Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi (Takeshi Furukawa)
MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI Lời Mở Đầu "Trái tim tôi dường như đã tan vỡ..." Đây là một lời phát biểu của Ichiro sau thất bại với đội tuyển Hàn Quốc tại vòng hai WBC năm 2009. Mặc dù thời điểm đó, Ichiro là đội trưởng của đội tuyển Nhật Bản tại WBC, nhưng phong độ của anh hôm đấy thực sự không tốt. Với tỉ lệ đập bóng chỉ 10%, anh đã làm ảnh hưởng đến cả đội. Trong khi cả nước Nhật đang mong chờ một chiến thắng thì anh lại không thể đáp lại kì vọng ấy. Có lẽ anh đã phải chịu một áp lực tâm lý rất lớn vào thời điểm đó. Tìm mua: Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi TiKi Lazada Shopee Bản thân tôi cũng từng có cảm giác trái tim mình dường như đang vỡ ra giống cầu thủ Ichiro. Và có lẽ bất cứ ai trong chúng ta, không thể lúc nào cũng gặp những chuyện thuận lợi, suôn sẻ. Chúng ta ít nhiều đều có những lúc suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống hoặc trong cuộc sống hoặc trong công việc. Cuốn sách này sẽ mang đến những gợi ý giúp bạn tháo gỡ những điều đang mắc phải: - Không thể ngưng dằn vặt về những thất bại. - Không cải thiện được quan hệ với cấp trên. - Không cải thiện được tâm trạng, tinh thần. - So sánh bản thân với người khác, không tự tin vào chính mình. - Dù hiểu rõ vấn đề nhưng vẫn đố kị với người khác. - Luôn nghĩ đến công việc kể cả trong ngày nghỉ. - Để tâm quá nhiều đến nhận xét, cái nhìn của người khác. Theo tôi, những lúc ta phải đương đầu với khó khăn, thử thách trong đời, điều quan trọng là làm thế nào để có thể nhanh chóng thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Việc chúng ta có thể nhanh chóng thoát ra khỏi các suy nghĩ tiêu cực hay không hoàn toàn dựa vào thói quen suy nghĩ của chính chúng ta. Ø Những người không thể thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực Trước hết, người không thể thoat khỏi những suy nghĩ tiêu cực thường có những đặc điểm sau: - Luôn so sánh bản thân với ai đó và chỉ nhìn thấy điểm yếu của chính mình. - Chỉ nhìn vào mặt xấu của đối phương, coi họ là những người xấu xa. - Luôn cảm thấy mơ hồ, bất an, lo lắng. - Tầm nhìn hạn hẹp, không nhìn nhận được sự vật, sự việc theo nhiều hướng khác nhau. - Không thể đưa ra kế hoạch dự phòng khi có vấn đề phát sinh. - Luôn than vãn rằng mình chẳng còn lối thoát nào. - Cảm thấy mệt mỏi, đuối sức do luôn muốn mọi việc phải thật hoàn hảo. - Luôn đắm chìm trong thất bại của quá khứ. Những người có suy nghĩ trên thường sẽ suy nghĩ rất căng thẳng khi phải đối diện với những tình huống khó khăn. Nếu chính bản thân bạn đang có những suy nghĩ như vậy, tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có ích với bạn. Ø Những người có thể thoát ra những suy nghĩ tiêu cực Trong cuốn sách này, tôi sẽ giới thiệu tới các bạn suy nghĩ của những người có thể "vượt lên nghịch cảnh" và hy vọng chúng sẽ có ích khi vận dụng vào chính bản thân bạn. Để làm được điều đó, tôi đã tìm hiểu thói quen suy nghĩ của nhiều người nổi tiếng thuộc các lĩnh vực khác nhau như Ichiro, Naoko Takahashi, Masayoshi Son, Habu Yoshiharu... Đồng thời, tôi cũng tập hợp và phân loại những suy nghĩ đã giúp họ vượt qua những thương tổn nặng nề, áp