Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lính Trơn - Khoa Học Lạ Kỳ Về Loài Người Trong Chiến Tranh (Mary Roach)

Từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chúng ta đã luôn chứng kiến một quân đội Hoa Kỳ hùng mạnh, tinh nhuệ và uy hiếp bậc nhất hoàn cầu. Chúng ta thấy bom nguyên tử, tên lửa hành trình, hàng không mẫu hạm, máy bay trực thăng, xe tăng tối tân hay những đơn vị đặc nhiệm SEAL sát thủ….

Nhưng có lẽ hiếm khi người ta có thể có cái nhìn vào đằng sau cỗ máy chiến tranh đó như trong cuốn sách này. Bên dưới tấm màn sắt của khoa học quân sự chính là những thứ khoa học kỹ thuật rất nhân bản, rất đời thường, với trung tâm là “lính trơn”. Tác giả Mary Roach sẽ dẫn chúng ta trải qua một hành trình khám phá và trải nghiệm thực sự lạ kỳ về hậu cần chiến tranh, từ cách người ta lo cái ăn cái mặc cho binh lính, cho đến cách giúp các quân nhân đối phó với “Tào Tháo đuổi” trong khi làm nhiệm vụ, hay những nỗ lực của các bác sĩ quân y trong việc phục hồi khả năng “yêu” của thương binh, hay cách họ “hỏi chuyện” những tử sĩ để cải thiện an toàn cho những người sống…

Chiến tranh vẫn gắn liền với sự tàn khốc và cái chết, nhưng nó cũng có thể rất đời thường, đầy ắp hơi thở của sự sống cùng những vấn đề dở khóc dở cười vô cùng sinh động, dưới góc nhìn của một người Mỹ.

“Một cái nhìn vui vẻ, đầy ắp thông tin vào sau bức màn khoa học quân sự.”

- Washington Post Tìm mua: Lính Trơn - Khoa Học Lạ Kỳ Về Loài Người Trong Chiến Tranh TiKi Lazada Shopee

“Roach là một nhà báo điều tra ngoan cường và rất thích nhằn những thứ khó nhằn Lính trơn thuộc hàng đầu trong các tác phẩm của Roach.”

- USA Today***

VÀO ĐỀ

Pháo bắn gà nòng dài 18m, đủ điều kiện để được xếp vào loại vũ khí của pháo binh. Dù một con gà nặng gần 2kg bắn đi với tốc độ lên tới 644 km/h, là một vật thể phóng có tính sát thương, pháo bắn gà được chế tạo không phải để giết chóc. Ngược lại, nó được thiết kế với mục đích thử nghiệm các biện pháp bảo vệ sinh mạng con người. Xác gà được bắn vào các máy bay trống hoặc được xếp sẵn “tổ bay mô phỏng” để kiểm tra khả năng chịu sự tác động của máy bay, trước thứ được Không lực Mỹ và ngành công nghiệp hàng không, với cách gọi phô trương “nam tính” đặc trưng, gọi là “chim đâm”. Những con gà được sử dụng thay cho ngỗng, hải âu, vịt trời hay chim chóc vốn va chạm với các máy bay quân sự khoảng 3.000 vụ mỗi năm, với mức thiệt hại từ 50 triệu tới 80 triệu đô la Mỹ và cứ vài năm lại cướp đi sinh mạng của tổ bay.

Lấy gà “đại diện” cho tất cả các loài chim là một lựa chọn lạ lùng vì chúng không biết bay. Chúng cũng không đâm vào máy bay theo tư thế của vịt trời hay ngỗng - cánh dang rộng, chân duỗi thẳng. Chúng đâm vào máy bay theo đúng kiểu đồ thực phẩm bị ném. Thêm nữa, gà nhà thường có khối lượng riêng lớn hơn mấy loại chim trời thường bay hay bơi ở các vùng đất ngập nước. Với khối lượng riêng là 0,92g/cm3, loài Gallus gallus domesticus (gà nhà) lớn hơn 33% so với hải âu hay ngỗng Canada. Nhưng dù sao thì gà cũng là “vật liệu” được Bộ Quốc phòng Mỹ cho phép sử dụng trong hoạt động thử nghiệm kiểm tra độ bền của kính buồng lái máy bay phản lực.

