Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tương Lai Nhân Loại (Michio Kaku)

“Theo tôi, nếu không tiến ra không gian, nhân loại sẽ không có tương lai.” -Stephen Hawking

Vậy hành trình tiến ra không gian ấy sẽ thuận lợi hay khó khăn? Sẽ cần bao nhiêu thời gian và những công nghệ gì? Nhân loại đã chuẩn bị những gì cho định mệnh đó? Và cuộc sống con người khi ấy sẽ ra sao?

Hãy để người-truyền-thông-cho-khoa-học Michio Kaku đưa bạn khám phá những “câu hỏi nóng” này của thời đại, bằng hiểu biết sâu sắc về vũ trụ, công nghệ sinh học, tên lửa hạt nhân… và bằng cách dẫn giải khó có thể khúc chiết, tường tận và thú vị hơn.

***

Một câu ngạn ngữ Latinh đã nói: "Praemonitus praemunitus" (Biết trước là được vũ trang trước), con người, với tư duy và ý thức của mình, đã từ quá khứ mà học được những gì có thể chờ đợi mình phía trước. Vậy chúng ta đã trang bị được cho mình tới đâu, và liệu sẽ có thể trang bị cho mình tới mức nào? Tìm mua: Tương Lai Nhân Loại TiKi Lazada Shopee

Trong tiểu thuyết "Hành tinh khỉ" của Pierre Boule, tác giả để lại kết thúc lơ lửng đầy u ám cho loài người khi vết tích cuối cùng của con người văn minh chỉ là một lá thư ngỏ, gọi là thư tuyệt mệnh cũng không sai, của nhà báo Ulysse Mérou, người đang cùng người yêu và con trai anh tuyệt vọng lang thang trong vũ trụ không biết điểm đến cuối cùng sẽ là nơi nào, được một đôi… tinh tinh đang du hành vũ trụ tìm thấy trong một cái chai đã lơ lửng giữa các thiên hà không biết bao nhiêu năm.

Trong quá khứ có thật, sự sống trên trái đất cũng đã trải qua năm cuộc đại tuyệt chủng, trong đó lần khủng khiếp nhất, cuộc đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi đã làm biến mất tới xấp xỉ 90% số loài sinh vật. Cái gì đã xảy ra hẳn rồi sẽ lại xảy ra, có điều, trừ khi loài người đã biến mất từ trước đó, lần đại tuyệt chủng thứ sáu sẽ diễn ra với loài người trong cuộc. Gần đây nhất, một số nghiên cứu khảo cổ đã cho thấy "dân số" người tiền sử từng giảm đột ngột tới mức thấp khủng khiếp (ước tính chỉ còn cỡ… 2000 cá thể) cách đây chừng 70.000 năm, một cuộc "suýt tuyệt chủng" được coi là do lần siêu phun trào của một núi lửa trên đảo Sumatra mà dấu vết còn để lại là hồ nước Toba.

Đó là viễn cảnh tệ hại nhất cho tương lai, và biết đầu phải vài, hay vài chục, hay vài trăm triệu năm nữa mới xảy ra. Còn xa xôi quá, lý trí mách bảo chúng ta như vậy, vì nền văn minh loài người cũng mới chỉ định hình được cỡ 10.000 năm nay mà thôi. Vậy rất có khả năng chúng ta mới đang ở giai đoạn sơ khai nhất của một nền văn minh nhân loại còn nhiều tiềm năng để phát triển ngoài sức tưởng tượng của cả những bộ óc mơ mộng nhất chăng? Và như đã nói, từ giờ tới lúc một cuộc đại tuyệt chủng nữa xảy ra, còn nhiều thứ có thể đặt sự tồn tại của loài người lơ lửng treo trên sợi tóc.

