Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

100 Ý Tưởng Tiếp Thị Tuyệt Hay

100 Ý Tưởng Tiếp Thị Tuyệt Hay

NẾU BẠN MUA quyển sách này, nghĩa là bạn đang tìm kiếm những ý tưởng mới. Có thể bản thân bạn là một nhân viên tiếp thị, nhân viên kinh doanh hoặc một nhà kinh doanh nhỏ lẻ, hoặc có lẽ bạn chỉ muốn tìm ít ý tưởng mới cho cuộc họp sắp tới. Quyển sách này sẽ hỗ trợ cho bất kỳ mục đích nào kể trên. Trên hết tất cả, tiếp thị là tạo nên những giao dịch có lợi.

Những giao dịch này có lợi cho cả đôi bên – trao đổi công bằng luôn khiến đôi bên có lợi, bằng không mọi người trao đổi làm gì? Điều chúng ta nhắm đến là cung cấp sản phẩm (đương nhiên, bao gồm cả dịch vụ) không bị gửi trả lại, cho những khách hàng sẽ quay trở lại. Một trong những quan điểm cơ bản của tiếp thị là tập trung vào khách hàng – trong bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tiếp thị, chúng ta luôn bắt đầu bằng việc xem xét nhu cầu của khách hàng. Dĩ nhiên, đây không có nghĩa chúng ta là tổ chức nhân ái, từ thiện gì: chúng ta không TẶNG điều khách hàng cần, mà chúng ta BÁN thứ khách hàng muốn. Lưu ý rằng nhu cầu cũng được định nghĩa khá rộng – nếu phụ nữ muốn sôcôla, hoặc đàn ông muốn bia, chúng ta phải luôn bảo đảm không để họ chờ lâu. Đa số ý tưởng trong quyển sách này sẽ giúp bạn tìm ra cách cải thiện quá trình giao dịch, bằng cách thúc đẩy thêm hoặc khiến giao dịch thu lợi nhiều hơn.

Tuy vậy, tiếp thị còn hơn thế này nhiều. Tiếp thị cũng liên quan đến việc tạo ra một môi trường làm việc, trong đó kiểm soát giao dịch giữa sếp với nhân viên nhằm đạt được lợi ích tối đa cho cả đôi bên. Trong các ngành dịch vụ, nhân viên là thành tố chính của thứ mà mọi người mua – đầu bếp và nhân viên phục vụ trong nhà hàng, nhà tạo mẫu tóc tại tiệm uốn tóc, huấn luyện viên tại trường huấn luyện bay. Một số ý tưởng trong quyển sách này là về tiếp thị nội bộ: giữ nhân viên làm việc lâu dài và hăng hái có lẽ là phương pháp quan trọng nhất để bạn phát triển ưu thế cạnh tranh.

Đây không phải là một quyển sách giáo khoa về tiếp thị. Sách loại đó có khắp nơi, và nếu bạn là một nhà tiếp thị ắt hẳn bạn đã đọc nhiều rồi. Sách này đề cập lý thuyết rất ít – chỉ một hoặc hai ví dụ giúp minh họa nguyên nhân đằng sau một số ý tưởng. Mục tiêu của quyển sách này là cung cấp một loạt ý tưởng ngắn gọn dành cho công việc tiếp thị. Các ý tưởng đều xuất phát từ những công ty thực. Có công ty lớn, công ty nhỏ, công ty dịch vụ, công ty sảnphẩm-hữu-hình. Một số trường hợp bạn có thể bê nguyên xi ý tưởng trong sách để áp dụng vào công việc kinh doanh của chính mình; một số trường hợp khác bạn có thể chỉnh sửa ý tưởng cho phù hợp. Một số trường hợp khác nữa, ý tưởng có thể minh họa cho tính hữu ích của sự sáng tạo, và có lẽ sẽ khiến bản thân bạn nảy ra một vài ý tưởng.

Các ý tưởng thường được góp nhặt từ trang web của chính các công ty hoặc từ các nguồn được công bố, và trong những trường hợp khác là từ chính kinh nghiệm giao dịch trực tiếp với các công ty. Nếu bạn chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy những ví dụ tiếp thị khôn khéo nhan nhản quanh bạn – một cách tiếp cận sáng tạo chính là tất cả những gì cần để biến bản thân bạn trở thành người thắng cuộc. Về cơ bản, tiếp thị tốt chính là biết sáng tạo. Các công ty thành công là những công ty phát triển được nét độc đáo kích thích mua hàng (unit selling proposition – USP), đánh dấu sự khác biệt giữa họ với các đối thủ cạnh tranh. USP có thể gần với bất kỳ điều gì – cấp độ dịch vụ được cải thiện có thể làm nên sự khác biệt cho một công ty buôn bán sản phẩm như xi măng chẳng hạn, căn bản ai bán cũng y như nhau. Đồng thời, một nhà bán lẻ với đủ loại sản phẩm hữu hình độc đáo có thể tạo được lợi thế cạnh tranh so với nhà bán lẻ khác cũng chu đáo với khách hàng nhưng chỉ được cái có cửa hàng đẹp. Sao chép trực tiếp ý tưởng thường không phải là một ý kiến hay – nhưng chỉnh sửa ý tưởng lấy từ một ngành khác cho phù hợp có thể cực kỳ hữu hiệu.