Gà không những dễ dàng kiếm được và chuẩn hóa, chúng còn được coi là một kiểu tình huống tồi tệ nhất trên lý thuyết.

Thực tế lại không như vậy. Một con chim nhỏ, chắc gọn như chim sáo, có thể đâm xuyên qua kính buồng lái như một viên đạn, và điều đó xảy ra thường xuyên đến mức một số người thấy cần phải đưa ra một loại thuật ngữ hàng không nào đó (“hiện tượng đạn bọc lông vũ”). Bạn sẽ nghĩ: “Có khi không cho lũ chim bén mảng đến gần đường băng thì dễ hơn?” Tuy nhiên, chim là loài thích nghi cao. Chúng sẽ nhanh chóng tự điều chỉnh để quen dần với bất kỳ âm thanh mô phỏng kẻ săn mồi hay cảnh báo nào, thậm chí là âm thanh của những vụ nổ nhỏ mà bạn tạo ra, chỉ bằng cách “kêu to hơn”* và tiếp tục sống như bình thường.

Hãy tham gia với Malcolm Kelley và Đội nghiên cứu/ quản lý nguy cơ chim đâm vào máy bay (BASH) trong Không lực Mỹ. Kelley và cộng sự của mình sử dụng phương pháp tiếp cận xuyên ngành. Kỹ thuật xây dựng kết hợp với sinh học. Điểu học kết hợp với xác suất thống kê. Chúng ta hãy phân tích vấn đề bằng cách bắt đầu với kền kền, họ nói. Dù số vụ đâm máy bay của lũ chim ăn thịt nặng ký này chỉ chiếm khoảng 1%, nhưng lại gây ra 40% thiệt hại trong tổng thiệt hại do chim đâm gây ra. Kelley và nhóm của mình đã gắn các máy phát sóng vào tám con kền kền, theo dõi đường bay và thói quen di chuyển của chúng, kết hợp với các dữ liệu khác để tạo ra một Mô hình Tránh chim (BAM) cho phép những người điều khiển không lưu có thể lên lịch bay tránh những thời điểm và khu vực có nguy cơ cao. Chỉ một nghiên cứu đơn giản “hiểu thêm về chim kền kền”, theo Kelley, đã tiết kiệm được cho Không lực Mỹ 5 triệu đô la mỗi năm cũng như cứu mạng sống của nhiều phi công (và cả chim kền kền nữa).

Chắt lọc dữ liệu, Kelley phát hiện ra rằng khi dải tần số âm thanh động cơ máy bay chồng lấn dải tần số âm thanh mà một loài chim nào đó phát ra khi gặp nguy hiểm thì xác suất chim đâm sẽ thấp hơn. Anh đã viết trong một bài báo năm 1998, “Liệu có phải chúng ta đang nói chuyện với lũ chim mà không hề hay biết không?” Liệu có cách nào tạo ra một giải pháp dựa trên cơ chế này không? Anh đã biết có một vấn đề là cả máy bay và chim đều cất cánh ngược gió. Và bởi vậy chim thường không thể nhận ra máy bay đang lao tới từ phía sau. Chính Kelley đã nảy ra ý tưởng thêm một tín hiệu có nghĩa vào dải sóng radar của máy bay, một thứ tín hiệu có thể cảnh báo nguy hiểm cho lũ chim sớm hơn để chúng kịp phản ứng và bay ra khỏi đường bay của máy bay.

