Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

CHƠI CHỮ (1970) - LÃNG NHÂN

“Nghề chơi cũng lắm công phu” , huống hồ chơi… chữ!

“Nghề chơi cũng lắm công phu”

, huống hồ chơi… chữ!

Chơi chữ , đối với nhà nho, cần phải có những yếu tố mà nhiều người không gom được đủ: có học đã đành, nhưng lại còn phải có tài.

Chơi chữ , đối với nhà nho, cần phải có những yếu tố mà nhiều người không gom được đủ: có học đã đành, nhưng lại còn phải có tài.

Chơi chữ

Học có hàm – xúc, mới biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất một cách nhanh chóng , hồ như là tự nhiên.

Học có hàm – xúc, mới biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất một cách nhanh chóng , hồ như là tự nhiên.

Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi chữ : thơ, phú, câu đối, tập Kiều, ứng dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu tứ mà nguồn cảm hứng của nhà văn.

Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi chữ : thơ, phú, câu đối, tập Kiều, ứng dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu tứ mà nguồn cảm hứng của nhà văn.

lối chơi chữ

Những lúc tửu hậu trà dư, những khi đối cảnh sinh tình, nhà nho gặp những tình tiết đáng cười đáng bỉ, thường thốt ra lời văn, ngụ ý mình và răn đời.

Những lúc tửu hậu trà dư, những khi đối cảnh sinh tình, nhà nho gặp những tình tiết đáng cười đáng bỉ, thường thốt ra lời văn, ngụ ý mình và răn đời.

Văn tuy gọi là chơi, song lắm khi có bao hàm sâu sắc, và bao giờ cũng đặt công dụng vào hai chữ cảnh tỉnh.

Văn tuy gọi là chơi, song lắm khi có bao hàm sâu sắc, và bao giờ cũng đặt công dụng vào hai chữ cảnh tỉnh.

Thú chơi chữ, ngày nay không mấy ai ham chuộng nữa. Ta tiêu khiển bằng chớp bóng, bằng cải lương, nếu không bằng bài bạc, bằng du lãm là những lối tiêu khiển giản dị hơn và cũng dễ thưởng thức hơn.

Thú chơi chữ, ngày nay không mấy ai ham chuộng nữa. Ta tiêu khiển bằng chớp bóng, bằng cải lương, nếu không bằng bài bạc, bằng du lãm là những lối tiêu khiển giản dị hơn và cũng dễ thưởng thức hơn.

Đành rằng năng khiếu trào lộng của dân tộc là một thiên tư không bao giờ mất được: nếu nó không diễn xuất bằng cách này, ắt nhiên nó cũng sẽ diễn xuất bằng cách khác. Nhưng dù sao, lối chơi chữ cũng đã như lỗi thời rồi. Vì thế, chúng tôi tưởng chép lại vài câu văn cũ gọi là nhắc lại lối tiêu khiển của người xưa, âu cũng là một cách giữ lại trên giấy mực một cái gì sắp mất, một cái gì không có cơ tồn tại, một cái gì khi mất đi sẽ không trở lại được nữa, dưới cái sắc thái cũ kỹ, chất phác mà không thiếu thú vị của nó.

Đành rằng năng khiếu trào lộng của dân tộc là một thiên tư không bao giờ mất được: nếu nó không diễn xuất bằng cách này, ắt nhiên nó cũng sẽ diễn xuất bằng cách khác. Nhưng dù sao, lối chơi chữ cũng đã như lỗi thời rồi. Vì thế, chúng tôi tưởng chép lại vài câu văn cũ gọi là nhắc lại lối tiêu khiển của người xưa, âu cũng là một cách giữ lại trên giấy mực một cái gì sắp mất, một cái gì không có cơ tồn tại, một cái gì khi mất đi sẽ không trở lại được nữa, dưới cái sắc thái cũ kỹ, chất phác mà không thiếu thú vị của nó.

Người xưa – nói người xưa nghe như xa xôi lắm rồi, mặc dầu đây chúng tôi chỉ chép được những câu văn từ đầu thế kỷ trở lại, song khoảng ba bốn mươi năm thời tiền chiến là giai đoạn cuối cùng của Hán học có thể tiêu biểu cho cả ngàn năm theo chữ Hán, mà lối chơi chữ là một diệu thú, bởi vậy nói người xưa tuy nghe như xa nhưng thực cũng là gần – người xưa dường như để cả thời giờ và tâm trí vào việc văn chương, nên dù trong lúc tiêu nhàn khiển muộn, cũng lại quay vào văn chương.