lực, thử thách mà người bình thường không thể chịu đựng được. Trong kết quả nghiên cứu này, tôi nhận thấy có 9 điểm chung trong thói quen suy nghĩ của họ. ¤ Chấp nhận toàn bộ con người của mình ¤ Nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía ¤ Từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo ¤ Thay đổi cách nhìn chứ không thay đổi người khác ¤ Tập trung vào những việc trong khả năng ¤ Nhìn vào mặt tích cực ¤ Cụ thể hóa một cách triệt để ¤ Chấp nhận số phận ¤ Sống cho giây phút hiện tại 9 thói quen tư duy trên chính là giải pháp để thoát khỏi các suy nghĩ tiêu cực. Trong qua trình thực hiện cuốn sách này, tôi cũng đưa thêm khá nhiều ví dụ về các vận động viên hay các doanh nhân và giải thích bằng hình ảnh một cách dễ hiểu. Ngoài ra, tôi cũng giới thiệu tới các bạn 45 kỹ năng mà bản thân tôi chiêm nghiệm được từ các thói quen trên và đưa thêm các câu hỏi ở cuối mỗi phần để các bạn có thể dứt bỏ các suy nghĩ tiêu cực của bản thân dễ dàng hơn. Trả lời các câu hỏi này cũng là quá trình giúp các bạn thay đổi cách nhìn nhận sự vật, sự việc trong cuộc sống. Cuối cùng, tôi xin nói về lý do tại sao tôi muốn viết cuốn sách này. Tôi vốn là người theo chủ nghĩa hoàn hảo và không tin tưởng người khác. Do đó, tôi thường ôm tất cả mọi công việc vào người và tự mình giải quyết. Nhiều lúc, tôi còn mắc bệnh điếc đột ngột do chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong công việc. Bản thân tôi cũng từng có thời gian dài chiến đấu với những căng thẳng. Cho đến nay, tôi đã làm thử nhiều cách giúp bản thân thoát khỏi tình trạng ấy. Và cách hiệu quả nhất mà tôi tìm thấy chính là đọc sách. Tôi đọc những cuốn sách của những người mà tôi kính trọng, tiếp thu cách suy nghĩ của họ và áp dụng vào trường hợp của bản thân. Từ đó, suy nghĩ của tôi trở nên linh hoạt hơn, khả năng chịu áp lực cũng được cải thiện. Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi bắt đầu suy nghĩ làm sao để giúp đỡ được những người đang gặp vấn đề tương tự mình. Ngoài ra, 80% công việc của tôi là huấn luyện nghiệp vụ tại các công ty. Trong quá trình đào tạo nhân viên mới, tôi cũng khảo sát tại các công ty và biết rằng hiện nay, các nhân viên kinh doanh trẻ thường bị khủng hoảng tinh thần dẫn đến phải nghỉ việc chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm. Trong suốt thời gian qua, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để có thể giúp cho mọi người những thói quen suy nghĩ xây dựng một cách hệ thống giúp con người đối mặt với xã hội đầy áp lực, căng thẳng hiện nay. Các học viên và khách hàng tham gia vào khóa học của tôi hiện đã có suy nghĩ tích cực hơn cũng như biết cách khống chế cảm xúc của bản thân tốt hơn. Hy vọng các bạn có thể sử dụng những gợi ý trong cuốn sách này để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực đang cuốn lấy bạn khi vấp phải thất bại trong công việc,khi niềm tin sụp đổ, hay khi bạn cảm thấy muốn đầu hàng và buông xuôi trước áp lực của cuộc sống này. Tháng 11 năm 2012 Takeshi FurukawaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi PDF của tác giả Takeshi Furukawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi (Takeshi Furukawa)
MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ BƠI Lời Mở Đầu "Trái tim tôi dường như đã tan vỡ..." Đây là một lời phát biểu của Ichiro sau thất bại với đội tuyển Hàn Quốc tại vòng hai WBC năm 2009. Mặc dù thời điểm đó, Ichiro là đội trưởng của đội tuyển Nhật Bản tại WBC, nhưng phong độ của anh hôm đấy thực sự không tốt. Với tỉ lệ đập bóng chỉ 10%, anh đã làm ảnh hưởng đến cả đội. Trong khi cả nước Nhật đang mong chờ một chiến thắng thì anh lại không thể đáp lại kì vọng ấy. Có lẽ anh đã phải chịu một áp lực tâm lý rất lớn vào thời điểm đó. Tìm mua: Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi TiKi Lazada Shopee Bản thân tôi cũng từng có cảm giác trái tim mình dường như đang vỡ ra giống cầu thủ Ichiro. Và có lẽ bất cứ ai trong chúng ta, không thể lúc nào cũng gặp những chuyện thuận lợi, suôn sẻ. Chúng ta ít nhiều đều có những lúc suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống hoặc trong cuộc sống hoặc trong công việc. Cuốn sách này sẽ mang đến những gợi ý giúp bạn tháo gỡ những điều đang mắc phải: - Không thể ngưng dằn vặt về những thất bại. - Không cải thiện được quan hệ với cấp trên. - Không cải thiện được tâm trạng, tinh thần. - So sánh bản thân với người khác, không tự tin vào chính mình. - Dù hiểu rõ vấn đề nhưng vẫn đố kị với người khác. - Luôn nghĩ đến công việc kể cả trong ngày nghỉ. - Để tâm quá nhiều đến nhận xét, cái nhìn của người khác. Theo tôi, những lúc ta phải đương đầu với khó khăn, thử thách trong đời, điều quan trọng là làm thế nào để có thể nhanh chóng thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Việc chúng ta có thể nhanh chóng thoát ra khỏi các suy nghĩ tiêu cực hay không hoàn toàn dựa vào thói quen suy nghĩ của chính chúng ta. Ø Những người không thể thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực Trước hết, người không thể thoat khỏi những suy nghĩ tiêu cực thường có những đặc điểm sau: - Luôn so sánh bản thân với ai đó và chỉ nhìn thấy điểm yếu của chính mình. - Chỉ nhìn vào mặt xấu của đối phương, coi họ là những người xấu xa. - Luôn cảm thấy mơ hồ, bất an, lo lắng. - Tầm nhìn hạn hẹp, không nhìn nhận được sự vật, sự việc theo nhiều hướng khác nhau. - Không thể đưa ra kế hoạch dự phòng khi có vấn đề phát sinh. - Luôn than vãn rằng mình chẳng còn lối thoát nào. - Cảm thấy mệt mỏi, đuối sức do luôn muốn mọi việc phải thật hoàn hảo. - Luôn đắm chìm trong thất bại của quá khứ. Những người có suy nghĩ trên thường sẽ suy nghĩ rất căng thẳng khi phải đối diện với những tình huống khó khăn. Nếu chính bản thân bạn đang có những suy nghĩ như vậy, tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có ích với bạn. Ø Những người có thể thoát ra những suy nghĩ tiêu cực Trong cuốn sách này, tôi sẽ giới thiệu tới các bạn suy nghĩ của những người có thể "vượt lên nghịch cảnh" và hy vọng chúng sẽ có ích khi vận dụng vào chính bản thân bạn. Để làm được điều đó, tôi đã tìm hiểu thói quen suy nghĩ của nhiều người nổi tiếng thuộc các lĩnh vực khác nhau như Ichiro, Naoko Takahashi, Masayoshi Son, Habu Yoshiharu... Đồng thời, tôi cũng tập hợp và phân loại những suy nghĩ đã giúp họ vượt qua những thương tổn nặng nề, áp lực, thử thách mà người bình thường không thể chịu đựng được. Trong kết quả nghiên cứu này, tôi nhận thấy có 9 điểm chung trong thói quen