Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Côn Lôn Sử Lược (Trần Văn Quế)

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bất cứ quyển Việt-Sử nào khi nói đến Hòa-ước Versailles được ký kết năm 1787 giữa Pháp Hoàng Louis thập lục và chúa Nguyễn-Ánh do Đức Cha Bá-Đa-Lộc đại-diện, có khoản nói vua Annam nhường cho Pháp nhiều nơi trong đó có Quần-đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn. Nhưng trong Hòa-ước 5-6-1862 lại không thấy nói đến quần-đảo ấy nữa.

Tại sao đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn tượng-trưng cho toàn thể quần đảo tuy là không lớn hơn đảo Phú-Quốc, lại được Pháp-Quốc đặc biệt chú ý?

Tại sao trong Hòa ước 5-6-1862 Triều-đình Huế nhượng cho Pháp ba tỉnh Biên-Hòa, Gia-Định, Định-Tường của Nam-Kỳ Lục-tỉnh mà không thấy nói đến Quần-đảo Côn-Lôn?

Đó là những câu mà bất cứ một độc giả nào của quyển Việt-Sử đều tự hỏi. Tìm mua: Côn Lôn Sử Lược TiKi Lazada Shopee

Các thắc mắc ấy sẽ lần lượt được giãi bầy trong quyển sách « Côn-Lôn Sử-Lược » này để giúp độc giả biết thêm những chi tiết của một giai đoạn lịch-sử nước nhà và đồng thời nhận thức rõ rệt tính cách quan trọng của Quần đảo Côn-Lôn về ba mặt: Chính-Trị, Quân-Sự và Kinh-Tế.TÁC-GIẢ

***

Nói tóm lại giữa lúc người Việt-Nam không mấy để ý đến quần đảo Côn-Lôn, thì trái lại, trên hai trăm năm, hai đại cường quốc Âu-Châu là Anh và Pháp đã để ý một cách đặc biệt đến quần đảo này.

Anh quốc để ý đến quần đảo Côn-Lôn là vì cần phải bảo vệ sự phồn thịnh của Tân-Gia-Ba thuộc Anh bằng cách chiếm quần đảo này, để nó khỏi rơi vào tay một cường quốc khác như Pháp, chẳng hạn, và có thể trở nên một hải cảng cạnh tranh với Tân-Gia-Ba được.

Lại nữa, con đường Tân-Gia-Ba đi Hương-Cảng cần được bảo vệ bằng cách chiếm quần đảo Côn-Lôn và cản ngăn không cho một cường quốc nào làm trở ngại sự đi lại trên con đường ấy.

Các lý do vừa kể trên đều ở trong phạm vi một chính sách bành trướng và bảo vệ đế quốc Anh trên khắp các mặt biển, giữa lúc mà trên các lục địa Âu-Châu, các cường quốc tranh giành nhau từng tấc đất. Sự chiếm các đảo Malte, Chypre ở Địa-Trung-Hải, đảo Cey-Lan (Tích-Lan) và nhiều đảo nhỏ ở Ấn-Độ-Dương và sau cùng Hương Cảng ở biển Trung Hoa đủ chứng minh cách liên tục và trường kỳ của chính sách ấy. Trong thời gian hằng mấy trăm năm, các Chính-Phủ kế tiếp nhau giữ chính quyền ở Anh đều đồng ý tiếp tục thi hành chương trình này. Vì lẽ đó mà trong hai thế kỷ vừa qua, thập bát và thập cửu thế kỷ và đầu thế kỷ thứ hai mươi, Anh Quốc đứng đầu trong số các đế quốc trên hoàn cầu. Khắp năm châu, không nơi nào mà không có thuộc địa, căn cứ, hải-cảng và thương điếm của Anh.

Về phần nước Pháp, nếu nước này đặc biệt để ý đến quần đảo Côn-Lôn là không ngoài ý định tìm những đất đai mới để bù lại sự mất về tay Anh quốc một vùng rất lớn ở Ấn-Độ, dưới chiêu bài là vùng ảnh hưởng của Đông-Ấn Công Ty Pháp. Việc xâm chiếm toàn cõi bán đảo Ấn-độ - China đã được để ý từ lâu và việc chiếm quần đảo Côn-Lôn thuộc về giai đoạn đầu của chương trình ấy.

