Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sử Thi Odyssey - Homer (Homer)

liad và Odyssey của đại thi hào Homer chính là hai thiên sử thi kinh điển và là cột trụ của văn minh phương Tây. Ngay cả những chính trị gia lỗi lạc như Plato, Aristotle hay bậc quân vương như Alexander Đại Đế cũng xem việc đọc hai tác phẩm này là một.

Bắt đầu từ những nhà truyền giáo cho tới kỷ nguyên toàn cầu hóa và tiếp tục trong tương lai, những ảnh hưởng của văn minh phương Tây tới Việt Nam không chỉ dừng lại ở khoa học cơ bản, mà còn mở rộng đến các ngành khoa học xã hội và nghệ thuật. Vì vậy, để thực sự khai thác xu hướng này, chúng ta cần tìm hiểu nền tảng và cội nguồn của văn minh phương Tây: Hy Lạp cổ đại. Không hề quá lời khi cho rằng, việc tìm hiểu Hy Lạp cổ đại là một điều kiện tiên quyết nhằm mang lại sự hiểu biết thấu đáo liên quan đến những luận điểm và học thuyết chủ đạo đang chi phối thế giới mà chúng ta đang sống: Lịch Sử và Thần Thoại, Giới Tính và Xác Thân, Tôn Giáo và Hôn Nhân, Chính Trị và Dân Chủ…

Iliad và Odyssey là những bản trường ca của binh lửa và giáo gươm. Ở đó những kẻ nhút nhát và rụt rè trước chiến trận mới chính là đối tượng bị dè bỉu. Nhưng Homer không cổ súy cho chiến tranh mà dùng chiến tranh để thử thách con người và dùng Cái Chết để bộc lộ đức hạnh của họ.

Aristotle diễn giải bi kịch Hy Lạp là sự kết hợp của số phận và sai lầm cá nhân. Nghĩa là một kết cục không vui chỉ thành bi kịch khi phẩm chất trí tuệ và đức hạnh của nhân vật chính phải vượt hẳn người thường. Và từ những biến cố đó người ta phát lộ ra những gì đẹp đẽ nhất của mình. Còn Karl Japers cho rằng ý chí đương đầu và chấp nhận những bóng tối và sụp đổ, những điều sản sinh từ hiểm nguy và nghiêm trọng của cuộc đời vượt quá sự tri nghiệm của con người, chính là tinh thần gây dựng nên văn

Bên cạnh đó, Iliad và Odyssey còn là những suy tư và chiêm nghiệm của người Hy Lạp cổ đại về mối quan hệ vừa thân thuộc vừa xa lạ giữa con người và vũ trụ, của linh hồn và thế giới, của bên trong và bên Tìm mua: Sử Thi Odyssey - Homer TiKi Lazada Shopee

Phương Tây xem trọng hai bản trường ca này vì chúng là biên niên sử của quá trình tiến hóa của ý thức con người, nhất là ý thức về thời gian. Điều đặc biệt của quá trình tiến hóa ý thức là nó tiếp tục diễn ra ngay cả khi xác thân đã hoàn tất quá trình biến đổi. Chẳng phải thế mà ta luôn coi vóc dáng cơ thể của

Achilles là hình mẫu cho nam và Helen cho nữ.

Cuộc chiến thành Troy có thể coi như dấu chấm hết cho sự ngây thơ còn sót lại từ thuở hồng hoang. Nó kết thúc không phải vì kẻ này mạnh hơn kẻ kia, mà vì có kẻ này “láu cá” hơn kẻ kia. Người quyết định vận mệnh cuộc chiến không ai khác hơn là Odyssey.

Nhưng tại sao một kế hoạch rất “thô sơ” như Con ngựa thành Troy lại có thể thành công? Bối cảnh bấy giờ là buổi hoàng hôn của ký ức cộng đồng khi mỗi thành viên có thể nhìn thấy được dòng ý thức của người khác, và khái niệm lừa lọc, hay chính xác hơn là che giấu dòng ý thức cá nhân, hoàn toàn không tồn tại, cho đến khi Odysseus xuất hiện. Đó chính là mánh khóe đầu tiên trong lịch sử loài người.

