Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện (Nguyễn Cảnh Thị)

Hoan Châu ký (viết tắt HCK) từ vòng tay nâng niu gìn giữ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An suốt mấy trăm năm giờ đây lần đầu tiên đến cùng chúng ta với những đặc điểm nổi bật làm nên giá trị lâu dài của nó: một bộ tiểu thuyết chương hồi thuộc loại cổ nhất, một tập sử tư nhân viết về thời kỳ Lê trung hưng, một cuốn phổ ký mang nhiều nét khác lạ...

Nhưng HCK đồng thời cũng chứa đựng những phức tạp về mặt văn bản. Để mở đường cho việc đi sâu vào tìm hiểu giá trị HCK, trước hết hãy làm rõ một số vấn đề có tính chất văn bản học.

***

Năm biên soạn sách

HCK không ghi rõ năm biên soạn xong sách, tuy nhiên qua tác phẩm, ta có thể đoán định khoảng thời gian HCK được biên soạn. Lời bạt có đoạn viết: "Chuyện kể ra đây khởi đầu từ năm Bính Tuất triều Nhuận Hồ, đến năm Bính Ngọ thuộc niên hiệu Vĩnh Trị của bản triều cộng cả thảy 273 năm sự tích". Năm Bính Ngọ niên hiệu Vĩnh Trị là năm 1678, thuộc thời Lê Hy Tông, như vậy sách không thể viết xong trước niên điểm này. Từ hai chữ "bản triều" cũng có thể khẳng định sách được viết ra vào triều Lê chứ không phải là vào các triều đại sau đó. Tìm mua: Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện TiKi Lazada Shopee

Có thể xác định năm biên soạn sách một cách cụ thể hơn không? Trong Lời bạt, tác giả viết:

"Ngu tôi hồi còn bé từng lùng sục nơi bạn hữu được cuốn Thường quốc nam chinh ký và cuốn Phan Thị trường biên, mỗi cuốn chỉ còn vài mươi tờ, độ một phần ba tác phẩm. Giấy thì mọt ăn, chữ thì rơi rụng. Đến mùa đông năm Bính Tí sưu tầm thêm được cuốn Hoan Châu Nguyễn Cảnh ký còn lưu giữ tại Đô Lương thì lời văn vụng về, chữ nghĩa sai lạc, tam sao thất bản, không thể nói là không đáng tiếc. Vậy là nhân lúc rỗi rãi, tôi đem ba tập trên hợp lại thành một tập". Năm “Bính Tí” mà Lời bạt nhắc tới ở đây có thể là năm 1696 cũng có thể là năm 1756, muộn hơn năm Bính Tí trên một hoa giáp nữa. Lời bạt cho biết lý do ra đời của tác phẩm, một là nhằm bổ sung sự tích các công thần thời Lê trung hưng mà “quốc sử” hoặc bỏ sót hoặc ghi chép còn sơ lược; hai là nhằm đính chính lại một số sự kiện “quốc sử” ghi chưa thật chính xác. “Quốc sử” mà Lời bạt nói ở đây và trong chính văn HCK thỉnh thoảng cũng có nhắc tới trước hết là Đại việt sử ký toàn thư (viết tắt ĐVSKTT) phần Bản kỷ tục biên (BKTB) được thực hiện dưới các triều Lê Huyền Tông (1663-1671), (viết từ Trang Tông Dụ hoàng đế đến Thần Tông Uyên hoàng đế) và Lê Hy Tông (1676-1705), (viết từ Huyền Tông Mục hoàng đế đến Gia Tông Mỹ hoàng đế). Thứ đến là Trung hưng thực lục (viết tắt THTL), do Hồ Sĩ Dương cùng một số người khác biên soạn theo sắc lệnh nhà nước. Trong cả hai bộ sử, hình ảnh các công thần thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh hoặc chỉ được ghi chép một cách hết sức mờ nhạt như ở BKTB, hoặc thậm chí không được đả động gì tới như ở THTL. Nếu quả thật đây là lý do đã khiến người trong dòng họ Nguyễn Cảnh viết HCK, thì năm biên soạn cụ thể của tác phẩm phải tiếp cận với năm biên soạn hai bộ sử nói trên. THTL ấn hành năm 1676. BKTB cùng các phần khác trong ĐVSKTT ấn hành năm 1697. Vậy HCK rất có thể đã được viết ít lâu sau năm Bính Tí thứ nhất 1696, sát cận với năm công bố THTL và ĐVSKTT mà chẳng phải chờ đến năm Bính Tí thứ hai 1756, khi nỗi “bất bình” của dòng họ Nguyễn Cảnh đối với “quốc sử” đã lùi sâu vào dĩ vãng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện PDF của tác giả Nguyễn Cảnh Thị nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viện (Anh Đức)
Cách đây hơn 40 năm, trong một lần nằm điều trị tại Bệnh viện Việt-Xô, Hà Nội, nhà văn Bùi Đức Ái đã gặp một người phụ nữ miền Nam là bệnh nhân nặng với nhiều di chứng do hậu quả của những năm tháng hoạt động gian khổ ở chiến trường. Nhà văn đã viết tập bút ký "Một chuyện chép ở bệnh viện" và sau đó chính ông chuyển thể thành kịch bản phim Chị Tư Hậu để Đạo diễn Phạm Kỳ Nam dựng thành phim. Mặc dù bối cảnh trong phim chỉ mới thể hiện được một phần cuộc đời hoạt động cách mạng của má Nguyễn Thị Huỳnh, nhưng chị Tư Hậu đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ miền Nam nói riêng, và phụ nữ Việt Nam nói chung, trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ giành lại độc lập cho dân tộc: trung hậu, đảm đang, anh dũng, kiên cường.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viện PDF của tác giả Anh Đức nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
30/4 Chuyện Những Người Tháo Chạy (Kim Lĩnh)
30-4 Chuyện những người tháo chạy của nhà văn Kim Lĩnh là một tác phẩm viết về những ngày cuối cùng của chế độ Mỹ-Ngụy Sài Gòn. Thông qua nhân vật hai nhân vật chính: Hòa và Thái, tác giả đã miêu tả cuộc di tản đầy mất mát và đau thương của những người lính, sĩ quan Ngụy và những người dân vô tội từ cửa biển Tư Hiền đến Sài Gòn, xuyên suốt con đường vào Nam. Trên con đường tháo chạy đó, một bộ phận không nhỏ đã có những chuyển biến trong tư tưởng nhận thức để nhận ra được bản chất của chế độ Ngụy quân, Ngụy quyền...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 30/4 Chuyện Những Người Tháo Chạy PDF của tác giả Kim Lĩnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
30/4 Chuyện Những Người Tháo Chạy (Kim Lĩnh)
30-4 Chuyện những người tháo chạy của nhà văn Kim Lĩnh là một tác phẩm viết về những ngày cuối cùng của chế độ Mỹ-Ngụy Sài Gòn. Thông qua nhân vật hai nhân vật chính: Hòa và Thái, tác giả đã miêu tả cuộc di tản đầy mất mát và đau thương của những người lính, sĩ quan Ngụy và những người dân vô tội từ cửa biển Tư Hiền đến Sài Gòn, xuyên suốt con đường vào Nam. Trên con đường tháo chạy đó, một bộ phận không nhỏ đã có những chuyển biến trong tư tưởng nhận thức để nhận ra được bản chất của chế độ Ngụy quân, Ngụy quyền...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 30/4 Chuyện Những Người Tháo Chạy PDF của tác giả Kim Lĩnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tan Biến: Hồi Ký Về Thảm Hoạ Everest (Jon Krakauer)
Dường như có một rào cản vô hình quanh những đỉnh núi cao nơi đây mà không một ai có thể vượt lên được. Dĩ nhiên, nguyên nhân thật sự nằm ở chỗ từ độ cao 8.847m trở lên, tác động của áp suất không khí thấp lên cơ thể con người nghiêm trọng đến mức làm cho việc leo núi gần như bất khả thi, một cơn bão nhỏ cũng có thể gây chết người. Điều kiện thời tiết và mặt tuyết hoàn hảo nhất cũng chỉ cho họ một cơ hội thành công nhỏ nhoi nhất, và không một đoàn thám hiểm nào có thể quyết định trước được ngày chinh phục đỉnh… Người ta không lấy làm ngạc nhiên khi đỉnh Everest không hề chịu khuất phục con người chỉ sau vài nỗ lực đầu tiên; thật ra, nếu việc chinh phục đơn giản như vậy thì các nhà leo núi hẳn sẽ cảm thấy ngạc nhiên và rất buồn lòng, bởi vì nó không còn là một ngọn núi vĩ đại nữa. Có lẽ chúng ta đã trở nên hơi kiêu ngạo với những công nghệ tiên tiến như đôi đế đinh và giày cao su, với kỷ nguyên chính phục dễ dàng bằng phương tiện cơ giới. Chúng ta đã quên rằng Everest vẫn đang nắm giữ chiếc chìa khoá mà các nhà leo núi cần để đi đến thành công và nó sẽ chỉ trao cho họ khi nó muốn mà thôi. Còn lý do khác khiến cuộc phiêu lưu này quyến rũ các nhà leo núi đến như vậy? Khi Jon Krakauer lên được đỉnh Everest vào đầu giờ chiều ngày 10 tháng 5 năm 1996, anh đã không ngủ trong 57 giờ liền và đang quay cuồng vì những tác động lên não của chứng hạ oxy huyết. Khi anh quay lưng để bắt đầu chuyển xuống núi nguy hiểm từ độ cao 8.848m (xấp xỉ độ cao của một chiếc máy bay Airbus), hai mươi nhà leo núi khác vẫn đang tận lực bò lên đỉnh mà không biết rằng bầu trời đã bắt đầu vần vũ mây… Trong hồi ức sau cùng này về mùa leo núi tang tóc nhất trong lịch sử Everest, Jon Krakauer đã đưa người đọc từng bước một từ Kathmandu lên đến đỉnh núi chết chóc, mở ra một câu chuyện nghẹt thở, làm người đọc rùng mình và kinh hãi. *** Tìm mua: Tan Biến: Hồi Ký Về Thảm Hoạ Everest TiKi Lazada Shopee “Một câu chuyện đau lòng về những nguy hiểm của môn leo núi cao, một câu chuyện về vận rũi, nhận định sai lầm và chủ nghĩa anh hùng đầy bi tráng” - Tuần báo People “Thắt tim… nhưng tỉnh táo… không thể không cảm động khi đọc quyển sách” - Tạp chí Entertainment Weekly “Từng chữ một đều hấp dẫn và đau đớn giống như bestseller Into the Wild năm 1996 của tác giả” - Nhật báo New York Times “Một trong một quyển sách mạo hiểm hay nhất của mọi thời đại” - Nhật báo Wall Street JournalĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tan Biến: Hồi Ký Về Thảm Hoạ Everest PDF của tác giả Jon Krakauer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.