Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lão Tử Tinh Hoa (Nguyễn Duy Cần)

MỤC LỤC:

Vài lời thưa trước

PHẦN I

I. Lược sử Lão Tử

II. Sách của Lão Tử: Đạo Đức Kinh Tìm mua: Lão Tử Tinh Hoa TiKi Lazada Shopee

A. Văn chương trong sách Lão Tử

B. Các nhà chú giải Lão Tử

PHẦN II. HỌC THUYẾT LÃO TỬ

I. PHẦN TỔNG QUAN

A. Đạo là gì?

B. Cái Động của Đạo

C. Huyền Đồng 玄同

D. Chính trị

II. PHẦN PHÂN TÍCH

ĐẠO 道

A. Về bản thể

B. Về nhân sự

ĐỨC 德

A. Đức (德)

B. Huyền Đức (玄德)

VÔ 無

A. Vô tuyệt đối

B. Vô đối đãi

TỰ NHIÊN 自然

NHÂN NGHĨATHÁNH TRÍ 仁義聖智

HỌC 學

PHẢN VÀ PHỤC 反復

TỔN HỮU DƯ - BỔ BẤT TÚC 損有餘 - 補不足

TRI TÚC - TRI CHỈ 知足 - 知止

BẤT TRANH 不争

NHU NHƯỢC 柔弱

BẤT NGÔN CHI GIÁO 不言之敎

TAM BỬU 三寶

HUYỀN ĐỒNG 玄同

VÔ VI 無為

PHẦN III

A. Sự biến thiên của Lão học

B. Lão Tử và Khổng Tử

C. Ảnh hưởng sách Lão Tử

Vài lời thưa trước

Vì lúc chép lại tôi không có “sách giấy” nên đã chép không theo đúng thứ tự các tiết. Trong một dịp về quê tôi tìm lại tác phẩm này (tôi mua từ năm 1994) nên nay tôi cũng bắt đầu chép lại từ phần thứ hai. Ngoài việc sắp xếp lại theo đúng thứ tự trong sách, tôi còn sửa một vài lỗi chính tả, lược bỏ những đoạn mà trong sách không có; chép thêm các những chỗ thiếu (bản đó không chép chữ Hán, chữ Pháp, một số các chú thích).

Nhờ trước đây tôi đã chép cuốn Lão tử - Đạo Đức kinh của cụ Nguyễn Hiến Lê (Nxb Văn hoá, năm 2006) nên việc chép chữ Hán trong cuốn Lão tử tinh hoa này không tốn công nhiều, gần như chỉ cần chép lại các đoạn tương ứng trong bản của cụ Nguyễn Hiến Lê rồi sửa lại cho phù hợp với bản của cụ Nguyễn Duy Cần vì hai bản có nhiều chỗ khác nhau như hai ví dụ sau:

- Trong tiết D: Chính trị, phần II: Tổng quan, cụ Nguyễn Duy Cần có trích dẫn câu: “Dân chi khinh tử, dĩ kỳ cầu sinh chi hậu…” (民之輕死, 以其求生之厚…), và dịch là: “dân mà coi thường cái chết, là vì quá trọng cầu cái sống”). Còn bản của cụ Nguyễn Hiến Lê thì chép là: “Dân chi khinh tử, dĩ kì thượng cầu sinh chi hậu…” (民之輕死, 以其上求生之厚…), và dịch là:

“Dân sở dĩ coi thường cái chết là vì nhà cần quyền tự phụng dưỡng quá hậu…”. Vì bản của cụ

Nguyễn Hiến Lê có chữ “thượng”上, còn bản của cụ Nguyễn Duy Cần thì không, nên ý nghĩa câu đó khác nhau như vậy. Điều này cụ Nguyễn Hiến Lê có nêu ra trong cuốn Lão tử - Đạo Đức kinh (xem phần dịch Đạo Đức kinh, chương75).

- Một câu trích dẫn khác, cũng trong trong tiết C: “Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn” (民多利器, 國家滋昏): “Nhân dân nhiều lợi khí, thì nước nhà càng tối tăm”. Tương ứng với chữ “dân” 民 trong câu đó, bản của cụ Nguyễn Hiến Lê chép là “triều” 朝: “Triều đa lợi khí, quốc gia tư hôn” (朝多利器, 國家滋昏): “Triều đình càng nhiều “lợi khí” (tức quyền mưu) thì quốc gia càng hỗn loạn” (Chương 57).

