Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tự Truyện Benjamin Franklin (Benjamin Franklin)

Benjamin Franklin sinh tại đường Milk, Boston vào ngày 6 tháng 1 năm 1706. Cha của ông, Josiah Franklin, là một người thợ làm nến từng có hai đời vợ và Benjamin là con trai út trong gia đình gồm 17 người con. Ông nghỉ học khi lên 10 tuổi và ở tuổi 12, ông theo học nghề in từ người anh, James, người sau này xuất bản tạp chí New England Courant. Benjamin từng đóng góp bài và có thời gian làm biên tập danh dự cho tạp chí này. Tuy nhiên, hai anh em nảy sinh bất đồng và Benjamin bỏ đi, chuyển đến New York, sau đó đến Philadelphia vào tháng 10 năm 1723. Ông nhanh chóng tìm được công việc ở một nhà in, nhưng sau đó vài tháng, ông bị Thống đốc Keith thuyết phục đến London. Tuy nhiên sau đó Benjamin nhận ra những lời hứa của Thống đốc chỉ là hão huyền. Benjamin quay lại với công việc nhân viên sắp chữ in cho đến khi được một thương gia tên Denman đề nghị một vị trí trong công việc kinh doanh của ông này và cả hai quay trở lại Philadelphia. Sau khi Denman mất, Benjamin quay về nghề trước đây của mình và không lâu sau mở một xưởng in riêng, nơi ông xuất bản tạp chí The Pennsylvania Gazette, tạp chí mà ông đóng góp nhiều bài viết như một công cụ để khuấy động những phong trào cải cách địa phương. Năm 1732, để nâng cao sự phong phú, ông bắt đầu xuất bản cuốn sách nổi tiếng Poor Richard’s Almanac (Niên lịch của Richard Nghèo Khổ) ghi chép lại những câu châm ngôn súc tích về cuộc sống mà ông sáng tác hay sưu tầm. Đây là cuốn sách đóng góp một nền tảng lớn vào danh tiếng của ông. Năm 1758, Benjamin ngừng viết cuốn Niên lịch và cho ra đời Father Abraham’s Sermon (Những Bài Giảng Của Cha Abraham), tác phẩm được xem là nổi tiếng nhất trong nền văn học thuộc địa Mỹ.

Cùng lúc đó, Franklin cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề công vụ. Ông vạch ra kế hoạch xây dựng một học viện, sau này được tiếp nối và phát triển thành Đại học Pennsylvania và ông cũng sáng lập ra tổ chức “Hiệp hội Khoa học Mỹ” với mục đích giúp các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thảo luận những khám phá của mình. Bản thân ông cũng bắt đầu các thí nghiệm điện cùng một số nghiên cứu khoa học khác trong quãng thời gian hoạt động kinh doanh và chính trị cho đến cuối đời. Vào năm 1748, khi đã có cuộc sống vật chất khá sung túc, ông bán nhà in của mình để có thời gian dành cho việc học; vài năm sau, ông có một khám phá khiến tên tuổi của mình được biết đến trên toàn châu Âu. Trong lĩnh vực chính trị, ông chứng tỏ mình có khả năng trong cả vai trò điều hành lẫn tranh luận, nhưng lý lịch chính trị của ông đã dính nhiều vết nhơ khi dùng quyền lực để nâng đỡ những người họ hàng của mình. Thành tựu chính trị lớn nhất của ông chính là việc cải cách hệ thống bưu điện, nhưng tên tuổi của ông lại chủ yếu được nhắc đến với vai trò như một chính khách thông qua hoạt động ngoại giao giữa các thuộc địa với nước Anh và sau đó là nước Pháp. Năm 1757, ông được cử sang Anh để phản đối ảnh hưởng của gia tộc Penn trong Chính phủ thuộc địa và ông đã ở lại Anh 5 năm, cố gắng thuyết phục người dân và Chính phủ Anh chấp nhận các điều kiện đối