Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Thường Ngày Ở Huyện (Va-Len-Tin)

Trong số những tác phẩm đánh dấu bước chuyển của văn học xô-viết trong những năm năm mươi, “Chuyện thường ngày ở huyện” của Ô-vét-skin là một thành công lớn của văn học xô-viết sau chiến tranh.

Ô-vét-skin nổi tiếng là nhà văn luôn luôn nêu ra được những vấn đề mới, cấp thiết, làm cho toàn thể xã hội xúc động. “Chuyện thường ngày ở huyện” cho thấy khả năng của nhà văn biết nhận ra cái mới trong đời sống một cách nhạy bén. Mặc dù tác giả đi sâu vào tình hình một huyện, nhưng hệ vấn đề được nêu ra ở đây vượt ra xa ngoài phạm vi một huyện. Nó bao gồm hàng loạt vấn đề có quy mô toàn quốc, có tính nguyên tắc: nhân tố khuyến khích lợi ích vật chất và ảnh hưởng của nó đối với năng suất lao động, vấn đề kế hoạch hóa trong nông nghiệp, mối quan hệ đúng đắn giữa trạm máy kéo và nông trang, vấn đề xóa bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, vấn đề sinh hoạt văn hóa ở nông thôn, sự chọn nghề của thanh niên nông thôn, v. v.. Nếu liệt kê cho hết thì có lẽ ta sẽ được bản mục lục của một tác phẩm “xã hội học nông thôn”. Nên nói thêm một điều về công lao của nhà văn trong việc phát hiện cái mới: những nghị quyết của các hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương và Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô từ năm 1953 đến nay đã hoàn toàn xác nhận sự miêu tả hiện thực một cách chính xác và những kiến giải thông minh của nhà văn. Chẳng hạn, hệ thống trả lương bằng tiền cho nông trang viên - mà trong tác phẩm này mới chỉ là sáng kiến của Crư-lốp, bí thư tỉnh ủy, định đem áp dụng thử ở một số nông trang - thì nay đã được thực hiện trên toàn Liên bang xô-viết.

Một điểm then chốt đã làm cho tác phẩm của Ô-vét-skin mang tính Đảng sâu sắc, là ông đã phản ánh được vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng trong những tình huống phức tạp nhất, khó khăn nhất. Ô-vét-skin đã thành công trong việc xây dựng hình tượng các cán bộ lãnh đạo của Đảng thời kỳ sau chiến tranh. Nhân vật chính ở đây là các bí thư huyện ủy, bí thư tỉnh ủy. Ô-vét-skin không hề sợ phải miêu tả kỹ lưỡng các cán bộ của Đảng với nội tâm sống động của họ: họ băn khoăn suy nghĩ, đôi lúc cảm thấy mình bất lực nhưng vẫn không ngừng tìm kiếm, họ cảm thụ cuộc sống trong mọi biểu hiện phức tạp của nó. Có một số cán bộ cấp cao (bí thư huyện ủy, bí thư tỉnh ủy) thực ra đã “chiếm cái chỗ không phải của họ”. Họ là trở ngại lớn cho sự tiến bộ chung của xã hội. Tính cương trực, lòng yêu mến nhân dân và chủ nghĩa xã hội một cách thiết tha của nhà văn đã giúp ông có thái độ dũng cảm, nghiêm túc, đúng đắn đối với việc viết về những hiện tượng tiêu cực trong hiện thực của Liên Xô những năm đó.

Nhân vật Mác-tư-nốp, với tư cách là một hình tượng văn học, xứng đáng giữ một vị trí nổi bật trong những hình tượng tích cực của văn học xô-viết. Bạn đọc yêu mến nhân vật này, con người giản dị, chân thực, năng động, gắn bó với cuộc sống và nhân dân, không chịu đựng nổi thói ba hoa rỗng tuếch, căm ghét tính ác độc và thói thờ ơ với mọi người, hết sức quý trọng và nâng đỡ mọi tài năng, xa lạ với thói đố kỵ (thậm chí đề nghị để Đôn-gu-sin lên làm bí thư huyện ủy thay mình vì Đôn-gu-sin có khả năng lãnh, đạo giỏi hơn). Mác-tư-nốp không phải không có thiếu sót. Có những lúc anh hơi “quan liêu” (không rõ hoàn cảnh gia đình người lái xe của mình, hoàn cảnh gia đình của Đôn-gu-sin) nhưng anh biết nhận ra thiếu sót của mình, biết “hổ thẹn” về những thiếu sót đó.