Không phải đợi đâu xa, dịch bệnh SARS-COV-2 bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2019 là một lời cảnh báo cho chúng ta thấy nền văn minh của con người có thể mong manh hơn chúng ta tưởng. Chưa bao giờ trong suốt nhiều tỷ năm kể từ khi sự sống xuất hiện trên hành tinh này, một loài động vật duy nhất lại thống trị nhiều không gian sinh tồn trên mặt đất đến vậy, chỉ sau một thời gian ngắn đến vậy. Đây là một sự thay đổi quá nhanh chóng, hoàn toàn lạc nhịp với tốc độ tiến hóa thông thường của tự nhiên, khiến thế giới không kịp thiết lập trạng thái cân bằng. Trong sự chông chênh chung ấy, rất nhiều virus, vi khuẩn đã mất vật chủ ký sinh quen thuộc đã nhiều triệu năm của chúng, và trong sự bướng bỉnh sinh tồn, những sinh vật không thể thấy bằng mắt thường này đã tìm tới con người, một vật chủ mới chúng còn phải xoay xở để thích nghi, và trong quá trình xoay xở đó, cũng giống một người mua nhà mới bắt tay vào đập phá sửa sang ngôi nhà này cho vừa ý hơn, chúng cũng gây bệnh cho con người. Đây chỉ là một trong nhiều vấn đề sẽ còn đe dọa sự tồn tại của loài người.

Vậy là dù còn ở lại lâu dài trên Trái Đất hay bắt buộc phải rời đi (nếu chúng ta may mắn có thể làm được điều đó) thì xu hướng chung trong tương lai là con người sẽ tìm mọi cách hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để có thể đủ sức đối đầu với những thách thức gặp phải, và quan trọng hơn nữa, để sống sao cho thỏa mãn, hạnh phúc hơn. Hẳn nhiên rồi, còn gì tuyệt vời hơn mục đích đó cho cuộc sống chứ.

Nhận thức sắc bén khác thường của con người đã giúp chúng ta ý thức được một cách toàn diện về tương lai, về triển vọng và nguy cơ. Giờ còn lại vấn đề: con người có thể đóng vai tích cực đến thế nào để nắn chỉnh cho ngày mai đẹp trời nhất có thể với mình?

Một câu ngạn ngữ Latinh đã nói: "Praemonitus praemunitus" (Biết trước là được vũ trang trước), con người, với tư duy và ý thức của mình, đã từ quá khứ mà học được những gì có thể chờ đợi mình phía trước. Vậy chúng ta đã trang bị được cho mình tới đâu, và liệu sẽ có thể trang bị cho mình tới mức nào? Nhiều tác giả đã viết sách từ nhiều góc nhìn khác nhau về chủ đề này, và không đợi đến họ, mỗi người trong chúng ta ít nhiều từng có phiên bản của riêng mình về nó. Càng có hiểu biết đầy đủ và thấu đáo về sức mạnh của con người, bức tranh tương lai được đưa ra sẽ càng có độ thực tế cao hơn. Ý thức được điều này, Michio Kaku đã tham khảo ý kiến của rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để tổng hợp nên một phiên bản "Tương lai nhân loại" (The future of humanity) đủ toàn diện nhưng cũng đủ cô đọng vào những điểm cốt yếu nhất sẽ quyết định thành bại, hạnh phúc hay bất hạnh của loài người trong tương lai khi những bước ngoặt quyết định tới.

