Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chồng Con (Trần Tiêu)

Cứ kể xã Bổng cũng vào bậc khá trong xóm.

Hắn có một cái nhà “trên” hướng Nam, một cái nhà “ngang” hướng Đông, sát đầu nhà ngang một chuồng lợn; bên kia, đối diện với nhà ngang, một cái bếp và một cái chuồng trâu nối liền nhau. Tất cả những nhà ấy vây bọc lấy ba phía cái sân đất nện vuông vắn, nhẵn nhụi như chiếc chiếu rộng. Còn một phía trước mặt là bức tường đất gồ ghề, trên cắm xương rồng mặt nguyệt. Cổng ra vào mở ngay ở đầu chuồng lợn. Ở khoảng đầu nhà trên và nhà bếp là một màu đất vuông để đống rạ.

Vì hết chỗ, và vì tiện lợi nữa, bốn năm cái nồi “chân” và một cái vại mẻ đựng nước tiểu đặt thành rẫy (dãy) dài từ cổng đến tận cái tường hoa thấp xây chung quanh dải đất ăn lấn vào sân. Phần nhiều nhà chật hẹp đều thế cả, nên kể ra, người vào đã quen với mùi nước tiểu và mùi phân lợn. Vả lại những thứ ấy rất cần cho lúa má nên ai cũng quý và không ai kêu ca. Chả thế mà có người quá hà tiện, lúc đi đường cố nhịn để về giải vào vại nhà.

Chính giữa quay mặt vào nhà trên, một “cầy hương” xây gạch, cao như cái cột vuông, chia làm hai tăng. Tầng trên, hình cái đấu có hậu bành, hàng chục bát hương nhỏ bày la liệt chung quanh một bát hương lớn: chân hương đỏ cắm tua tủa, đã gần bạc hết màu vì dầm mưa dãi nắng. Những bát hương nhỏ là những vị hợp với số thờ của mẹ và vợ chồng Bổng. Tầng dưới có cái miếu con, trong xây bệ thờ trên đặt chiếc bát hương sứ, trước bức tranh hổ vẽ màu sặc sỡ. Một cái mành mành hoa che cửa, giữa đôi câu đối viết ngay vào tường vôi.

Trước mặt cây hương, một cái bể con chỉ đựng nổi chừng mươi thùng nước, chia rẻo đất và tường hoa ra hai phần đều nhau. Tìm mua: Chồng Con TiKi Lazada Shopee

Trong rẻo đất, một hàng sáu cây cau cao vút và hai cây chanh cỗi ở hai đầu bể.

Cây cối và cây hương, Bổng không biết có tự đời nào, nhưng thời còn ẵm nách, hắn đã trông thấy rồi. Cây hương khi ấy, đối với hắn, cao quá đến nỗi hắn phải trèo lên thành bể, nghển mãi cổ mới nhìn thấy bát hương.

Biết bao kỷ niệm: Từ đời nào không biết cho đến đời hắn, rồi đến đời con, đời cháu, đời chắt hắn, tháng Giêng mỗi năm lại có một ngày lễ dâng sao thường gọi là lễ năm mới.

Ngày ấy cây hương biến thành một cái đàn, một nơi tụ họp của bà con hàng xóm. Mặt bể ghép cánh cửa thành một cái bệ trên để rượu, gà, xôi, oản, chuối và những cổ mũ lóng lánh những mặt gương, những trang kim, lòe loẹt những đầu rồng, đầu phượng xanh, tím, đỏ, vàng. Một vị hòa thượng, vẻ mặt từ bi, trong chiếc áo cà sa, màu nâu thẫm, cùng các vãi đến niệm Phật cầu nguyện cho nhà hắn làm ăn thịnh vượng quanh năm. Rồi những ngày rằm, mồng một, những ngày ốm đau hay hoạn nạn, những ngày làm ăn thua lỗ đều nhắc hắn cầu khấn đến cây hương.

Nhà trên của Bổng là một nếp nhà ba gian hai chái, bằng gỗ lợp ngói. Cái nhà ấy đến hắn là năm đời, nhưng so với những nhà mới dựng cũng không khác mấy. Có phần thấp hơn, nhiều cột và chạm trổ sơ sài hơn. Nếu không có màu mốc bạc và những vết tròn trắng như phân chim thì ít ai biết được nhà hắn đã có lâu đời.

