Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (Matthieu Ricard)

LỜI NÓI ĐẦU CỦA MATTHIEU RICARD

Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Mình có thể biết được gì? Chắc chắn đó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người.

Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa.

Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tại các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hóa tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-tình yêu và lòng trắc ẩn-đã bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cố lịch sử.

Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở. Tìm mua: Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay TiKi Lazada Shopee

Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống, họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn vào "ánh sáng" của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đấy là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người.

Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ satăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ.

Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới. Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu.

Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được một chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ phi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiêm ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong lòng những mầm mống của tâm linh.

Ngày nay, người ta lại thấy có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho Phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổi của tôi với bố tôi, triết gia JeanFrancois Revel.

Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Dam Engle và Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và

Cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật giáo của Lan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiện dung hòa với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức. Các cuộc trao đổi đã được xây dựng và tiếp tục theo tinh thần đối thoại này.

Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và Phật giáo nằm ở như mục đích của chúng. "Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi" mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta”.

Phật giáo sẵn sàng xem xét lại các quan niệm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáo nghi ngờ tính chân lý sâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đã đạt được từ 2.500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lời răn của Đức Phật không cấu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đồ chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nhận biết các khám phá của khoa học không phải là xem xét lại vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự “. Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn chạy mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham gia trong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biết thế giới của mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay PDF của tác giả Matthieu Ricard nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bóng Thời Gian (Diệu Kim)
Những năm gần đây, có một dấu hiệu rất đáng mừng là các tác phẩm Phật học đã xuất hiện ngày càng nhiều và hết sức phong phú, từ những trước tác của các vị đại sư cho đến các bản dịch giáo pháp từ Anh ngữ, Hán ngữ; từ những bài giảng dành cho người sơ cơ đến những tác phẩm nghiên cứu Phật học chuyên sâu; từ các sách giảng luận về Tịnh độ, Thiền tông cho đến Mật tông đều có đủ và thường xuyên gia tăng số lượng. Vì thế, người Phật tử đã không còn phải khó khăn trong việc tìm kiếm và chọn lựa món ăn tinh thần thích hợp với mình. Tuy nhiên, có một thực tế là những tác phẩm văn chương Phật giáo dường như vẫn còn khá ít