Rất có thể một ngày kia, cũng giống như Ulysse Mérou và gia đình, loài người cũng sẽ chỉ còn một cách để tiếp tục tồn tại là dấn thân vào vũ trụ, tìm tới một Trái Đất 2.0 đang tồn tại đâu đó trên kia, ngoài kia. Hãy hy vọng vào kịch bản tốt đẹp nhất là ngày ấy không bao giờ tới hoặc có tới thì cũng là một cuộc viễn du vũ trụ do con người chủ động thực hiện với mọi lý do để tự tin vào thành công. Và hãy sẵn sàng cho kịch bản tệ hại nhất, để ngày chúng ta "được vũ trang đầy đủ" cho nó đến sớm chừng nào hay chừng đó.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tương Lai Nhân Loại PDF của tác giả Michio Kaku nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nước Phản Ảnh Tâm Thức Của Chúng Ta (Masaru Emoto)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nước Phản Ảnh Tâm Thức Của Chúng Ta PDF của tác giả Masaru Emoto nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguồn Gốc Các Loài (Charles Darwin)
Nguồn Gốc Các Loài là tên rút gọn của cuốn sách Về nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên, hay sự bảo tồn những chủng ưu thế trong đấu tranh sinh tồn của Charles Darwin, xuất bản năm 1859. Đây là một cuốn sách khoa học hiếm có khi bán hết 1250 bản in lần đầu trong vòng một ngày và trong một thời gian ngắn đã làm “rung chuyển” cả thế giới. Cuốn sách này là kết quả của những quan sát của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên con tàu biển Beagle vòng quanh thế giới, cùng với những suy tư và nghiên cứu của ông trong hai mươi năm sau đó, trong đó ông đặt vấn đề có tính quyết định về biến đổi luận hay sự tiến hóa. Sách của ông đã được xuất bản nhiều lần, sửa đổi, liên tục cập nhật cho đến khi ông mất.***Cuốn sách này là phiên bản đầu tiên (tháng 11 năm 1859), với tên đầy đủ On the Origin of Species by Means of Natural Selection or, The Preservation of Favoured Races in the Struggle for Life (Nguồn gốc của muôn loài thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, hay là Sự duy trì những giống loài tốt trong cuộc Đấu tranh sinh tồn). Darwin đã tái bản 5 lần có sửa đổi, lần tái bản thứ sáu và là cuối cùng đã ra mắt độc giả vào tháng 2 năm 1872. Cuốn xuất bản đầu tiên đã được lựa chọn vì tính rõ ràng và trung thực, cũng như vì tính quan trọng lịch sử của nó - Nỗ lực ban đầu của Darwin trong việc giải thích lý thuyết của ông một cách tổng thể cho thế giới. Những lần tái bản tiếp theo bao gồm cả các câu giải đáp cho rất nhiều lời chỉ trích, và trong suốt các lần tái bản bốn, năm, và sáu, nội dung cuốn sách trở nên quá nhiều, đôi khi không đi vào chủ đề chính. Những tái bản sau này bao gồm cả những câu trả lời chi tiết cho những lời bình luận, nhận xét cụ thể, và do đó có thể nói là chúng trở nên kém trong sáng và dễ đọc hơn cho người đọc đại chúng. Phần đông các nhà bình luận cũng tò ra đồng tình với nhận định là chúng (những cuốn tái bản sau này) không tinh tế cũng chẳng hấp dẫn bằng cuốn xuất bản lần đầu tiên. Song Darwin đã thêm vào hai công cụ rất có ích cho người đọc phổ thông. Hai công cụ đó được miêu tả ngắn gọn như sau: "Bản tóm tắt lịch sử của quá trình nhận thức về nguồn gốc các loài" (thêm vào lần tái bản thứ ba năm 1861) nhằm đặt cuốn sách vào trong bối cảnh của giai đoạn trước tư tưởng truyền thống về quá trình tiến hóa; và cuốn Định nghĩa, được thêm vào cuốn tái bản lần thứ sáu mà lần đầu tiên được thiết kế và chỉnh lại giá bán cho phù hợp với mức sống trung bình của người dân. Trong đa phần cuốn sách, chúng tôi vẫn giữ nguyên bản tác phẩm song cũng có một vài thay đổi nhỏ nhằm cụ thể hóa và làm rõ nội dung đoạn viết.