Đối lập với Mác-tư-nốp là những con người như Boóc-dốp, Mét-vê-đép, Ma-xle-ni-cốp. Họ là những người “thích chức vụ bí thư, nhưng không yêu mến công tác Đảng”. Tìm mua: Chuyện Thường Ngày Ở Huyện TiKi Lazada Shopee

Những nhân vật này cũng được miêu tả một cách toàn diện, có sức thuyết phục, đúng là những con người bằng xương bằng thịt, chứ không phải là những “nộm rơm để đốt cháy”, chẳng hạn, hình tượng Boóc-dốp không chỉ còn là một cá tính, mà ở Liên Xô, nó đã trở thành một điển hình, thành cái gọi là “tác phong công tác Boóc-dốp”.

Xung đột giữa tuyến nhân vật tích cực và tiêu cực ở đây không phải chỉ là xung đột giữa các tính cách, mà là xung đột giữa hai nền tảng đạo đức. Đạo đức của chủ nghĩa cá nhân đối lập với đạo đức của chủ nghĩa tập thể, của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng; đường lối lê-nin-nít về sự lãnh đạo của Đảng phải chiến thắng đường lối phản dân chủ, quan liêu, hình thức, vi phạm quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Thường Ngày Ở Huyện PDF của tác giả Va-Len-Tin nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tôi Kéo Xe (Tam Lang)
Tam Lang là cây bút ký sự khá nổi tiếng trong làng báo Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Hầu như không có tờ báo nào vắng bóng bài viết của ông. Với bút pháp nhẹ nhàng mà dí dỏm, các tác phẩm của ông là bức tranh khá chân thực về xã hội Việt Nam của những nǎm 1930 - 1945. Tập ký Tôi kéo xe là tuyển tập những tác phẩm ký đặc sắc nhất của ông. *** Thay lời giới thiệu Thiên phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang, do nhà Mai Lĩnh xuất bản từ năm 1935, đến nay đọc lại, vẫn thấy còn nguyên giá trị. Tìm mua: Tôi Kéo Xe TiKi Lazada Shopee Gần một thế kỷ đã trôi qua, xã hội đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, với biết bao máu lệ của lịch sử, các thể tài sáng tác văn chương, báo chí đã biến đổi không ngừng với rất nhiều những hình thức mới, đầy tính cách mạng, tân kỳ... Nhất là kỹ nghệ làm báo, làm truyền hình, truyền thông mạng... đã có những thay đổi căn bản, những biến chuyển mà kể cả những người làm nghề nhà báo, phóng viên cũng khó mà hình dung hết được. Vậy mà bất chấp những thay đổi tưởng như bãi biển nương dâu ấy, thiên phóng sự mỏng mảnh, giản dị Tôi kéo xe của Tam Lang, ngay giờ đây, vẫn là một mẫu mực trong nghề, vẫn khiến người ta phải suy ngẫm... Vì xét kỹ ra, các nhà báo bây giờ, dẫu viết có khéo léo, mất công thế nào, cũng vẫn không qua nổi một điều: sự chân thực. Mà sự "chân thực" ấy, hiện tại ai cũng biết cũng rõ, dẫu đôi khi nó sờ sờ ra đấy, người viết báo nhìn thấy được, cảm thấy được đã khó, nhưng có đủ dũng khí mà đề cập đến nó, vạch rõ chân tướng nó còn khó gấp mười. Cái thách thức căn bản về nghề ấy, người viết Tôi kéo xe đã vượt qua không mấy khó khăn. Tam Lang Vũ Đình Chí, khi quyết định cởi áo ký giả, mặc áo cu li, để hóa thân thành một người kéo xe, một kẻ ngựa-người, quả thực đã thâm nhập hoàn toàn vào cái vai ấy, nghề ấy, để mô tả chi tiết một bức tranh thực tế sống động, và không phải là không rộng lớn về xã hội đang sống với những sự thực chua chát, những mánh khóe, lọc lừa đen bạc, những đểu giả và nhẫn tâm của xã hội, dưới đáy hoặc không, nhiều đĩ điếm và cũng lắm trưởng