Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs (Kim Thác Đao)

Tính cách hai mặt của Steve Jobs - Thiên sứ và ác quỷ được thể hiện rõ trong phong cách quản lý của ông. Nhân cách hấp dẫn, sự nghiệp rực rỡ của ông đã trở thành mơ ước của nhiều người.

Cuốn sách "Bí quyết thành công của Steve Jobs" cung cấp cho bạn đọc những kinh nghiệp gây dựng sự nghiệp, phong cách sáng tạo và quản lý độc đáo, khác người của Steve Jobs - “ông vua táo”, “ngài tổng giám đốc sáng tạo hàng đầu trong thế giới điện tử”. Steve Jobs là thần tượng nhưng cũng là ác mộng của rất nhiều người: Năm 21 tuổi thành lập công ty Apple; năm 30 tuổi bị buộc phải rời khỏi công ty do chính mình sáng lập và phải gây dựng sự nghiệp lại từ đầu. 10 năm sau Jobs quay trở lại Apple và bắt đầu làm mưa làm gió thị trường nghe nhạc số. "Bàn tay phép thuật" của ông đã xây dựng "mô hình sáng tạo lãng tử", định hình phong cách làm việc của các nhân viên, giúp Apple sáng tạo nên hàng loạt siêu phẩm trứ danh như Laptop, Macbook, máy nghe nhạc iPod, điện thoại di động iPhone, iPad,…

Jobs được bầu là một trong 50 CEO tài ba nhất trên thế giới trong 10 năm trở lại đây, đồng thời cũng nổi tiếng là một nhà quản lý độc tài "tàn bạo không khoan nhượng". Mặc dù là người độc tài nhưng ông vẫn luôn được toàn thể nhân viên của Apple ngưỡng mộ và kính trọng, cho phép công ty thu hút, giữ chân và phát huy những tài năng hàng đầu mà có thể họ sẽ ra đi nếu ông không còn lãnh đạo Apple. Nhưng xuyên suốt nội dung cuốn “Bí quyết thành công của Stevel Jobs” chúng ta thấy nổi lên những cụm từ “làm những gì mình thích”, “tầm nhìn”, “sáng tạo kết nối mọi thứ”, “bán ước mơ, chứ không bán sản phẩm”, “biết làm chủ thông điệp”, “biết nói không”…

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về con người có tính cách hai mặt đặc biệt này.

*** Tìm mua: Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs TiKi Lazada Shopee

Jobs “đấu sĩ bò tót”: Cuộc đời tôi luôn gắn liền với chữ “ghê gớm”.

Steve Jobs có giọng nói thanh hơi chua, âm vực yếu, là lạ. Không giống những người phương Tây khác, Jobs chỉ cao 1,78m, thấp hơn so với tưởng tượng của mọi người. Nhưng ông biết cách cuốn hút người khác. Một lần, Bill Gates đã lấy một đĩa CD quay cảnh Jobs đang diễn thuyết để phân tích rồi đưa ra kết luận: “Người đàn ông này thật đáng sợ, quả là một thiên tài tiêu thụ.”

Jobs mang rất nhiều biệt danh: “Sếp nóng tính nhất nước Mỹ” (theo cách đánh giá của Forbes); “Bettoven trong giới kinh doanh” (cách gọi của Jim Collins); Google thì gọi ông là “Ngài Tổng Giám đốc sáng tạo hàng đầu trong giới điện tử”, còn “The Economist” thì đặt cho ông cái tên “Hoàng đế Napoleon Bonaparte vĩ đại”...

Có một biệt danh rất xứng với ông, đó là “đấu sĩ bò tót”. Biệt danh này ám chỉ một phong cách lãnh đạo đặc biệt, người lãnh đạo ấy luôn có một niềm tin, giá trị quan mạnh mẽ. Đó cũng là người không ngừng phấn đấu, giành được thành công trong thời đại cạnh tranh khốc liệt. Muốn đạt được thành công không chỉ dựa vào sức mạnh mà cần phải có chiến thuật và những phương pháp tốt. Trên thực tế, các CEO đều có khí chất của những đấu sĩ bò tót, trong đó Jobs là người mang đậm khí chất này.