Hai ví dụ trên có một điểm chung là: theo bản của cụ Nguyễn Duy Cần thì người có lỗi đều là dân, còn theo bản của cụ Nguyễn Hiến Lê thì người có lỗi đều là nhà cầm quyền.

Trong cuốn Đạo Đức kinh dễ hiểu, Phan Ngọc cho biết: “Trong việc dịch này tôi cảm ơn các bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang, Giáp Văn Cường mà tôi đều tham khảo với tinh thần “Hư tâm cầu học”. Đó đều là những bản dịch tốt, biểu hiện một trình độ Hán học sâu và một công phu khảo cứu hết sức nghiêm túc. So với nhiều bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga thì nó dễ hiểu hơn.

Tôi chỉ giới thiệu cách dịch dễ hiểu cho nên gọi nó là Đạo Đức Kinh dễ hiểu, còn Đạo Đức Kinh chính nghĩa là chuyện của các thế hệ sau”. Hai câu tương ứng với hai ví dụ nêu trên, Phan Ngọc phiên âm và dịch nghĩa như sau:

- “Dân chi khinh tử, dĩ kỳ thượng cầu sinh chi hậu…”: Dân mà coi thường cái chết là vì người trên lo cái sống của họ quá nặng…

- “Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn”: Khi dân có nhiều mánh khóe mưu lợi (/lợi khí/) thì nước nhà sẽ tối tăm.

Như vậy, câu trước, bản của Phan Ngọc có chữ “thượng” giống như bản của cụ Nguyễn Hiến Lê; còn câu sau dùng chữ “dân” giống như bản của cụ Nguyễn Duy Cần [1].

Sách dày khoảng 250 trang (không kể phần sách tham khảo và mục lục mà tôi không chép lại) mà phần thứ hai gồm khoảng 170 trang, tức khoảng 70% tác phẩm, nên phần tôi đánh máy không đáng kể so với phần tôi chép lại từ blogspot Chu Văn An. Xin chân thành cảm ơn người đã đăng phần hai tác phẩm Lão Tử Tinh Hoa và xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.

GoldfishDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Cần":Lão Tử Đạo Đức KinhLão Tử Tinh HoaThuật Xử Thế Của Người XưaCái Dũng Của Thánh NhânCái Cười Của Thánh NhânTinh Hoa Đạo Học Đông PhươngTrang Tử Và Nam Hoa KinhDịch Học Tinh HoaPhật Học Tinh HoaToàn Chân Triết Luận

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lão Tử Tinh Hoa PDF của tác giả Nguyễn Duy Cần nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mùi Hương Trầm (Nguyễn Tường Bách)
Giới thiệu[1] “Mùi hương trầm” đưa ta đến các nền văn minh, tôn giáo và tín ngưỡng của Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng. Với những nhận định đầy tính khoa học và cũng chất chứa nhiều niềm cảm xúc riêng tư, những nhận xét hóm hỉnh của tác giả trên bước đường du hành qua các miền, ta hình dung được đời sống văn hóa, xã hội hiện tại của những đất nước này. Hơn thế nữa, tác giả dẫn dắt ta qua các di tích của Phật giáo tại các nước và thuật lại cho ta lịch sử phát triển của Phật giáo qua các thời kỳ. Tại Ấn Độ, tác giả đã tìm đến các di tích có liên quan đến thời Đức Phật còn tại thế, “tứ động tâm” của Ấn Độ: nơi Phật đản sanh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân và nơi Phật nhập diệt. Những địa danh ta thường đọc trong các kinh sách, nay trở nên hiện hữu trước mắt dù chỉ còn là di tích: thành Vương Xá, vườn Trúc Lâm, vườn Cấp Cô Độc, vườn Lộc Uyển, đỉnh Linh Thứu nơi Phật giảng bộ Kinh Pháp Hoa, cũng là nơi phát nguyên phái Thiền Tông, Hoa Thị Thành nơi vua A-Dục tổ chức hội nghị kết tập lần thứ ba, Na-Lan-Đà, đại học Phật giáo đầu tiên, kể cả những nơi Huyền Trang đã từng đến tham bái và thuật lại. Đúng như lời tác giả nói: “Ôi những điều tưởng là huyền thoại, nay đều có thật cả”. Tại Trung Quốc, ta được dẫn đến nhiều nơi có di tích linh địa của Phật giáo Trung Quốc như Linh Quang tự và chiếc răng Phật, chiêm lễ pho tượng Di Lặc cao 18 m, tượng Đại Phật cao 13,7 m, có nơi đến 53 động kéo dài cả cây số, trong 5.000 tượng Phật, tượng lớn nhất cao 17m, tượng tí hon chỉ cao 2 cm, nhiều tượng Phật rất kỳ lạ: tượng Phật cao 17m; tượng Di Lặc ngồi tréo chân, thế thiền định rất ít thấy đối với vị Phật này; một tượng Thích Ca Mâu Ni mà trong vạt áo lại có vô số vị Bồ-tát… Thật là một nền nghệ thuật Phật giáo rất đặc sắc của Trung Quốc. Ta được dẫn dắt đến “Tứ Đại Danh Sơn”, nơi thờ các vị đại Bồ-tát: Ngũ Đài Sơn của Văn Thù, Nga Mi Sơn của Phổ Hiền, Cửu Hoa Sơn của Địa Tạng, và Phổ Đà Sơn nằm ngoài biển của Quán Thế Âm… Đến Tây Tạng, ông lên tận nóc của thế giới, ở trên độ cao khoảng 4.500m. Tìm mua: Mùi Hương Trầm TiKi Lazada Shopee Nét đặc biệt của Tây Tạng là cờ phướn “in Kinh chi chít, tung bay phần phật trong gió và tung rãi vào không gian mọi phước lành, nội dung Kinh Phật viết bằng chữ Tây Tạng là Diệu Pháp Liên Hoa kinh”. Ta được ông nói về các giáo phái Phật giáo Tây Tạng rất rành mạch, biết được Hồng mạo phái và Hoàng mạo phái là thế nào, nhất là đoạn luận về Tiểu thừa Ấn Độ, Đại thừa Trung Hoa và Kim Cương thừa Tây Tạng. Ông thuật lại: “Ánh đèn mờ tỏ cho thấy tôi đang đi trong Tàng kinh các. Đó là nơi cất chứa kinh điển. Kinh điển Tây Tạng in trên những khổ giấy hẹp, chúng được để rời, không đóng gáy. Trong Potala, các kinh điển quý báu đó đều được bọc bằng lụa đỏ hay vàng, chứa trên các khung gỗ đặt trên cao, du khách không rờ tới được. Hệ thống kinh điển của Tây Tạng thật đáng ngạc nhiên cho một nước có khoảng 5-6 triệu dân, đó là một tập hợp đồ sộ của nhiều tạng kinh mà chữ Hán cũng chưa chắc có”. Đọc “Mùi Hương Trầm”, người ta biết vì sao Phật giáo Ấn Độ suy tàn. Và khi Phật giáo Ấn Độ suy tàn không còn gì thì cũng chính là lúc Phật giáo hưng thịnh ở Trung Hoa: hưng thịnh và phân phái như thế nào; kết quả tu hành và lập tông của các vị Tổ sư ra sao… Rồi Thiền Trung Quốc tắt lịm trong thế kỷ thứ XII, thì tại Nhật, nó bắt đầu hưng thịnh rực rỡ. Qua “Mùi Hương Trầm”, ta được trải qua một chuyến du hành kỳ thú trong không gian và cả thời gian 25 thế kỷ của lịch sử đạo Phật. Gấp sách lại, ta có một cảm giác bùi ngùi, như tác giả khi giả từ Tây Tạng, sự hưng thịnh của Phật giáo ngày nay không còn nữa. Nhưng đức Phật đã nói: “Các pháp hữu vi đều không bền vững”, bản thân đạo Phật cũng chịu định luật vô thường đó mà một ngày nào đó sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, không còn ai biết đến nữa. Đạo Phật có thể diệt vong, nhưng chân lý mà nó phát hiện vẫn còn tồn tại.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Tường Bách":Mùi Hương TrầmĐường Xa Nắng MớiTạp Văn Nguyễn Tường BáchTập-San Sử Địa 3 - Đặc Khảo Về Trương Công ĐịnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùi Hương Trầm PDF của tác giả Nguyễn Tường Bách nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ma Quỷ Trong Thế Giới Ngày Nay (Gm. Cristiani)