với thuộc địa. Trong lần trở về Mỹ, sự kiện Paxton mà ông đóng vai trò danh dự sau đó đã làm ông mất ghế trong Quốc Hội. Tuy nhiên, năm 1764, ông lại được cử đến Anh với tư cách một đại diện của Chính phủ thuộc địa để kiến nghị khôi phục Chính phủ từ tay các địa chủ tư sản. Tại London, ông tích cực phản đối Đạo Luật Tem. Tuy nhiên, ông đã mất rất nhiều lòng tin và sự tín nhiệm vì đã bảo vệ quyền lợi cho văn phòng đại diện một công ty sản xuất tem của người bạn mình tại Mỹ. Ngay cả những nỗ lực mang lại hiệu quả cao của ông nhằm bãi bỏ đạo luật trên cũng không giúp ông khỏi bị ngờ vực. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục những nỗ lực bảo vệ quyền lợi các quốc gia thuộc địa khi rắc rối ngày càng tăng do khủng hoảng từ Phong trào Cách Mạng. Năm 1767, ông đến Pháp và được chào đón long trọng. Nhưng trước khi trở về quê hương vào năm 1775, ông mất chức Bộ Trưởng Bộ Bưu Điện vì dính líu đến việc tiết lộ cho bang Massachusetts lá thư nổi tiếng của Hutchinson và Oliver. Trên đường trở về Philadelphia, ông được chọn làm thành viên Quốc hội Lục Địa và vào năm 1777 ông được cử đến Pháp dưới vai trò đại sứ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông ở lại Pháp tới năm 1785, như một nhân vật được cộng đồng Pháp yêu thích và với thành công trong những sứ mạng đại diện cho đất nước mình. Cuối cùng, ông trở về quê hương như một người hùng của nước Mỹ độc lập và nhận được vị trí cao chỉ sau Washington. Ông mất ngày 17 tháng 4 năm 1790.

Năm chương đầu của cuốn Tự truyện của Benjamin Frankalin được viết ở Anh vào năm 1771, được tiếp tục vào năm 1784-1785 và bắt đầu viết tiếp vào năm 1788, ông giảm xuống chỉ còn những sự kiện diễn ra tới năm 1757. Sau hàng loạt chuyến phiêu lưu phi thường, bản thảo đầu tiên cũng như cuối cùng được John Bigelow in ra và giờ đây được tái bản để ghi nhận giá trị của cuốn sách như một bức tranh về một trong những nhân vật đáng kính nhất thời thuộc địa và là một trong những cuốn tự truyện xuất sắc nhất thế giới.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Benjamin Franklin PDF của tác giả Benjamin Franklin nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Những Điều Tôi Biết Chắc (Oprah Winfrey)
Chẳng phải chuyện gì mới mẻ, nhưng chí ít với cuốn sách này, tôi nghĩ vẫn đáng để kể lại một lần sau chót: Đó là hồi năm 1998, tôi vừa quảng bá cho bộ phim Beloved trong một chương trình truyền hình trực tiếp phỏng vấn Gene Siskel - cây phê bình phim xuất sắc đã quá cố của tờ Chicago Sun-Times. Mọi thứ đều trôi chảy tuyệt vời, cho đến thời điểm kết thúc. “Nói tôi nghe nào,” ông hỏi, “chị biết chắc những gì?” Đúng, đây không phải lần đầu tiên tôi bị bắt bí. Tôi đã hỏi và bị đặt biết bao nhiêu câu hỏi suốt bao nhiêu năm, và chẳng mấy khi tôi thấy mình lâm vào cảnh hoàn toàn bí từ - nhưng, tôi phải thừa nhận, người đàn ông này đã tìm ra cách khiến tôi phải “đứng hình”. “À ừm, về bộ phim ư?” Tôi lúng búng, biết rõ là ông kiếm tìm thứ gì đó lớn lao, sâu sắc, phức tạp hơn, nhưng vẫn cố đánh trống lảng cho đến khi đưa ra được một lời đáp ít nhiều mạch lạc. “Không,” ông đáp. “Cô hiểu ý tôi còn gì - về bản thân cô, về cuộc sống của cô, bất cứ gì, tất tật bất cứ thứ gì…” “Ừừừm, tôi biết chắc… ừừừm… Tôi biết chắc, là tôi cần thời gian để nghĩ ngợi thêm đôi chút về điều này, Gene ạ.” Tìm mua: Những Điều Tôi Biết Chắc TiKi Lazada Shopee Thế là, sau 16 năm và rất nhiều suy ngẫm, câu hỏi ấy đã trở thành câu hỏi trọng tâm của đời tôi: Suy đến cùng, chính xác là tôi biết chắc được những gì? Tôi đã khám phá câu hỏi ấy trong mỗi số tạp chí O - thật ra, “Những điều tôi biết chắc” (What I Know for Sure) chính là tên chuyên mục hằng tháng của tôi - và, tin tôi đi, lắm lúc một câu trả lời chẳng phải dễ kiếm ra. Tôi biết chắc được gì? Rằng nếu thêm một biên tập viên nữa gọi điện hay viết thư hay thậm chí là gửi tín hiệu khói hỏi han xem “nợ nần bài vở” số này định thế nào, chắc tôi phải thay tên đổi họ mà chuyển biệt tới xứ Timbuktu(1) mất! Nhưng đúng lúc tôi sẵn sàng giương cờ trắng và thét lên, “Thế đấy! Tôi kiệt sức rồi! Tôi chẳng biết gì hết!” Tôi lại nhận ra mình đang dắt cún cưng đi dạo, đang pha một ấm trà hay ngâm mình trong bồn tắm, thế rồi, chẳng biết từ đâu, một khoảnh khắc sáng tỏ sẽ đưa tôi trở về với điều gì đó mà trong óc, trong tim và tự bản năng, tôi hoàn toàn thấu suốt, vượt qua khỏi bóng tối nghi ngại. Thế nhưng, tôi phải thừa nhận là tôi vẫn có chút e sợ khi phải đọc lại số bài vở tương đương 14 năm ròng dồn lại. Liệu có giống như coi lại những tấm ảnh của bản thân tôi với những kiểu tóc tai và trang phục thật ra phải đưa vào thư mục chắc-kiểu-này-là-mốt-hồi-đấy chăng? Ý tôi là, bạn sẽ phải làm sao, nếu những gì bạn vốn biết chắc hồi bấy giờ hóa ra lại là những thứ nghĩ-gì-vậy-trời, xét trong hiện tại? Tôi lấy một cây bút đỏ, một ly Sauvignon Blanc, hít một hơi thật dài, ngồi xuống, và bắt đầu đọc. Trong lúc đọc, những gì tôi đã làm, những thời điểm trong cuộc đời khi tôi viết những mẩu này bỗng ồ ạt ùa về. Tôi lập tức nhớ ra đã vắt óc vắt não, đã lao tâm khổ tứ, đã thức khuya dậy sớm ra sao, tất thảy đều nhằm khám phá ra những điều tôi đã dần hiểu về những gì căn cốt trong cuộc đời, những điều như niềm vui, khả năng hồi phục, sự kính nể, mối kết nối, lòng biết ơn và năng lực nữa. Tôi thật vui sướng được thông báo rằng những gì tôi khám phá ra trong đống bài vở của 14 năm ấy là, khi ta biết điều gì đó thật sự rõ ràng thì có khả năng nó sẽ chống chịu được thử thách của thời gian. Xin chớ hiểu sai ý tôi: Bạn sống, và nếu bạn mở lòng với thế gian, thì bạn luôn học hỏi. Nên mặc dù lối suy nghĩ cốt lõi của tôi vẫn tương đối vững chắc, cuối cùng tôi đã dùng cây bút đỏ ấy để nâng lên đặt xuống, khám phá và mở rộng một vài chân lý cũ kỹ cùng vài hiểu biết thấu suốt phải rất vất vả mới có được. Chào mừng bạn tới với cuốn sách tự thú nho nhỏ của riêng tôi! Trong khi bạn đọc về tất cả những bài học tôi đã phải vật vã tranh đấu, phải rơi nước mắt, phải chạy trốn, và rồi quay về, làm hòa, đùa giỡn, rồi sau rốt đã dần biết chắc, tôi hy vọng bạn sẽ bắt đầu đặt cho bản thân chính câu hỏi mà Gene Siskel đã đưa ra cho tôi suốt bao năm về trước. Tôi biết rằng những gì bạn tìm được trên hành trình ấy sẽ rất đáng vui thích, vì thứ bạn tìm ra, chính là bản thân mình. - Oprah Winfrey Tháng 9 năm 2014Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Điều Tôi Biết Chắc PDF của tác giả Oprah Winfrey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luận Đề Công Dân Giáo Dục (Nguyễn Bá Lương)
