Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chiếc Thìa Biến Mất (Sam Kean)

Những giai thoại về sự Điên loạn, Tình yêu, Lịch sử thế giới từ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Các nguyên tố hóa học đến từ đâu? Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà khoa học vẫn luôn cho rằng chúng chẳng đến từ đâu cả. Có rất nhiều lý thuyết siêu hình tranh cãi về việc ai (hoặc Đấng Sáng Tạo nào) tạo ra vũ trụ và tại sao, nhưng tất cả đều đồng thuận rằng mọi nguyên tố đã tồn tại kể từ khi vũ trụ sinh ra. Chúng vô thủy vô chung, trường tồn cùng thời gian và thi gan cùng tuế nguyệt. Các lý thuyết mới hơn (như thuyết Vụ Nổ Lớn vào những năm 1930) đã áp dụng quan điểm này. iểm cực nhỏ ấy tồn tại từ 14 tỷ năm trước, chứa đựng tất cả vật chất trong vũ trụ và mọi thứ ta thấy ngày nay đều xuất phát từ đó. Chúng chưa mang hình dạng của vương miện kim cương, lon thiếc hay lá nhôm mà tồn tại dưới dạng các nguyên tử. (Một nhà khoa học tính toán rằng phải mất mười phút để Vụ nổ Lớn tạo ra toàn bộ vật chất đã biết, rồi dí dỏm nói: “Nấu các nguyên tố còn nhanh hơn là nấu thịt vịt và khoai tây nướng.”) Đó lại là một quan điểm theo lẽ thường: lịch sử thiên văn bền vững của các nguyên tố.

Vài thập kỷ sau, lý thuyết đó bắt đầu gây tranh cãi. Năm 1939*, các nhà khoa học Đức và Mỹ đã chứng minh rằng Mặt Trời và các ngôi sao khác tự gia nhiệt bằng cách hợp hạch hydro thành heli, giải phóng nguồn năng lượng khổng lồ, bất chấp kích thước cực nhỏ của nguyên tử. Một số nhà khoa học đồng ý rằng dân số hydro và heli có thay đổi (dù rất ít), nhưng không có bằng chứng nào cho thấy dân số của các nguyên tố khác thay đổi cả. Khi kính thiên văn ngày càng được cải thiện, nhiều khúc mắc cũng xuất hiện theo. Về lý thuyết, Vụ nổ Lớn phải giảiphóng các nguyên tố đồng đều theo mọi hướng. Nhưng dữ liệu đã chứng minh rằng hầu hết các ngôi sao trẻ chỉ chứa hydro và heli, còn các ngôi sao già hơn lại chứa hàng tá nguyên tố. Thêm vào đó, các nguyên tố cực kỳ kém bền như tecneti không xuất hiện trên Trái Đất nhưng lại tồn tại trong một số “ngôi sao đặc biệt về mặt hóa học”. Phải có thứ gì đó đang liên tục tạo ra các nguyên tố mỗi ngày.

Chúng ta cần bảng tuần hoàn để đào sâu nghiên cứu những điều thú vị của tạo hóa, như vụ nổ siêu tân tinh và sự sống từ cacbon. Như sử gia khoa học Eric Scerri viết: “Ngoài hydro và heli, mọi nguyên tố khác chỉ chiếm 0,04% vũ trụ. Chiếu theo quan điểm này thì bảng tuần hoàn dường như chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Nhưng sự thật là chúng ta vẫn sống trên Trái Đất… nơi mà trữ lượng tương đối của các nguyên tố khá khác nhau.”