Một cuốn sách nói chuyện ma quỷ! Nhưng, Có ma, có quỷ thật không? Quỷ ám, quỷ nhập như thế nào? Những chuyện bùa ngải, thư ếm là thực hay hư? Tại sao Thiên Chúa để cho ma quỷ quấy nhiễu, hành hạ con người? Tất cả những thắc mắc trên đây đều được giải đáp, không phải bằng lý lẽ, nhưng bằng những câu truyện ly kì, kinh dị và khủng khiếp mà Đức Cha Cristiani sẽ thuật lại trong tác phẩm này. Đây là một cuốn sách đã được tiếp đón nồng nhiệt sau những tháng ngày đằng đẵng trông mong. Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn lạ thường, đồng thời sinh nhiều lợi ích cho bất cứ độc giả nào đã một lần đọc qua...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ma Quỷ Trong Thế Giới Ngày Nay PDF của tác giả Gm. Cristiani nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ma Quỷ Trong Thế Giới Ngày Nay (Gm. Cristiani)
Một cuốn sách nói chuyện ma quỷ! Nhưng, Có ma, có quỷ thật không? Quỷ ám, quỷ nhập như thế nào? Những chuyện bùa ngải, thư ếm là thực hay hư? Tại sao Thiên Chúa để cho ma quỷ quấy nhiễu, hành hạ con người? Tất cả những thắc mắc trên đây đều được giải đáp, không phải bằng lý lẽ, nhưng bằng những câu truyện ly kì, kinh dị và khủng khiếp mà Đức Cha Cristiani sẽ thuật lại trong tác phẩm này. Đây là một cuốn sách đã được tiếp đón nồng nhiệt sau những tháng ngày đằng đẵng trông mong. Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn lạ thường, đồng thời sinh nhiều lợi ích cho bất cứ độc giả nào đã một lần đọc qua...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ma Quỷ Trong Thế Giới Ngày Nay PDF của tác giả Gm. Cristiani nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lược Truyện Đức Phật Thích Ca (Jonathan Landaw)
Trong thời gian nghỉ hè năm học lớp 9, tôi được may mắn đọc cuốn sách nhỏ tựa đề “Lược sử Phật Tổ” do thầy Chân Không biên soạn. Sau khi xem xong, tôi thật sự bị thu hút bởi tấm gương cao quý của đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Tôi tự nghĩ: Về gia tộc, Phật sinh ra thuộc dòng vua chúa. Về thân thể, Phật có 32 tướng tốt. Về trí tuệ, Phật thông minh hơn người. Về địa vị, Phật là thái tử con vua. Về quả phước, Phật hưởng thụ đầy đủ mọi sự giàu sang sung sướng của cuộc đời v.v... Thế mà Ngài đã từ bỏ tất cả địa vị, quyền thế, vợ đẹp, con ngoan, giàu sang, sung sướng để một thân một mình vào rừng sâu núi thẳm, tu hành khổ hạnh, tìm cầu chân lý, giải thoát chúng sinh khỏi vòng luân hồi sinh tử. Thật là cao quý biết bao. Nếu đem thân mình ra xét, thì tôi chẳng có một thứ gì xứng đáng để bỏ cả. Vậy mình còn ham muốn làm chi những thứ mà Ngài đã bỏ, để rồi lãng phí cả một đời người theo đuổi tìm cầu? Từ đó tôi đã chuyển hướng cuộc đời, quyết chí noi theo con đường mà đức Phật đã đi. Nhờ đọc được Lược sử của đức Phật mà tôi đã giác ngộ và xuất gia tu hành. Tôi nguyện sau này nếu đủ nhân duyên sẽ phổ biến rộng rãi cuộc đời ánh đạo của đức Phật. Hy vọng qua tấm gương cao quý của Ngài sẽ giác ngộ nhiều người hướng về lý tưởng giải thoát như tôi. Và ước nguyện đó đã đến. Một hôm, tôi đọc được cuốn “The Story of Buddha” của Jonathan Landaw, thấy lối viết đơn giản, ngắn gọn, dễ phổ cập trong quần chúng bình dân, nên tôi đã quyết tâm dịch ra tiếng Việt hầu truyền bá khắp nơi theo như sở nguyện trước đây. Sau khi dịch xong, tôi có biên tập lại và có thêm bớt đôi chút cho hoàn chỉnh hơn. Cầu mong Phật lực gia hộ cho những ai sau khi đọc xong cuốn sách này, sẽ giác ngộ được sự vô thường của cuộc đời, hướng tâm về con đường giải thoát an vui giống như cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni Người dịch Thích Chân Tính Tìm mua: Lược Truyện Đức Phật Thích Ca TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Truyện Đức Phật Thích Ca PDF của tác giả Jonathan Landaw nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.