Lịch sử nhà hắn, hắn thuộc rành rọt. Ai hỏi, hắn sẽ trả lời trôi chảy: “Thưa, cái nhà này làm từ đời cụ tuần (tuần tổng), cụ ngũ đại nhà tôi. Cụ giàu lắm; sân trước, sân sau, vườn, ao rộng rãi gấp ba gấp bốn bây giờ. Nhà này xưa kia lợp ngói cho mãi đến đời cụ tổng Cống là tam đại nhà tôi. Cụ này chơi bời hào phóng lừng lẫy một thời. Cụ chẳng để tâm gì đến việc cửa việc nhà. Vì thế, nhà dột nát, cụ cũng chẳng buồn chữa. Đến đời cụ Lý đẻ ra thầy tôi thì vườn, ao, và sân sau đã vào tay hàng xóm. Thầy tôi kể lại rằng cụ Lý tôi hà tiện lắm, không dám bỏ tiền ra lợp lại. Bao nhiêu ngói lành, cụ tôi cho lợp ra đằng mái trước, còn mái sau, cụ tôi lợp rạ. Thế mà lúc cụ Lý tôi mất, cụ cũng chẳng để lại cho thầy tôi được mấy tí, ngoài con trâu với vài mẫu ruộng”.

Đồ đạc, từ bàn thờ cho chí giường phản, đều cổ như cái nhà của hắn. Trong ấy có một cái hòm gian kê ngay trước mặt bàn thờ là đặc sắc hơn cả. Hắn coi như một gia bảo, ít người có: Hòm có tám chân và chắc chắn như tám cái cột, những khung, những ván dày dặn, ngoài mặt có những đồng trinh cổ to gần bằng đồng bạc đóng liền sít nhau như những tờ giấy tiền (giấy mã có in những đồng tiền) bận ở các hàng mã nhà quê. Cứ trông hình thù nó thì hai chục người vị tất đã khiêng nổi. Trong hòm đựng những gì, vợ chồng hắn giấu kín. Nhưng cả xóm, cả làng, ai cũng biết hắn có độ chục bát mẫu cổ của cụ Cống để lại, ba cái nam bạch định, một cái khay tre chạm khắc và một bộ đồ chè. Những thứ ấy đều cổ cả. Hắn chỉ đem ra bày trong những ngày Tết hay ngày kỵ. Cả đời, hắn chẳng dám sắm thêm thứ gì khác, nhưng hắn cũng chưa hề cầm cố, bán chác để đến nỗi mang tiếng mang tai.

Kê ở hai gian bên đối nhau một cái giường và một chiếc khung cửi (đồ hồi môn của vợ). Giường quang dầu, có lan can, đã trải qua một thời gian dài, đã từng biết bao nhiêu sự buồn, vui, tủi, nhục của bao cuộc đời bằng phẳng, tối tăm, không thay đổi. Cái giường quý ấy truyền từ đời ông cẫm bà cẫm, ông kỹ bà kỹ cho đến đời vợ chồng hắn mới gẫy có một chân. Hắn đã thay vào một thanh gỗ mộc. Nhiều người chê và bảo sao không quang dầu cho đẹp. Hắn cười, hứa sẽ làm theo chiều ý khách, nhưng hắn vẫn để nguyên như cũ. Hắn nghĩ bụng: “Cái giường chứ cái gì mà phải vẽ ra quang dầu quang diếc cho thêm phiền”.

Hắn chỉ chăm nom, săn sóc riêng một cái bàn thờ. Ở đó mà khiếm khuyết thứ gì thì hắn băn khoăn, nghĩ ngợi cho tới khi bồi bổ xong mới yên tâm. Chả thế mà bộ thất sự lâu ngày tróc sơn, hắn thân hành cùng phó Vân lên tận tỉnh mua vàng son về tô lại. Việc trang hoàng bàn thờ là cái thú vào bậc nhất của hắn. Hắn sung sướng hay khổ sở cũng vì ở đó một vài phần.

Còn một vật nữa, hắn ham mê săn sóc đến luôn là cái diều, mười lăm thước - thước ta - phất cậy, gác trên xà nhà ngang suốt dọc gian giữa, một bộ sáo năm; một chiếc sáo cồng và một cuộn dây tre quấn vào cái vòng mây như chiếc vành bánh ô-tô.

Bắt đầu từ tháng Tư cho đến tháng Bảy, không mấy chiều có gió mà người ta không thấy hắn với một vài người anh em họ đem diều ra thả trên dọc đường cái quan. Thả xong mấy anh em dong về buộc gốc cây ngay đầu ngõ. Hắn ngồi ngây ra hằng giờ ở thềm nhà trên ngắm diều và nghe sáo, trong khi mẹ hắn cúi gập người làm đôi quét sân và vợ hắn hì hục thổi cơm, nấu nước, băm bèo, quấy cám cho lợn. Không ai trách được hắn. Hắn đã làm việc vất vả, nặng nhọc ở ngoài đồng từ tang tảng sáng cho đến xế chiều. Con trâu của hắn, đi làm về lúc nào cũng sạch sẽ bóng mượt. Lưỡi cày, răng bừa lau chùi không bao giờ để rỉ.