Nhưng điều đặc biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa thần và người trong hai thiên sử thi này. Các thần Hy Lạp mang hình dáng con người, khác với các nền văn minh đương thời khác như Ai Cập hay Mesopotamian. Họ không phải là những đấng toàn năng vô biên, lại còn mang đầy đủ những thói hư tật xấu như con người. Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá vĩ đại: Vũ Trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ. Cuộc chiến thành Troy được các vị thần bắt đầu, can thiệp và kết thúc, nhưng tới cuộc đại hải trình của Odysseus thì quyền tự quyết định vận mệnh của cá nhân mới là yếu tố chủ đạo.

Trong quá trình đọc, hẳn quý độc giả sẽ tìm thấy cho mình những trải nghiệm hữu ích từ những tương đồng và dị biệt giữa hiện tại và quá khứ.

Những người Hy Lạp và Trojan kia cũng thấy mặt trời lặn và mọc. Họ cũng băn khoăn và suy nghĩ trước quy luật bất biến của cuộc sống: tuổi già, bệnh tật, tình yêu, khát vọng, nô dịch, hạnh phúc… Và chính những người Hy Lạp và Trojan kia cũng hiểu sự hoang tàn và chết chóc của chiến tranh, của nô dịch

Với tâm thế đúng mực, chúng ta sẽ thu hoạch được nhiều điều hữu ích từ những tác phẩm cổ điển. Vì suy cho cùng, việc mắc kẹt hoàn toàn trong hiện tại hoặc luôn ngoái đầu hoài vọng về quá khứ chỉ dẫn ta vướng vào hết sự vô tri này đến sự vô tri khác.

Dịch giả Đỗ Khánh Hoan nguyên giáo sư và trưởng ban Anh văn, Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Saigon (1964-1979). Trước kia, khi còn ở trong nước, ngoài việc giảng dạy văn chương, văn học Anh Mỹ, ông thường chuyển dịch danh tác văn chương hai xứ này. Từ ngày ra nước ngoài, định cư ở Canada, ông dành thì giờ tìm hiểu văn nghệ xứ tuyết rừng phong, giới thiệu một số cây bút sáng giá, chuyển ngữ nhiều truyện ngắn giá trị. Thêm vào đó, qua tìm hiểu văn học châu Mỹ Latinh, từ 1983 đến nay, ông giới thiệu cây bút đặc sắc. Ông đã xuất bản Văn học Brasil (1997) và dự tính xuất bản bộ Văn học Châu Mỹ Latinh.

Hai cuốn sử thi Iliad, Odyssey được GS Đỗ Khánh Hoan chuyển ngữ trọn vẹn từ tiếng Hy Lạp.