Quan điểm trên là đúng, dù nó không thi vị bằng cách nói của nhà vật lý thiên văn quá cố Carl Sagan. Nếu không có “lò hợp hạch” mà B2FH mô tả để “rèn” nên các nguyên tố như cacbon, oxy, nitơ và không có vụ nổ siêu tân tinh để gieo mầm những nơi hiếu khách như Trái Đất, thì sự sống sẽ không bao giờ hình thành. Như Sagan đã nói một cách đầy trìu mến: “Chúng ta đều sinh ra từ bụi sao.” Tìm mua: Chiếc Thìa Biến Mất TiKi Lazada Shopee

Kean đã mở ra một chiếc túi thần kỳ của bảng tuần hoàn với đầy rẫy những trò ảo thuật bất ngờ và mê hoặc, chẳng hạn biến những chất nặng như chì thành và Với cách lồng ghép giai thoại của Oliver Sacks và khả năng tiếp cận đại chúng của Malcolm Gladwell, Kean khiến ngay cả những khái niệm trừu tượng nhất cũng có thể đến được với các nhà khoa học nghiệp dư. Khiếu hài hước của ông mang đến sự thích thú đặc biệ Kean thành công trong việc đưa ra những sự thật phũ phàng về cả con người và hóa học, đằng sau những hiện tượng đáng kinh ngạc.

Bất cứ ai cũng sẽ thu thập được kiến thức mới và những điều thú vị từ cuốn sách này.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiếc Thìa Biến Mất PDF của tác giả Sam Kean nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cấu Trúc Của Các Cuộc Cách Mạng Khoa Học (Thomas S. Kuhn)
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười hai* của tủ sách SOS2, cuốn Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học của Thomas S. Kuhn. Cuốn sách này đã trở thành kinh điển từ lần xuất bản đầu tiên năm 1962. Bản dịch dựa vào bản xuất bản lần thứ ba năm 1996. Đây là một cuốn sách về triết học khoa học, phân tích cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học, cấu trúc các cộng đồng khoa học, sự phát triển của khoa học. Ông phân sự phát triển của các khoa học thành các giai đoạn tương đối “ổn định” mà ông gọi là khoa học thông thường, bị ngắt quãng bởi các thời kì được gọi là cách mạng khoa học. Trong khoa học thông thường về cơ bản không có cạnh tranh, các nhà khoa học tiến hành công việc khoa học như việc giải các câu đố. Khi các dị thường (sự không khớp giữa các tiên đoán và quan sát) xuất hiện, các nhà khoa học thường tìm cách giải quyết nó, và thường thành công. Tuy vậy có các dị thường có thể gây ra khủng hoảng. Khoa học khác thường nổi lên trong các giai đoạn như vậy. Nảy sinh nhiều trường phái khác nhau. Vì có tự do tư duy và cạnh tranh, thường chỉ có một trường phái duy nhất sống sót, và khoa học lại bước vào pha khoa học thông thường mới. Tuy ông lấy các thí dụ chủ yếu từ lĩnh vực vật lí học, cuốn sách đề cập đến khoa học nói chung, và chủ đề của nó càng có ý nghĩa đối với các khoa học xã hội, các khoa học “chưa” thật “trưởng thành”. Khái niệm paradigm do ông đưa ra được thảo luận chi tiết trong cuốn sách này. Theo từ điển các từ Việt Nam tương ứng với paradigm là mẫu, mô hình. Do chưa có thuật ngữ Việt thống nhất tương ứng, chúng tôi tạm dùng từ “khung mẫu” để chỉ khái niệm này. Khung mẫu là cái mà một cộng đồng khoa học chia sẻ, là hình trạng (constellation) của các cam kết của một cộng đồng khoa học, là mẫu dùng chung của một cộng đồng khoa học. Có lẽ nên dùng nguyên paradigm thay vì “dịch” ra tiếng Việt. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thường chỉ phiên âm các khái niệm mới, không đặt vấn đề “dịch” khái niệm ra tiếng mẹ đẻ vì việc dịch như vậy là không thể làm được và không có ý nghĩa [ma trận xuất phát từ matrix phiên âm qua tiếng Trung Quốc là một ví dụ khá quen thuộc]. Trong bản dịch này khung mẫu không phải là từ “được dịch” của paradigm, nó là một từ được dùng để chỉ khái niệm paradigm. Bạn đọc đừng bận tâm paradign, khung mẫu, matrix, ma trận “có nghĩa” là gì, chúng chỉ là những cái tên, các nhãn của các khái niệm. Tìm mua: Cấu Trúc Của Các Cuộc Cách Mạng Khoa Học TiKi Lazada Shopee Phải tiếp cận với các khái niệm trước và sau đó dùng các tên hay các nhãn như vậy để gọi chúng. Ta sẽ bắt gặp thêm các khái niệm như cộng đồng khoa học, cách mạng khoa học, khoa học thông thường, khoa học khác thường, v.v. trong cuốn sách này. Tất nhiên trong một cộng đồng ngôn ngữ việc thống nhất tên gọi của các khái niệm là hết sức quan trọng.Cuốn sách sẽ bổ ích cho các triết gia, các nhà sử học, các nhà khoa học (tự nhiên và xã hội), các sinh viên, và tất cả những ai quan tâm đến khoa học, đến sáng tạo. Người dịch đã cố hết sức để làm cho bản dịch được chính xác và dễ đọc, song do hiểu biết có hạn nên khó thể tránh khỏi sai sót. Phần chỉ mục nội dung, ở mỗi mục chính, có kèm theo thuật ngữ tiếng Anh để bạn đọc tiện tham khảo. Mọi chú thích của tác giả được đánh bằng số. Tất cả các chú thích đánh dấu sao (*) ở cuối trang là của người dịch. Trong văn bản đôi khi người dịch có đưa thêm từ hay cụm từ để cho câu được rõ nghĩa, phần đó được đặt trong dấu [như thế này].Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cấu Trúc Của Các Cuộc Cách Mạng Khoa Học PDF của tác giả Thomas S. Kuhn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kể Chuyện Về Kim Loại Hiếm Và Phân Tán (X. I. Venetxki)
Đọc cuốn sách này, các bạn sẽ được biết:về những kho báu được khám phá trong thời đại chúng ta và cuốn sổ đen bằng chứng ghi nhận một chiến công khoa học vĩ đại;về món thưởng khổng lồ do Napoleon hứa hẹn nhưng rốt cuộc chẳng ai được hưởng và việc những đống đá cũ vô tích sự đã trở thành thực sự vô giá như thế nào;về mẩu tin lạ kỳ đăng trên báo đã làm hại thanh danh của một nhà hóa học Anh và bí quyết ngọn lửa đó bị những người tư tế Bengali giấu kín;về nguyên tố đã biến mất trên hành tinh chúng ta tương tự các loài khủng long và những hợp kim hiện chưa ai biết do máy tính điện tử dự đoán; Tìm mua: Kể Chuyện Về Kim Loại Hiếm Và Phân Tán TiKi Lazada Shopee về vụ mất cắp mà chắc gì Serlok Honmxơ đã khám phá ra nổi và dự đoán do Agata Krixi đưa ra;về việc đã xác định được niên đại của đá nham thạch có như thế nào và về một làng nhỏ Thụy Điển có thể làm những quốc gia lớn phải ganh tị;về những kim loại và hợp kim được “lệnh” vào vũ trụ để tiến hành các thí nghiệm quan trọng, và về “bộ ria mép” đã trở thành mốt;về đợt kiểm tra nghiêm ngặt mà nhờ thế đã khám phá được một nguyên tố hóa học mới, và về đám mây kim loại trên bầu trời Côlumbia;về “nỗi giận” lớn do “người cha đỡ đầu” gây ra đối với một kim loại quý và những “tấm danh thiếp” đẹp của các nguyên tố;về sự giúp đỡ của một số kim loại đối với các nhà hình pháp học và về nhiều cái khác nữaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kể Chuyện Về Kim Loại Hiếm Và Phân Tán PDF của tác giả X. I. Venetxki nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ở Xứ Cỏ Rậm (Vladimir Bragin)