Vả lại, hắn lấy vợ đã bảy tám năm trời mà chưa có con. Vậy mà hắn không rượu chè, không cờ bạc, không mượn cớ lấy vợ lẽ thì hắn ham mê chơi diều là phải lắm. Vợ hắn cũng hiểu thế nên rất mực chiều chồng tuy không bao giờ để lộ ra nét mặt, sợ chồng biết mà kiêu hãnh chăng…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chồng Con PDF của tác giả Trần Tiêu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Điểm Dối Lừa
Điểm Dối Lừa Điểm Dối Lừa – Dan Brown Dan Brown là một trong những nhà văn trí tuệ và năng động nhất trong thể loại truyện kinh dị. Trong cuộc phiêu lưu kỹ thuật cao tuyệt hảo, Ông đã kết hợp hài hòa giữa óc hài hước và văn phong riêng của mình với những tình tiết gay cấn. Điểm Dối Lừa là câu chuyện thám hiểm của các nhà du hành vũ trụ đầy bí hiểm và gay cấn đến từng tình tiết mà bạn rất nên đọc một lần. Khi vệ tinh của họ phát hiện một vật thể lạ bị chôn vùi trong lòng băng hà Bắc cực, Nasa lập tức tận dụng cơ hội này để đưa ra tuyên bố về một kỳ tích – kỳ tích ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách quốc gia đối với Cơ quan vũ trụ cũng như đối với kỳ bầu cử tổng thống đang đến gần. Nhà trắng mời chuyên gia phân tích tin tình báo Rachel Sexton đến tận nơi để xác minh sự thật về sự phát kiến đó. Cùng một nhóm các nhà khoa học, trong đó có nhà Hải dương học rất uy tín Michael Tolland, Cô đã lên tận bắc cực và họ đã phát hiện ra một âm mưu đầy gian dối – một mưu đồ có thể gây ảnh hưởng đến cả thế giới. Mật Mã Da Vinci Thiên Thần Và Ác Quỷ Sự Im Lặng Của Bầy Cừu Chưa kiệp báo cho tổng thống biết thì Rachel và các nhà khoa học bị một nhóm sát thủ tấn công. Trên vùng địa cực chết chóc và tăm tối, cả nhóm tìm mọi cách để vạch mặt kẻ chủ mưu, vì đó là điều kiện tiên quyết để bảo vệ mạng sống của họ. Và rồi sự thật kinh hoàn về âm mưu dối trá đã được hé lộ!”. Với một tác phẩm kinh dị kiệt xuất, một câu chuyện rất gần với đời thực, tình tiết dồn dập đến chóng mặt, bối cảnh hết sức thuyết phục và sự đang cài khéo léo những nhân vật thiện và ác, những âm mưu đen tối, những sự kiện dồn dập văn phong bóng bẩy có thể nói đây là một phát kiến khoa học đầy kinh ngạc, một âm mưu tài trí, một cuốn tiểu thuyết kinh dị có một không hai.
Emmanuelle – Tập 2
Emmanuelle – Tập 2 Emmanuelle – Emmanuelle Arsan Vào cuối thập niên sáu mươi, cuốn Emmanuelle được xuất bản ở Pháp và gây sôi nổi trong dư luận rộng lớn. Lý do chính không phải vì tác giả cuốn này, Emmanuelle Arsan, là một phụ nữ mà lại đi viết truyện dâm tình. Lý do làm cuốn Emmanuelle nổi tiếng phức tạp hơn nhiều. Lý do thứ nhất là tại từ trước đến giờ đa số dâm thư đều do đàn ông viết theo cảm quan và thân xác của nam giới. Lần này Emmanuelle Arsan viết theo cảm quan và thân xác nữ giới – dĩ nhiên là phải khác. Lý do thứ hai có nguyên nhân văn hóa văn minh. Trong các xã hội phụ hệ của thế giới hiện tại, người đàn bà thường được giản lược vào hai hình ảnh, hai chức năng: hình ảnh thứ nhất là một thánh nữ trên bục cao, hoàn toàn trong sạch, bước xuống bục đi lấy chồng chỉ cốt để đẻ con; hình ảnh thứ hai là làm gái điếm, làm một dụng cụ để thỏa mãn dục tình cho đàn ông. Kim Bình Mai 50 Sắc Thái – Tập 1: Xám Hồng Lâu Mộng Tác giả Emmanuelle Arsan không chịu như vậy. Bà chủ trương rằng người đàn bà cũng là một con người, cũng là một chủ thể tính