ỏi. Người ta vẫn phải tìm đọc Thơ văn Lý Trần hay Quy nguyên trực chỉ như những tác phẩm văn học Phật giáo vô cùng hiếm hoi sót lại từ xưa, trong khi những sáng tác văn học Phật giáo gần đây vẫn còn khá hạn chế. Trong bối cảnh đó, tôi rất vui khi nhận được tập bản thảo này từ tác giả với lời đề nghị nhờ đọc lại. Quả thật, với một bút pháp nhẹ nhàng, trong sáng và mang đậm chất giọng Nam bộ, nữ tác giả xuất thân từ miền quê Đồng Tháp này đã chia sẻ với chúng ta rất nhiều những suy tư, trăn trở qua vốn sống thực tế của chị. Vì thế, tôi hy vọng tuyển tập truyện ngắn này sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu học hỏi và tu tập của người Phật tử thông qua sự thưởng lãm văn chương Phật giáo, một nhu cầu chính đáng và đang ngày càng gia tăng đặc biệt trong lớp trẻ hiện nay. Hy vọng tác phẩm này sẽ mang đến cho người đọc không chỉ là những phút giây thư giãn đơn thuần, mà còn là những tư tưởng sâu sắc, những cảm xúc yêu người thương đời được tác giả gửi gắm qua ngòi bút, có thể giúp mỗi người chúng ta luôn nỗ lực vươn lên để sống tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả. Tìm mua: Bóng Thời Gian TiKi Lazada Shopee Nguyễn Minh TiếnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bóng Thời Gian PDF của tác giả Diệu Kim nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản (Đạo Cao Đài)
MỤC LỤC: 03____1. Vì sao con người cần phải có đạo? 03____2. Một tôn giáo như thế nào là phù hợp cho thời đại ngày nay? 04____3. Vì sao có đạo Cao Đài? 04____4. Đạo Cao Đài còn có tên gọi đầy đủ là gì? Giải thích ý nghĩa của tên gọi đó? Tìm mua: Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản TiKi Lazada Shopee 05____5. Mục đích của đạo Cao Đài? 05____6. Tôn chỉ của đạo Cao Đài? 06____7. Cho biết nguyên lai đạo Cao Đài thờ con mắt? 07____8. Ý nghĩa của biểu tượng thờ trong đạo Cao Đài? 08____9. Giáo chủ của đạo Cao Đài là ai? 08____10. Người đầu tiên theo đạo là ai? Kể vài nét về tiểu sử của Người? 09____11. Cho biết sự hình thành đạo Cao Đài như thế nào? 10____12. Đạo Cao Đài công khai ra mắt ngày tháng năm nào và tại đâu? 10____13. Cho biết thêm về những vị đệ tử ban đầu của nền đạo? 11____14. Có rất nhiều tôn giáo để theo vì sao chúng ta chọn đạo Cao Đài? 12____15. Tại sao nên ăn chay? 13____16. Vào đạo Cao Đài phải ăn chay như thế nào? 13____17 Giữ giới là làm những gì? Có lợi ích gì? 14____18. Nói rõ về năm điều giới cấm? 14____19. Luật lệ của đạo Cao Đài có gì mới? Cho biết đại cương? 15____20. Thế luật là gì? Có mấy điều? Tóm tắt những điểm chính? 16____21.Cho biết những điều luật nói về quan hệ người mới nhập đạo? 16____22. Tam cang, Ngũ thường là gì? 16____23. Tam tùng, Tứ đức là gì? 17____24. Những dịp nào trong đời sống người tín đồ Cao Đài cần quan tâm đến nhau? 17____25. Khi nhập đạo vì sao phải có lời thệ nguyện? Cho biết nội dung và ý nghĩa? 18____26. Bắt tay ấn Tý là thế nào? Có ý nghĩa gì? 19____27. Nam mô là gì? Tam quy là gì? 19____28. Câu hồng danh của Thượng Đế có ý nghĩa thế nào? 20____29. Cúng lạy nhằm mục đích gì? 20____30. Lạy Thượng Đế, lạy Phật, Tiên, Thánh, Thần và người chết như thế nào? 21____31. Cho biết cách sắp đặt trên bàn thờ? 22____32. Cho biết cách thắp năm cây hương và ý nghĩa? 22____33. Lễ phẩm dâng cúng gồm những gì? Ý nghĩa? 23____34. Cho biết cách rót rượu cúng trên bàn thờ và ý nghĩa? 23____35. Cho biết cách pha trà cúng trên bàn thờ? Ý nghĩa 23____36. Những giờ cúng và cách dâng lễ phẩm trong mỗi thời như thế nào? 24____37. Tại sao thờ một ngọn đèn dầu chính giữa bàn thờ? Ýnghĩa? 25____38. Một buổi cúng thông thường của tín đồ tại gia gồm những bài kinh nào? 25____39. Cho biết những cách đọc kinh Cao Đài có gì đặc biệt? 25____40. Tổ chức chung của giáo hội Cao Đài như thế nào? 26____41. Vì sao phải lập giáo hội? 26____42. Thánh thất là gì? Họ đạo là gì? Nơi đây có gì đặc biệt với người tín đồ? 27____43. Hình thể của một Thánh thất như thế nào? Cho biết những điểm đặc trưng? 