Mời các bạn đón đọc.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Thi Odyssey - Homer PDF của tác giả Homer nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ba Người Bạn (Erich Maria Remarque)
Với Ba Người Bạn, nước Đức của Remarque không còn là những tòa nhà màu xám mà là một thành phố nhỏ mờ sương của những bụi tử đinh hương, một góc giáo đường, những quán rượu nhỏ nép mình trong làn mưa lất phất. Đó cũng không phải là đất nước của những bộ óc lạnh lùng lý trí mà là của những thân phận nhỏ bé dù bị trôi giạt đến bước đường cùng vẫn khao khát và chan chứa yêu thương. Đó là một nước Đức của tình cảm và mộng mơ, một nước Đức của nỗi buồn và cái đẹp.***Erich Maria Remarque (1898 - 1970) là nhà văn nổi tiếng người Đức. Ngoài kiệt tác Phía Tây không có gì lạ đầy xúc động, ông còn được yêu mến qua hàng loạt các tác phẩm chan chứa tình yêu dành cho con người và cuộc sống khác như Ba Người Bạn, Khải Hoàn Môn, Đêm Lisbon…. Năm 1931, ông được đề cử cả giải Nobel Văn chương lẫn Nobel Hòa bình. Ba Người Bạn là tác phẩm Remarque cho ra mắt vào năm 1936 kể về cuộc sống nước Đức thời kỳ hậu chiến. Mặc dù không nổi tiếng như Phía Tây không có gì lạ nhưng với nhiều độc giả Việt Nam, đây lại là tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất, thay đổi hoàn toàn cái nhìn của họ về đất nước và con người Đức, thậm chí là cả cách nhìn về cuộc sống.***Bạn đọc Việt Nam đã yêu mến Remarque (Erich Maria Remarque - tên thật Erich Paul Remark, 1898 - 1970) - nhà văn Đức nổi tiếng, một trong những tiểu thuyết gia nhiều thành công nhất của thế kỷ hai mươi - qua các tác phẩm “Phía Tây không có gì lạ”, “Thời gian để sống và thời gian để chết” do nhà xuất bản Văn Học giới thiệu. Remarque chiếm được hằng triệu con tim độc giả trên khắp hành tinh không đơn giản vì ông là một thiên tài văn học; đọc Remarque, ta tìm thấy ở nhà văn một tấm lòng đầy tình yêu thương con người, cảm thông với nỗi đau của con người, tha thiết mong cho tất thảy một cuộc sống hạnh phúc mà con người vốn dĩ xứng đáng được hưởng. Trái tim nhân đạo ấy không thể không ứa máu trước những sự thật tàn khốc mà hai cuộc đại chiến thế giới đã gieo rẳc cho nhân loại, thiên tài văn học ấy không thể im tiếng trước những tội ác ghê tởm do chính bọn cầm quyền của đất nước mình gây ra. Năm 1933 bọn phát xít Đức buộc cho Remarque tội “phản bội những người lính cửa chiến tranh thế giới bằng văn học” và ra lệnh đốt các tác phẩm của nhà văn, năm 1938 ông bị tước bỏ quốc tịch Đức, buộc phải sang New York năm 1939 (1947 nhập quốc tịch Mỹ). Từ sau 1945, Remarque sống khi ở Mỹ, khi ở Thụy Sỹ, ông mất năm 1970 ở Locarno (Thụy Sỹ). Cả thế giới biết đến Remarque qua hàng loạt tiểu thuyết của ông: “Phía Tây không có gì lạ” (1929), “Đường trở về” (1931), “Ba Người Bạn (Chiến Hữu)” (1938), “Hãy yêu những kẻ hậu sinh” (1941), “Khải hoàn môn” (1946). “Tia lửa sống” (1952), “Thời gian để sống và thời gian để chết” (1954), “Bia mộ đen” (1956), “Đêm ở Lissabon” (1962), “Bóng tối nơi thiên đường” (1971)… Tìm mua: Ba Người Bạn TiKi Lazada Shopee Xuyên suốt các tác phẩm của Remarque là tính nhân đạo sâu sắc, là tiếng nói kiên định, không mệt mỏi chống lại cuộc chiến tranh phát xít phi nghĩa. Remarque không dùng những lời lẽ đao to búa lớn, không hô khẩu hiệu chống phát xít, nhưng các tác phẩm của ông đã bóc trần toàn bộ bản chất tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, lột tả những cảnh địa ngục trần gian mà chiến tranh đã đưa lại. Biết bao số phận khổ nhục, ê chề, biết bao kiếp người phiêu dạt, tha hương không bến đậu, biết bao tình yêu tuyệt vọng, con người phải sống lẩn lút như loài vật, sống mà như đã chết… người đọc