Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ly Hôn Tuổi Lên Mười (Delphine Minoui)

"Em tên là Nojoud, và là người Yémen. Bị bố mẹ ép gả cho một người đàn ông nhiều gấp ba lần tuổi mình, em đã bị lạm dụng tình dục và bị đánh đập. Ba tháng sau đám cưới, em trốn khỏi nhà, đến tòa án và xin được ly hôn..."

Gây chấn động thế giới, câu chuyện có thật về vụ ly hôn ở tuổi lên mười của cô bé Nojoud là sự kiện hy hữu tại Yémen, nơi phân nửa các bé gái kết hôn dưới tuổi mười lăm mà không được ai biết đến. Trải qua quãng đường dài đầy nhọc nhằn, cam go để tìm tới công lý, trong nỗi lo sợ bị đe dọa và trong tâm trạng đau đớn vì phải tố cáo cả người thân, rốt cuộc Nojoud cũng gặp được những người có trái tim quả cảm. Cô được giúp đỡ để lên tiếng, và sau cô là nhiều cô bé Yémen đồng cảnh ngộ cũng được lên tiếng, phá tan im lặng và những cấm kỵ tàn nhẫn, tìm lại cho mình con đường sống tự do.

Trở thành một biểu tượng với câu chuyện tự thuật xúc động có một không hai đó, Nojoud còn là một trong 10 gương mặt của năm 2008 do tạp chí Glamour bầu chọn.***

Nojoud Ali (phiên âm tiếng Anh Nujood Ali) sinh năm 1998, được coi là gương mặt điển hình của cuộc chiến chống lại tình trạng cưỡng hôn ở Yémen. Năm 10 tuổi, cô bé đã giành phần thắng trong một vụ ly hôn mang tính lịch sử.

Delphine Minoui sinh năm 1974, là một nhà báo người Pháp nổi tiếng và chuyên gia về khu vực Trung Đông. Cô là đặc phái viên tại khu vực này của kênh truyền hình France Inter và kênh phát thanh France Info, đồng thời là cộng tác viên thường xuyên của báo Le Figaro. Tìm mua: Ly Hôn Tuổi Lên Mười TiKi Lazada Shopee

Năm 2006, Minoui được trao giải Albert Londres cho một loạt các bài báo của cô về Iraq và Iran.***

Ngày xửa ngày xưa có một xứ sở thần tiên với bao truyền thuyết cũng lạ thường như những ngôi nhà mang hình dáng mẩu bánh mì, những ngôi nhà được trang trí bằng các đường nét tinh xảo như những vệt đường trên que kem. Một xứ sở nằm ở cực Nam bán đảo Ả rập, nơi tiếp giáp với biển Đỏ và Ấn Độ Dương. Một xứ sở với ngàn năm lịch sử, với những tòa tháp nhỏ bằng đất trên đỉnh những ngọn núi uốn nếp. Một xứ sở với mùi hương trầm dìu dịu phảng phất ở mỗi chỗ rẽ vào những con hẻm nhỏ lát gạch.

Xứ sở đó mang tên Yemen.

Nhưng, từ rất lâu rồi, người lớn đã quyết định gọi xứ sở đó bằng biệt danh Ả rập hạnh phúc - Arabia Felix.

Bởi vì Yemen là xứ sở khiến chúng ta phải mơ ước. Đó là vương quốc của hoàng hậu SAba, một phụ nữ xinh đẹp và vững vàng đến khó tin, người đã đốt cháy trái tim hoàng đế Salomon, người mà ta vẫn có thể thấy dấu ấn trong những cuốn sách thiêng như Kinh Thánh và kinh Coran. Đó là một xứ sở huyền bí, nơi đàn ông không bao giờ ra ngoài mà không mang theo con dao khoằm vốn luôn được móc một cách đầy tự hào vào thắt lưng họ, và nơi phụ nữ giấu vẻ đẹp của mình đằng sau những tấm mạng dày màu đen. Đó là một vùng đất nằm trên con đường thương mại cổ, con đường từng có rất nhiều đoàn thương gia buôn bán hương liệu, quế và vải vóc đi qua. Hành trình của họ kéo dài hàng tuần, có khi hàng tháng. Dù trời mưa hay trời gió, họ cũng không bao giờ dừng lại. Người ta thường kể rằng những người chịu đựng kém nhất không bao giờ trở về quê hương được.