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguồn Gốc Các Loài PDF của tác giả Charles Darwin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghiên Cứu Lịch Sử Nhân Loại (Arnold Joseph Toynbee)
Có thể xem đây là bản tóm tắt 6 tập đầu của bộ A Study of History của A.J Toynbee (1889-1975) do D.C Somervell (1885-1965) thực hiện.Đối với những ai thèm khát đọc về các nền văn minh nhân loại thì một công trình khảo cứu 12 tập của một vị giáo sư ngành Lịch sử quốc tế (International History) của London School of Economics quả là choáng ngợp khi ông so sánh, đối chiếu hầu hết các nền văn minh lớn của nhân loại về sự ra đời, phát triển và suy tàn của chúng. Nhưng với đa phần các độc giả phổ thông thì 12 tập là một khối lượng đồ sộ và (đôi khi là) ngao ngán. Somervell xuất hiện như một vị cứu tinh, khi ông cần mẫn lượm lặt trong 6 tập đầu của công trình những điểm chính yếu phù hợp với đối tượng độc giả phổ thông, nhưng vẫn giữ nguyên được hầu hết sự thú vị khi độc giả được di chuyển xuyên không gian, xuyên thời gian qua sự so sánh liên tục những nền văn minh ở nhiều vị trí và tại nhiều thời điểm trong lịch sử nhân loại, từ đó rút ra những kết luận súc tích, ấn tượng và đôi khi ngoài dự đoán. Hơn nữa, đọc cuốn sách này, độc giả có thể thấy “cực đã” vì những bài học đơn giản mà ai cũng có thể rút ra từ cuộc sống nay lại được chứng minh rành rọt qua rất nhiều sự kiện lịch sử tương đồng (chẳng hạn như chuyện “càng khó khăn thì người ta càng nỗ lực vươn lên” được thể hiện rõ trong lịch sử như thế nào…). Một điểm thú vị khác (đồng thời cũng là lưu ý nhỏ) khi đọc một cuốn sách mà nội dung của nó được viết cách nay 80-90 năm là thời gian ấy đủ dài cho nhiều sự kiện diễn ra bổ trợ cho một số lý lẽ của tác giả, song cũng nhiều sự kiện khác lại đặt một số lý lẽ vào vòng nghi vấn cần suy xét lại. Hãy cứ đọc và chiêm nghiệm.*** Tìm mua: Nghiên Cứu Lịch Sử Nhân Loại TiKi Lazada Shopee Ông D.C Somervell sẽ giải thích lý do vì sao ông quyết định tóm lược sáu tập đầu bộ sách của tôi trong lời nói đầu của ông ở những trang tiếp theo. Nhưng từ lúc chưa biết những lý do đó, một số câu hỏi đã được gửi đến cho tôi, nhiều nhất từ Hoa Kỳ, mong muốn có chăng một bản tóm lược về những phần tôi đã viết sẽ được phát hành trong thời gian tới trước khi tôi cho xuất bản phần còn lại của công trình vì mọi dự định ban đầu tính đến giờ đã bị trì hoãn quá lâu bởi chiến tranh. Yêu cầu này vô cùng bức thiết, song tôi chưa tìm được cách giải quyết vì quá bận rộn với công tác thời chiến. Cứ như thế cho tới khi ông Somervell thông báo với tôi qua thư rằng một bản tóm lược, do ông thực hiện, đã được hoàn tất. Thế là vấn đề được giải quyết theo cách mỹ mãn nhất. Khi tôi cầm trên tay bản thảo của ông Somervell, thì