TẬP LUẬN-ĐỀ CÔNG-DÂN ĐỆ-TỨ này ra đời với mục-đích là giúp cho học sinh đi thi ý-niệm được thế nào là một vấn-đề công-dân, và cách giải-quyết vấn-đề đó. Học-sinh sẽ làm quen với những luận-đề này như là đã làm quen các luận-đề luân-lý, văn-chương. Thực ra hai phương-pháp cũng không có gì khác nhau. Học sinh chỉ cần hiểu những bài mình đã học trong năm và với phương-pháp chung cho các loại luận-văn là có thể làm được một luận đề công-dân. Trong tập luận-đề này tác-giả theo một phương-pháp duy nhất để học sinh dễ theo. Trước tiên có một phần hướng-dẫn; phần đó tác-giả nói qua bài phải làm như thế nào. Vậy đọc xong phần này, học sinh hãy dừng lại suy nghĩ kỹ trước khi xem bài khai-triển ở dưới. Sau đó đến dàn-bài. Nên chú ý là bao giờ tác-giả cũng tìm cách chia thân bài làm 2 phần để giải-quyết. Khi làm bài, học sinh cũng nên theo lối phân đoạn như vậy. Sau cùng là phần khai-triển. Trong phần này có khi tác-giả cố ý làm thành một bài văn hẳn hoi cốt để làm mẫu cho học sinh, có lúc tác-giả làm dưới hình-thức một dàn bài chi tiết có ghi rõ 1, 2, 3 hoặc A, B, C. Khi làm bài, học sinh không nên theo vì lối đó chỉ có mục-đích gợi ý cho học sinh, còn bài làm thì cần phải mạch lạc, không thể vụn vặt rời rạc. Học-sinh nên nhớ rõ điều đó và không nên nhầm 2 loại, lúc làm bài đừng nên chia cắt một cách máy móc và cần chuyển tiếp khéo léo giữa đoạn nọ và đoạn kia. Tìm mua: Luận Đề Công Dân Giáo Dục TiKi Lazada Shopee Sau mỗi bài mẫu có một sở đề-tài công-dân đề-nghị. Học sinh nên theo phương-pháp trên tập làm những dàn bài và tập làm bài, nếu có những chỗ quên hoặc khó giải quyết hãy dở sách ra xem lại. Với cách làm việc đó, học sinh sẽ không sợ vấp phải những luận đề công-dân lúc đi thi. Sau cùng tác-giả xin nhắc lại để các thí sinh T.H.Đ.N.C rõ là theo chương-trình mới trong các môn thi viết có một bài luận về Công-dân Giáo-dục hoặc Sử-Địa với hệ số 2, thời hạn 2 giờ. Rất mong tập luận đề nhỏ này có thể giúp ích các học-sinh một phần nào trong việc luyện-thi. Saigon ngày 10-9-1960 TÂN-PHONGĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luận Đề Công Dân Giáo Dục PDF của tác giả Nguyễn Bá Lương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Của Người Nữ Binh Do Thái (Yael Dayan)
Hồi ký của người nữ binh Do Thái, tác giả Yael Dayan, một nhà văn nữ Do Thái, chính là ái nữ của tướng độc nhãn Moshe Dayan. Bản tiếng Việt của Mai Vi Phúc; Sông Kiên xuất bản, 1974. Chuyện về cuộc sống của một nữ binh sỹ trong quân đội Do Thái, là quân đội duy nhất trên thế giới đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với cả nữ giới. *** Tôi mở cửa sổ, một làn gió lạnh và mặn mà, tràn đầy sinh khí, đánh thức tôi cùng với ngọn lửa, và thổi tới tận phòng tiếng đại dương gào thét, lấp đầy các xó xỉnh bằng những tiếng động và hơi mát. Tiếng gió than vãn chìm mất trong tiếng sóng dội ầm ĩ vô các bờ giốc đá; những giọt mưa đầu tiên bay vỗ lên khung cửa kiếng và tham gia vô cuộc hợp tấu của đất trời.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Của Người Nữ Binh Do Thái PDF của tác giả Yael Dayan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tự Thú - Lev Nikolayevich Tolstoy (Lev Nikolayevich Tolstoy)
