Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

CA NHẠC CỔ ĐIỂN - ĐIỆU BẠC LIÊU - TRỊNH THIÊN TƯ

Với sự kinh-nghiệm thâm-niên, tôi không tiếc lời khen-ngọt nhóm văn-nghệ giàu khả-năng, lành điệu nghiệp như các nghệ sĩ đàn em là: nhac-sĩ Ba Chột (con của nhạc-sự tôi: hậu-tổ Hai Khị) nhạc-sĩ Ba Khi, Tư Bình, nổi tiếng ngón đờn căn bản, nhạc-sĩ Đỗ-Hữu-Trí, Năm Nhỏ, là cặp « lục-huyền-cầm » lanh mướt, đều có tâm hồn phụng-sự nghệ-thuật, đã góp công với ông Trịnh-Thiên-Tư là một nhà văn cao-niên, sở trường về sân-khấu, chung sức soạn nên quyền « CA-NHẠC-CỔ-ĐIỀN » này, làm cho tôi thỏa-mãn nguyện-vọng trước khi nhắm mắt theo « Thầy ». Nhứt là đáng ca-ngợi 3 điểm mới-mẻ chưa ai làm được từ lâu, nhưng 3 điềm ấy đã được thực-hiện trong quyển sách nầy:

1.- Nhạc-lý rành-mạch về phương-pháp thực-hành; chưa chắc vài em biết nhạc (còn kém văn-học) giải thích được sự so-sánh cách thức lên dây đờn như trong sách này.

2.- Từ xưa, các bản Vọng cổ nhịp 32, hoặc 64 chỉ được truyền-giáo bằng cách sang ngón mà thôi, vì chưa ai hoạch-định hằn được chữ nhạc. Thế nhưng trong sách này, chẳng những trình bày bản Vọng-cổ với chữ nhạc rõ-ràng, mà còn đánh dấu các phím nhạc dành riêng mỗi loại « dây » rành-mạch.

3.– Soạn-giả Tịnh-Thiên-Tư sáng-chế ra nhạc-ký mới bằng (chữ cái) như : Ò, Ự, A, Ê, Ố, Í ( hò, sự, xang, xê, cống, líu), phân thì, ngăn nhịp, giúp ta có thể vừa đọc vừa đờn như tân-nhạc. Chẳng kém phần quan-trọng, nhạc-sĩ Ba Khi sáng-chế « chữ-số » qui-định ( chữ-nhạc) theo thứ tự các phím đàn, giúp người mới học khỏi thắc-mắc khi mò phím, nhứt là các phím trùng 1 chữ nhạc.

Đề hưởng-ứng với đồng nghiệp, tôi nể tình ông bạn Trịnh-Thiên-Tư, cho đăng bản nhạc Vọng-cổ, và lời ca của tôi trong sách này, là nhạc-phẩm căn bản nhịp tư, mà chư nhạc-sĩ tứ phương dần-dần mở lơi ra nhịp 16 (bắt đà lời ca "văng vẳng tiếng chuông chùa" của kịch- sĩ Năm Nghĩa) đến nhịp 32 và 64.

Nhạc-sĩ SÁU LẦU 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Bài Hịch Con Quạ (1883) - Trương Vĩnh Ký [PDF]
Bài Hịch Con Quạ (1883) - Trương Vĩnh Ký [PDF] | TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ
Bốn mùa - Lịch thiên nhiên Mikhail Prisvin
Mikhail Mikhailôvich Prisvin (1873-1954), nhà văn Liên Xô nổi tiếng, sinh tại thị trấn Eletxơ cổ kính của nước Nga. Ông đã sống nửa đời người trong điều kiện của nước Nga Sa hoàng cũ. Những tác phẩm đầu tay của ông thuộc vào thời kỳ này - ông bắt đầu viết từ năm 1906. Nhưng thời kỳ hưng thịnh sức sáng tác của nhà văn đã diễn ra trong những năm chính quyền xô-viết, trong một nước đang được cuộc cách mạng tái sinh. Prisvin đã dành trên hai mươi năm hoạt động sáng tác của ông vào việc nghiên cứu, mô tả và ca ngợi thiên nhiên. Là một người biết rất rõ về phong cảnh miền bắc nước Nga, Prisvin đã viết nhiều sách, và mỗi cuốn dường như là bài ca hùng tráng về đất đai Nga thân yêu của ông. Cả Lịch thiên nhiên, cả Nước nhỏ giọt trong rừng, cả Kho mặt trời, Nhân sâm, Bốn mùa, Rừng thông cao vút, và cả những sách khác của nhà văn đều như thế cả. Những tác phẩm của Prisvin được xuất bản hàng triệu bản, cho đến nay đã và đang được nổi tiếng rất rộng rãi. Bạn đọc của Prisvin rất đông đảo và đa dạng. Những người thuộc các nghề nghiệp, các khuynh hướng, các trạc tuổi khác nhau đã đánh giá Prisvin là một nhà thơ chân chính của đất nước mình.Trong cuốn sách này, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc Việt-nam hai tác phẩm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Prisvin - Bốn mùa và Lịch thiên nhiên. Hai tác phẩm ấy là một loạt chuyện kể về thiên nhiên Nga, không có một chủ đề nhất định. Đúng hơn đó là những nét phác họa diễn đạt rất hình ảnh, những bức tranh truyền cảm, có khi là những cảnh rất nhỏ - chỉ trong vài câu, - những quan sát trực tiếp của nhà vật hậu học nghiệp dư, của nhà tự nhiên. Mùa xuân, Mùa hè, Mùa thu, Mùa đông - nhà văn đã gọi tên các chương trong hai tác phẩm của mình như thế....<Trích Lời nhà xuất bản>
Chiêu Hồn (NXB Đông Phương 1942) - Nguyễn Du
Tư tưởng trí thức của chúng ta ngày nay không còn cốt cách như những người xưa mà cảm hứng làm nên thi phủ trong lúc đọc thơ Nguyễn Du, nhưng sau hơn một thế kỷ với những tâm hồn mới mẻ và những khát khao cố hữu về thơ, chúng ta đến gần nhà thi sĩ của thời đại cổ điển với sự rung cảm thẩm mỹ hiện đại. Cùng một lúc thưởng thức cái nghệ thuật điêu luyện, tài tình của thi sĩ, chúng ta muốn tìm hiểu cái linh hồn thật của Nguyễn Du. Chiêu HồnNXB Đông Phương 1942Nguyễn Du60 TrangFile PDF-SCAN
Chuột thành phố - Tô Hoài (1949)
"Chuột thành phố" là một trong những truyện ngắn thể hiện xuất sắc lối viết của nhà văn Tô Hoài. Lối văn đặc biệt dí dỏm, tinh nghịch, thể hiện tài quan sát tinh tế và tỉ mỉ của ông.  Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn: "Chuột thành phố" thể hiện cách miêu tả nhân vật chuột gần gũi, tự nhiên của tác giả:"Tôi hay soi bóng vào trong vạu nuớc. Tôi gật gù, Tôi vốn có tính huếnh hoáng mà. Thực tôi là một trang thiêu niên anh tuấn, hoặc là một gã thượng phong lưu khách chi đó. Ôi chao, cái này các chú thử ngắm tôi mà xem. Đầu tôi nhỏ choắt. Những anh chuột đầu nhỏ, thường là những anh chuột rất thông minh. Tôi thược vào hạng chuột nhỡ. Mình tôi phủ một lượt lông mướt bóng như nhưng nhữn. Hai hàng ria méo của tôi dài hoắt và gọn hàng. bốn chân tôi nhỏ nhắn. Đôi mắt tôi long lanh."