Phẩm chất của đấu sĩ bò tót ở Jobs được khái quát bởi những từ sau:

- Cuộc đời “ghê gớm”: Sự ghê gớm của Jobs được đẩy đến mức hà khắc, ngang tàng. Ví dụ, trong mắt Jobs thì một chiếc máy nghe nhạc iPod nhỏ bé cũng là một công cụ “thay đổi thế giới” bằng “phương thức nhỏ bé”. Đặc điểm này thuộc về phong cách lãnh đạo của Jobs, nhưng cũng là một động lực mạnh mẽ, một quyết tâm lớn lao hướng đến sứ mệnh thay đổi thế giới. Vì thế, bạn có thể phát hiện được ngay sự “ghê gớm” ấy qua những thời điểm quan trọng trong cuộc sống của Jobs. Giờ đây sự ghê gớm ấy đã trở thành giá trị quan, thậm chí được hòa trộn vào không khí của Công ty Apple và có sự hấp dẫn đến kỳ lạ.

Xét về khoa học hành vi thì động cơ chính là nguồn gốc của sức mạnh. Động cơ sản sinh ra nhu cầu, nhu cầu khơi gợi nguyện vọng, nguyện vọng sai khiến hành vi. Vậy yếu tố nào là động cơ cho sự “ghê gớm” của Jobs? Yếu tố đó chắc chắn phải gắn liền với tuổi thơ đặc biệt của Jobs. Fernandes, bạn thân của Jobs thời học tại trường Trung học Homestead cho rằng: “Ngay từ hồi học trung học, chắc chắn cậu ấy đã biết rằng mình là con nuôi.” Em gái Jobs là Betty có làn da đen hơn, trông rất giống người Mehico, nhìn bề ngoài hai anh em khác nhau một trời một vực. Người thông minh như Jobs chắc chắn sẽ nghi ngờ. Nỗi bất an ấy kích thích những ý nghĩ đặc biệt của Jobs về cuộc sống. Jobs luôn là cao thủ của các trò đùa tai quái, từng là một hacker nổi tiếng, là một người ăn chay, là một nhà thiết kế... Chính những nỗi bất an đã là cội nguồn sức mạnh của Jobs.

- Người lãnh đạo “chỉ biết làm thuyền trưởng”: Chuyện về Jobs cho chúng ta biết, quản lý và lãnh đạo là hai cương vị khác nhau. Chúng ta luôn trộn lẫn hai khái niệm trên làm một. Cũng giống như sự nhắc nhở của người lãnh đạo và cải cách tài ba John P. Kotter: “Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Quản lý có liên quan tới việc xử lý các việc phức tạp, còn lãnh đạo lại liên quan đến việc ứng phó với sự thay đổi.” Jobs bị nhiều điều tiếng trong lĩnh vực quản lý, nhưng ông lại là bậc thầy của cải cách. Thoạt đầu ông cho định nghĩa lại khái niệm “máy tính cá nhân”. Sau khi ra khỏi Apple, ông đã dùng Pixar để định nghĩa ý nghĩa của khoa học và sáng tạo. Khi quay trở lại Apple ông đã đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới về máy tính tiêu dùng. Ông cũng định nghĩa lại sự tưởng tượng của ngành âm nhạc số. Thậm chí ông còn định nghĩa cả tương lai của một Công ty ổ cứng, biến phần cứng thành phần mềm. Mặc dù mắc chứng bệnh ung thư quái ác nhưng ông vẫn lật đổ sự truyền thống bằng biện pháp cải cách riêng của mình. Hiện nay ông đã cho định nghĩa lại tương lai của máy tính để bàn siêu mỏng...