Để họa nên đất nước Yemen, ta phải tưởng tượng ra một vùng đất lớn hơn ba nước Hy Lạp, Nepal và Syrie gộp lại một chút, vùng đất ấy vươn mình chạm tới vịnh Aden. Ở đó, trong biển nước đầy sóng gió, những tên cướp biển, suốt các cuộc hành trình dài dằng dặc, luôn rình rập tàu chở hàng quá cảnh giữa Ấn Độ, châu Phi, châu Mỹ và châu Âu...

Trải qua nhiều thế kỷ, biết bao kẻ xâm lăng đã không cưỡng lại được ham muốn chiếm cứ mảnh đất xinh đẹp này. Người Ethiopia từng đổ bộ lên đây với những cây cung và những mũi tên nhưng họ nhanh chóng bị đánh đuổi. Tiếp đó là những người Perses mày rậm, họ đến đây đào đắp kênh rạch, dựng lên pháo đài và tuyển mộ một số bộ tộc để đánh đuổi những kẻ xâm lược khác. Rồi người Bồ Đào Nha tới thử vận may ở đây bằng cách lập ra các hãng buôn. Sau đó, người Ottoman tiếp tục đổ bộ và chiếm cứ xứ sở này trong vòng hơn một trăm năm. Sau này, người Anh da trắng đến ở miền Nam còn người Thổ Nhĩ Kỳ định cư ở miền Bắc. Khi người Anh ra đi, đến lượt mình, người Nga máu lạnh lại quan tâm đến miền Nam. Như một chiếc bánh bị những đứa trẻ quá háu ăn tranh giành, xứ sở này dần dần bị chia cắt làm đôi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ly Hôn Tuổi Lên Mười PDF của tác giả Delphine Minoui nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ban Ki Moon - Hãy Học Như Kẻ Ngốc Và Ước Mơ Như Thiên Tài (Shin Woong Jin)
Từ khi còn là một cậu bé cho đến khi trở thành Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông luôn là tấm gương học tập không ngừng nghỉ cho thế hệ trẻ noi theo. Sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng hẻo lánh ở Hàn Quốc, với khả năng tập trung cao độ, sự đam mê bất tận với những điều mới lạ đặc biệt là niềm yêu thích học tiếng Anh từ nhỏ, ông đã chiến thắng trong cuộc thi hát tiếng Anh do Hội chữ thập đỏ Mỹ tổ chức. Tấm vé tham gia Chương trình thăm quan nước Mỹ dành cho học sinh sinh viên quốc tế - VISTA và cuộc gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy ở Washington D.C đã thổi bùng ước mơ trở thành nhà ngoại giao trong ông. Trong những tháng năm sau đó, bằng sự đam mê và nỗ lực không ngừng, ông đã trở thành niềm tự hào của người dân Hàn Quốc, người đứng đầu của một trong những tổ chức quyền lực nhất thế giới và hơn hết là người soi đường tin cậy cho ước mơ của biết bao thế hệ trẻ.Cuốn sách Ban Ki Moon - Hãy học như kẻ ngốc và mơ ước như thiên tài ra đời mới đó đã 5 năm. Trong thời gian đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon đãbôn ba khắp nơi vì hòa bình thế giới và vì những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, vấn nạn đói nghèo,… Và bằng những nỗ lực đó, ông được tín nhiệm tái đắc cử vị trí này nhiệm kỳ thứ hai. Hơn nữa, thế hệ trẻ Hàn Quốc đã không do dự bình chọn Ban Ki Moon là nhân vật được tôn kính nhất tại đất nước này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ban Ki Moon - Hãy Học Như Kẻ Ngốc Và Ước Mơ Như Thiên Tài PDF của tác giả Shin Woong Jin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Anh Ấy Đã Không Nắm Tay Tôi (Hiên)