Câu chuyện dạng này đã khiến tôi hứng thú với khoa học quân sự - những trận chiến thầm lặng, ít người biết, với những kẻ thù ít được chú ý: sự kiệt sức, sốc, vi khuẩn, cơn hoảng loạn, những con vịt. Thật ngạc nhiên, đôi khi những thứ làm thay đổi cục diện trận chiến xuất hiện khi những chuyến bay chở các ý tưởng dị thường* va chạm với nguồn kinh phí nghiên cứu lớn gần như bất tận. Mọi người thường nghĩ rằng khoa học quân sự là nghiên cứu về chiến lược và vũ khí - đánh nhau, thả bom, tiến quân. Tất cả những thứ đó tôi nhường những người viết hồi ký và nghiên cứu lịch sử quân sự. Tôi hứng thú hơn với những điều sẽ không có ai đưa lên phim ảnh - những thứ không phải để giết chóc mà là để cứu mạng binh lính. Dù là những người được cứu cũng chỉ để tiếp tục chiến đấu và lấy mạng người khác. Hãy tạm bỏ qua điều này. Cuốn sách này xin dành để tri ân những nhà khoa học, bác sĩ phẫu thuật, đã xông lên cùng những đoàn quân chiến đấu, vạt áo phòng thí nghiệm bay phấp phới, để chế tạo những cỗ xe tăng an toàn hơn, chiến đấu với loài ruồi nhặng hay cố gắng hiểu rõ hơn lũ kền kền.

Pháo bắn gà gần như là tất cả những gì tôi sẽ nói về súng đạn trong cuốn sách này. Nếu như bạn muốn đọc về khoa học kỹ thuật khí tài quân sự, đây sẽ không phải là quyển sách bạn mong ngóng. Đây cũng không phải là truyện 30 phút sau nửa đêm*. Tôi có thảo luận với lính đặc nhiệm - cả lính SEAL Hải quân và Rangers Lục quân - tuy nhiên không phải về việc chiến đấu chống lại quân nổi dậy. Chủ đề của chúng tôi là chiến đấu chống lại cái nóng cực điểm, tiếng ồn chói tai và bụng dạ trở chứng không đúng lúc.

Sau lưng mỗi tướng tá hay một người được Huân chương danh dự, có hàng trăm nhà khoa học quân sự, những người mà bạn sẽ không bao giờ nghe danh. Tác phẩm này của tôi chỉ viết về một phần nhỏ của 1% những gì vẫn đang diễn ra. Tôi cũng đã bỏ qua rất nhiều lĩnh vực vốn đầy những nỗ lực đáng trân trọng. Chẳng hạn, không có một chương nào trong quyển sách này nói về các biện pháp đối phó với hậu sang chấn tâm lý (PTSD), không phải vì PTSD không xứng đáng được nói đến mà do đã có quá nhiều tác phẩm viết về nó, trong đó lại có quá nhiều tác phẩm viết tuyệt hay. Những quyển sách và bài viết ấy đã chiếu rọi ánh đèn sân khấu vào đúng chỗ. Còn tôi, về chuyên môn hay tính cách, không phải là một người rọi đèn sân khấu. Tôi chỉ là một kẻ vô tự lự với chiếc đèn pin, đang mò mẫm trong các ngóc ngách và xó xỉnh, không biết đích xác mình cần tìm thứ gì nhưng lại luôn nhận ra ngay khi tìm thấy nó.

Dũng cảm không phải luôn là cầm súng, cầm cờ, hay thậm chí là khênh cáng nơi trận địa. Người dũng cảm là bác sĩ không quân của Hải quân Angus Rupert, bay trong tình trạng bịt mắt và lộn ngược đầu để kiểm nghiệm bộ đồ rung cho phép phi công có thể bay nhờ cảm giác khi họ bị mù tạm thời hoặc rối loạn phương hướng. Hoặc như Thiếu tá Hải quân Charles “Swede” Momsen, nghiêm chào những người quan sát khi ông được nhấn chìm xuống dòng Potomac để kiểm nghiệm hệ thống hỗ trợ thở thoát hiểm đầu tiên cho tàu ngầm, hoặc như Đại úy Herschel Flowers, làm việc tại Phòng Nghiên cứu Y khoa Lục quân, tự tiêm nọc độc rắn hổ mang vào cơ thể của mình để kiểm nghiệm khả năng tạo sức đề kháng. Có những lúc, sự dũng cảm chỉ đơn thuần là ý chí dám nghĩ khác biệt với những người xung quanh bạn. Trong một môi trường kỷ luật cao như quân đội, đó là điều dũng cảm hơn nhiều so với những gì bạn tưởng tượng. Dũng cảm là hành động của người lính quân y William Baer trong Thế chiến I, đã cứu được nhiều mạng sống và giúp nhiều người giữ được chân tay khi sử dụng dòi để làm sạch vết thương. Đó là hành động của bác sĩ Herman Muller, tình nguyện tiêm máu từ các tử thi vào cơ thể để kiểm nghiệm độ an toàn của kỹ thuật truyền máu từ tử sĩ cho các thương binh, một kỹ thuật đã được thực hiện trên chiến trường trong cuộc chiến giữa Tây Ban Nha và Mỹ.