Một lần, trong lúc đi du thuyền ngắm cảnh cùng gia đình, Redd - con trai của Jobs tỏ ra sợ hãi vì sóng quá lớn. Thấy vậy Jobs liền yêu cầu thuyền trưởng cho tàu quay trở lại bờ ngay. Nhưng thuyền trưởng đã từ chối yêu cầu của Jobs vì trên thuyền còn một vài hành khách khác, mặt khác, sóng cũng sẽ lặng. Jobs đã gọi ngay một chiếc thuyền cứu sinh đến đưa Redd về bờ. Đó là năm 1997, Jobs 42 tuổi. Ông nói: “Tôi chính là thuyền trưởng của thuyền trưởng, chỉ biết lãnh đạo chứ không biết phục tùng.” Những năm 90 của thế kỷ XX, Jobs quen cho mình là “thuyền trưởng của thuyền trưởng”, ông chính là thuyền trưởng của lĩnh vực PC. Đó là phẩm chất của người lãnh đạo.

- Người lựa chọn sản phẩm vĩ đại nhất: Xét từ góc độ con người, thì IT luôn cần có một khí chất riêng. Theo thông lệ, Công ty mới thành lập cần phải thành công với sản phẩm đầu tiên. Nếu sản phẩm đầu tiên thất bại thì sẽ không thể nghĩ đến việc khai thác sản phẩm nào khác. Khi ấy, cần phải có một người “biết lựa chọn sản phẩm” để chỉ đạo “khai thác sản phẩm”. Những kỹ năng họ có sẽ giúp chọn ra được những gì quan trọng nhất trong nhiều cách suy nghĩ khác nhau.

Làm người lựa chọn sản phẩm tốt rất khó. Bạn phải biết nắm bắt xu thế, trải qua nhiều lần thất bại, biết khai thác sức mạnh tập thể và tìm ra một mô hình kinh doanh phù hợp. Gates và Jobs là hai người lựa chọn sản phẩm vĩ đại nhất trong giới IT, chỉ khác là một người vẫn đang phấn đấu, còn một người đã nghỉ ngơi. Mặt khác, dù “người lựa chọn sản phẩm” có vĩ đại đến đâu thì thời kỳ hoàng kim của họ cũng chỉ kéo dài hơn chục năm, sẽ luôn xuất hiện những người mới thách thức với khả năng của bạn. Jobs đã mất nhiều thời gian và sức lực để đào tạo ra những người như thế. Xem Tạp chí Forbes liệt kê 11 người có thể là người kế nhiệm của Jobs thì sẽ thấy, trong tay Jobs còn có một đội ngũ hùng hậu như thế nào.

- Tinh thần của cướp biển: Về hình thức, việc trên tòa nhà Công ty có treo một lá cờ cướp biển lớn là khá đình đám, nhưng về chiều sâu, Jobs đã tạo ra được “gen” sáng tạo mới. Đó là loại “gen” lặn, nhưng lâu bền nhất và dễ nhân lên nhất. Công ty hàng đầu sáng tạo ra sản phẩm hàng đầu và Công ty vĩ đại sáng tạo ra nền văn hóa sản phẩm hàng đầu.

Tinh thần “cướp biển” này được đưa vào từ việc thiết kế máy tính, chẳng hạn như quan tâm đến từng con ốc ở đằng sau chiếc máy tính xách tay MacBook Air và những giắc cắm được giấu ở bên trong giúp giảm trọng lượng máy đi rất nhiều. Nếu như nói đến máy tính Mac mà mắt bạn không sáng lên thì bạn không thể bước chân vào cửa Công ty Apple được.