Cho những ngày phải lòng một người đã có trong tim một người khác…” Sự trở lại của Hiên - cô gái của những hoài niệm buồn hoang hoải. Yêu một người đâu phải lúc nào cũng sẽ nhận được hồi đáp tương xứng. Yêu người không yêu mình người ta gọi là đơn phương. Yêu người không yêu mình nhưng lại yêu một người khác gọi là kẻ đến sau. Nhưng yêu người từng yêu mình nhưng nay người ta lại đem lòng yêu thương người khác thì gọi là gì? Là khi ấy chúng ta rơi vào tận cùng của những nỗi buồn của tình yêu mà có thê mất nhiều tháng nhiều năm, chúng ta vẫn chưa thể đứng dậy và thoát khỏi những nỗi buồn đau khắc khoải ấy. Đôi khi tình yêu là một chuyện rất buồn cười. Như thể là lòng mình yêu lắm những chỉ dám đứng từ xa nhìn người quay lưng cất bước và mỉm cười hạnh phúc với một người khác. Tìm mua: Anh Ấy Đã Không Nắm Tay Tôi TiKi Lazada Shopee Có thể ai đó sẽ nói điều đó là ngu ngốc biết bao nhưng có những tình yêu là vậy. Người ta chỉ lặng lẽ nhìn đối phương bước qua khỏi đời mình, không níu kéo, không oán trách hờn giận. Dù cho có thể trong lòng là hàng ngàn bão tố những vì sự bình lặng cho nơi ấy nên đành lòng buông tay. Đến với “Anh ấy đã không nắm tay tôi” người đọc sẽ tìm thấy những cảm xúc ngổn ngang, có đớn đau, có hạnh phúc để hòa mình cùng chất văn buồn da diết của Hiên. Để từ những câu thơ dòng chữ ấy nhìn lại những năm tháng thanh xuân. Dám hận dám yêu. Cuốn sách cũng dạy chúng ta, cách yêu trong tình yêu. Hãy để một mối quan hệ trong trạng thái thoải mái nhất có thể. Thoải mái cho chính mình và cho cả đối phương bởi sự gò ép chỉ khiến mọi chuyện trở nên méo mó và phức tạp. Đừng bạc đãi trái tim mình bằng những cảm xúc không thật lòng. Suy cho cùng, cả bạn cả tôi trong cuộc sống này quan trọng nhất vẫn là làm những điều bản thân mình thấy thoải mái và hạnh phúc mà thôiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Anh Ấy Đã Không Nắm Tay Tôi PDF của tác giả Hiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Kéo Xe (Tam Lang)
Tam Lang là cây bút ký sự khá nổi tiếng trong làng báo Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Hầu như không có tờ báo nào vắng bóng bài viết của ông. Với bút pháp nhẹ nhàng mà dí dỏm, các tác phẩm của ông là bức tranh khá chân thực về xã hội Việt Nam của những nǎm 1930 - 1945. Tập ký Tôi kéo xe là tuyển tập những tác phẩm ký đặc sắc nhất của ông. *** Thay lời giới thiệu Thiên phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang, do nhà Mai Lĩnh xuất bản từ năm 1935, đến nay đọc lại, vẫn thấy còn nguyên giá trị. Tìm mua: Tôi Kéo Xe TiKi Lazada Shopee Gần một thế kỷ đã trôi qua, xã hội đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, với biết bao máu lệ của lịch sử, các thể tài sáng tác văn chương, báo chí đã biến đổi không ngừng với rất nhiều những hình thức mới, đầy tính cách mạng, tân kỳ... Nhất là kỹ nghệ làm báo, làm truyền hình, truyền thông mạng... đã có những thay