đã hơn bốn năm trôi qua kể từ khi các tập IV đến VI và hơn chín năm từ khi các tập I đến III được phát hành. Tôi cho rằng, một khi tác phẩm nào còn đang trong quá trình thực hiện thì hoạt động phát hành sẽ làm tác phẩm ấy thêm gắn bó với cuộc sống của người sáng tạo. Song ở đây, cuộc chiến tranh 1939-1945, cùng với những thay đổi về hoàn cảnh và công việc mà nó đem lại, đã làm cản trở mối liên hệ quý báu ấy (các tập IV đến VI được xuất bản chỉ 21 ngày trước khi cuộc chiến nổ ra). Sự trì hoãn sẽ tiếp tục nếu không có bản tóm lược này. Tôi đã nghiên cứu bản thảo của ông Somervell, và mặc dù ông đã rất khéo léo giữ lại những từ ngữ và ý tưởng của chính tôi, song tôi vẫn đọc nó như thể một cuốn sách mới do người khác viết. Tôi đã bổ sung và chỉnh sửa lại văn phong ở một vài chỗ (với sự đồng ý mà tôi cho là rất rộng lượng của ông Somervell). Nhưng tôi không đối chiếu bản tóm lược này với bản gốc từng dòng một, đồng thời quyết định không thêm vào những đoạn mà ông Somervell đã lược bỏ, vì tôi tin rằng bản thân tác giả khó có thể là người nhận xét khách quan về những phần nào là cần thiết hay không cần thiết trong tác phẩm của mình. Người tóm lược khéo léo luôn cung cấp cho tác giả một sự hỗ trợ quý báu mà tác giả không thể tự mình thực hiện được, và tôi tin chắc rằng độc giả đã từng đọc qua cuốn sách gốc khi đọc ấn bản này sẽ đồng ý điều đó. Khả năng văn chương của ông Somervell quả thực rất tài tình bởi ông đã thành công trong việc giữ được luận điểm của cuốn sách, trình bày phần lớn nội dung của nó bằng những từ ngữ nguyên bản, đồng thời tóm gọn sáu tập sách xuống chỉ còn một. Nếu tự đặt ra nhiệm vụ này cho bản thân mình, chính tôi cũng không thể hoàn thành được nó. Tôi cảm thấy rất vinh dự khi cuốn sách được Nhà xuất bản Đại học Oxford phát hành đầy đủ. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô V.M Boulter, người thực hiện phần danh mục cho cuốn sách này cũng như các tập I đến III và IV đến VI trước đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghiên Cứu Lịch Sử Nhân Loại PDF của tác giả Arnold Joseph Toynbee nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Và Vật Lý (Leonard Shlain)
Nghệ thuật thể hiện thế giới nhìn thấy được, còn vật lí giải thích sự vận hành không nhìn thấy được của thế giới đó, khiến cho hai lĩnh vực này dường như hoàn toàn đối lập nhau. Nhưng trong cuốn Nghệ thuật và vật lí, Leonard Shlain đã theo dõi sát sự phát triển bên cạnh nhau của hai lĩnh vực này trong suốt nhiều thế kỉ để phát lộ ra một mối tương quan thật kinh ngạc về quan niệm. *** Có một lần vào năm 1979, tôi đưa đứa con gái mười hai tuổi của mình đi thăm Bảo tàng Mĩ thuật Hiện đại tại thành phố New York. Tôi có phần lo rằng việc nuôi dưỡng tại vùng California đã tước đi của con bé cái vốn di sản văn hóa phong phú của nền văn minh phương Tây, và muốn cho cháu xem một số ví dụ xuất sắc của nó đang tồn tại ở bờ phía Đông này của nước Mĩ. Bắt đầu với các tác phẩm trưng bày thuộc trường phái Ấn tượng Pháp của Bảo tàng, tôi đã cố khuấy động trong con tôi niềm sùng kính và tâm trạng rạo rực mà tôi luôn cảm thấy trước những tuyệt tác hội họa. Tuy nhiên, khi hai bố con