Cuốn sách này sẽ đi sâu vào phân tích phong cách quản lý và lãnh đạo của Jobs thông qua những công việc hàng ngày của ông.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs PDF của tác giả Kim Thác Đao nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tự Truyện Wanbi Tuấn Anh - Bắt Đầu Từ Một Kết Thúc (Lý Minh Tùng)
Câu chuyện của Bi trong đợt điều trị thứ hai ở Singapore, phải cắt bỏ dây thần kinh một bên mắt đã cho tôi một cảm xúc rất mạnh. Tôi rất khâm phục bản lĩnh và tâm hồn của Bi, tôn trọng tình bạn, tình anh em giữa Bi và Tùng. Tôi mong quyển sách này sẽ đến tay thật nhiều bạn trẻ, không phải vì Bi mà là vì chính họ, những con người luôn cần được truyền cảm hứng sống tích cực. - NGUYỄN QUANG HUY- Nhạc sĩ, Đạo diễn. Đây là cuốn sách nhiều nước mắt, chắc chắn bạn sẽ khóc từ nhỏ nhẹ đến bù lu bù loa khi xuôi theo những câu chữ. Nhiều nước mắt nhưng không nặng nề, vì WanBi đã sống rất mạnh mẽ và chân thật. Bạn sẽ trải qua nhiều nấc lên xuống của cảm xúc, tốt có, xấu có. Rồi mỗi người sẽ hiểu thêm về thời gian, về ước mơ, về sự dũng cảm và lòng yêu thương. Đây là cuốn sách khó viết và có những đoạn hơi rắc rối khi một sự việc được kể theo những nhân xưng “tôi” khác nhau. Cách duy nhất giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và khách quan nhất về một phần cuộc đời của WanBi Tuấn Anh, về giai đoạn cậu chống chọi với bệnh nặng. Có nhiều điều WanBi không nói và không muốn nói, chúng ta chỉ có thể hiểu thêm nhờ trí nhớ và nhật ký của người thân và bạn bè cậu, những người đã cùng WanBi vượt qua chuỗi ngày khó khăn. Là một ca sĩ, nhưng WanBi đã để lại cho cuộc sống nhiều nhiều hơn là những bài hát. Chúc cậu một hành trình mới bình an!” PLOY NGỌC BÍCH- Nhà văn***Cậu em tôi- Wanbi Tuấn Anh, nhìn bề ngoài có vẻ không giống mấy một người sâu sắc và có nhiều tâm sự. Cùng với nụ cười lúc nào cũng rạng rỡ, tươi tắn, người ngoài dễ nhận xét em là một cậu nhóc vô ưu, vô lo và hời hợt. Tôi cũng có suy nghĩ như vậy khi lần đầu tiên gặp WanBi ở studio Phạm Hoài Nam, khi một em stylist chọn Bi làm người mẫu trang bìa cho số mới nhất của tờ báo học trò mà tôi làm thư ký toà soạn. Đó là năm 2004, Bi đang là cậu người mẫu học trò nổi bật nhất trong số bạn bè đồng trang lứa, là hotboy được chú ý nhất trong lứa đầu tiên khi “danh xưng” này bắt đầu được sử dụng. Một cậu bé hiền lành, lễ phép, hay cười (nhưng cười chưa đẹp). Ấn tượng chỉ có vậy. Tìm mua: Tự Truyện Wanbi Tuấn Anh - Bắt Đầu Từ Một Kết Thúc TiKi Lazada Shopee Bẵng đi một thời gian, run rủi sao một người bạn của tôi lại chơi thân với Bi. Vậy là hai anh em có nhiều cơ hội gặp nhau hơn, nhưng cũng chẳng thân thiết gì. Tuy vậy, càng tiếp xúc nhiều với Bi, tôi bắt đầu cảm nhận cậu bé này biết cách xử sự hơn những gì người khác nói về, và hơn hết cậu rất đam mê ca hát mà loay hoay chưa biết thực hiện ước mơ của mình thế nào. Những tâm sự về việc muốn thay đổi cách nhìn của người khác về mình khiến tôi thấy đồng cảm. Và tin cậu thanh niên này sẽ làm nên chuyện nếu được đặt đúng vị trí. Lần đầu tiên tôi chấp nhận giúp đỡ một ai đó chỉ với lòng tin mơ hồ như vậy. Tôi dành 6 tháng để thử thách Bi trước khi chính thức trở thành quản lý của