suy nghĩ của họ. ¤ Chấp nhận toàn bộ con người của mình ¤ Nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía ¤ Từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo ¤ Thay đổi cách nhìn chứ không thay đổi người khác ¤ Tập trung vào những việc trong khả năng ¤ Nhìn vào mặt tích cực ¤ Cụ thể hóa một cách triệt để ¤ Chấp nhận số phận ¤ Sống cho giây phút hiện tại 9 thói quen tư duy trên chính là giải pháp để thoát khỏi các suy nghĩ tiêu cực. Trong qua trình thực hiện cuốn sách này, tôi cũng đưa thêm khá nhiều ví dụ về các vận động viên hay các doanh nhân và giải thích bằng hình ảnh một cách dễ hiểu. Ngoài ra, tôi cũng giới thiệu tới các bạn 45 kỹ năng mà bản thân tôi chiêm nghiệm được từ các thói quen trên và đưa thêm các câu hỏi ở cuối mỗi phần để các bạn có thể dứt bỏ các suy nghĩ tiêu cực của bản thân dễ dàng hơn. Trả lời các câu hỏi này cũng là quá trình giúp các bạn thay đổi cách nhìn nhận sự vật, sự việc trong cuộc sống. Cuối cùng, tôi xin nói về lý do tại sao tôi muốn viết cuốn sách này. Tôi vốn là người theo chủ nghĩa hoàn hảo và không tin tưởng người khác. Do đó, tôi thường ôm tất cả mọi công việc vào người và tự mình giải quyết. Nhiều lúc, tôi còn mắc bệnh điếc đột ngột do chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong công việc. Bản thân tôi cũng từng có thời gian dài chiến đấu với những căng thẳng. Cho đến nay, tôi đã làm thử nhiều cách giúp bản thân thoát khỏi tình trạng ấy. Và cách hiệu quả nhất mà tôi tìm thấy chính là đọc sách. Tôi đọc những cuốn sách của những người mà tôi kính trọng, tiếp thu cách suy nghĩ của họ và áp dụng vào trường hợp của bản thân. Từ đó, suy nghĩ của tôi trở nên linh hoạt hơn, khả năng chịu áp lực cũng được cải thiện. Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi bắt đầu suy nghĩ làm sao để giúp đỡ được những người đang gặp vấn đề tương tự mình. Ngoài ra, 80% công việc của tôi là huấn luyện nghiệp vụ tại các công ty. Trong quá trình đào tạo nhân viên mới, tôi cũng khảo sát tại các công ty và biết rằng hiện nay, các nhân viên kinh doanh trẻ thường bị khủng hoảng tinh thần dẫn đến phải nghỉ việc chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm. Trong suốt thời gian qua, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để có thể giúp cho mọi người những thói quen suy nghĩ xây dựng một cách hệ thống giúp con người đối mặt với xã hội đầy áp lực, căng thẳng hiện nay. Các học viên và khách hàng tham gia vào khóa học của tôi hiện đã có suy nghĩ tích cực hơn cũng như biết cách khống chế cảm xúc của bản thân tốt hơn. Hy vọng các bạn có thể sử dụng những gợi ý trong cuốn sách này để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực đang cuốn lấy bạn khi vấp phải thất bại trong công việc,khi niềm tin sụp đổ, hay khi bạn cảm thấy muốn đầu hàng và buông xuôi trước áp lực của cuộc sống này. Tháng 11 năm 2012 Takeshi FurukawaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi PDF của tác giả Takeshi Furukawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lối Mòn Của Tư Duy Cảm Tính (Ori Brafman)