giả. Cứ như chúng ta thấy, rất nhiều ký giả hiện nay, khi nhập vai viết về tệ nạn xã hội, cái kỹ năng cũng vẫn chẳng vượt hơn tác giả Tôi kéo xe là bao, và với mức độ thiếu đầu tư cho một đề tài của các tờ báo hiện tại, thì kể cả một bài báo gọi là dài kỳ nào đó, cũng khó mà so sánh được với sự rốt ráo, thấu đáo, trọn vẹn của Tôi kéo xe của nhà báo họ Vũ cách đây non thế kỷ. Ấy là không bàn đến các thể loại phóng sự "tôi đi tôi đến tôi thấy" theo kiểu chuồn chuồn đạp nước. Nhưng cái giá trị trước nhất của Tôi kéo xe, phải nói đến, chính là văn phong của nó. Tiếng Việt và lối viết của Tam Lang quả thật vẫn khá trơn tru, hiện đại, rất khác với những trang viết ở cùng thời mà ta thấy hiện đã ít nhiều khó đọc bởi từ vựng cũ kỹ và diễn đạt lạc hậu. Là một phóng sự báo chí, nhưng Tôi kéo xe đã có những câu văn cá nhân hóa đặc sắc: "Ăn đã chẳng có gì béo bổ, ở cũng ở chui ở rúc, lại còn dãi gió dầm mưa, phơi sương phơi nắng, đến đá cũng phải ốm, đừng nói là người. Nhưng giời đã đày vào kiếp ấy, cũng chẳng chống lại được với giời! Biết giữ được phần nào, hãy cứ hay phần ấy". Ai đọc cũng thấy được đây là triết lý của một anh cu li kéo xe, gốc gác đồ nho vậy!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Kéo Xe PDF của tác giả Tam Lang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mưu Lược Đặng Tiểu Bình (Tiêu Thi Mỹ)
Mưu lược của Đặng Tiểu Bình so với Mao Trạch Đông, đương nhiên là chưa bằng được. Cuộc đời Đặng ba lần bi đánh đổ, còn Mao chỉ bi có một lần. Song Đặng lại thực hiện thành công kỳ tích ba lần bị đổ, ba lần vươn lên, và lần sau lại huy hoàng hơn lần trước. Đặng từng nói một cách dí dỏm với một ngôi sao điện ảnh Mỹ: “Nếu có đặt giải thưởng Ôlimpích cho người vùng lên về mặt chính trị thì tôi có tư cách để nhận huy chương vàng”. Để đạt được điều đó, ngoài nghị lực và lòng dũng cảm, đương nhiên càng cần phải có mưu lược và trí tuệ. Cuốn sách Mưu lược của Đặng Tiểu Bình gồm 7 chương nhằm giới thiệu mưu lược của Đặng Tiểu Bình trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách đã đề cập và nêu lên những kinh nghiệm phong phú về mọi mặt trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Cuốn sách đáng để cho chúng ta nghiên cứu, suy nghĩ, rút ra những bài học cần thiết cho công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước ta do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mưu Lược Đặng Tiểu Bình PDF của tác giả Tiêu Thi Mỹ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mưu Lược Đặng Tiểu Bình (Tiêu Thi Mỹ)
Mưu lược của Đặng Tiểu Bình so với Mao Trạch Đông, đương nhiên là chưa bằng được. Cuộc đời Đặng ba lần bi đánh đổ, còn Mao chỉ bi có một lần. Song Đặng lại thực hiện thành công kỳ tích ba lần bị đổ, ba lần vươn lên, và lần sau lại huy hoàng hơn lần trước. Đặng từng nói một cách dí dỏm với một ngôi sao điện ảnh Mỹ: “Nếu có đặt giải thưởng Ôlimpích cho người vùng lên về mặt chính trị thì tôi có tư cách để nhận huy chương vàng”. Để đạt được điều đó, ngoài nghị lực và lòng dũng cảm, đương nhiên càng cần phải có mưu lược và trí tuệ. Cuốn sách Mưu lược của Đặng Tiểu Bình gồm 7 chương nhằm giới thiệu mưu lược của Đặng Tiểu Bình trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách đã đề cập và nêu lên những kinh nghiệm phong phú về mọi mặt trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Cuốn sách đáng để cho chúng ta nghiên cứu, suy nghĩ, rút ra những bài học cần thiết cho công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước ta do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mưu Lược Đặng Tiểu Bình PDF của tác giả Tiêu Thi Mỹ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Nghề Của Thủy (Lê Thanh Dũng)