cậu. Tôi cũng ngạc nhiên về chính mình, chưa bao giờ một con người thích sự an toàn như tôi lại có một quyết định mạo hiểm là đầu tư và đào tạo Bi trở thành ca sĩ, dù tôi cũng chưa có bất kỳ kinh nghiệm gì với công việc này. Như một định mệnh… Trên cuộc đời này có những mối thân tình không thể đặt tên, và cũng chẳng thể có nổi một lý do. Bản thân tôi cũng không hiểu tại sao mình có thể hết lòng với Bi đến vậy. Và cũng không hiểu tại sao Bi lại tin tưởng tôi tuyệt đối và luôn nghe lời tôi như thế. Giữa chúng tôi không chỉ là tình nghĩa quản lý- ca sĩ, là tình anh em, mà còn có một sự ràng buộc duyên nợ tình-thân-gia-đình- không-máu-mủ không giải thích được. Gắn bó với em từ lúc chỉ là cậu học trò lớp 11 cho đến giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp, từ lúc còn là chàng trai khỏe mạnh đến những tháng ngày chiến đấu dai dẳng với bệnh tật, và mãi mãi trở về với cát bụi, tôi tin mình là người hiểu rõ em nhất, cảm nhận được rõ ràng nhất những gì em đã trải qua trong những giai đoạn thăng trầm của cuộc đời. Tôi biết, suốt mấy năm qua, trong lòng Bi luôn cảm thấy mang nợ về những gì tôi (và bạn bè) đã làm cho em, dù tôi luôn an ủi Bi bằng một câu không thể vụng về hơn: “Kệ đi, coi như kiếp trước anh và mọi người nợ em thì kiếp này phải trả!”. Nhưng thật tình chính tôi cũng nợ em nhiều thứ. Đến lúc em ra đi, tôi vẫn còn nợ em một lời khen. Từ khi bắt đầu làm việc với nhau, mặc cho Bi nỗ lực thế nào, câu khen “rộng rãi” nhất của tôi cũng chỉ là: “Được!”. Vì tôi sợ em tự mãn. Vì tôi muốn em luôn hiểu rõ mình cần phải cố gắng hơn nữa. Tôi cũng nợ em một lời cảm ơn, vì nhờ có em, tôi phát hiện ra mình có thể làm được những điều mà bản thân luôn lo sợ mình không làm được, và có những trải nghiệm không phải ai cũng có được trong cuộc đời. Tôi còn nợ em những lời hứa, trong đó có một quyển sách kể lại những gì em đã trải qua để mọi người hiểu rõ ẩn sau nụ cười vô tư kia, em đã từng mạnh mẽ đến thế nào. Cuộc đời ai cũng từng có những nỗi đau, nhưng nỗi đau mất đi một phần máu thịt có lẽ là kinh khủng nhất. Đã dặn lòng thôi đừng khóc, nhưng có những nỗi buồn rất oái oăm, cứ tẩm ngẩm tầm ngầm bào mòn người ta bằng những hồi ức rực rỡ, những kỷ niệm chẳng thể nào phai, dù 5 năm, 10 năm hay đi trọn vẹn hết một đời người. Đã dặn lòng thôi nhớ, nhưng nhìn cảnh đó, vật đó là nỗi nhớ lại tự líu ríu dắt nhau tìm về. Những nỗi nhớ mà nước mắt cũng bất lực vì chẳng thể nào khỏa lấp được. Tôi không dám gọi những dòng ghi chép chắp vá này là tự truyện, vì lúc còn rạng rỡ giữa cuộc đời, Bi cũng nhiều lần băn khoăn: “Em có là gì đâu mà viết tự truyện?”. Những ghi chép này có cả những đoạn tôi viết lại theo lời kể của Bi, có khi lại là cảm xúc của chính tôi khi cùng san sẻ mọi biến cố trong cuộc đời em suốt mấy năm qua. Hãy xem đây là những cảm xúc mà tôi dành cho cậu- em-luôn-mỉm-cười của mình, để làm tròn lời hứa chưa kịp thực hiện. Tôi muốn dành những trang viết này cho những ai yêu quý đứa em tôi, để phần nào giải tỏa những uẩn ức của em suốt thời gian qua, và cũng để gói ghém nỗi buồn của chính mình vào từng con chữ. Để lại an nhiên bước tới… Tôi cũng muốn thay mặt WanBi và gia đình cảm ơn tất cả những ân