Dựa trên những nghiên cứu sâu sắc về các lĩnh vực tâm lý xã hội, kinh tế học hành vi và hành vi tổ chức, nhà lý luận xã hội học nổi tiếng Ori Brafman cùng anh trai ông là nhà tâm lý học Rom Brafman đã khám phá ra nhiều tác động tâm lý có sức ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và công việc của mỗi người, bao gồm tâm lý lo sợ thiệt hại (xu hướng thoái lui nhằm tránh thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra), hiện tượng sai lệch chẩn đoán (tình trạng con người mất khả năng đánh giá và nhận định lại những xét đoán ban đầu về một người hay một sự việc nào đó) và hiệu ứng tắc kè hoa (xu hướng chấp nhận cả những tính cách vốn bị người khác gán ghép tùy tiện cho bản thân mình).Lối mòn của tư duy cảm tính không chỉ giúp bạn thay đổi quan niệm về thế giới xung quanh mà còn giúp bạn thay đổi cách tư duy của chính mình. Với Lối mòn của tư duy cảm tính, hai tác giả Ori và Rom mang đến cho người đọc những nhận định khách quan, giải thích cho hàng loạt các hành vi cảm tính đồng thời giới thiệu về các phương pháp có thể giúp chúng ta chế ngự và vượt qua những tác động tiêu cực của lối tư duy này.Thông tin về tác giả: “LỐI MÒN CỦA TƯ DUY CẢM TÍNH”:Ori Brafman là đồng tác giả của cuốn Sao biển và nhện, là một chuyên gia xã hội học nổi tiếng thường diễn thuyết cho các tập đoàn kinh tế hàng đầu, các tổ chức chính phủ và quân đội ở Mỹ. Ori tốt nghiệp Đại học Stanford và hiện đang sống tại San Francisco.Rom Brafman là tiến sĩ tâm lý học giảng dạy các môn học nghiên cứu về tính cách và sự phát triển của con người tại các trường đại học. Rom đặc biệt yêu thích nghiên cứu các tác động trong mối quan hệ giữa người với người. Hiện Rom đang làm việc tại văn phòng tư vấn của mình ở Palo Alto, California. Tìm mua: Lối Mòn Của Tư Duy Cảm Tính TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lối Mòn Của Tư Duy Cảm Tính PDF của tác giả Ori Brafman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lẽ Phải Của Phi Lý Trí (Dan Ariely)
Trong cuốn sách nền tảng của mình Phi lý trí, nhà khoa học xã hội Dan Ariely đã đưa ra những ảnh hưởng đa chiều dẫn tới việc con người đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan. Giờ đây, trong cuốn Lẽ phải của phi lý trí, ông hé lộ những ảnh hưởng đầy bất ngờ, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà ‘phi lý trí’ có thể tác động đến cuộc sống của chúng ta. Tập trung vào nghiên cứu những hành vi của chúng ta tại nơi làm việc và các mối quan hệ của chúng ta, ông đưa ra những hiểu biết mới và những sự thật đáng ngạc nhiên về những điều đang thôi thúc chúng ta làm việc, cách thức mà một hành động thiếu khôn ngoan có thể trở thành một thói quen, cách mà chúng ta học để yêu thương những người mà chúng ta sống cùng, và còn nhiều hơn thế nữa. Sử dụng những phương pháp thí nghiệm giống như những gì đã khiến cuốn sách Phi lý trí trở thành một trong những cuốn sách được bàn luận tới nhiều nhất trong vài năm trở lại đây, Ariely sử dụng dữ liệu từ những thí nghiệm thú vị và độc đáo để đưa ra những kết luận hấp dẫn về cách thức - và nguyên nhân tại sao - chúng ta hành động như vậy. Từ những thái độ tại nơi làm việc của chúng ta, cho tới những mối quan hệ lãng mạn, tới việc chúng ta luôn tìm kiếm mục đích cuộc đời mình, Ariely lý giải cách thức phá vỡ những khuôn mẫu bi quan trong suy nghĩ và hành vi của chúng ta để đưa ra những quyết định tốt hơn. Lẽ phải của phi lý