Từ “phỏng sinh học” (bionic[1]) xuất hiện trong thời gian tương đối gần đây, nó đặc trưng cho quá trình tìm tòi của trí tuệ con người. Quá trình ấy được thể hiện quan hệ giữa nhà sinh vật học và người kỹ sư dưới một dạng mới. Bây giờ, trong khoa học, trong sách và tạp chí khoa học, thường gặp hơn các từ “bằng sáng chế của thiên nhiên”, “bằng sáng chế của loài côn trùng”. Những từ đó nói lên rằng kỹ thuật, qua việc nghiên cứu sinh vật học, với sự đa dạng và tính độc đáo và các cơ chế của nó sẽ được phong phú lên về nhiều mặt. Ở Liên Xô và cả nước ngoài nữa, có không ít cuốn sách nói về các nhân vật đã sống và đi du lịch ở vương quốc các loài sâu bọ. Nhưng tôi không hề biết là trước cuốn “Ở xứ Cỏ Rậm” được ấn hành năm 1948 ở Liên Xô đã có khi nào đó một cuốn sách được viết ra không theo thể bút ký mà dưới hình thức một câu chuyện thi vị được nhà văn trình bày. Như thể không tận dụng thế giới của “bằng sáng chế” của loài sâu bọ trong lĩnh vực kỹ thuật. Trong sách này, tác giả V. Bra-ghin triển khai và chỉ rõ dưới hình dáng độc đáo được lựa chọn, mối quan hệ giữa cơ chế những sinh vật của xứ Cỏ Rậm (loài sâu bọ) và khoa học kỹ thuật. Tìm mua: Ở Xứ Cỏ Rậm TiKi Lazada Shopee Và bằng cách đó, V. Bra-ghin, với tư cách là nhà văn lần đầu tiên trong văn học Xô-viết, diễn dạt cái ý niệm cao cả vốn trong “phỏng sinh học”. Tác giả đã thu nhỏ các nhân vật trong truyện gấp 100-200 lần, và cho chúng ta thấy cuộc sống mà trước đó chúng ta đã lờ đi không thấy - đó là cuộc sống của các loài côn trùng: kiến, ong, ong vẽ, bướm, bọ hung, bọ rệp, cũng như các loài nhện cư trú ở xứ Cỏ Rậm. Ở đó có một con suối nhỏ, dưới con mắt các nhân vật trong tiểu thuyết biến thành một con sông lớn - Đại Tĩnh Giang. Số phận của nhân vật chính trong tiểu thuyết. Xéc-gây Đum-sép, là Rô-bin-xơn[2]của xứ Cỏ Rậm, số phận đó rất bi thảm. Song tác giả đã miêu tả một cách có sức thuyết phục và văn vẻ rằng nhân vật đó đã quen dần với xứ Cỏ Rậm, có thể bằng trí tuệ của mình, chiến thắng những bản năng của cư dân xứ này. Và suốt thời gian ở đây, anh ta tuy trong tình trạng hết sức nguy hiểm, song vẫn tiếp tục công việc tìm tòi, phát minh, sáng chế. Tinh thần lạc quan đó quán triệt cả thiên tiểu thuyết. Cuốn sách của V. Bra-ghin chứa đựng những tài liệu hiểu biết to lớn, trong đó đã đề cập hàng loạt vấn đề sinh vật học nói chung, đồng thời ngẫu nhiên nói về nhiều điều lý thú trong lịch sử kỹ thuật. Tác giả sắp xếp tài liệu sinh vật học và kỹ thuật một cách thành thạo trong quá trình của cuốn tiểu thuyết, bằng cách đó, đã làm cho người đọc hiểu rõ sự liên hệ hữu cơ giữa các khoa học khác nhau. Đây là một kinh nghiệm quý báu đối với các tác giả khác muốn sáng tác trang lĩnh vực truyện khoa học. Những cuốn sách được viết trên tinh thần đó sẽ giúp cho người đọc bồi dưỡng quan điểm duy vật về thiên nhiên. Mong rằng bạn đọc quý mến, sau khi đọc xong cuốn