mọi cuộc tranh luận sôi nổi nhất của văn học Việt, chính thống hay không chính thống, đều luẩn quẩn ở cái Tâm: cả ngư­ời đọc lẫn ngư­ời viết ai cũng lo nó không cạnh tranh nổi môn luân lý học. Cuộc bút chiến Trí thức/Phản trí thức vư­ợt trùng dương, sau một hồi náo nhiệt, cũng bị cái Tâm cho xí xóa hòa cả làng. Về câu chữ, chỗ nào cần thư­ơng cảm ắt phải có nư­ớc mắt, lá mà rơi thì đ­ương nhiên phải xào xạc. Nhịp điệu thì lúc nhặt lúc khoan, lên xuống tuỳ cảm hứng. Đôi lúc nên xen kẽ vài đoạn thơ, gọi nôm na là “tiếng nói vô thức”. Bạn cũng cần có vài xen kiếm hiệp cho thêm ly kỳ, kiểu c­ưỡi ngựa bắn súng hay công an đuổi bắt tù v­ượt ngục, hay cả hai. Nếu có chút ngoại lai nữa thì tuyệt: Tây bắc này, Cali này, hứng lên có thể cho cô gái Mèo khóc ở Ba lê hoa lệ. Cuối cùng xin đừng quên những câu giầu tính suy t­ư như­ “Tình yêu đấy là một hung thần” hay “Về bản chất đàn bà đứng về phía trật tự… Không có trật tự nào dung được tình yêu to lớn”. Bí quyết là làm thế nào cho ngư­ời đọc phải cảm thấy ở tận cùng văn bạn là nỗi cô đơn, sự trải đời, khả năng yêu th­ương và đau đớn, là con ngư­ời viết hoa! Họ phải sờ đư­ợc cả nếp nhàu trên mặt bạn! Họ phải nhìn bạn như­ tín đồ thiên chúa giáo nhìn Giê-su chịu nạn ấy chứ! Cứ viết như­ thế đi, nếu không thành công, bạn sẽ chẳng thất bại. Như­ng nếu bạn lại bảo: “Rằng hay thì thật là hay…”? Tìm mua: Made In Vietnam TiKi Lazada Shopee Viết một tiểu thuyết không kết không mở không cao trào-xung đột-mâu thuẫn, không thắt nút-mở nút, một tiểu thuyết không ch­ương đoạn, không dấu xuống hàng, ý này vắt sang ý kia, tiết kiệm chấm phẩy và các mỹ từ, thán từ cùng các câu trau chuốt. Tạo cho tiểu thuyết một nhịp điệu gồ ghề. Tránh cho ng­ười đọc các đoạn tả cảnh tả tình, phân tích tâm lý nhân vật vừa dông dài vừa vô nghĩa. Tha cho họ những xúc động, ngợi ca. Viết tình yêu mà không cần phải trữ tình. Kể một Việt Nam đ­ương đại mà không nhất thiết phải lôi ra các vết th­ương chiến tranh, chế độ toàn trị, quan liêu tham nhũng, đói nghèo hay suy đồi đạo đức. Made in Vietnam của Thuận là một thử nghiệm như­ thế. Nó sẵn sàng lặp lại, từ hai lần trả lời không khác nhau một dấu chấm dấu phẩy của giám đốc Nguyễn Đức L­ương, từ hai mư­ơi người bạn trai cùng tên Khánh của nhân vật nữ chính, từ các buồng tắm giống nhau như­ những giọt n­ước của ngư­ời dân thủ đô thời mở cửa, từ cái phải làm phải ăn phải mặc, ng­ười phải gặp trong bảy ngày tết Nguyên đán. Made in Vietnam là cái nhàn nhạt của xã hội Việt Nam hôm nay, ở đó thời gian cứ trôi đi mà chẳng ai nói “Tại sao thế?”, chẳng ai hỏi “Phải chăng ta đang yêu cái mà tám m­ươi triệu ngư­ời khác đang yêu, sống cuộc sống mà tám m­ươi triệu ng­ười khác đang sống?”. Và tr­ước hết, nó cùng ng­ười đọc kiếm tìm một thẩm mỹ mới, một nhận thức mới về văn học. *** Cuối cùng Hà Nội cũng đến được năm 2000. Đêm mồng một tháng một một phụ nữ trẻ Hà Nội tên là Trần Minh Phượng lên giường ngủ từ chín giờ tối, sớm hơn thói quen đúng một tiếng, để chuẩn bị cho buổi đi làm lần đầu tiên trong đời vào sáng hôm sau, để trở thành một cán bộ công nhân viên nhà nước. Kĩ sư canh nông Nguyễn Thanh Bình, chồng của Phượng, không thể xem vô tuyến trong lúc vợ ngủ đã ngồi đánh xi cả năm đôi giầy màu đen cỡ bốn mươi ba. Đêm hôm ấy, giám đốc Nguyễn Đức Lương hoà giải với vợ bằng cách quay lại phòng riêng của hai vợ chồng sau ba đêm ngủ trên đi-văng phòng làm việc. Cũng đêm hôm ấy, nhiều người Việt Nam nhớ lại bài trả lời phỏng vấn các nhà báo Mỹ của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, hai mươi năm trước, về tương lai của chủ nghĩa xã hội có khẳng định câu trả lời sẽ là năm 2000. Hai mươi năm đã qua, Hà Nội không còn là thành phố của thế hệ những người nói tiếng Pháp còn nhanh hơn tiếng Việt. Hai mươi năm đã qua, Hà Nội cũng không bỡ ngỡ nhiều khi bước vào năm cuối của thiên niên kỉ. Bởi vì thực ra năm 2000 của Hà Nội đã bắt đầu từ hai mươi năm trước, từ một nụ cười chiến thắng đại diện cho ba triệu nụ cười của thủ đô, cho sáu mươi triệu người dân Việt. Năm 2000 Hà Nội đếm được hai mươi nghìn khoảng không gian khép kín, khoảng nào cũng nép dưới gậm cầu thang, cũng giới thiệu giải pháp tối ưu biến nhà kho thành văn phòng. Hai mươi nghìn gậm cầu thang là hai mươi nghìn chuyện cơm bữa của thành phố nơi dân cư rất ư giản dị, coi trang trí nội thất là điều xa xỉ. Giữa khu phố cổ hay vùng mới mở rộng, đâu đâu cũng bắt gặp những diện tích mười mét vuông sáng bán phở, ngày cho thuê băng hình, tối cà phê giải khát. Hà Nội năm 2000 của năm triệu sinh mạng sùng sục sống vứt qua một bên những gì không thuộc nhu cầu ăn, uống, ngủ, nghỉ sau hai mươi năm phấn đấu cho năm triệu con người mới xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy mười mét vuông phòng làm việc của Tâm Sự Bạn Gái trực thuộc tòa soạn báo Phụ Nữ đến năm 2000 càng thấy không cần dấu đi gốc gác nhà kho của mình. Đổi mới trên nguyên tắc tôn trọng hoàn toàn cái đã có. Chiếc cửa sổ xanh duy nhất nhện nhởn nhơ chăng mạng, hai cánh cửa chỉ còn lại một ô kính, mấy tờ giấy báo dán trên khung gỗ cũng đã ngả màu xanh, mỗi khi gặp gió hớn hở vẫy đám vữa túm năm tụm ba trên trần nhà, rồi cả bọn quay ra cùng lớp bụi trong phòng làm đủ hai mươi vòng khiêu vũ. Trên tường, năm chục cô gái trong áo may ô đỏ, quần đùi đỏ, ngắn hơn quần đùi đàn ông, đi guốc đỏ, nở năm mươi nụ cười, tạo nên một cuộc thi hoa hậu được tổ chức kiểu Hà Nội. Người ngồi, kẻ đứng, người nghiêng phải, kẻ nghiêng trái, động tác duy nhất được tập luyện trước là hếch mông, góc bốn mươi lăm độ làm chuẩn. Đấng nam nhi nào trông thấy cảnh này mà chẳng thốt lên vài tiếng thở dài. Đi về đâu hỡi em, mọi trò thi cử đều phù du, sao không nhìn gương các hoa hậu đi trước. Các ứng cử viên phái nữ phớt lờ. Cả năm chục cô chẳng ai bảo ai cứ cong người mãi, chúm chím mãi chẳng hướng về ai mà hướng về đống bàn ghế, thư từ, sách báo ba ngày một lần được xếp lại trong một trật tự hết sức mất lịch sự. Tâm Sự Bạn Gái chắc phải rất ý tứ mới có thể tâm sự được trong một không gian như vậy. Bốn giờ chiều, căn phòng tanh bành như sau phiên chợ. Bốn giờ chiều, chiếc bóng đèn sáu mươi oát tự động bật sáng rồi khép nép đứng trong một góc, thành thử ánh sáng chỉ rón rén đến hai phần ba căn phòng là dừng lại, giống y hệt lần nguyệt thực lâu nhất trong lịch sử Hà Nội. Phần không được chiếu sáng âm thầm giấu đi những thành quả của nền kinh tế kế hoạch sẽ được nhà nước tổng kết tháng 5 năm 2000: bộ máy vi tính, chiếc quạt điện, cái siêu đun nước cùng phích và bộ ấm chén uống chè. Cứ thế từ bao lâu không rõ, Tâm Sự Bạn Gái, người và đồ vật, chen chúc trong phòng làm việc cựu nhà kho, chiều cao chỉ cao hơn người Hà Nội bảy xăng-ti-mét. Chiếc cửa sổ để thông thống hai mươi tư giờ một ngày cũng không đủ khả năng tắm rửa lũ không khí lúc nào cũng nặng mùi giấy mốc nhưng không biết chạy đi đâu, trong phòng thì ngột ngạt còn bên ngoài là hai quán bia hơi, hàng ngày cho vào lò thiêu hoàn vũ vài chục xác động vật từ thú rừng đến gia súc, không con nào rõ thời điểm qua