Sai lầm nhiều công ty thường phạm phải là cố làm hài lòng tất cả mọi người. Đây là việc không khả thi với tất cả mọi người ngoại trừ những công ty cực lớn – và ngay cả các công ty cực lớn cũng hay thực hiện việc này bằng cách chia nhỏ thành nhiều chi nhánh và thương hiệu phụ. Do đó bạn không thể ứng dụng hết mọi ý tưởng trong quyển sách này: bạn phải chọn lọc đôi chút, vì nhiều ý tưởng không thể áp dụng cho ngành của bạn hoặc cho trường hợp riêng của bạn. Đối với các công ty vừa và nhỏ, chuyên môn hóa là con đường phát triển – nhưng hãy chuyên về khách hàng, chứ đừng về sản phẩm nhé. Khách hàng đưa tiền cho bạn, sản phẩm lại làm bạn tốn tiền: hãy tập trung vào nhu cầu của khách hàng! Cuối cùng, không có khách hàng thì cũng chẳng có làm ăn. Dĩ nhiên, điều này đúng cả với nhân viên, tiền vốn, và tài sản nữa, nhưng tất cả những thứ trên đều dễ kiếm hơn khách hàng rất nhiều – suy cho cùng, tất cả những người khác ngoài kia đều cố moi đồng tiền mà khách hàng đã chắt chiu kiếm được. Tôi mong rằng quyển sách này sẽ mang đến vài ý tưởng giúp bạn có khách hàng nhiều hơn, giữ chân họ lâu hơn, và bán cho họ nhiều hơn. Jim Blythe