đổi căn bản, những biến chuyển mà kể cả những người làm nghề nhà báo, phóng viên cũng khó mà hình dung hết được. Vậy mà bất chấp những thay đổi tưởng như bãi biển nương dâu ấy, thiên phóng sự mỏng mảnh, giản dị Tôi kéo xe của Tam Lang, ngay giờ đây, vẫn là một mẫu mực trong nghề, vẫn khiến người ta phải suy ngẫm... Vì xét kỹ ra, các nhà báo bây giờ, dẫu viết có khéo léo, mất công thế nào, cũng vẫn không qua nổi một điều: sự chân thực. Mà sự "chân thực" ấy, hiện tại ai cũng biết cũng rõ, dẫu đôi khi nó sờ sờ ra đấy, người viết báo nhìn thấy được, cảm thấy được đã khó, nhưng có đủ dũng khí mà đề cập đến nó, vạch rõ chân tướng nó còn khó gấp mười. Cái thách thức căn bản về nghề ấy, người viết Tôi kéo xe đã vượt qua không mấy khó khăn. Tam Lang Vũ Đình Chí, khi quyết định cởi áo ký giả, mặc áo cu li, để hóa thân thành một người kéo xe, một kẻ ngựa-người, quả thực đã thâm nhập hoàn toàn vào cái vai ấy, nghề ấy, để mô tả chi tiết một bức tranh thực tế sống động, và không phải là không rộng lớn về xã hội đang sống với những sự thực chua chát, những mánh khóe, lọc lừa đen bạc, những đểu giả và nhẫn tâm của xã hội, dưới đáy hoặc không, nhiều đĩ điếm và cũng lắm trưởng giả. Cứ như chúng ta thấy, rất nhiều ký giả hiện nay, khi nhập vai viết về tệ nạn xã hội, cái kỹ năng cũng vẫn chẳng vượt hơn tác giả Tôi kéo xe là bao, và với mức độ thiếu đầu tư cho một đề tài của các tờ báo hiện tại, thì kể cả một bài báo gọi là dài kỳ nào đó, cũng khó mà so sánh được với sự rốt ráo, thấu đáo, trọn vẹn của Tôi kéo xe của nhà báo họ Vũ cách đây non thế kỷ. Ấy là không bàn đến các thể loại phóng sự "tôi đi tôi đến tôi thấy" theo kiểu chuồn chuồn đạp nước. Nhưng cái giá trị trước nhất của Tôi kéo xe, phải nói đến, chính là văn phong của nó. Tiếng Việt và lối viết của Tam Lang quả thật vẫn khá trơn tru, hiện đại, rất khác với những trang viết ở cùng thời mà ta thấy hiện đã ít nhiều khó đọc bởi từ vựng cũ kỹ và diễn đạt lạc hậu. Là một phóng sự báo chí, nhưng Tôi kéo xe đã có những câu văn cá nhân hóa đặc sắc: "Ăn đã chẳng có gì béo bổ, ở cũng ở chui ở rúc, lại còn dãi gió dầm mưa, phơi sương phơi nắng, đến đá cũng phải ốm, đừng nói là người. Nhưng giời đã đày vào kiếp ấy, cũng chẳng chống lại được với giời! Biết giữ được phần nào, hãy cứ hay phần ấy". Ai đọc cũng thấy được đây là triết lý của một anh cu li kéo xe, gốc gác đồ nho vậy!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Kéo Xe PDF của tác giả Tam Lang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Kéo Xe (Tam Lang)
Tam Lang là cây bút ký sự khá nổi tiếng trong làng báo Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Hầu như không có tờ báo nào vắng bóng bài viết của ông. Với bút pháp nhẹ nhàng mà dí dỏm, các tác phẩm của ông là bức tranh khá chân thực về xã hội Việt Nam của những nǎm 1930 - 1945. Tập ký Tôi kéo xe là tuyển tập những tác phẩm ký đặc sắc nhất của ông. *** Thay lời giới thiệu Thiên phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang, do