Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 (Diệu Âm)

Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị!

Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-tát dạy: “Pháp môn Tịnh-độ hơn hết tất cả các hạnh khác”. Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-tát dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, thì đời này hoặc đời sau nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần đến pháp phương tiện nào khác mà cũng khai ngộ được tâm của mình”. Đức Bổn-Sư Thích-ca-Mâu-ni Phật dạy: “Thiện nam, tín nữ nào chấp trì niệm danh hiệu A-di-đà Phật từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, thì người đó khi mạng chung sẽ được đức Phật A-di-đà và chư vị Thánh Chúng hiện thân tiếp dẫn. Người đó khi lâm chung, tâm trí không điên đảo và quyết định được vãng sanh về thế giới Cực-lạc của Phật A-di-đà”. Đức Phật A-di-đà phát nguyện: “…chúng sanh nào trong mười phương nghe đến danh hiệu của Ta, chí tâm tin kính, ai có căn lành, thành tâm hồi hướng, nguyện sanh về nước Ta, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh Ta thề không thành Phật. Duy trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp”.

Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị!

Tôi ngộ nhập vào Phật đạo bằng câu “A-di-đà Phật”. Đây là một duyên lành, thật tình cờ, giúp tôi thấy rõ chân lý giải thoát. Tôi bắt đầu tu học Phật từ đó và bắt đầu khuyên người niệm Phật cũng từ đó.

Gặp người, tôi khuyên người niệm Phật. Cách xa, tôi viết thư khuyên người niệm Phật. Những lời khuyên đầu tiên tôi viết cho cha mẹ tôi, vô tình những lời này cảm hóa được song thân, anh chị em, bà con trong dòng họ, rồi truyền ra đến đại chúng… May mắn hơn, có người nghe những lời khuyên, niệm Phật và đã vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Tìm mua: Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 TiKi Lazada Shopee

Thấy vậy, có người phát tâm muốn ấn tống những lời thư này. Tôi thu thập những lời khuyên song thân, sửa chữa vài điểm sơ suất, cho in vào tập 1, phần còn lại, chúng tôi sẽ cho in vào tập 2.

Đây là những lời thư thực tế, tôi viết cho song thân, anh chị em, bà con, bạn bè… cho nên có một số chuyện có nét đặc thù cá nhân. Những tựa đề của những lời khuyên có tính tóm lược nội dung và để tiện cho việc sắp xếp mục lục hơn là đề tài diễn thuyết. Vì là những lá thư thực, cho nên không thể tránh được một số tên cũng đã xuất hiện song song, tất cả chỉ cùng một mục đích “Khuyên người niệm Phật”. Danh tánh mông mênh trong vòng chúng sanh vô lượng vô biên, thành tâm cầu xin quý vị hoan hỷ để cho công đức này được tròn đầy viên mãn.

Còn duyên, tôi còn tiếp tục khuyên người niệm Phật, tôi chân thành làm như vậy. Nếu hết duyên, tôi niệm Phật nhiều hơn, cố công lão thật niệm Phật để cầu sanh Tịnh-độ.

Hy vọng những lời khuyên chí tâm thành ý này có thể giúp ích được cho những vị hữu duyên thức ngộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, sớm khởi phát Tâm Đại-Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệu Âm":Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3Khuyên Người Niệm Phật - Tập 448 Tọa Đàm Khế Lý - Khế Cơ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 PDF của tác giả Diệu Âm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