Các anh hùng không phải lúc nào cũng cần lập được chiến công chói lọi. Đôi khi, những thành tựu nhỏ cùng với những trái tim lớn đã thay đổi cả diễn trình lịch sử. Cũng có khi, một con gà có thể cứu mạng được một con người.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lính Trơn - Khoa Học Lạ Kỳ Về Loài Người Trong Chiến Tranh PDF của tác giả Mary Roach nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thế Giới Như Tôi Thấy (Albert Einstein)
Ebook này tập hợp những bài viết, bài nói chuyện, thư từ và tiểu luận khoa học của một trong những con người vĩ đại nhất của thế kỷ 20: Albert Einstein - Ông là một trong những thiên tài hiếm hoi, người không chỉ vô cùng xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực khác: tư tưởng, tôn giáo và chính trị.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thế Giới Như Tôi Thấy PDF của tác giả Albert Einstein nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giai Điệu Dây Và Bản Giao Hưởng Của Vũ Trụ (Brian Greene)
Thông qua những cuộc nói chuyện với công chúng về lý thuyết dây trong mấy năm qua, tác giả đã đã nhận thấy rằng thực sự có một nhu cầu muốn tìm hiểu những nghiên cứu đang tiến hành về các định luật cơ bản, về những đòi hỏi phải cấu trúc lại một cách căn bản quan niệm của chúng ta về vũ trụ của những định luật đó, cùng với những thách thức đang ở phía trước trên con đường tìm kiếm một lý thuyết tối hậu. Và thông qua việc giải thích các thành tựu lớn của vật lý, bắt đầu từ Einstein và Heisenberg cùng với những mô tả về sự phát triển vô cùng rực rỡ của các phát minh của họ qua những đột phá của thời đại chúng ta, cuốn sách sẽ làm giàu có thêm vừa thoả mãn được nhu cầu đó.Đối với các sinh viên và giáo viên khoa học, các bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này một sự cô đúc những kiến thức cơ bản của vật lý hiện đại,như thuyết tương đối hẹp, thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử... đồng thời chia sẻ sự nhiệt thành có sức lôi cuốn lớn lao của các nhà nghiên cứu đang tiến tới gần tới một lý thuyết thống nhất đã được tìm kiếm từ lâu.Mời các bạn đón đọc!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giai Điệu Dây Và Bản Giao Hưởng Của Vũ Trụ PDF của tác giả Brian Greene nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ba Phút Đầu Tiên (Steven Weinberg)
Ba phút đầu tiên nói về những phút đầu tiên của sự hình thành vũ trụ, theo thuyết vũ trụ học hiện đại nhất gọi là thuyết “mô hình chuẩn”. Nó xuất phát từ thuyết “Vụ nổ lớn” của các nhà bác học Lemaitre và Gamow, nhưng được hiện đại hóa, chính xác hóa sau sự khám phá ra phông bức xạ vũ trụ cực ngắn ở nhiệt độ 3 kenvin (khoảng âm 270 độ C) vào năm 1964 - 1965.