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét về đạo diễn - NSND Trần Văn Thuỷ như sau: “Có thề nói không ngần ngại rằng anh là người làm phim tài liệu chính luận giỏi nhất nước ta. Trần Văn Thuỷ có một cái gì đó hơi giống Trịnh Công Sơn, bởi sự hoà quyện tuyệt vời giữa hình ảnh và lời bình, nâng giá trị của tư liệu lên rất nhiều. Một nhà văn chính luận sâu sắc trong vai trò một đạo diễn, luôn trực diện với những vấn đề nóng hổi của nhân sinh” Chuyện nghề của Thuỷ gồm 29 chương, là cuộc đời của Thuỷ từ lúc ấu thơ cho đến tuổi thất thập cổ lai hy qua lời kể của nhân vật chính và ghi chép của Lê Thanh Dũng, một người bạn tri kỷ. Nói như ông, “cuốn sách chỉ nói được một phần” vì “câu chuyện còn dài lắm”. … Và cậu bé bắt đầu làm quen với “phim và ảnh” năm mười ba tuổi lớn lên thành chàng trai hai mươi lăm tuổi thất thểu từ Tây Bắc về, rón rén gõ cửa trường Điện ảnh, đến nay đã kịp để lại những dấu ấn cho ngành điện ảnh Việt Nam bằng hàng chục bộ phim đạt giải cao ở các Liên hoan phim Quốc gia và Quốc tế. Với gia tài trên 20 phim, trong đó có các tác phẩm đoạt giải thưởng cao, phản ánh một cách gai góc hiện thực của lịch sử như: - Những người dân quê tôi, phim đầu tay quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ Câu Bạc tại LHP Quốc Tế Leipzig (1970) Tìm mua: Chuyện Nghề Của Thủy TiKi Lazada Shopee - Phản Bội, phim về chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, đoạt giải vàng LHP Việt Nam 1980 - Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988 - Chuyện tử tế, nội dung về thân phận của những người nghèo khổ và những mâu thuẫn xã hội được đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy, đoạt giải Bồ Câu Bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig”. (1985) - Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 1999, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43. - Chuyện từ một góc phố (2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường. “Trần Văn Thuỷ cũng là một con người, có những”hỷ nộ ái ố” như mọi người. Hắn lại là một nghệ sĩ, đã là nghệ sĩ thì cho dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều nhạy cảm, dễ rung động. Hắn kể lại chuyện đã qua như để nói chuyện với chính mình sau một chặng đường dài trên đường đời, mà như hắn nói, có quá nhiều những sự tình cờ, hên xui, may rủi. Nhưng tóm lại, vui thì ít, buồn thì nhiều.” “Mỗi người có thể có những cách nhìn khác nhau về những gì đã qua. Đó là chuyện bình thường; người ta thường nói “chín người mười ý” kia mà! Những điều bộc bạch trong cuốn sách này cũng là một cách nhìn. Và tôi nghĩ, đó là một cách nhìn thẳng thắn, thiện tâm và thành thật.”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Nghề Của Thủy PDF của tác giả Lê Thanh Dũng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.