cùng đau xót với nỗi đau của tác giả, đau xót bao nhiêu, càng căm phẫn, ghê tởm bấy nhiêu cuộc chiến tranh do bè lũ phát xít gây nên. Thật dễ hiểu vì sao bọn phát xít lại thù ghét nhà văn, khiếp sợ ảnh hưởng văn học của ông đến thế. Một mảng đề tài được Remarque khá quan tâm là số phận của những người cựu chiến binh Đức, những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả cuộc chiến tranh diễn ra ngoài ý muốn của họ. Tác phẩm “Ba Người Bạn” để lại ấn tượng hết sức sâu sắc bởi lẽ đã giúp ta thấy được cái hậu quả gớm ghiếc ấy dưới biết bao góc độ. Cốt truyện diễn ra vào những năm 20 của thế kỷ này, thời gian xen giữa hai cuộc đại chiến thế giới. Các nhân vật trung tâm là ba cựu chiến binh trẻ, ba “chiến hữu” trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Ba Người Bạn trong thời hậu chiến - những con người tiêu biểu cho cái “thế hệ vất đi” sau chiến tranh. Họ là những thanh niên bình thường, từng có những ước mơ bình thường: người muốn trở thành bác sĩ, kẻ muốn trở thành giảng viên đại học… nhưng đã bị buộc tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tuy không bỏ xác ngoài trận tuyến như biết bao thanh niên đồng lứa với mình, Robby, Lenz và Koster đã bị chiến tranh cướp mất lẽ sống, họ thấy cuộc đời phi lý và trống rỗng, thể xác trẻ trung mà tâm hồn sớm già cỗi. Ngoài những giờ sửa chữa xe thuê, vật lộn kiếm sống, họ tiêu phí thời gian vào những đêm rượu chè, những phen phóng xe điên cuồng, những cuộc hoan lạc… để rồi lại về một mình đối diện với chính mình, cô đơn, trống rỗng, trong một gian buồng trọ tồi tàn. Ba Người Bạn gắn bó với nhau hết mình đương đầu với cuộc sống, trong khi thực ra họ cũng không hiểu sống để làm gì. Mối tình của Pat và Robby đã cho cuộc sống ấy chút ý nghĩa. Họ thấy mình cần thiết cho mối tình ấy, cho cô gái bất hạnh ấy, họ quên mình đến cảm động giúp cô gái chống lại bệnh tật. Nhưng đó chỉ là cuộc chống chọi tuyệt vọng của ba nạn nhân trực tiếp của chiến tranh hòng cứu cô gái là nạn nhân gián tiếp của chiến tranh; lớn lên trong những năm chiến tranh đói kém. Pat đã mắc chứng lao phổi, căn bệnh vô phương cứu chữa thời bấy giờ. Ba thanh niên lành mạnh bị xô đẩy vào cuộc chiến, bị biến thành những kẻ đồng lõa, để rồi sau đó bị quẳng sống vạ vật giữa cái xã hội hỗn mang thời hậu chiến. Với họ, chỉ có mất mát: Lenz mất mạng vì một bọn phát xít choai choai, Koster phải bán xưởng, bán chiếc xe mà anh yêu quý hơn chính cánh tay mình, Robby mất người yêu, cũng là mất cái mắt xích cuối cùng gắn anh với cuộc đời… Ai là kẻ có tội trước cuộc đời bỏ đi của họ? Cuộc chiến tranh phát xít. “Ba Người Bạn” vẽ lên đầy đủ cuộc sống cơ cực của tầng lớp nghèo hèn nhất trong xã hội, những con người bị coi là hạng “cặn bã” phải chịu hậu quả ghê gớm của chiến tranh, để một nhóm kẻ cầm quyền hưởng lợi nhuận chiến tranh. Có lẽ không ai có thể cảm thông với đám cựu chiến binh hơn là các cô gái điếm và ngược lại. Họ đều là những người trẻ tuổi, nuôi những mơ ước bình dị, nhưng chiến tranh đã không cho họ cái cơ hội làm một con người bình thường. Nạn đói, nạn thất nghiệp, sự bỏ mạng của người chồng nơi chiến địa đã đẩy những người phụ nữ suốt đời chỉ mơ làm vợ làm mẹ ấy phải lao vào con đường bán trôn nuôi miệng. Remarque đã viết về họ, những nạn nhân đáng thương chứ không đáng trách ấy, với một ngòi bút đầy nhân đạo, vị tha. Dưới ngòi bút của tác giả, những nhân vật “cặn bã” này, những chàng trai cô gái bất hạnh “bỏ đi” này lại “người” hơn ai hết. Thật cảm động là những trang viết về tình gắn bó đùm bọc giữa họ với nhau, họ không thương lấy nhau thì còn ai thương họ nữa, vả chăng họ mất mát nhiều quá, thiệt thòi nhiều quá nên cũng quá cảm thông nhau. Những người như họ có quyền hưởng hạnh phúc, nhưng cuộc đại chiến thế giới thứ nhất đã thiêu ra tro quá khứ và hiện tại của họ, và đại chiến thế giới lần thứ hai đang rình rập hủy nốt cái gọi là tương lai không có tương lai của họ. Đói nghèo, thất nghiệp, mãi dâm - những nét tiêu biểu của xã hội Đức trong những năm cuối thập kỷ 20 thế kỷ này đã được Remarque mô tả một cách hết sức giản dị mà cực kỳ rõ nét, đầy đủ trong “Ba Người Bạn”. Các nhân vật của ông mỗi người khổ sở mỗi cách. Đó là Muttchen, một bà lão đêm đêm đứng đường với chảo xúc xích để cung phụng ông chồng nghiện moocphin, đó là Valentin, cựu chiến binh, nuôi ấn tượng quá khủng khiếp về cuộc chiến tranh, không còn biết bắt đầu lại ra sao với cuộc đời mình, suốt ngày ngập trong rượu mừng vì nỗi thoát chết; đó là Hasse, một viên chức cần mẫn, lúc nào cũng chúi mũi vào việc công sở, nơm nớp lo mất việc, không dám ăn tiêu, dè xẻn từng đồng phòng khi thất cơ lỡ vận, để đến nỗi bà vợ chịu không nổi bỏ đi, cuối cùng kẻ xấu số ấy thắt cổ tự vẫn; đó là F Grau, một họa sĩ có tài nhưng phải sống bằng nghề truyền thần ảnh người chết… Biết bao kiếp người bế tắc trong một xã hội bế tắc. Qua một chương thôi, Remarque đã cho ta thấy sự bế tắc tột cùng của những người Đức thời bấy giờ, họ đổ xô đến những cuộc hội họp chính trị, không cần biết mục đích của đảng phái chính trị ấy, họ tìm một cái gì đó thay cho tôn giáo để mà tin, để mà bấu víu, và dễ dàng trở thành những kẻ cuồng tín. Đó chính là cơ sở để chủ nghĩa phát xít phát triển, đi đến chỗ cầm quyền. Đã thấy bóng dáng của lũ người mặc áo bludông, những tên phát xít khủng bố được dung túng. Vả chăng Lenz cũng đã chết bởi bàn tay chúng. “Ba Người Bạn” cũng như cả loạt tác phẩm có thể gọi là “chống chiến tranh” của Remarque hơn lúc nào hết vẫn mang tính thời sự nóng hổi, bởi hiện nay các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới đang đấu tranh không tiếc sức cho một hành tinh hòa bình không có chiến tranh, chống lại cuộc chiến tranh thế giới mới luôn đe dọa bùng nổ bởi bàn tay của các thế lực đế quốc và bọn phát xít mới. Giới thiệu với bạn đọc “Ba Người Bạn”, chúng tôi hy vọng thời gian tới đây có thể lần lượt cho ra mắt đầy đủ, có hệ thống, các tác phẩm nổi tiếng tiếp theo của Remarque, nhà văn lỗi lạc mà bằng sự nghiệp văn học của mình mãi mãi còn góp tiếng nói cho hòa bình.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Erich Maria Remarque":Ba Người BạnBia Mộ ĐenKhải Hoàn MônLửa Yêu Thương Lửa Ngục TùPhía Tây Không Có Gì LạThời Gian Để Sống Và Thời Gian Để ChếtTuyển Tập Erich Maria RemarqueĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ba Người Bạn PDF của tác giả Erich Maria Remarque nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ba Chị Em Nhà Họ Tống (Nguyễn Vạn Lý)
Trong lịch sử cận đại, không có một gia đình nào có thể khuynh đảo lịch sử quốc gia và đời sống của hàng trăm triệu người như gia đình họ Tống của Trung Hoa. Trên một nửa thế kỷ, những người của gia đình này đã dùng mọi thủ đoạn để độc chiếm quyền lực chính trị và tài chánh của Trung Hoa, và đã thu thập được những tài sản khổng lồ, lớn nhất thời đại. Dòng họ Tống gồm những ai? Họ là con cháu của một gã thiếu niên đi hoang. Gã thiếu niên đó gặp cơ duyên may mắn qua được Hoa Kỳ, sống dưới sự che chở của giáo hội Methodist vào khoảng cuối thế kỷ 19. Gã thiếu niên may mắn đó vốn người họ Hàn tại đảo Hải Nam, nhưng khi sang Hoa Kỳ, hắn đổi tên là Tống Charlie. Khi trưởng thành và trở về Trung Hoa, Tống Charlie lấy tên là Tống Giáo Nhân, và tạo được một sản nghiệp đồ sộ bằng nghề in và bán sách Thánh Kinh. Tống Giáo Nhân cũng bí mật tham gia phong trào