Quần đảo Côn-Lôn một khi đã thuộc Pháp, sẽ là một đầu cầu cần thiết cho sự tấn công bán đảo nói trên sau này. Quan niệm ấy đã được thực hiện ngay khi đức cha Bá Đa Lộc đã dùng quần đảo Côn-Lôn làm nơi tập trung các lực lượng hải và lục quân để giúp chúa Nguyễn Ánh trên lục địa. Lại nữa, muốn làm chủ vĩnh viễn Nam Kỳ lục tỉnh và gián tiếp chi phối nền độc-lập của hai nước Lục Chân Lạp (Cambodge) và Ai Lao (Laos) thì Pháp trước phải chiếm quần đảo Côn-Lôn, pháo đài tiền tuyến của các xứ ấy.

Vì vậy trước khi cử binh vào chiếm ba tỉnh phía đông của Nam Kỳ, Pháp đã chiếm trước quần đảo Côn-Lôn để thực hành ý định của Hoàng-đế Nã Phá Luân Đệ Tam (Napoléon III). Sự thực, đó là ý định của các triều vua trước kể từ Louis Thập lục trở về sau.

Sau khi Pháp đã chiếm quần đảo Côn-Lôn, Chánh Phủ Anh toan phản đối cho rằng việc ấy không đúng với công pháp quốc-tế là vì Hòa Ước Versailles 1787 đã không được đem ra thi hành ngay lúc đầu và như thế nó đã bị coi là lỗi thời rồi.

Nhưng sau khi Pháp chiếm ba tỉnh phía đông Nam Kỳ và ký với Triều Đình Huế Hòa Ước 5-6-1862 thì Anh không còn nghĩ đến chuyện phản kháng Pháp nữa. Dù sao Anh cũng đã để cho Pháp tự rửa mặt lấy với Năm Châu thế giới sau khi đã thất bại nặng nề trong trận giặc 7 năm vừa qua.

Giữa Ấn-Độ, Miến Điện và Mã Lai thuộc Anh và bán đảo Ấn-Độ Chi-na, nước Xiêm đã được Anh-Pháp để yên để đóng vai nước hoãn xung (nước trái độn: Etat tampon).

Sự quan trọng của quần đảo Côn-Lôn một lần nữa đã được làm nổi bật lên là khi quân đội Nhật biến đảo Côn-Lôn thành một quân cảng vừa cho Hải quân vừa cho Không quân Nhật trong những cuộc tấn công các nước miền Đông-Nam-Á.

Trong giai đoạn lịch sử khởi đầu từ cuộc đảo chính Nhật tại đảo ngày 9-3-1945 đến năm 1947 là ngày mà chính quyền Pháp được tái lập trên quần đảo, có lắm chuyện làm cho độc giả cười ra nước mắt. Không ai ngờ rằng ở một vùng rộng không quá 100 cây số vuông, đông không quá 2000 dân mà đã có liên tiếp ba cuộc đảo chánh và một cuộc xưng vương!

Trong giai đoạn lịch sử này quần đảo Côn-Lôn quả đã có tính cách hoàn toàn tiểu thuyết! Mà thật thế. Những kép đóng vai trên sân khấu Côn-đảo thời ấy quả đã sống một đời sống mơ mộng và phiêu lưu từ lâu. Thất bại chua cay trên lục địa, họ bị đưa ra đây và cơ hội đã giúp họ thực hiện cái mộng đẹp của họ trong một thời gian mặc dầu là ngắn ngủi!

Rốt cuộc: những sự kiện lịch sử diễn ra trên quần đảo Côn-Lôn, tốt đẹp nên thơ cũng có mà bi đát đau thương cũng có, đã nhắc cho mọi người dân Việt nhớ rằng: quần đảo này rất quan trọng cho nước nhà về ba mặt: chính trị, quân sự và kinh tế, nhất là về phương diện đối ngoại.

Lại nữa, nó là một trong các địa điểm của non sông đất nước, được tẩm bằng máu, tô điểm bằng xương của ức vạn chiến sĩ ưu tú Việt!