dục, nghĩa là cũng có nhu cầu nhục tình cần phải được thỏa mãn, và có quyền được thoả mãn – như đàn ông vậy. Vì tác giả không phải chỉ định viết về những thú vui dục tình của nhân vật Emmanuelle, mà còn dưa ra cả mặt triết lý sống nữa. Một nhân sinh quan vượt thoát ra khỏi sự khống chế của chủ nghĩa thanh giáo của bất cứ đạo nào, đặc biệt là thanh giáo của Công Giáo cũng như Tin Lành. Bời có chủ đích như thế nên truyện có nhiều đoạn triết lý rườm rà, sử dụng nhiều điển tích cũng như trích dẫn thơ văn Âu Châu xa lạ với một tác giả trung bình người Việt, do đó người dịch đã mạn phép lược bỏ bớt.
Pháo Đài Số
Pháo Đài Số Pháo Đài Số – Dan Brown Trước khi Mật mã Da Vinci ra đời, với kiến thức sâu rộng và tài kể chuyện tài tình của mình, Dan Brown đã viết về tổ chức tình báo quyền lực nhất thế giới – Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) trong tác phẩm Pháo Đài Số. NSA là một tổ chức tối mật được đầ tư hàng tỉ đô la và có uy quyền hơn CIA tới hàng chục lần. Khi cỗ máy bẻ khoá mật mã dường như bất khả chiến bại của mình gặp phải một đoạn mã bí hiểm không thể phá vỡ, NSA phải cho gọi trưởng nhóm chuyên gia giải mã Susan Fletcher, một nhà toán học rất xinh đẹp và thông minh tới. Điều Susan khám phá ra sau đó đã gây sốc cho giới quyền lực: NSA đang bị đe doạ, không phải bằng súng hay bom mà bằng một đoạn mã cực kỳ phức tạp mà nếu để phát tán ra sẽ có thể làm sụp đổ toàn bộ ngành tình báo Hoa Kỳ. Suối nguồn Sherlock Holmes Toàn Tập Kẻ Trộm Sách Đứng giữa một thế giới ngổn ngang những bí mật và dối trá, Susan Feletcher phải chiến đấu để cứu lấy tổ chức mà cô tin tưởng. Khi biết mình bị gần như tất cả mọi người xung quanh phản bội, cô lao vào cuộc chiến không phải chỉ vì đất nước mà còn vì tính mạng của bản thân và tính mạng của người mà cô yêu. Từ những hành lang tàu điện ngầm ở Hoa Kỳ cho tới những ngôi nhà chọc trời ở Tôkyô tới những mái nhà thờ ở Tây Ban Nha, một cuộc đua không cân sức đã bắt đầu diễn ra. Đó là một cuộc chiến sống còn nhằm ngăn chặn việc tạo ra một thế lực không thể đánh bại – Một công chức viết ra các đoạn mã không thể phá vỡ đang đe doạ làm mất cân bằng cán cân quyền lực mà thế giới đạt được sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Và phá vỡ mãi mãi. Mời các bạn dón đọc Pháo Đài Số.
Tam Quốc Diễn Nghĩa
Tam Quốc Diễn Nghĩa Tam Quốc Diễn Nghĩa Tam Quốc Diễn Nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280), Cuốn tiểu thuyết được viết theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc. Tam Quốc Diễn Nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người. Tam Quốc @ Diễn Nghĩa Người Trung Quốc Xấu Xí Binh Pháp Tôn Tử Một trong những thành công lớn nhất của Tam Quốc Diễn Nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều “truyện nhỏ” mà đa phần trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện theo đúng nghĩa. Ngay từ khi mới vào Việt Nam, Tam Quốc Diễn Nghĩa còn kéo theo nó hàng loạt ấn phẩm khác về các nhân vật, sự kiện liên quan đến thời Tam quốc, hoặc những cuốn khảo cứu về bản thân tác phẩm. Tất cả những ấn phẩm đó được các tác giả người Việt sáng tác, hoặc được dịch sang tiếng Việt để giúp cho những người yêu thích Tam Quốc Diễn Nghĩa có thêm được những góc nhìn khác nhau về tác phẩm văn chương bất hủ này của thế giới. Mời các bạn đón đọc.