càng đi sâu mãi vào cái mê cung trong bảo tàng, các tác phẩm mỗi lúc càng trở nên hiện đại hơn. Con gái tôi, với cái lối hỏi làm người lớn bối rối, cứ ép tôi phải giảng giải hết bức tranh này đến bức tranh khác tại sao chúng lại tạo nên “nghệ thuật vĩ đại” như vậy. Tôi đã phải trả lời nó rằng nếu toà nhà này mà chỉ là kho báu của nền văn hóa của chúng ta, thì tôi chắc chắn có thể giải thích bằng một thứ tiếng Anh đơn giản về cái gì đã làm cho mỗi bức tranh trở nên quý giá, độc nhất vô nhị như vậy. Mỗi lúc tôi một bứt rứt vì không trả lời nổi các câu hỏi thẳng thắn của con bé. Sau đó, vừa sưởi nắng và nhóp nhép nhai bánh mì kẹp xúc xích, hai bố con vừa bàn luận về những gì đã xem. Với vẻ hồn nhiên trong sáng của con trẻ, con gái tôi dõng dạc tuyên bố quan điểm của nó - rằng đối với phần lớn mảng nghệ thuật vừa rồi, vị Hoàng đế đã không hề có quần áo gì cả[1]! Tôi chợt nhận ra rằng mặc dù hiểu về nội dung trí tuệ của từng trào lưu hiện đại, nhưng thực ra tôi cũng chưa “nắm bắt được” nó. Tôi đâm cảm thấy bực bội với các họa sĩ đã làm cho việc lĩnh hội nghệ thuật trở nên quá khó đối với chúng ta. Cứ như là họ đã từ chối không cho chúng ta tham dự vào một vài bí mật quan trọng nào đó cùng với họ. Tìm mua: Nghệ Thuật Và Vật Lý TiKi Lazada Shopee Rồi mấy ngày tiếp theo trong các bảo tàng khác, tôi cứ liên tục bị đối mặt với tình cảnh tiến thoái lưỡng nan không lấy gì làm thoải mái này. Làm thế nào mà ý nghĩa của những thể hiện nghệ thuật đồng đại với mình lại vuột qua sự hiểu biết của một thành viên năng động và nhạy bén của nền văn hóa như tôi? Cũng trong chuyến đi ấy, tôi còn đọc một cuốn sách khá nổi tiếng về vật lí hiện đại và tôi đã phải vật lộn với những khái niệm cơ bản của môn khoa học này. Nỗi tò mò suốt đời tôi về những vấn đề như vậy đã không được môn vật lí thuở đại học làm cho thoả mãn, bởi vì chúng tôi đã không được học cả thuyết tương đối của Einstein lẫn môn cơ lượng tử. Vị giáo sư lầm lì và khô khan của chúng tôi đã gạt phắt chúng đi, nói rằng ông đã hết thời gian. Những năm sau đó, khi bắt đầu tự mày mò tìm hiểu về vật lí hiện đại, tôi đã choáng váng trước sự khó hiểu dị thường của nhiều ý tưởng cơ bản của nó. Ý nghĩ này đã trở lại với tôi trong chuyến thăm bảo tàng ở New York. Mấy ngày sau, khi đang lơ đãng đứng trước một bức tranh trừu tượng khồng lồ tại phòng tranh Whitney, tôi băn khoăn tự hỏi làm thế nào mà một hệ thống suy tư về thế giới (bởi vì vật lí về bản chất chính là thế) lại có thể vượt quá tầm hiểu biết của hầu hết những thành viên thông minh nhất của xã hội. Chính lúc ấy tôi chợt bừng ngộ ra điều làm nên cảm hứng cho cuốn sách này, và cho mười năm làm việc tiếp theo. Tôi thầm nghĩ, hình như có một mối liên hệ giữa cái không thể giải thích hết được của nghệ thuật hiện đại với cái không thể thấu hiểu hết của vật lí hiện đại. Về nghề nghiệp, tôi không phải là nhà vật lí hay nhà phê bình nghệ thuật, mà là bác sĩ phẫu thuật. Vì thế, tôi đem đến cho cả nghệ thuật lẫn vật lí một con mắt nhìn tương đối không định kiến và một tâm thế của người mới bắt đầu học hỏi. Mặc dù sự khờ khạo của mình đã buộc tôi thực hiện nhiều nghiên cứu hơn hẳn so với một chuyên