sách nà, sẽ có thái độ thận trọng hơn đối với thiên nhiên và sẽ có con mắt chăm chú hơn để theo dõi đời sống thiên nhiên, vì thiên nhiên, những bài học, những lời nhắc khẽ, những “bằng sáng chế” của nó sẽ không bao giờ cạn. Viện sĩ A. I. Ô-pa-rin LỜI TÁC GIẢXứ Cỏ Rậm... Những sinh vật lạ lùng chiếm hữu xứ này. Có loài, trong khi đi săn, biết bắt mồi một cách chắc chắn, đến nỗi con mồi không thể cử động, cứ như dở sống dở chết. Có loài được trang phục như thế nào đó mà kẻ địch, dù ở bên cạnh, cũng không nhìn thấy được. Chúng như biến thành một vật tàng hình. Một số cư dân trong xứ này, hàng chục năm sống bí mật đến mức ta không thể tưởng tượng được là chúng tồn tại thật. Nhưng sau đó chúng đổi cách sống, xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi tiêu vong. Các cư dân ở xứ này biết định hướng đi tới những đích xa hàng chục ki-lô-mét. Ở đây cũng có trường hợp những sinh vật muốn thoát một người khách không mời mà đến thành phố của chúng, lao tới nó và như xây bít nó vào trong tường. Có bao nhiêu vật liệu để xây nhà ở xứ này. Có nhà làm bằng gỗ, có nhà làm bằng giấy và lụa, bằng xi-măng và lá cây. Ở xứ này biết sản xuất các-tông và chỉ, biết làm võng và đồ gốm, làm sáp, bông và rượu cồn... Những cuộc phiêu lưu của con người đến xứ này đã được miêu tả bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và trong nhiều thời gian khác nhau. Cách đây đã lâu, trong cuốn sách “Ở xứ Cỏ Rậm” này, tôi đã kể về số phận của một con người, Xéc-gây Đum-sép, sống ở xứ này gần 40 năm và về chuyện ông ta đã trở về thành phố Chen-xcơ của mình như thế nào. Mấy năm sau, tôi nhận được nhiều thư từ của bạn đọc, trong đó họ góp nhiều ý kiến hay và những nhận xét vé một số chỗ chưa chính xác trong câu chuyện của tôi về xứ Cỏ Rậm. Thế xứ đó là xứ gì? Nó ở đâu? Tôi sẽ kể về nó, dựa vào chứng kiến của những người đã từng ở xứ đó. Song câu chuyện này sẽ hơi bất thường đôi chút...---------------------[1]Sinh sống - tiếng Hy Lạp [2]Rô-bin-xơn Cru-xô- nhận vật chính trong tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Anh là Đa-ni-en Đi-phô (1660-1731).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ở Xứ Cỏ Rậm PDF của tác giả Vladimir Bragin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Covid Operation - Cách Covid Hoạt Động (Pamela A. Popper)
Đây là một cuốn sách rất thú vị của hai tác giả người Mỹ, nói về những gì đã diễn ra tại Hoa Kỳ trong thời điểm diễn ra đại dịch COVID-19 và những âm mưu ẩn dấu đàng sau đó, đồng thời những gì sẽ diễn ra trong thời gian tới sẽ được hai tác giả chia sẻ trong cuốn sách này. Trong cuốn sách bạn sẽ thấy được mục đích thật sự của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới như Bill and Melinda Gates Foundation’s, Rockefeller Foundation...Qua cuốn sách này, chúng ta sẽ thấy sự phong tỏa xã hội diễn ra tại Hoa Kỳ cũng chẳng khác những gì đã được thực hiện tại Việt Nam, và dường như chúng có cùng một kịch bản trên toàn Thế giới khi đại dịch COVID-19 xảy ra.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Covid Operation - Cách Covid Hoạt Động PDF của tác giả Pamela A. Popper nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.