tình mà đồng nghiệp, bạn bè và khán giả đã dành cho em suốt những năm qua. Và thành thật xin lỗi nếu những chia sẻ này vô tình khiến ai đó được nhắc đến trong hành trình cuộc đời của Bi cảm thấy phiền lòng. Dù chuyện gì đã xảy ra, thì tất cả những hỉ-nộ-ái-ố ấy cũng đã theo em đi về cát bụi… Lời cảm ơn cuối cùng, tôi muốn dành cho WanBi, cậu-em-trai-không-máu- mủ của tôi. Vì những gì em đã mang lại cho cuộc sống của tôi và mọi người. Cảm ơn nụ cười của em đã giúp tôi nhận ra rằng, ngay trong những giây phút sinh tử của cuộc đời, người ta vẫn có thể mỉm cười thanh thản để vượt qua. Và trước những nỗi đau, nụ cười còn có giá trị gấp vạn lần nước mắt…Nhà báo LÝ MINH TÙNG Quản lý Ca sĩ WanBi Tuấn AnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Wanbi Tuấn Anh - Bắt Đầu Từ Một Kết Thúc PDF của tác giả Lý Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Nghiệp Cả Cuộc Đời (A. M. Vasilevskiy)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Nghiệp Cả Cuộc Đời PDF của tác giả A. M. Vasilevskiy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 3 (Phạm Công Luận)
Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) là ấn phẩm cuối trong series Sài Gòn chuyện đời của phố, cũng là những câu chuyện về Sài Gòn với phong cách điềm đạm, nhẹ nhàng, cẩn trọng như hai tập sách trước, nhưng với mỗi câu chuyện trong Sài Gòn chuyện đời của phố 3, tác giả Phạm Công Luận vẫn mang lại sự mới mẻ và cảm giác hứng thú riêng cho người đọc bằng những tư liệu quý, sinh động, cách thể hiện mềm mại, có tính hệ thống, suốt hơn 330 trang sách. Mạch ngầm xuyên suốt mà người đọc dễ dàng nhận ra thông qua Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) vẫn là một Sài Gòn phồn hoa, rộng mở đón nhận thành phần, không phân biệt xuất thân, gốc gác. Những đặc điểm đó khúc xạ qua lăng kính và sự nhìn nhận riêng của những nhân chứng từng là người ở các tỉnh lân cận đến thành phố này. Theo tác giả: "Những người di dân đến Sài Gòn luôn phát hiện những điều thú vị mà những người sống ở đô thị này từ nhỏ đến lớn cũng không nhận ra được". Những câu chuyện trong Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3), nói như cách của tác giả Phạm Công Luận là "những câu chuyện "trên bờ"của dòng lịch sử", nhưng chúng giúp cho người đọc hình dung rõ và sinh động hơn một dòng chảy lịch sử một Sài Gòn đã trôi qua. Ký ức đô thị này may mắn được truyền giữ theo cách riêng cùng với sự ra đời của cuốn sách này. Nếu đô thị không có ký ức, theo tác giả “cũng như một con người không nhớ gì về nơi mình sinh ra, lớn lên và cách mình trưởng thành ra sao. Nếu vậy, sẽ không biết cách đánh giá đúng các giá trị để chọn lọc, giữ gìn và truyền lưu". *** Phạm Công Luận sinh năm 1961 tại Sài Gòn. Tìm mua: Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Hiện làm việc tại báo Sinh Viên Việt Nam - Hoa Học Trò, cơ quan đại diện tại TP.HCM. Anh là tác giả của nhiều tựa sách best-seller, những trang viết của anh tìm được mối giao cảm với bạn đọc bằng chất suy tư của một người từng trải, và sự tinh tế, u hoài, tao nhã trong mỗi lời văn. Ông còn sử dụng bút danh khác là Phạm Lữ Ân. Tác phẩm tiêu biểu: - Những sắc màu Nhật Bản, 1998 (viết chung với