Người xưa – nói người xưa nghe như xa xôi lắm rồi, mặc dầu đây chúng tôi chỉ chép được những câu văn từ đầu thế kỷ trở lại, song khoảng ba bốn mươi năm thời tiền chiến là giai đoạn cuối cùng của Hán học có thể tiêu biểu cho cả ngàn năm theo chữ Hán, mà lối chơi chữ là một diệu thú, bởi vậy nói người xưa tuy nghe như xa nhưng thực cũng là gần – người xưa dường như để cả thời giờ và tâm trí vào việc văn chương, nên dù trong lúc tiêu nhàn khiển muộn, cũng lại quay vào văn chương.

Hoặc làm câu đối dán cửa  để tỏ chí mình thường hoài bão hoặc họp bạn uống rượu ngâm thơ hoặc làm câu hát cho ả đào phả vào đàn phách… Cũng nhờ có những cuộc tiêu khiển ấy mà kho văn chương các cụ để lại  mới dần dần thành phong phú dồi dào.

Hoặc làm câu đối dán cửa  để tỏ chí mình thường hoài bão hoặc họp bạn uống rượu ngâm thơ hoặc làm câu hát cho ả đào phả vào đàn phách… Cũng nhờ có những cuộc tiêu khiển ấy mà kho văn chương các cụ để lại  mới dần dần thành phong phú dồi dào.

làm câu đối dán cửa

kho văn chương các cụ để lại

Thường thì cuộc hội hữu trở nên hào hứng là khi có thời sự giúp đề tài, khiến cho cái khiếu trào lộng bị kích thích, rồi trong những chuỗi cười dồn dã, có khi nảy ra một đôi phút xuất thần mà thành “nhả ngọc phun châu”.

Thường thì cuộc hội hữu trở nên hào hứng là khi có thời sự giúp đề tài, khiến cho cái khiếu trào lộng bị kích thích, rồi trong những chuỗi cười dồn dã, có khi nảy ra một đôi phút xuất thần mà thành “nhả ngọc phun châu”.

Loại thời sự hay được làm đầu đề cho cuộc chơi chữ , là những dịp khánh điếu. Ăn khao hay đưa đám là những dịp cho nhà nho lên tiếng phẩm bình.

Loại thời sự hay được làm đầu đề cho cuộc chơi chữ , là những dịp khánh điếu. Ăn khao hay đưa đám là những dịp cho nhà nho lên tiếng phẩm bình.

đầu đề cho cuộc chơi chữ

(Cười cợt mà sửa lại phong hóa – Tiêu ngữ La Tinh)

(Cười cợt mà sửa lại phong hóa – Tiêu ngữ La Tinh)