Viết xong tại Saigon, ngày 3-5-1961

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Côn Lôn Sử Lược PDF của tác giả Trần Văn Quế nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Alfa Siêu Biệt Đội Nga (Mikhail Boltunov)
Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, chủ nghĩa khủng bố lại trở thành vấn đề thời sự đặc biệt căng thẳng như hiện nay. Có người gọi nó là “Ôn dịch chính trị của thế kỷ XX” - căn bệnh trầm kha đã mở rộng mục tiêu tấn công đến cả những người dân thường vô tội. Và điều đáng sợ hơn cả của nó là khiến lây lan nỗi kinh hoàng, hoảng loạn cho rất nhiều người khác trong cộng đồng xã hội không là nạn nhân trực tiếp của hành động này. Chính vì vậy, dù theo số liệu thống kê, xác suất bị khủng bố của mỗi cá nhân không cao nhưng chính phủ các nước rất coi trọng nhiệm vụ chống khủng bố. ALFA - đội đặc nhiệm của nước Nga đã ra đời trong bối cảnh lịch sử phức tạp như vậy. Nằm trong cơ cấu Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô cũ (KGB) và Cục An ninh Liên bang Nga (FSB) hiện nay, đội quân tinh nhuệ vào bậc nhất thế giới chuyên thực hiện nhiệm vụ chống khu vực này suốt ba thập kỷ qua ẩn mình sau tấm màn bảo mật và trở thành nguồn gốc của nhiều câu chuyện thêu dệt và huyền thoại về những chiến công lẫy lừng của họ. ALFA - đặc nhiệm siêu mật Nga của tác giả M.Boltunov là cuốn sách giới thiệu quá trình hình thành, phát triển và chiến đấu của đội đặc nhiệm Alfa, dẫn ra nhiều tư liệu, nhiều sự kiện lịch sử ở Liên Xô cũ, nước Nga mới hiện nay và cả trên thế giới, trong đó có nhiều sự kiện mới được công bố lần đầu. Ngoài phần chính, những người làm sách bổ sung thêm phần Phụ lục nói về cuộc chiến chống khu vực của Nga hiện nay trước những vụ tấn công liên tiếp của phiến quân Chechnya, đặc biệt là về chiến công mới giải phóng gần 1.000 con tin ở nhà hát Trung tâm Moxcova cuối năm 2002. Chúng tôi hi vọng cuốn sách đem lại cho bạn đọc nhiều hiểu biết bổ ích, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố quốc tế hiện nay. Tìm mua: Alfa Siêu Biệt Đội Nga TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Alfa Siêu Biệt Đội Nga PDF của tác giả Mikhail Boltunov nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
800 Ngày Trên Mặt Trận Phía Đông (Nikolai Litvin)
Tôi sinh ngày 20/06/1923 tại làng Grigorevka, 40km về phía Nam thành phố Petropavlovsk, Đông Siberia. Bố mẹ tôi là nông dân và tôi là 1 trong số 4 con trai. Sau Nội chiến Nga, bố tôi làm thợ cơ khí chuyên sửa máy kéo. Năm 1927, ông tôi và các chú thành lập 1 hợp tác xã. Họ làm nông trong 1 khu vực khoảng 5 km2. Nhờ khoản vay Nhà nước, họ có được 1 máy kéo, 1 máy cầy, 1 máy gặt và các máy móc nông nghiệp khác. Trong năm đầu tiên làm ăn tập thể, hợp tác xã đã có 1 vụ rất bội thu, nó đủ để trả khoản vay. Cuối năm 1929, gia đình tôi chuyển đến Nikolaev bên Ukraine, ở đó bố tôi làm việc trong 1 nhà máy đóng tàu. Tôi bắt đầu đi học tại trường ở Nikolaev vào năm 1931. Năm 1933, Ukraine bắt đầu trải qua Nạn Đói Khủng Khiếp (*). Để gia đình khỏi chết đói, chúng tôi chuyển đến Omsk Oblast, tại đó bố tôi làm thợ máy trong 1 garage của nông trường Nhà nước Sovkhoz, chính