Asako Kato) - Nếu biết trăm năm là hữu hạn, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy) - Những lối về ấu thơ, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy) - Sài Gòn - Chuyện đời của phố, 2014 (NXB Hội Nhà Văn) - Trên đường rong ruổi, 2014 (NXB Hội Nhà Văn) *** Ngôi nhà ở Lái Thiêu của Lý Thân lúc nào cũng đông khách. Từ sáng tới tối, khách ngủ lại hoặc ghé ăn cơm rồi đi. Có người ăn dầm nằm dề hàng tháng trời. Người trong xóm gọi ông Hai Vững, cha của Thân, là ông Mạnh Thường Quân, theo tích trong truyện Tàu. Ai cũng kính nể ông vì tính hào sảng, mà sống kiểu hào sảng như vậy thì tốn kém lắm, dù ai cũng biết ông Hai Vững là con của bang trưởng Triều Châu ở Lái Thiêu, giàu có và uy tín nhất vùng đất nhiều cây trái này. Lý Thân không để tâm nhiều đến vị thế gia đình, chỉ biết mình có rất nhiều ông chú không phải ruột thịt, ông nào cũng thương chú bé nhỏ nhắn con chủ nhà. Thân thường được đi chơi với mấy chú, những chuyến đi để mở mắt nhìn đời. Đáng nhớ nhất vẫn là những chuyến thăm Sài Gòn. Đó là câu chuyện trước năm 1954. Những năm đó, Lý Thân đã lang thang bao lần ở cái thành phố phồn hoa này. Người ta nói “Sài Gòn hoa lệ”. Hoa cho người giàu và nước mắt cho người nghèo. Dù sao, Thân cùng mấy chú chỉ là khách nhàn cư vãng lai nên chẳng bận tâm chi mấy chuyện đó. Tới Sài Gòn, cậu thanh niên mới lớn choáng ngợp với cảnh nhà xe nhộn nhịp, rồi dần quen và thích cuộc sống ở đây. Sài Gòn lúc đó còn thông thoáng lắm so với bây giờ, nhưng đã quá vui với chàng nhà quê. Xe cộ qua lại như mắc cửi. Xe kéo tay có người phu đội nón lá chạy chân đất thình thịch giữa trời trưa nắng. Xe ngựa kéo, bò kéo đi lóc cóc ngoài đường phố trung tâm gần chợ Bến Thành, bên chiếc xe hơi bóng loáng của mấy ông Tây. Có loại xe ngựa chuyên chở hàng, không mui, ngoài xe ngựa chở khách thanh mảnh, dáng đẹp có mui kín mít. Có cả xe kéo tay chở hàng với thùng xe rất to, vừa có càng phía trước để kéo vừa có chỗ để mấy người phía sau đẩy đi, loại xe tải bằng sức người của mấy ông Tàu đội nón cời-lối rộng vành chóp nhọn. Có những chiếc xe đẩy bán nước ngọt đóng chai. Hai bức tượng cô đầm trước Nhà hát Tây nhìn cao ráo thanh mảnh hơn tượng phục chế hiện nay. Đàn ông lịch sự bận bộ đồ bà ba trắng may bằng lụa lèo, đầu đội mũ phớt và chân mang guốc, ít thấy người bận áo dài khăn đóng trừ chỗ đám tang. Phụ nữ thời đó hay bận áo dài đen. Nhiều người thích trùm khăn trên đầu khi trời nóng, cả nam lẫn nữ, nhất là ở ngoài chợ. Hầu như không thấy mặc quần ngắn, trừ các ông Tây với quần soọc lửng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 3 PDF của tác giả Phạm Công Luận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 2 (Phạm Công Luận)
…Sau khi cuốn Sài Gòn, chuyện đời của phố phần 1 ra đời, thỉnh thoảng tôi lại nhận được email hoặc tin nhắn của độc giả. Có người hỏi về một khu dân cư, một nghệ sĩ, một ngôi chợ, một món ăn đã có từ lâu hoặc có khi là nơi bán áo thun Montagut mà đàn ông Sài Gòn trước kia thích mặc... Có vài điều tôi biết và trả lời được. Nhưng quả thật có quá nhiều điều tôi không biết về thành phố này. Chẳng ai thực sự biết hết mọi điều về thành phố mình đang sống cho dù đã ở đó cả đời. Điều