Đây là công lao trực tiếp của hai nhà bác học Mỹ Penzias và Wilson, và họ đã được giải thưởng Nobel năm 1978 về sự khám phá cực kỳ quan trọng này. Nhưng, như cuốn sách này nêu rõ, đó cũng là công lao của một tập thể khá lớn các nhà khoa học trong mấy chục năm trời, trong hàng trăm phòng thí nghiệm, đài quan sát thiên văn, nhóm nghiên cứu lý thuyết, đã đóng góp cho thuyết “Vụ nổ lớn” có được dạng “chuẩn” được nhiều người công nhận như hiện nay.Bản thân tác giả, Steven Weinberg, một thành viên của Viện hàn lâm khoa học Mỹ, một nhà bác học nổi tiếng có nhiều cống hiến cho vật lý lý thuyết, vật lý hạt cơ bản, lý thuyết trường, dù không phải trực tiếp là một nhà vũ trụ học, nhưng gián tiếp đã tham gia vào cuộc đấu tranh cho “mô hình chuẩn” này. Năm 1979 Weinberg đã được giải Nobel về vật lý cùng với hai nhà bác học khác do sự đóng góp của ông vào việc tìm ra thuyết thống nhất hai tương tác: tương tác yếu và tương tác điện tử.Ba phút đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Việt lần đầu năm 1981. Từ đó đến nay cuốn sách đã được tái bản nhiều lần ở nước ngoài, song vẫn không hề có sửa đổi gì do tính kinh điển của nó. Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc yêu thích khoa học, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản in “Ba phút đầu tiên - Một cách nhìn hiện đại về nguồn gốc vũ trụ” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ba Phút Đầu Tiên PDF của tác giả Steven Weinberg nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bách Khoa Cuộc Sống (Tuấn Minh)
Bạn có biết máy thu hình hoạt động như thế nào không?Tivi màu khác tivi đen trắng như thế nào?Tại sao gọi là tivi “hai màn hình"?Tại sao gọi là tivi lập thể?Tại sao gọi là tivi màn hình phẳng? Tìm mua: Bách Khoa Cuộc Sống TiKi Lazada Shopee Cách thức bảo quản tivi như thế nào?Tại sao đôi khi tivi bị mất màu?Truyền hình cáp là gì?Tại sao tivi siêu nét tốt hơn tivi thường?Tivi tiếp sóng các chương trình vệ tinh như thế nào?Tại sao không nên xem tivi quá lâu?Tại sao đĩa VCD có thể chứa nhiều hình ảnh và âm thanh?Tại sao máy ghi âm có thể ghi được âm thanh?Tại sao hát trong phòng karaôkê lại hay hơn?Tại sao máy giặt có thể giặt sạch quần áo?Tại sao không nên thường xuyên mở tủ lạnh?Tại sao khi vận chuyển không được đặt tủ lạnh nằm nghiêng?Máy hút khói bếp hoạt động như thế nào?Tại sao quạt thông gió luôn phải lắp ở vị trí cao?Máy hút bụi hoạt động như thế nào?Máy điều hoà làm sạch không khí như thế nào?Tại sao gió của quạt điện không dễ chịu bằng gió trời?Tại sao bóng đèn sợi đốt tiêu hao nhiều điện năng?Tại sao tháp đèn hiệu cần phải lập lòe?Tại sao tóc bóng đèn điện đã bị đứt nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm?Tại sao điện thoại di động có thể gọi đi khắp mọi nơi?Bình nước nóng hơi đốt hoạt động như thế nào?Những nguy hiểm khi sử dụng bình nước nóng hơi đốt?Công dụng của máy làm sạch không khí là gì?Uống sữa bò vào mùa hè là nóng, đúng hay sai?Sữa bò để lâu thành sữa chua đúng hay sai?Sữa chua tốt hơn sữa bò, đúng không?Tại sao ống hút có thể hút được đồ uống?Tại sao máy làm khô tay lại cảm ứng được với tay người?Máy photocopy hoạt động nhu thế nào?Tại sao phải coi trọng chất lượng và quy cách của giấy photo?Máy photocopy có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của con người?Nguyên lý hoạt động của loại máy ảnh chụp cho ảnh ngay?Tại sao khi chụp màn hình tivi dùng đèn flash, ảnh lại bị loá?