nhà Mai Lĩnh xuất bản từ năm 1935, đến nay đọc lại, vẫn thấy còn nguyên giá trị. Tìm mua: Tôi Kéo Xe TiKi Lazada Shopee Gần một thế kỷ đã trôi qua, xã hội đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, với biết bao máu lệ của lịch sử, các thể tài sáng tác văn chương, báo chí đã biến đổi không ngừng với rất nhiều những hình thức mới, đầy tính cách mạng, tân kỳ... Nhất là kỹ nghệ làm báo, làm truyền hình, truyền thông mạng... đã có những thay đổi căn bản, những biến chuyển mà kể cả những người làm nghề nhà báo, phóng viên cũng khó mà hình dung hết được. Vậy mà bất chấp những thay đổi tưởng như bãi biển nương dâu ấy, thiên phóng sự mỏng mảnh, giản dị Tôi kéo xe của Tam Lang, ngay giờ đây, vẫn là một mẫu mực trong nghề, vẫn khiến người ta phải suy ngẫm... Vì xét kỹ ra, các nhà báo bây giờ, dẫu viết có khéo léo, mất công thế nào, cũng vẫn không qua nổi một điều: sự chân thực. Mà sự "chân thực" ấy, hiện tại ai cũng biết cũng rõ, dẫu đôi khi nó sờ sờ ra đấy, người viết báo nhìn thấy được, cảm thấy được đã khó, nhưng có đủ dũng khí mà đề cập đến nó, vạch rõ chân tướng nó còn khó gấp mười. Cái thách thức căn bản về nghề ấy, người viết Tôi kéo xe đã vượt qua không mấy khó khăn. Tam Lang Vũ Đình Chí, khi quyết định cởi áo ký giả, mặc áo cu li, để hóa thân thành một người kéo xe, một kẻ ngựa-người, quả thực đã thâm nhập hoàn toàn vào cái vai ấy, nghề ấy, để mô tả chi tiết một bức tranh thực tế sống động, và không phải là không rộng lớn về xã hội đang sống với những sự thực chua chát, những mánh khóe, lọc lừa đen bạc, những đểu giả và nhẫn tâm của xã hội, dưới đáy hoặc không, nhiều đĩ điếm và cũng lắm trưởng giả. Cứ như chúng ta thấy, rất nhiều ký giả hiện nay, khi nhập vai viết về tệ nạn xã hội, cái kỹ năng cũng vẫn chẳng vượt hơn tác giả Tôi kéo xe là bao, và với mức độ thiếu đầu tư cho một đề tài của các tờ báo hiện tại, thì kể cả một bài báo gọi là dài kỳ nào đó, cũng khó mà so sánh được với sự rốt ráo, thấu đáo, trọn vẹn của Tôi kéo xe của nhà báo họ Vũ cách đây non thế kỷ. Ấy là không bàn đến các thể loại phóng sự "tôi đi tôi đến tôi thấy" theo kiểu chuồn chuồn đạp nước. Nhưng cái giá trị trước nhất của Tôi kéo xe, phải nói đến, chính là văn phong của nó. Tiếng Việt và lối viết của Tam Lang quả thật vẫn khá trơn tru, hiện đại, rất khác với những trang viết ở cùng thời mà ta thấy hiện đã ít nhiều khó đọc bởi từ vựng cũ kỹ và diễn đạt lạc hậu. Là một phóng sự báo chí, nhưng Tôi kéo xe đã có những câu văn cá nhân hóa đặc sắc: "Ăn đã chẳng có gì béo bổ, ở cũng ở chui ở rúc, lại còn dãi gió dầm mưa, phơi sương phơi nắng, đến đá cũng phải ốm, đừng nói là người. Nhưng giời đã đày vào kiếp ấy, cũng chẳng chống lại được với giời! Biết giữ được phần nào, hãy cứ hay phần ấy". Ai đọc cũng thấy được đây là triết lý của một anh cu li kéo xe, gốc gác đồ nho vậy!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Kéo Xe PDF của tác giả Tam Lang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.