đó thật dễ hiểu. Sài Gòn cách nay bốn mươi, năm mươi năm trước là một thành phố luôn sống phập phồng giữa không khí chiến tranh. Nhưng người dân bình thường vẫn họp chợ mỗi sáng, diện áo dài đi chúc nhau mỗi dịp Tết, đổ xô đi học Anh ngữ mỗi đêm, lên giảng đường đại học mỗi ngày nghe các giáo sư giảng bài. Người Sài Gòn gắng gỏi sống, sáng tác nhạc, viết sách giáo khoa dạy lũ học trò, làm báo thiếu nhi chống văn hóa suy đồi và đi làm từ thiện giúp đồng bào bão lụt hay chạy nạn... Điều này khiến tôi liên tưởng đến đoạn văn của hai vợ chồng nhà văn Will & Ariel Durant: “Lịch sử nhân loại như một dòng sông đôi khi đầy máu và xác của những người chém giết nhau, cướp bóc lẫn nhau, mà các sử gia chỉ thường chép những hành động đó thôi. Nhưng trên bờ còn có những người khác cất nhà, làm vườn, nuôi con, làm thơ”. Người dân Sài Gòn đã sống hết mình, trung thực và tận tụy, dạy dỗ con cái và xây dựng tương lai. Có như vậy, khi đã rời xa nơi từng sống, những cư dân Sài Gòn cũ mới giữ được những ký ức êm đềm về một thành phố không thực sự êm đềm trong thời buổi chiến tranh, bắt lính, nhiều lựu đạn cay và pháo kích từ xa... Sài Gòn đang thay đổi nhanh chóng. Đôi khi cần đánh đổi, phải chịu mất đi những hàng cây cổ thụ, công trình kiến trúc xưa... để phục vụ cuộc sống con người hiện đại được tiện nghi hơn (Không phải cứ ôm ấp quá khứ là tốt, nhưng nếu đối xử với quá khứ một cách trân trọng, thì sự đánh đổi sẽ dễ được chấp nhận hơn). Dù sao, chúng ta đang mất dần những di sản vật chất, không chỉ thế, những ký ức nhiều tầng thời gian về cuộc sống đã qua, với đầy ắp sự kiện sắc màu đang dần trôi tuột đi. Chúng không mấy khi được nhắc tới nữa, dù đó chỉ là một kiểu cách ẩm thực, một khu buôn bán sầm uất, một Hội quán lành mạnh dành riêng cho một giới nào đó. Và các thế hệ sinh sau, không biết những gì đã xảy ra trên mảnh đất mình đang sống, nơi cha mẹ ông bà họ đã nếm trải cả cuộc đời. Ký ức đáng quý, vì đó là điều còn lại sau bao nhiêu thay đổi không còn nhìn ra. Chúng ta cần vội vàng lên để ghi nhận lại những điều đáng quý như vậy, từ hoài niệm của những nhân vật lừng lẫy hay từ những người bình thường. Chúng ta cần và “hãy giữ gìn ký ức của mình, hãy bảo vệ chúng, vì chúng ta sẽ không bao giờ kể lại được điều mình đã quên đi” như lời của Louisa May Alcott, một tiểu thuyết gia người Mỹ. Tìm mua: Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Thực hiện cuốn sách này, tôi tiếp tục gặp được những nhân chứng của cuộc sống Sài Gòn cũ. Có người đã hơn bảy mươi, tám mươi, lứa tuổi mà cách nay nửa thế kỷ đã xông xáo trong lĩnh vực của mình, quen với nhiều giới và lui tới nhiều nơi. Tôi trân trọng những nhân chứng sống như vậy và kính chúc các cô bác được trường thọ an vui. Không có mấy ký ức về Sài Gòn xưa, nên tôi muốn góp sức nhỏ để tiếp tục lục lọi, ghi chép, lưu giữ phần nào ký ức của các bậc trưởng niên, và từ kho báo cũ chồng chất bụi thời gian. Đó là điều tôi muốn chia sẻ với độc giả khi viết cuốn Sài Gòn - chuyện đời của phố phần 2 này. Phạm Công Luận (Phú Nhuận 11/2014)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 2 PDF của tác giả Phạm Công Luận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.