Đồng hồ thạch anh là gì?Tại sao không nên đeo đồng hồ khi ngủ?Tại sao đưa tay vào lò vi sóng không bị bỏng?Tại sao khi nấu bẵng lò vi sóng chất dinh dưỡng trong thức ăn ít bị mất đi?Lò vi sóng làm chín thức ăn như thế nào?Tại sao không nên nấu nước bằng nồi cơm điện?Tại sao nấu bằng nồi áp suất thức ăn nhanh chín hơn?Tại sao hòa đồ uống bằng nước phích là không khoa học?Tại sao mùa hè càng uống nước lạnh càng thấy khát?Uống sữa vào mùa hè phải chú ý vấn đề gì?Đun sữa như thế nào mới là đúng?Tại sao phải uống nhiều sữa hơn?Cần chú ý gì khi uống sữa đậu nành?Nước khoáng thiên nhiên có những ưu điểm gì?Tại sao đáy ấm đun nước có các vòng sóng?Tại sao sau khi vận động mạnh không nên uống nhiều nước?Bạn có biết uống trà như thế nào là khoa học nhất?Tại sao trên nắp ấm trà lại có một lỗ nhỏ?Tại sao phải hâm nóng thức ăn khi lấy ra từ tủ lạnh?Tại sao đồ hộp lại có thể giữ được lâu?Làm thế nào để giữ cho bánh bích quy xốp giòn?Nguyên nhân nào gây ngộ độc thức ăn?Tại sao khi rửa sạch vỏ, trứng gà, vịt thường dễ bị hỏng?Ăn trứng gà sống có tốt không?Ăn sáng như thế nào mới là khoa học?Tại sao không nên ăn nhiều vào bữa tối?Tại sao phải nhai kỹ khi ăn cơm?Tại sao sau khi ăn no không nên vận động?Tại sao không nên gói thức ăn bằng giấy báo?Dùng các hộp nhựa đựng thức ăn có an toàn vệ sinh không?Tại sao khi ăn một bát thịt không còn bốc hơi nóng ta vẫn thấy nóng?Tại sao không nên đựng dầu ăn trong bình nhựa?Tại sao phải rửa sạch rau trước khi thái?Tại sao khi mài dao phải cho một ít nước vào phía trên của dao?Tại sao không được rửa bát đĩa bằng bột giặt?Vì sao không nên ngâm rong biển quá lâu?Tại sao uống thuốc bắc khi thì phải uống nóng khi thì phải uống lạnh?Dấm chua có những tác dụng gì?Ăn nhiều muối có lợi cho sức khỏe không?Bạn có biết tại sao khi luộc chín tôm cua lại có màu hồng?Chất xenlulô là gì?Tại sao thịt đông có thể đóng băng ở nhiệt độ bình thường?Không nên kết hợp dưa chuột với những loại rau nào?Tại sao ăn nhiều mỳ tôm không tốt cho cơ thể?Tại sao đồ ăn nhanh ít có giá trị dinh dưỡng?Ăn rau sống có những lợi ích gì?Tại sao mọi người thích ăn mướp đắng?Tại sao ăn lạc tốt cho sức khỏe?Tại sao nên thường xuyên ăn cá?Tại sao nên ăn nhiều cà rốt?Tạt sao đậu tương được dùng khá phổ biến trong cuộc sống?Tại sao khi đang hầm xương không nên cho thêm nước lạnh vào?Tại sao các bạn trẻ không nên kén ăn?Tại sao khi cho bột nở vào bánh bao, bánh lại trở nên mềm và xốp?Tại sao học sinh trung học cần ăn thêm vào giữa giờ?Thế nào là suy dinh dưỡng? Tại sao lại xuất hiện tình trạng trên?Tại sao cơ thể cần bổ sung một lượng chất béo nhất định?Nguyên và tác hại của bệnh béo phì?Tại sao ăn vặt là một thói quen xấu?Tại sao xà phòng có thể tẩy sạch các vết bẩn trên quần áo?Xà phòng có ít bọtcó thể giặt sạch quần áo không?Tại