Kỳ trước tớ đã giới thiệu đến các bạn tập sách Tự thuật (Confession) của một trong những nhà giáo phụ học lừng danh Kyto giáo là Augustin, quyển sách nói về những phản tỉnh nội tâm của một tín đồ - một triết gia - một nhà kinh viện tôn giáo. Hôm nay tớ muốn gửi tặng đến các bạn một quyển Confession (Tự thú) khác, của đại văn hào nước Nga - Lev Tolstoy. Chúng ta đã từng quen biết ông qua hai bộ tiểu thuyết đã đi vào kho tàng kinh điển của văn học thế giới là Chiến tranh và hòa bình (1869) và Anna Karenina (1877). Sau hai năm ra đời những giằng xé nội tâm đầy xung đột của nhân vật Levin trong Anna Karenina, ông hoàn thành bản thảo Tự thú vào năm 1879, nhưng mãi cho đến năm 1884 nó mới chính thức được xuất bản. Nội dung chính của Tự thú chính là chặng đường tìm ý nghĩa của sự sống, dưới góc nhìn của nhà văn. Có thể coi 16 chương trong tác phẩm chính là 16 ngã rẽ mà nhà văn của chúng ta đã trải qua trên con đường khai lộ chân lý. Có thể chúng ta đồng ý hay không đồng ý câu trả lời tối hậu của nhà văn về ý nghĩa của cuộc sống, nhưng cách thức truy vấn từ trong tác phẩm thật đáng để học hỏi. Khi nói về tác phẩm, Ernst J.Simmon mô tả Tự thú như là "một trong những phát ngôn cao cả nhất và dũng cảm nhất của con người, những tuôn trào của một linh hồn bị bối rối cực độ bởi vấn đề lớn của cuộc sống - mối quan hệ của con người với cái vô hạn - nhưng được thực hiện với sự chân thành trọn vẹn và nghệ thuật cao". Và nói như nhà biên tập David Patterson khi giới thiệu tác phẩm: "quả thật cái ý nghĩa mà ông phấn đấu để đạt tới, nó tự tiết lộ ra trong cuộc truy tầm nhiều hơn là trong sự phát hiện, và việc nêu câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống thì quan trọng hơn là việc trả lời câu hỏi ấy"...và rằng "đó là câu hỏi về cuộc sống mà Tolstoy đã nêu ra trong Tự thú của ông, một câu hỏi cũng phi thời gian như tinh thần vậy"... Tìm mua: Tự Thú - Lev Nikolayevich Tolstoy TiKi Lazada Shopee Tôi tin rằng, khi đọc tác phẩm, mỗi chúng ta sẽ bắt gặp những thao thức của chính mình, đang được hiển lộ trên từng con chữ. Chặng đường của Lev Tolstoy không nhất thiết là chặng đường của mỗi chúng ta nhưng mục đích của sự tìm kiếm thì không bị bó buộc bởi không gian hay thời gian, và thao thức về bản chất của sinh tồn thì không bị lệ thuộc bởi phong thổ hay tập quán. *** “Bá tước” Lev Nikolayevich Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828 tại điền trang Yasnaya Polyana thuộc tỉnh Tula. Yasnaya Polyana là nơi Tolstoy khởi đầu sự sống của mình, là nơi khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật, là nơi chứng kiến những tìm tòi, những biến chuyển trong nghệ thuật cũng như trong những tư tưởng triết lý, đạo đức của ông, và đó cũng là nơi mà vào đêm 28 tháng 10 năm 1910 ông đã chạy trốn khỏi, từ bỏ tất cả: gia đình, tài sản... để đi trên con tàu vô định đến cái chết khi đã ở tuổi 82 với tên tuổi đã nổi tiếng trên thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Thú - Lev Nikolayevich Tolstoy PDF của tác giả Lev Nikolayevich Tolstoy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.