gia có thể phải làm để hiểu được những sắc thái tinh tế của chủ đề này; nhưng chính điều đó lại có những ưu thế nổi bật. Chẳng hạn như, vì không phải kiếm sống dựa trên một trong hai lĩnh vực ấy, tôi có phần nào tự do hơn trong các suy đoán của mình so với các nhà chuyên môn, những người luôn có một cái gì đó dễ bị mất. Tôi sẽ tiếp cận vật lí với tư cách như là một nghệ sĩ cố gắng giải thích các nguyên lí của nó với những nghệ sĩ khác. Tương tự như vậy, bằng diễn giải khoa học, tôi hi vọng sẽ giải mã được sự huyền bí của nghệ thuật. Tôi thường được người ta hỏi tại sao một nhà phẫu thuật lại có thể nói một cách hấp dẫn được về hai chủ đề khá nặng và khác hẳn nhau như thế. Thật ngạc nhiên là chính nghề phẫu thuật, một cách chỉ riêng nó mới có, đã chuẩn bị cho tôi có thể đảm đương được nhiệm vụ ấy, bởi nhà phẫu thuật vừa là nhà khoa học vừa là nhà nghệ sĩ. Phẫu thuật đòi hỏi một cảm quan mĩ học sắc sảo đến tinh tế: trong nghề có câu châm ngôn rằng nếu một ca mổ “nom” không đẹp, thì hầu như chắc chắn là nó không vận hành một cách hoàn mĩ. Bác sĩ phẫu thuật do đó trông cậy chủ yếu vào hoạt động linh cảm thị giác-không gian của bán cầu não phải. Đồng thời, nghề của chúng tôi rõ ràng là được đào tạo một cách rất khoa học. Lập luận logic, suy đoán, tư duy trừu tượng của bán cầu não trái là những hòn đá bắc cầu dẫn đến các nguyên lí chuyên sâu của cái kho văn bản khoa học rộng bao la. Yêu cầu của nghề phẫu thuật, đòi hỏi tôi phải liên tục chuyển đi chuyển lại giữa hai chức năng bổ trợ nhau ấy của tâm lí con người, đã phục vụ đắc lực cho tôi để thực hiện công trình này. Dự định của tôi là nhằm tới các độc giả thiên về nghệ thuật muốn hiểu thêm về vật lí hiện đại và các nhà khoa học muốn có một cái khung giá trị để thưởng thức nghệ thuật. Vì ngôn ngữ của vật lí là cực kì chính xác, đối lập với ngôn ngữ khơi gợi của nghệ thuật, tôi đã phải bắc nhiều “cây cầu” bằng kho từ vựng chung của hai lĩnh vực. Để đạt được việc này, đôi khi tôi phải mở rộng ý nghĩa của các thuật ngữ khoa học và thỉnh thoảng phải kéo dãn chúng ra trở thành các ẩn dụ thi ca. Đồng thời, tôi cũng đã phải nói rất cụ thể khi diễn giải một tác phẩm nghệ thuật, điều này làm cho người ta thấy có vẻ tôi tin rằng diễn giải của mình là diễn giải duy nhất đối với tác phẩm đó. Ngược lại, tôi biết rằng diễn giải của tôi chỉ là một trong nhiều diễn giải và mong nó sẽ làm phong phú thêm các diễn giải khác. Ghi nhớ như vậy trong tâm trí, tôi mong nhận được sự lượng thứ phần nào của các chuyên gia ở cả hai lĩnh vực. Mượn lời của William Blake[2], “xin hãy tha thứ cho cái mà các bạn không tán thành và xin hãy yêu quý tôi về việc đã nhiệt tình dốc hết tài sức của bản thân.” Khi tôi viết mấy câu cuối cùng trên, mà hài hước thay chúng lại xuất hiện trước tiên trong cuốn sách, thật khó có thể tin rằng cái công trình hút trọn thời gian công sức này của tôi đã hoàn thành. Tôi mong bạn khi đọc cuốn sách này sẽ thấy thích thú như khi tôi viết ra nó. LEONARD SHLAIN Thung lũng Mill, CaliforniaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Và Vật Lý PDF của tác giả Leonard Shlain nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.