Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phê bình văn học - Thế hệ 1932

Ấn phẩm “Phê bình văn học thế hệ 1932” của tác giả Thanh Lãng được nhà xuất bản Phong Trào Văn Hoá ấn hành lần đầu tiên năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu trọn bộ 2 cuốn. Sách có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách và gáy sách đều rất đẹp. 

Để biên soạn được bộ sách này, Thanh Lãng đã để ra gần 15 năm làm việc với bốn năm thư ký. Ông cho biết, thời gian trước đó, nói đến Lịch sử Phê bình Văn học ở Việt Nam, người ta mới chỉ dựa vào các sách Phê bình đã xuất bản mà chưa đi tìm các bài phê bình còn nằm rải rác trên khắp các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Tác giả đã để ra 15 năm trời để đọc và trích tất cả các bài phê bình in rải rác trên các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Rồi từ đó, trình bày cho học trò, các sinh viên Ban Văn chương Việt Nam trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, một cái nhìn tổng quát về sinh hoạt phê bình văn học suốt 13 năm, từ 1932 đến năm 1945 kèm theo đầy đủ tài liệu. Với tất cả các tờ báo, ông đã phân tích tỉ mỉ, ghi nhận xem có bao nhiêu biên tập viên, đường lối, chính sách của mỗi tờ báo, rồi trích tuyền các bài cần trích tập hợp lại trong bộ sách này. 

Bộ sách này gồm có 04 phần: 

Lịch sử NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Lịch sử NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Lịch sử NỀN THI CA VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Lịch sử NỀN SÂN KHẤU VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

THI PHÁP NHẬP MÔN - THẾ-TẢI TRƯƠNG MINH KÝ
Cuốn sách nhỏ, mỏng mảnh, 34 trang ruột, giấy dày nhưng hẳn vì lắm axit, nên giòn. Giấy in “ Thi pháp nhập môn” của  Thế-tải Trương Minh Ký, in năm 1898 tại nhà Imprimerie Commerciale REY, có lẽ cũng thuộc loại giấy dày và giòn của “ Đại Nam quấc âm tự vị” in lối năm 1895-1896 của Huỳnh Tịnh Của. Viết đến đây, lại nhớ câu chuyện làm quà của mấy anh em sưu tầm sách từ năm nào chẳng rõ, có hồi hay đùa cợt hỏi thăm bản “ Đại nam quấc âm…” trứ danh của vị đại gia khả kính ấy thế nào rồi, cả bọn lại cười rinh rích: Giờ ảnh không dám giở Đại nam quấc âm chính bản ra xem nữa, vì mỗi lần giở ra sách ra thế nào sách cũng bị hao mất đi một ít. Vì vụn giấy rơi ra tay vuốt như vụn bánh đa Kế. Cuốn sách nhỏ, mỏng mảnh, 34 trang ruột, giấy dày nhưng hẳn vì lắm axit, nên giòn. Giấy in “” của , in năm 1898 tại nhà Imprimerie Commerciale REY, có lẽ cũng thuộc loại giấy dày và giòn của “” in lối năm 1895-1896 của Huỳnh Tịnh Của. Viết đến đây, lại nhớ câu chuyện làm quà của mấy anh em sưu tầm sách từ năm nào chẳng rõ, có hồi hay đùa cợt hỏi thăm bản “” trứ danh của vị đại gia khả kính ấy thế nào rồi, cả bọn lại cười rinh rích: Giờ ảnh không dám giở Đại nam quấc âm chính bản ra xem nữa, vì mỗi lần giở ra sách ra thế nào sách cũng bị hao mất đi một ít. Vì vụn giấy rơi ra tay vuốt như vụn bánh đa Kế. Tuy nhiên, bản sách già cỗi này cũng vẫn còn nhiều điều thú vị để cung hiến. Những bài thơ trong đó, dù nhiều chữ cổ, nhiều từ phương ngữ, vẫn có thể đem lại cho độc giả những phút giây thú vị để ngẫm ngợi trong thời đại Covid hoành hành. Tuy nhiên, bản sách già cỗi này cũng vẫn còn nhiều điều thú vị để cung hiến. Những bài thơ trong đó, dù nhiều chữ cổ, nhiều từ phương ngữ, vẫn có thể đem lại cho độc giả những phút giây thú vị để ngẫm ngợi trong thời đại Covid hoành hành.
VIỆT THI (1949) - LỆ-THẦN TRẦN TRỌNG KIM
[PDF] VIỆT THI (1949) - LỆ-THẦN TRẦN TRỌNG KIM - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍPhàm một nước đã có văn học là có văn thơ. Văn thơ là cái tinh hoa của một dân tộc, đã tiến lên đến cái trình độ, đã cao về đường văn hóa. Có văn thơ thì tiếng nói của người ta mới mỗi ngày một đẹp đẽ và dồi dào thêm ra, tính tình và tư tưởng của người ta mới biểu lộ ra một cách tao nhã và thanh ký. Bởi vậy cho nên những đời thịnh trị bao giờ cũng quý văn thơ.
Cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường