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Khách Hàng Là Số 1
Khách Hàng Là Số 1Dịch vụ khách hàng luôn là một trong những vấn đề cấp thiết đối với các giám đốc kinh doanh, cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và bán hàng, đặc biệt là ở cấp độ bán lẻ.Trong cuốn Khách hàng là số 1, tác giả đã đề cập đến những điểm cơ bản trong dịch vụ khách hàng như xây dựng một tổ chức lấy con người làm trung tâm, lấy hiệu quả làm động lực, và luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên cao nhất. Với những quan sát tinh tường dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của Yum!, công ty nhà hàng lớn nhất thế giới, cuốn sách đã tập trung vào bốn bước quyết định:Hướng đến mục tiêu đúng: Lợi nhuận sẽ tăng trưởng khi bạn biết quan tâm khách hàng và tạo ra cho nhân viên môi trường làm việc có động lực.Đối xử với khách hàng đúng cách: Hãy xác định bạn mong muốn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm gì khi họ tương tác với từng bộ phận trong công ty.Đối xử với nhân viên đúng cách: Sử dụng các chiến lược thông minh, từ việc tuyển chọn, huấn luyện và phát triển nhân viên, cho đến quản lý hiệu quả công việc và tạo nên một văn hóa ghi nhận thành tích.Xây dựng phương thức lãnh đạo đúng: Bạn không thể tự mình làm tất cả. Hãy để nhân viên dùng trí tuệ của họ tham gia vào công việc giúp bạn, và trách nhiệm của bạn là luôn hỗ trợ họ.Khi làm theo những bước trên, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên tâm huyết, gắn bó để đóng góp vào thành công chung của công ty.
Nghệ Thuật Câu Like
Nghệ Thuật Câu LikeInternet bùng nổ trong thời gian vừa qua đã góp phần đưa các doanh nghiệp đến gần hơn nguồn khách hàng tiềm năng của mình. Những trang web cộng đồng trực tuyến được bùng nổ như: Facebook, Twitter, Youtube hay LinkedIn, những trang website này giúp cho doanh nghiệp tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng, không còn rườm rà như xưa, nhưng không chỉ có thế là đủ mà bạn hãy suy nghĩ xem: sao những thông điệp của mình không tạo được hiệu ứng như mong đợi? Bạn cảm thấy băn khoăn khi khách hàng thờ ơ với các trang web độc đáo và bắt mắt của mình? Nếu những câu hỏi đó từng làm bạn trăn trở, thì đây chính là quyển sách dành cho bạn.Được xây dựng từ chính trải nghiệm của tác giả Ann Handley – Giám đốc Nội dung của MarketingProfs – công ty chuyên cung cấp các giải pháp marketing toàn diện và C.C Chapman – diễn giả podcasting nổi tiếng từng sáng lập thành công công ty truyền thông xã hội Advanced Guard, cuốn sách sẽ trang bị cho bạn cách thức phát triển nội dung ấn tượng nhất nhằm kết nối với người mua trên cộng đồng mạng. Ann Handley và C.C Chapman sẽ dẫn dắt bạn từng bước cơ bản: từ xác định rõ mục tiêu chiến lược của nội dung trước khi phác họa ý tưởng, đến truyền tải nội dung một cách hiệu quả nhất để nâng cao uy tín và thu hút khách hàng trung thành. Đan xen trong đó là những câu chuyện về các công ty đã thành công khi áp dụng các công thức này. Qua đó, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng to lớn của nội dung – không những đóng vai trò then chốt trong hoạt động marketing, mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng và doanh nghiệp.Quyển sách không đánh đố người đọc bằng các lý thuyết xa rời thực tế, mà sử dụng ngôn ngữ hình tượng, gần gũi mà vô cùng thực tiễn. Bất cứ người đọc nào cũng sẽ cảm thấy tác giả đang cố gắng trò chuyện với mình. Họ có thể tìm thấy giải đáp cho thắc mắc của mình, cũng như áp dụng các bí quyết nhằm cải thiện hiệu quả truyền thông đến khách hàng. Đó chính là mấu chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững trong kinh doanh.Đừng khiến tâm sức của đội ngũ marketing thành uổng phí, hãy biến nội dung thành nguồn sống cho mọi thành tựu quảng bá trong doanh nghiệp của bạn, như các bậc thầy truyền thông đã làm.Thông tin tác giả:Ann Handley là Giám đốc Nội dung của MarketingProfs, một tổ chức đáng tin cậy giúp các doanh nghiệp quảng bá được sản phẩm và dịch vụ của mình thông minh và hiệu quả hơn. Có đến hơn 360.000 các doanh nhân, chủ doanh nghiệp và các nhà marketing trong các tập đoàn lớn nhất toàn cầu theo dõi tổ chức này, biến nó trở thành tổ chức lớn nhất về lĩnh vực marketing.Ann có 12 năm kinh nghiệm trong việc tạo ra và quản lý nội dung số để xây dựng các mối quan hệ cho các tổ chức và các cá nhân. Ngoài ra bà cũng là một tác giả cũng như là chủ nhân của blog, A n n a r c h y, cũng như diễn đàn American Express OPEN, Mashable, and The Huffington Post.Trước đây, Ann cũng là đồng sáng lập ClickZ, một trong những nguồn lực marketing phổ biến nhất trên thế giới.
50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng
50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách HàngMột người đầu bếp vì bốn vị khách hàng ngoại quốc mà học tiếng Anh.Người của tiệm ăn Shousi làm gì vào khoảng thời gian giữa cao điểm ban ngày và cao điểm ban đêm ?Đầu bếp Akimasi đã lợi dụng khoảng thời gian rỗi ấy để học tiếng Anh.Akimasi nói : “Hiện tại tôi rất muốn học tiếng Anh”.Tôi hiểu tâm trạng ấy của Akimasi.Tôi hỏi anh ta : “Nhưng tại sao hiện tại anh lại rất muốn học tiếng Anh ?”Akimasi đáp : “Có bốn vị khách nước ngoài đến tiệm ăn chúng tôi. Tôi cứ nghĩ là họ chỉ ngẫu nhiên đến ăn ở tiệm chúng tôi một lần, không ngờ họ lại trở thành khách thường xuyên. Tôi muốn học tiếng Anh để trò chuyện với họ”.Akimasi sẽ kể tỉ mỉ cho khách hàng biết món ăn pusi thế nào, có thể tìm ở đâu, ăn vào lúc nào, nấu món ấy ra sao…Akimasi muốn dùng tiếng Anh nói cho mấy vị khách nước ngoài biết điều đó.Vì bốn vị khách kia không biết tiếng Nhật, cho nên Akimasi bèn vì họ mà học tiếng Anh.Đội ngũ lái xe của Công ty taxi M* đều biết nói tiếng Anh.Có Công ty tăng lương cho những lái xe biết nói tiếng Anh.Nhưng ở tiệm ăn Shousi, việc học tiếng Anh không được thù lao.Bởi vì là cửa hàng tư nhân, không cần biết tiếng Anh, chỉ cần tiêu thụ tốt món “Kim thương ngư” là được.Nhưng để cho khách hàng ăn ngon miệng hơn, Akimasi đã cố gắng học tiếng Anh.Đó là tinh thần đối xử thật sự chu đáo đối với khách hàng.
Thuật Quản Lý Bán Hàng
Thuật Quản Lý Bán HàngCông việc của người quản lý bán hàng là tuyển dụng, quản lý và động viên đội ngũ nhân viên bán hàng có hiệu suất hàng đầu.Chuyên gia bán hàng lừng danh thế giới Brian Tracy đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu sự khác biệt giữa những nhà quản lý bán hàng thành công nhất thế giới so với phần còn lại, và đúc kết thành những chiến lược đơn giản nhưng đầy quyền năng. Độc giả sẽ được khám phá sáu phẩm chất cốt lõi của một đội ngũ bán hàng thành công và biết cách:• Chọn lựa và tuyển dụng những người giỏi nhất• Đặt ra những mục tiêu rõ ràng• Xác định kế hoạch bán hàng• Thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao• Động viên bằng những hình thức khích lệ đúng đắn• Thúc đẩy nhận thức bản thân của nhân viên để thúc đẩy doanh thu• Suy nghĩ giải pháp bán hàng• Đo lường kết quả• Loại bỏ những nhân viên làm việc kém• Lãnh đạo bằng cách làm gương• Và…nhiều hơn nữa!