27____44. Người đứng đầu một Họ đạo gọi là gì? Có quyền hạn thế nào? 27____45. Ban Trị sự Xã đạo là gì? 28____46. Cho biết nhiệm vụ của tín đồ? 29____47. Ngày sóc vọng là ngày nào? Người Cao Đài làm gì trong ngày đó? 30____48. Ngày huyền hối là ngày nào? Người Cao Đài làm gì trong ngày đó? 30____49. Cho biết những ngày lễ trọng nhất trong năm của Đạo? 30____50. Đức tin của người Cao Đài như thế nào? 31____51. Tu hành là làm những gì? 31____52. Pháp tu đạo Cao Đài như thế nào? 31____53. Khi nào được thọ bửu pháp? 32____54. Thế nào là Tam Công? 33____55. Thế nào là Tu tánh luyện mạng? 33____56. Thế nào là phước huệ song tu? 34____57. Cho biết về ý nghĩa câu “Thiên nhân hiệp nhất”? 34____58. Cho biết về ý nghĩa câu “Vạn giáo nhất lý”? 35____59. Cho biết về ý nghĩa câu “Thuần chân vô ngã”? 35____60. Tại sao mặc đạo phục màu trắng? 36____61. Ba phái là gì? 36____62. Tam đài là gì? 36____63. Bốn cơ quan là gì? 37____64. Cho biết các cấp trong Cửu trùng đài? 37____65. Tứ đại điều qui là gì? 38____66. Người tín đồ làm thế nào để thực hiện sự hồi hướng trong ngày? 38____67. Sám hối là gì? Khi nào cần phải sám hối? 38____68. Cờ đạo như thế nào cho biết ý nghĩa? 39____69. Cho biết cách làm lễ tại Bửu điện và ý nghĩa? 39____70. Cho biết cách lấy dấu Tam qui, ý nghĩa việc làm này? 39____71. Mỗi gia đình theo Đạo có cần thiết lập bàn thờ Thầy không? 40____72. Học theo đức tính của Thầy điều cốt yếu nhất là gì?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN (Annie Besant)
Năm đề tài sau đây: I.-Tinh Luyện. II.-Tập Luyện Cái Trí. III.-Lập Hạnh. IV.-Tinh Thần Hoá hay là Khoa Luyện Kim Tinh Thần. V.-Trước Thềm Thánh Điện. Bà tiến sĩ Annie Besant thuyết trình vào tháng 8 năm 1875, tại Chi Bộ Thông Thiên Học Blavatsky, một trong những Chi Bộ lớn ở Luân Đôn. Những đề tài liên quan mật thiết với nhau, do đó được in ra thành sách nhan đề: “The Outer Court.” Nhận thấy cuốn sách nầy hữu ích cho tất cả tín đồ các tôn giáo và cho những ai muốn tìm đạo, không phải chỉ riêng cho các hội viên Thông Thiên Học, nên chúng tôi cố gắng dịch ra Việt ngữ không ngoài ý muốn cống hiến cho tất cả các bạn một tác phẩm rất có giá trị của một vị đại đức và là đệ tử của Chơn Sư đã hy sinh tất cả để phụng sự nhân loại và đã từng châu du khắp thế giới để thuyết đạo. Cuốn “Trước Thềm Thánh Điện” nầy đi đôi với cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Phải đọc trước, mới thật hiểu những lời của đức bà Annie Besant giải trong cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Tìm mua: TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN (Annie Besant)
Năm đề tài sau đây: I.-Tinh Luyện. II.-Tập Luyện Cái Trí. III.-Lập Hạnh. IV.-Tinh Thần Hoá hay là Khoa Luyện Kim Tinh Thần. V.-Trước Thềm Thánh Điện. Bà tiến sĩ Annie Besant thuyết trình vào tháng 8 năm 1875, tại Chi Bộ Thông Thiên Học Blavatsky, một trong những Chi Bộ lớn ở Luân Đôn. Những đề tài liên quan mật thiết với nhau, do đó được in ra thành sách nhan đề: “The Outer Court.” Nhận thấy cuốn sách nầy hữu ích cho tất cả tín đồ các tôn giáo và cho những ai muốn tìm đạo, không phải chỉ riêng cho các hội viên Thông Thiên Học, nên chúng tôi cố gắng dịch ra Việt ngữ không ngoài ý muốn cống hiến cho tất cả các bạn một tác phẩm rất có giá trị của một vị đại đức và là đệ tử của Chơn Sư đã hy sinh tất cả để phụng sự nhân loại và đã từng châu du khắp thế giới để thuyết đạo. Cuốn “Trước Thềm Thánh Điện” nầy đi đôi với cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Phải đọc trước, mới thật hiểu những lời của đức bà Annie Besant giải trong cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Tìm mua: TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.