VÀO THIỀN - DOÃN QUỐC SỸ
Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền tự bao giờ, chỉ biết rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá. Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ Trung đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm Từ hoàng hậu ngạc nhiên hỏi: “Anh đã tu Thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phật được?” Ngài cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cần làm Phật, cũng như Phật chẳng cần làm anh!”... Lời nói thật hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể thầy Đạt Ma Huệ Năng nói gánh nước bổ củi cũng là Thiền (Vận thủy, ban sài, công phu đệ nhất). Gần đây tôi đọc cuốn Nẻo Về Của Ý của Thầy Nhất Hạnh cũng có đoạn tác giả nói quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ thới, mà hồn phơi phơi tức thị cũng là Thiền rồi. Mở đầu đoạn này – tôi còn nhớ – Thầy Nhất Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư thơ thới – trạng thái Thiền – của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậy mới thật là… Thiền.
NGÔN SỨ [KẺ TIÊN TRI] - Khalil Gibran
"Giữa trần gian, con người chẳng thể sống một mình; từ bản thân mỗi người và trong hiệp quần với tha nhân phát sinh các vấn đề, và chỉ có thể giải quyết đích thực chúng bằng cách sống nhân ái với trọn vẹn thể xác cùng tâm hồn chân chính của mình. Và Almustafa, ngôn sứ hóa thân của Gibran trong "THE PROPHET" đã phát biểu về các vấn đề đó, theo chiều hướng đó, bằng 26 bài thơ xuôi nhuốm đầy tình người ấm áp và hương vị triết lý. Chính Gibran cũng đã trực tiếp xác nhận: "Trong NGÔN SỨ, tôi chốt lại các ý tưởng nhất định và tôi ao ước sống theo các lý tưởng đó... Đối với tôi, nếu chỉ viết suông chúng ra thôi thì đó là giả trá." "Giữa trần gian, con người chẳng thể sống một mình; từ bản thân mỗi người và trong hiệp quần với tha nhân phát sinh các vấn đề, và chỉ có thể giải quyết đích thực chúng bằng cách sống nhân ái với trọn vẹn thể xác cùng tâm hồn chân chính của mình.Và Almustafa, ngôn sứ hóa thân của Gibran trong "THE PROPHET" đã phát biểu về các vấn đề đó, theo chiều hướng đó, bằng 26 bài thơ xuôi nhuốm đầy tình người ấm áp và hương vị triết lý.Chính Gibran cũng đã trực tiếp xác nhận: "Trong NGÔN SỨ, tôi chốt lại các ý tưởng nhất định và tôi ao ước sống theo các lý tưởng đó... Đối với tôi, nếu chỉ viết suông chúng ra thôi thì đó là giả trá."(Nguyễn Ước) (Nguyễn Ước)
Thuật Xử Thế Của Người Xưa Thu Giang - Nguyễn Duy Cần
Thuật Xử Thế Của Người Xưa (Tái Bản 2021)Thuật xử thế của người xưa thông qua những điển tích Trung Hoa để rút ra những bài học uyên thâm và đầy ngụ ý, nhằm hướng người đọc đến những giá trị chân thiện mỹ, góp phần giáo dục đạo đức lối sống của thanh niên. Trong xã hội hiện đại, con người mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên mất việc tu dưỡng đạo đức, lối sống. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì đạo đức xã hội lại càng băng hoại đi bấy nhiêu. Vì vậy, những câu chuyện trong Thuật xử thế của người xưa tuy đã trải qua hàng vạn năm nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị đức dục. Cuốn sách góp phần định hướng người đọc đến các giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống.MUA SÁCH (TIKI) MUA SÁCH (TIKI)
Bách Gia Chư Tử
Bách Gia Chư Tử (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là những triết lý và tư tưởng ở Trung Hoa cổ đại nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 6 đến năm 221 TCN trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Bách Gia Chư Tử (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là những triết lý và tư tưởng ở Trung Hoa cổ đại nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 6 đến năm 221 TCN trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng (百家爭鳴/百家争鸣 "bách gia tranh minh"; Bính âm: bǎijiā zhēngmíng). Nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng Trung Quốc ở thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng tới cách sống và ý thức xã hội của người dân các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều tiểu quốc mời làm cố vấn về các vấn đề của chính phủ, chiến tranh, và ngoại giao. Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng (百家爭鳴/百家争鸣 "bách gia tranh minh"; Bính âm: bǎijiā zhēngmíng). Nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng Trung Quốc ở thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng tới cách sống và ý thức xã hội của người dân các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều tiểu quốc mời làm cố vấn về các vấn đề của chính phủ, chiến tranh, và ngoại giao.Thời kỳ này kết thúc bởi sự nổi lên của nhà Tần và sự đàn áp các tư tưởng khác biệt sau đó. Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Hoa được nhà Tần thống nhất, hệ thống tư tưởng ở Trung Hoa bước vào giai đoạn nở rộ nhất. Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình, nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn. Thời kỳ này kết thúc bởi sự nổi lên của nhà Tần và sự đàn áp các tư tưởng khác biệt sau đó.Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Hoa được nhà Tần thống nhất, hệ thống tư tưởng ở Trung Hoa bước vào giai đoạn nở rộ nhất. Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình, nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức, Đạo giáo khuyên không nên can thiệp và phấn đấu. Người thứ hai góp phần phát triển Đạo giáo chính là Trang Tử. Ông cũng dạy một triết lý gần tương tự. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời, vì vậy sách của họ mâu thuẫn và thường rất khó hiểu. Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết kiêm ái: Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất. Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức, Đạo giáo khuyên không nên can thiệp và phấn đấu. Người thứ hai góp phần phát triển Đạo giáo chính là Trang Tử. Ông cũng dạy một triết lý gần tương tự. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời, vì vậy sách của họ mâu thuẫn và thường rất khó hiểu.Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết kiêm ái: Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất.Một trường phái lớn khác là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là Pháp gia. Một trường phái lớn khác là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là Pháp gia.