ở đây tôi đã học hết lớp 4 và gia nhập Đội Thiếu niên cùng với 1 người anh. Tôi nhớ rằng khi đó thiếu khăn quàng, tôi và người anh đã viết thư cho Stalin: "Đồng chí Stalin, hãy gửi khăn quàng cho tôi và anh tôi." Ngay sau đó khăn quàng lại có bán ở cửa hàng, nhưng chúng tôi nhận được thư của chính quyền địa phương: "Các cháu bé, hy vọng là bây giờ các cháu đã có được khăn quàng của mình, nhưng trong tương lai yêu cầu các cháu ko được làm phiền Stalin với những chuyện như vậy." (*) Nạn Đói Khủng Khiếp: 1 nạn đói lớn đã quét qua Ukraine đầu những năm 30. Hạn hán năm 1931 và 1932 đương nhiên là 1 lý do nhưng nhiều học giả cho rằng chính sách tập thể hoá cưỡng bức của Stalin mới là lý do chính. Nông dân Ukraine đã thịt hết gia súc và ngựa thay vì phải đem nộp vào nông trang tập thể. Các đại lý của Nhà nước tịch thu lương thực và các sản phẩm nông nghiệp để bẻ gãy sự chống đối của nông dân và cũng là để giữ cho những thành phố chính như Moscow và Leningrad được cung cấp đủ lương thực. Vào lúc đó, bố mẹ gửi tôi về quê, Grigorevka, để giúp ông bà công việc trong hợp tác xã. Tôi học xong lớp 7 ở đó. Trong thời gian học, tôi được thanh niên địa phương chọn làm chỉ huy đội phòng vệ dân sự. Ngày đó, tôi nhận được rất nhiều huy hiệu từ Đội Thiếu niên, bao gồm cả các huy hiệu về quốc phòng, "Tay súng Voroshilov" (*), các huy hiệu về bảo vệ sức khoẻ, phòng hoá, huy hiệu "Sẵn sàng lao động và bảo vệ". Ko ai trong làng có được nhiều vinh quang như tôi! Tôi tổ chức dạy thanh niên bắn súng và tự vệ. Trường tôi đã giành giải nhất trong cuộc thi tại địa phương. Tháng 10/1938, tôi được kết nạp Đoàn Thanh niên Komsomol, bước chuẩn bị để trở thành Đảng viên. Tháng 8/1939 tôi vào học Trường Kỹ thuật Petropavlovsk ngành Kỹ sư Địa kỹ thuật (Geotechnical). Đến mùa xuân năm 1941, chúng tôi đã kết thúc chương trình lý thuyết và bắt đầu học tại thực địa các phương pháp đo đạc địa lý. Lúc đó tôi 18 tuổi. Tìm mua: 800 Ngày Trên Mặt Trận Phía Đông TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 800 Ngày Trên Mặt Trận Phía Đông PDF của tác giả Nikolai Litvin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
100 Nhà Quân Sự Có Ảnh Hưởng Nhất Đến Lịch Sử Thế Giới (Michael Lee Lanning)
Nhìn suốt dòng lịch sử nhân loại, thế giới đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu, để sau đó một trật tự mới được hình thành trên chính những đổ nát, đau thương đã trải qua. Cho nên dù nhìn dưới lăng kính nào chăng nữa, không thể không nhận ra vai trò vô cùng quan trong của các nhà quân sự lỗi lạc, như Hermutte F. Mawki đã nhấn mạnh: "Thống soái quân sự là người đứng đầu, nắm giữ vận mệnh quốc gia". Chính các vị thống soái có khả năng xoay chuyển cục diện chính trị, mang đến hòa bình và tự do cho hàng triệu con người, đã chứng tỏ nghệ thuật lãnh đạo quân sự xuất chúng, có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ tướng lĩnh thời sau. Một cách khách quan và chân thực, tác giả đã nêu bật những đặc điểm về cuộc đời, sự nghiệp, tính cách, chiến công tiêu biểu và những đóng góp về mặt chiến thuật chiến tranh, cũng như mưu lược lãnh đạo của 100 nhà quân sự tài ba lỗi lạc trải dài từ thế kỷ từ V TCN đến những năm 90 của thế kỷ XX, có ảnh hưởng lâu bền và xuyên suốt trong lịch sử chính trị thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 100 Nhà Quân Sự Có Ảnh Hưởng Nhất Đến Lịch Sử Thế Giới PDF của tác giả Michael Lee Lanning nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