trí sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thức bản thân trong công việc và trong gia đình - và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ. Đọc cuốn sách bạn sẽ biết: - Tại sao những khoản tiền thưởng lớn lại có thể khiến các CEO làm việc kém hiệu quả hơn? - Làm cách nào mà những định hướng rối rắm lại hữu ích đối với chúng ta? Tìm mua: Lẽ Phải Của Phi Lý Trí TiKi Lazada Shopee - Tại sao việc trả thù lại quan trọng? - Tại sao có một sự khác biệt rất lớn giữa điều mà chúng ta nghĩ là sẽ khiến chúng ta hạnh phúc và những thứ thực sự khiến chúng ta hạnh phúc? - và rất nhiều phát hiện thú vị khác. Cuốn sách này thuộc dòng sách TƯ DUY KINH TẾ KHÁC BIỆT. *** Không biết bạn thế nào, chứ tôi thì chưa bao giờ gặp người nào không từng một lần chần chừ trong đời. Trì hoãn những nhiệm vụ chán ngắt có lẽ là vấn đề chung của nhân loại - mà để giải quyết được vấn đề này thì khó đến không ngờ, cho dù chúng ta đã cố gắng phát huy sức mạnh ý chí, nỗ lực tự kiểm soát bản thân hay quyết tâm thay đổi biết bao nhiêu lần. Xin được chia sẻ câu chuyện của chính mình về một cách mà tôi đã học được để thoát khỏi căn bệnh chần chừ. Cách đây nhiều năm, tôi gặp phải một tai nạn tồi tệ. Một quả pháo sáng chứa ma-giê phát nổ ngay bên cạnh khiến 70% cơ thể tôi bị bỏng tới độ ba (sự việc này đã được nhắc đến trong cuốn sách đầu tiên của tôi, Phi lý trí ). Rồi như thể vết bỏng đó còn chưa đủ tệ hại, ba tuần sau khi vào viện, tôi bị mắc bệnh viêm gan do máu tiếp cho tôi có nhiễm vi-rút. Ai cũng biết là chẳng vui thú gì khi bị viêm gan, nhưng cái thời điểm mà nó tấn công tôi thì mới thật là khổn khổ, khi mà tôi đã ở trong một tình trạng rất tồi tệ rồi. Căn bệnh làm gia tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình phẫu thuật, kéo dài quá trình điều trị và làm cho cơ thể của tôi phản ứng với hầu hết các chỗ ghép da. Tệ hơn nữa, các bác sĩ cũng không biết tôi bị nhiễm viêm gan thể gì. Họ chỉ biết là trường hợp của tôi không phải viêm gan A hay B, còn chính xác là thể gì thì không xác định được. Rồi sau đó căn bệnh cũng thuyên giảm, nhưng nó vẫn làm chậm quá trình hồi phục và thỉnh thoảng lại tái phát dày vò cơ thể tôi. Tám năm sau, khi tôi ở trường đại học, căn bệnh lại tái phát. Tôi phải vào nằm điều trị ở trung tâm y tế dành cho sinh viên và sau nhiều lần thử máu, bác sĩ cũng chẩn đoán được: đó là viêm gan C, căn bệnh mà khi đó đã được cách ly và xác định. Và cho dù cảm thấy xót xa thế nào, tôi vẫn đón nhận nó như một tin tốt. Trước hết vì cuối cùng tôi đã biết mình bị viêm gan loại gì; và sau đó vì có một loại thuốc đầy hứa hẹn có tên là Interferon đang được thử nghiệm và được xem là có thể điều trị rất hiệu quả bệnh viêm gan C. Bác sĩ hỏi tôi có muốn tham gia vào việc thử nghiệm tính hiệu quả của Interferon không. Trước sự đe dọa của bệnh xơ gan và nguy cơ sớm phải từ giã cuộc đời thì việc tham gia vào quá trình thử nghiệm rõ ràng là đỡ tệ hơn nhiều.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dan Ariely":Lẽ Phải Của Phi Lý TríPhi Lý Một Cách Hợp LýBản Chất Của Dối TráPhi Lý TríĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lẽ Phải Của Phi Lý Trí PDF của tác giả Dan Ariely nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.