cách mạng của Tôn Dật Tiên, chống lại triều đình Mãn Thanh. Nếu Tống Giáo Nhân không có ba cô con gái thì cuối cùng gia đình nhà họ Tống sẽ không giầu sang quyền thế đến thế, và cũng sẽ chỉ là một gia đình trọc phú tầm thường trong cái đám đông đảo những người Trung Hoa giầu có. Nhưng Tống Giáo Nhân sinh được ba cô con gái rất quý tướng. Đúng ra Tống Giáo Nhân có sáu người con, ba trai và ba gái. Nhưng chính ba cô con gái này đã trở thành những nhân vật xuất chúng trên chính trường Trung Hoa, vì kết hôn với những lãnh tụ lớn của Trung Hoa. Ba chị em nhà họ Tống đã tạo được một sự nghiệp chính trị hiển hách và những sản nghiệp vĩ đại cho nhà họ Tống. Trong số ba người con gái của Tống Giáo Nhân, chỉ có bà Tống Khánh Linh tạo được một địa vị cao quý trong lịch sử và tâm hồn người Trung Hoa. Bà được cả hai phe cộng sản và Quốc dân đảng kính trọng. Tống Khánh Linh kết hôn với Tôn Dật Tiên, nhà đại cách mạng Trung hoa của đầu thế kỷ 20.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Vạn Lý":Ba Chị Em Nhà Họ TốngCái Chết Của Lâm BưuTuyệt Tình CaYamamoto - Con Rồng Thái Bình DươngNgười Mẹ Đẻ ThuêĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ba Chị Em Nhà Họ Tống PDF của tác giả Nguyễn Vạn Lý nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ba Chị Em Nhà Họ Tống (Nguyễn Vạn Lý)
Trong lịch sử cận đại, không có một gia đình nào có thể khuynh đảo lịch sử quốc gia và đời sống của hàng trăm triệu người như gia đình họ Tống của Trung Hoa. Trên một nửa thế kỷ, những người của gia đình này đã dùng mọi thủ đoạn để độc chiếm quyền lực chính trị và tài chánh của Trung Hoa, và đã thu thập được những tài sản khổng lồ, lớn nhất thời đại. Dòng họ Tống gồm những ai? Họ là con cháu của một gã thiếu niên đi hoang. Gã thiếu niên đó gặp cơ duyên may mắn qua được Hoa Kỳ, sống dưới sự che chở của giáo hội Methodist vào khoảng cuối thế kỷ 19. Gã thiếu niên may mắn đó vốn người họ Hàn tại đảo Hải Nam, nhưng khi sang Hoa Kỳ, hắn đổi tên là Tống Charlie. Khi trưởng thành và trở về Trung Hoa, Tống Charlie lấy tên là Tống Giáo Nhân, và tạo được một sản nghiệp đồ sộ bằng nghề in và bán sách Thánh Kinh. Tống Giáo Nhân cũng bí mật tham gia phong trào cách mạng của Tôn Dật Tiên, chống lại triều đình Mãn Thanh. Nếu Tống Giáo Nhân không có ba cô con gái thì cuối cùng gia đình nhà họ Tống sẽ không giầu sang quyền thế đến thế, và cũng sẽ chỉ là một gia đình trọc phú tầm thường trong cái đám đông đảo những người Trung Hoa giầu có. Nhưng Tống Giáo Nhân sinh được ba cô con gái rất quý tướng. Đúng ra Tống Giáo Nhân có sáu người con, ba trai và ba gái. Nhưng chính ba cô con gái này đã trở thành những nhân vật xuất chúng trên chính trường Trung Hoa, vì kết hôn với những lãnh tụ lớn của Trung Hoa. Ba chị em nhà họ Tống đã tạo được một sự nghiệp chính trị hiển hách và những sản nghiệp vĩ đại cho nhà họ Tống. Trong số ba người con gái của Tống Giáo Nhân, chỉ có bà Tống Khánh Linh tạo được một địa vị cao quý trong lịch sử và tâm hồn người Trung Hoa. Bà được cả hai phe cộng sản và Quốc dân đảng kính trọng. Tống Khánh Linh kết hôn với Tôn Dật Tiên, nhà đại cách mạng Trung hoa của đầu thế kỷ 20.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Vạn Lý":Ba Chị Em Nhà Họ TốngCái Chết Của Lâm BưuTuyệt Tình CaYamamoto - Con Rồng Thái Bình DươngNgười Mẹ Đẻ ThuêĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ba Chị Em Nhà Họ Tống PDF của tác giả Nguyễn Vạn Lý nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử 1660-1783 (Alfred Thayer Mahan)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử 1660-1783 PDF của tác giả Alfred Thayer Mahan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.