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Nam Kỳ Vĩ Nhơn Lục - Trương Hoàn Phát (NXB Nguyễn Văn Của 1927)
Giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp phục vụ cho nhà nước đại Pháp và sự hy sinh của các nhân vật đương thời: Đỗ Hữu Phương, Đỗ Hữu Vị. Một số bài văn điếu, thư từ viết về các ông Đỗ Hữu Phương và Đỗ Hữu Vị : Chính văn bằng tiếng Việt và một phần tiếng Pháp.Nam Kỳ Vĩ Nhơn LụcNXB Nguyễn Văn Của 1927Trương Hoàn Phát100 TrangFile PDF-SCAN
Chim Việt Nam - Hình Thái Và Phân Loại 2 Tập [PDF]
Trước đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về chim - do các cá nhân hoặc nhóm tác giả trong nước và quốc tế thực hiện, nhưng cuốn “Chim Việt Nam” (dày 1.200 trang) thực sự là ấn phẩm giới thiệu hoàn chỉnh nhất về khu hệ chim Việt Nam nói riêng và thế giới các loài chim nói chung, là tư liệu hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Trên thế giới hiện biết được có 10.964 loài chim - thuộc 36 bộ, 243 họ. Còn trong cuốn sách nói trên của cặp tác giả Võ Quý - Nguyễn Lân Hùng Sơn, thể hiện “dung nhan” của 906 loài chim (tính đến năm 2015) hiện biết có tại Việt Nam - kết quả nghiên cứu công phu qua nhiều năm của 2 nhà khoa học này.Ở Việt Nam, dù đã được thiên nhiên ban tặng một sự đa dạng sinh học cao với nhiều loại rừng, nhiều hệ sinh thái tự nhiên và nhiều tài nguyên quý giá, nhưng bởi nhiều nguyên nhân (trong đó có phần tác động của con người) nên nhiều loài sinh vật, cả động vật lẫn thực vật, đã giảm nhanh số lượng, hoặc đã bị diệt vong, trong vài thập kỷ qua.Với 906 loài chim hiện biết ở Việt Nam, được miêu tả trong cuốn “Chim Việt Nam”, mỗi loài đều ẩn chứa nhiều sự quyến rũ không chỉ là vẻ sặc sỡ của bộ lông vũ, tiếng hót lảnh lót, du dương mà còn cả những câu chuyện về tập tính kỳ lạ của chúng. Với những bức ảnh màu minh họa (được trích xuất từ nhiều nguồn), người đọc có thể nhận diện được vẻ đẹp của nhiều loài chim mà không dễ gì gặp được ở ngoài tự nhiên.PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn sinh năm 1976, là Trưởng Khoa Sinh học (ĐH Sư phạm Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam. Vẻ đẹp lộng lẫy của các loài chim đã mê hoặc ông ngay từ thời sinh viên. Với sự dẫn dắt của người thầy, nhà bảo tồn thiên nhiên và môi trường tiên phong của Việt Nam - GS Võ Quý, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chim ở Việt Nam.Không chỉ dừng ở việc công bố các công trình khoa học liên quan đến khu hệ chim Việt Nam, ông còn góp phần truyền lửa cho các thế hệ sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh và cả cộng đồng về niềm đam mê nghiên cứu và bảo tồn thiên nhiên nói chung và các loài chim hoang dã nói riêng. Theo ông, để mọi người yêu thiên nhiên, thì phải cho mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và từ đó sống thân thiện với thiên nhiên, với động vật hoang dã và tạo nên tình người.Ông Đặng Ngọc Sâm Thương sinh năm 1969, tốt nghiệp ĐH Bách khoa Đà Nẵng, mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Những bức ảnh về chim Việt Nam qua góc nhìn của ông được chộp bắt rất kỳ công, đều tựa như những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, thu hút sự chiêm ngưỡng của những người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.Với việc ra mắt cuốn “Chim Việt Nam”, các tác giả đã tạo dựng được một công trình nghiên cứu khoa học quý, đồ sộ, đồng thời góp phần truyền đi thông điệp kêu gọi công chúng chung tay bảo vệ sự đa dạng sinh học để cuộc sống phát triển bền vững.
Nếp Cũ - Bó Hoa Bắc Việt (Toan Ánh)
BÓ HOA BẮC VIỆT của nhà nghiên cứu Toan Ánh gồm những câu chuyện về Thuần phong Mỹ tục Việt Nam qua các nhân vật là các cô gái chàng trai ở các miền quê Xứ Bắc, qua công việc, nghề nghiệp của họ: nghề thủ công, trồng trọt (Trồng chè, Trồng hoa, Trồng cói dệt chiếu, Trồng dâu nuôi tằm, Lái đò, Nội trợ, Thêu thùa…). Được biên khảo sưu tầm rất chi tiết, cuốn sách này cũng như các tác phẩm khác của Toan Ánh có giá trị lớn về mặt lịch sử và văn hóa.Sách dành cho đông đảo bạn đọc, đặc biệt là những người quan tâm đến văn hóa Việt Nam (giáo viên, sinh viên khối khoa học xã hội, nhà nghiên cứu, Việt Kiều…)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếp Cũ - Bó Hoa Bắc Việt PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nếp Cũ - Tiết Tháo Một Thời (Toan Ánh)
Đầu năm 2010, tiếp theo 6 tựa sách trong bộ sách Phong tục, các tựa: Hương nước hồn quê; Trong họ ngoài làng; Tiết tháo một thời; Trẻ em chơi được phát hành. Tiết tháo một thời là tập sách nằm trong bộ Nếp cũ, gồm nội dung cả hai cuốn sách đã được in độc lập trước đây là Tiết tháo một thời và Tinh thần trọng nghĩa phương Đông. Qua những câu chuyện kể về cảnh, về người, về những sự việc ở thời xưa cũ, tác giả muốn đề cao tiết tháo và nghĩa khí của người xưa, với tất cả sự kính trọng và niềm luyến tiếc: Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếp Cũ - Tiết Tháo Một Thời PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.