đời. Đầu năm một nghìn chín trăm tám mươi có một phụ nữ tên là Trần Thị Lan đến tòa soạn xin việc. Sau mười chín năm ngồi lại trong phòng Tâm Sự Bạn Gái, cô đã trở thành người đàn bà kín đáo nhất tòa soạn, quyến rũ nhất làng báo, lộng lẫy như trên sân khấu. Một hôm cô đến phòng tổ chức tự nguyện xin thôi việc để vào Sài Gòn. Ngày làm việc cuối cùng cô đến tòa soạn, giấu mình trong chiếc áo măng tô mùa đông màu cà phê. Vào đến căn phòng quen thuộc cô mới trút bỏ áo khoác để lộ chiếc may ô đỏ, chiếc quần đùi đỏ và đôi guốc cao gót đỏ, giống hệt như năm mươi cô gái đang dự thi hoa hậu trên tường. Cả ngày hôm ấy cô không đi ra khỏi phòng cũng không ai vào phòng cô, mà nói chung đã từ lâu không ai vào phòng cô cả. Ngày cuối cùng cô đã ngồi lại tâm sự đủ tám tiếng với Tâm Sự Bạn Gái không một lỗi văn phạm, không một lần tẩy xóa, rồi ra đi không một lời từ biệt. Không một ai nghe nói về cô nữa. Tâm Sự Bạn Gái phải đóng cửa chín tháng trời. Cho đến một ngày cuối năm một nghìn chín trăm chín mươi chín, có một phụ nữ trẻ đến tòa soạn xin việc. Cô chính là Phượng, ba mươi hai tuổi, đã có gia đình, đã có một con. Cô nghĩ tâm sự với bạn gái còn hơn ngồi tâm sự một mình nên rất vui vẻ nhận việc, lại còn cho rằng cô may mắn. Ngày thứ hai năm 2000 cô bắt đầu đến làm việc trong căn phòng ẩm ướt, cả sàn nhà cả bốn bức tường méo mó, cả năm mươi cô gái, năm mươi nụ cười đều sũng nước. Cô đành phải chọn một chiếc ghế đẩu nguyên vẹn để cho cả hai chân lên, còn cổ và đầu co vào cái khăn quàng cổ to xụ. Cô để cửa mở cho hơi nước bay bớt ra ngoài, ai đi qua cũng vô tình nhìn vào tận bên trong, nhìn vào tận cuộc thi hoa hậu đã từ lâu nổi tiếng trong tòa soạn. Ba ngày sau khuôn mặt và cơ thể cô chia các đồng nghiệp thành ba nhóm ý kiến khác nhau. Nhóm thứ nhất bảo cô tầm thường vô vị. Nhóm thứ hai cho là cô cực kì hấp dẫn vì cô luôn giấu mình dưới một vài thứ gì đó, ví dụ như hơi nước, ví dụ như chiếc khăn len to quá cỡ, chiếc áo choàng quá dài. Nhóm thứ ba gồm những người thích phụ nữ tươi trẻ thì không ưa cô, lại còn ví cô với con gà trúng mưa. Sáng sớm ngày thứ ba trưởng phòng biên tập gọi điện giục Tâm Sự Bạn Gái gấp rút bài vở cho báo Tết. Phượng trả lời tết năm nay hay tết năm sau. Cả một núi thư cao hơn đầu cô cái nọ dính vào cái kia vì ẩm, cái nào cũng dài hai trang. Tổng biên tập thuộc về nhóm ý kiến thứ hai nên đề nghị cô đi ăn trưa cùng ở quán cơm bụi Trần Hưng Đạo, nhưng nói thêm chỉ được ăn trong năm phút thôi. Không khí chạy sô của toàn xã hội đã bẩy tung cả những kẻ ù lì nhất. Những ai còn đủ hai chân đều thấy nên sử dụng chúng một cách triệt để, như thể bao nhiêu may mắn, tài lộc nằm cả ở cung di. Năm phút ăn trưa cùng tổng biên tập đủ để Phượng hiểu là các đồng nghiệp của cô cũng lao đi các cơ sở, nào ai nỡ câu nệ chuyên môn. Năm phút ăn trưa tổng biên tập cũng gợi ý cho cô mỗi nghề có một phép màu nhiệm riêng, ví dụ như cô có thể vừa tâm sự bạn gái, vừa là nhà báo đa năng. Báo chí ngày nay như cơm bình dân, mỗi nhà báo là một đầu bếp trái nghề, bí quyết giữ khách duy nhất là giá rẻ và nêm nhạt ai ăn cũng được, nếu cần mặn có thể xin thêm chén nước mắm. Mỗi bài báo là một món nẫu sẵn đã có công thức khỏi tính toán canh chừng, hôm trước còn thừa hôm sau có thể cho vào đun lại, còn bốc nổi hơi tức là còn xơi được. Phương châm chung là càng tiết kiệm, càng đỡ mất công, càng lợi. Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Made In Vietnam PDF của tác giả Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.