100 Cuộc Chiến Lẫy Lừng Trong Lịch Sử Thế Giới (Lý Giải Nhân)
Theo dòng lịch sử, biết bao cuộc chiến tranh đã xảy ra, Có những cuộc chiến kéo dài hàng trăm năm, có những cuộc chiến chỉ diễn ra trong thời gian ngắn; có những cuộc chiến tranh lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, cũng có những cuộc chiến chỉ nổ ra ở một khu vực cục bộ. Dù quy mô của các cuộc chiến lớn hay nhỏ, thời gian dài hay ngắn, cũng đều có chung một kết luận: Chiến tranh là tàn khốc. Những con số thống kê thương vong được tính hàng chục ngàn trở lên không chỉ là những con số mà chính là sinh mệnh. Trong cuốn sách này, điểm quan trọng nhất mà chúng ta cần lĩnh hội và nghiên cứu là làm thế nào để duy trì và bảo vệ hòa bình. Chiến tranh tàn khốc luôn có kể thắng người thua, Có ý kiến cho rằng, trong các cuộc chiến, nhân tố quyết định nhất là thống soái quân sự của hai bên. Chẳng hạn, Hạng Vũ và Lưu Bang cùng dấy binh chống lại vương triều nhà Tần, nhưng Lưu Bang biết người biết ta, tài trí mưu lược, nên đã chiến thắng được Hạng Vũ; cuộc chiến tranh cách mạng Trung Quốc cũng nhờ sự tài ba mưu lược vĩ đại của Mao Trạch Đông mới giành được thắng lợi. Chính nhờ những nhà lãnh đạo ưu tú này mới giành được chiến thắng nổi bật trong lịch sử. Lại có ý kiến cho rằng, trong chiến tranhs trang bị vũ khí mới là điều quan trọng nhất. Ngày xưa chiến đấu, thường sử dụng những vũ khí thô sơ như đao, kiếm, mâu...; sau khi phát minh ra thuốc súng, tác dụng và uy lực sát thương của vũ khí đã có sự vượt bậc về chất lượng; trong Chiến tranh thế giới lần 2, máy bay, rada, xe tăng, bom nguyên tử được sử dụng tối đa. Cùng với sự phát triển nhảy vọt về khoa học kỹ thuật hiện đại, thuyền bè, máy bay, vệ tinh nhân tạo đã được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực quân sự, kẻ thắng người thua trong chiến tranh cũng được xác định nhờ vào khoa học kỹ thuật cao. Đương nhiên, nhân tố quyết định thắng thua trong chiến tranh có rất nhiều, ngoài năng lực tướng lĩnh chỉ huy và tầm quan trọng của các thiết bị vũ khí, còn có sự so sánh tương quan lực lượng hai bên về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật... Những cuộc chiến tranh liên miên dồn dập, sự thay thế của triều đại này bằng triều đại khác đã ảnh hưởng đến diễn tiến lịch sử và tiến trình phát triển của xã hội và văn minh nhân loại. Do đó, chúng ta đọc những câu chuyện chiến tranh chính là tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử thế giới. Đây cũng là lý do chính để chúng tôi biến soạn cuốn sách này, miêu tả tiến trình và sự phát triển lịch sử thành những câu chuyện chiến tranh, bằng lời lẽ sinh động, khái niệm chính xác và nội dung phù hợp để tái hiện lại toàn cảnh chiến tranh, đồng thời có ý nghĩa phân tích vị trí của các cuộc chiến tranh trong lịch sử quân sự. Tìm mua: 100 Cuộc Chiến Lẫy Lừng