sao trước khi giặt nên ngâm ga trải giường vào nước sôi?Tại sao có thể thổi bong bóng từ nước xà phòng?Thuốc tẩy có thể tẩy trắng tất cả các màu sắc không?Nguyên lý nào làm bút dạ ra màu liên tục?Dưa chuột có tác dụng gì?Tại sao mùa đông cơ thể con người có một số thay đổi về sinh lí?Tại sao mùa đông không nên hơ tay chân trên ngọn lửa?Tại sao mùa hè mọi người thích tắm nắng?Tại sao cần cấm hút thuốc ở nơi công cộng?Mơ ngủ có ảnh hưởng tớ trí tuệ con người không?Tại sao người ta có thể mua đồ bằng thẻ từ?Tại sao dùng khoá từ có thể đảm bảo an toàn?Tại sao các rạp chiếu phim phải làm rèm cửa bằng vải đỏ?Tại sao bạn không thể đập được ruồi bằng một miếng bìa các tông?Tại sao xe ôtô đồ chơi có thể tự độngchuyển hướng mỗi khi chạm phải vật cứng?Tại sao quả bóng đá thường có hai màu đen trắng?Tiêu chuẩn kỹ thuật và độ dài của đường thi đấu điền kinh?Tại sao cờ tướng mỗi bên chỉ có 5 tốt và quân tốt chỉ tiến chứ không lùi?Tại sao có loại quần áo mùa đông mặc thì ấm, mùa hè mặc thì mát?Tại sao có loại quần áo bị co lại khi gặp nước?Chọn quần áo thế nào cho phù hợp?Tại sao có một số quần áo dễ bị sờn lông?Tại sao mùa đông khi cởi quần áo ra ta thường nghe thấy tiếng lách tách?Tại sao khi cho băng phiến vào tủ thì quần áo không bị mọt?Màu nào dễ gây chú ý cho mọi người nhất?Tại sao ủng cao su khi phơi nắng rất dễ bị hỏng?Mùa đông khi đi bít tất cần chú ý gì?Làm thế nào để mua được đôi giày vừa chân?Tại sao đèn hậu của xe đạp không có bóng đèn mà vẫn có thể phát sáng?Tại sao người ta phải xây dựng tháp ở hai đầu cầu bắc qua các con sông lớn?Tại sao cây cầu phải có nhiều nhịp?Tại sao độ cao của các cây cầu so với mặt đường lại khác nhau?Tại sao cầu Triệu Châu của Trung quốc vẫn kiên cố sau 1400 năm?Tại sao khi ôtô đi trên đườnglại cuốn theo những lớp bụi?Tại sao khi ngồi xe ôtô chúng ta phải thắt dây an toàn?Xe ôtô dùng ni tơ hoá lỏng có những ưu điểm gì?Tại sao mùa đông các loại xe cơ giới thường khó khởi động?Tại sao kính phía trước ôtô phải nghiêng về sau một góc nhất định?Tại sao chụp đèn ôtô lại có những kẻ sọc?Tại sao cần hạn chế tốc độ của ôtô?Tại sao có đường một chiều?Tại sao khi tham gia giao thông chúng ta phải đi bên phải đường?Tại sao cần ưu tiên cho giao thông công cộng?Tại sao trên các đường cao tốc không có đèn đường?Tại sao cảnh sát giao thông có thể biết được tốc độ xe của bạn?Tại sao súng bắn tốc độ có thể đo được tốc độ xe?Tại sao xăng không chì lại tốt hơn xăng có chì?Tại sao khi đi đường có nhiều sương mù đèn của ôtô lại có màu vàng?Tại sao xe đua công thức I có kiểu dáng rất đặc biệt?Tại sao gọi là xe ôtô địa hình?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuấn Minh":Bí Mật Toán HọcNhững Bí Mật Về Thế Giới Thực VậtVén Bức Màn Hóa HọcBí Mật Cơ Thể NgườiBách Khoa Cuộc SốngThăm Dò Vũ TrụÁnh Sáng Khoa Học Kỹ ThuậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bách Khoa Cuộc Sống PDF của tác giả Tuấn Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.