Trong Lịch Sử Thế Giới TiKi Lazada Shopee Lịch sử thôi thúc con người tiến bộ. Chúng ta đọc những câu chuyện về chiến tranh, tìm hiểu nguyên nhân khởi nguồn, sự phát triển và kết cục của chiến tranh, để từ đó làm phong phú vốn kiến thức bằng nền văn hóa quân sự quý báu cũng là điều hết sức cần thiết. *** Trận Kassas Cuộc Chiến Thành Troy Trận Marathon Trận Thermopylae Trận Hải Chiến Sarames Trận Peloponesus Cuộc Bao Vây Tấn Công Siracusa Trận Hải Chiến Tại Cửa Vịnh Corinth Cuộc Đông Chinh Của Alexandre Trận Chiến Ở Sông Jeherame Trận Keny Cuộc Khởi Nghĩa Spartacus Chiến Dịch Fasaro Trận Hải Chiến Acksin Trận Hestinse Trận Hải Chiến Sleis Trận Cressi Cuộc Chiến Giải Vây Orleans Cuộc Chiến Tranh Hurs Cuộc Chiến Tranh Bảo Vệ Thành Cruya Cuộc Chiến Tranh Hoa Hồng Trắng Và Hoa Hồng Đỏ Cuộc Hải Chiến Giữa Anh Và Tây Ban Nha Cuộc Chiến Tranh 30 Năm Cuộc Nội Chiến Nước Anh Cuộc Chiến Tranh Phương Bắc Trận Louisen Thắng Lợi Saratoca Chiến Dịch Yorktown Trận Pháo Valmir Những Cuộc Chiến Của Napoleon Trận Trên Biển Trafalgar Trận Austerlitz Trận Wateloo Cuộc Chiến Tranh Crimea Cuộc Bao Vây Sevastopol Cuộc Chiến Tranh Nam - Bắc Mỹ Trận Gettysburg Chiến Tranh Phổ - Pháp Cuộc Chiến Sedan Cuộc Khởi Nghĩa Công Xã Paris Cuộc Chiến Vịnh Manila Cuộc Chiến Tranh Anh - Bull Cuộc Chiến Trên Cảng Arthur Cuộc Chiến Trên Biển Tsuchima Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Nhất Chiến Dịch Sông Marne Chiến Dịch Verdun Chiến Dịch Sông Somme Chiến Dịch Đông Phổ Cuộc Tấn Công Mùa Hè Năm 1916 Của Quân Nga Trận Hải Chiến Jutland Cuộc Chiến Tranh Tàu Ngầm Không Giới Hạn Cách Mạng Tháng 10 Nga Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha Chiến Tranh Thế Giới Thứ Ii Cuộc Chiến Tranh Đức-ba Lan Cuộc Rút Lui Dunkerque Trận Bristish Cuộc Chiến Tranh Liên Xô-đức Cuộc Chiến Tranh Bảo Vệ Moscow Trận Stalingrad Trận Chiến Kursk Trận Chiến Leningrad Chiến Dịch Alamein Trận Trân Châu Cảng Trận Hải Chiến Đảo Midway Trận Tranh Giành Đảo Guadalcana Cuộc Hải Chiến Vịnh Lirte Chiến Dịch Đảo Taryukyu Trận Đổ Bộ Vào Normandy Tấn Công Bằng Tên Lửa V Chiến Dịch Berlin Cuộc Tấn Công Vào Berlin Ném Bom Nguyên Tử Xuống Hiroshima Cuộc Chiến Tranh Liên Xô Và Nhật Phát Xít Nhật Đầu Hàng Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên Viện Trợ Triều Tiên Chống Mỹ Chống Lại “trận Đồ Sát” Trên Chiến Trường Triều Tiên Chiến Dịch Núi Thượng Cam Chiến Dịch Kumsong Chiến Dịch Điện Biên Phủ Cuộc Chiến Tranh Chống Mỹ Cứu Nước Của Việt Nam Giải Phóng Sài Gòn Đập Tan Âm Mưu Phản Loạn Tại Tiệp Khắc Cuộc Chiến Tranh Tháng 10 Cuộc Chiến Tranh Iran - Iraq Cuộc Chiến Đảo Malvinas Giữa Anh Và Argentina Trận Phong Tỏa Đảo Malvinas Cuộc Đổ Bộ Lên Đảo Malvinas Cuộc Chiến Tranh Trung Đông Lần Thứ 5 Trận Trên Không Ở Thung Lũng Beika Trận Tấn Công Vào Beyruth Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Panama Của Mỹ Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh Chiến Dịch Bão Táp Sa Mạc Hành Động Mã Tấu Sa Mạc Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 100 Cuộc Chiến Lẫy Lừng Trong Lịch Sử Thế Giới PDF của tác giả Lý Giải Nhân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.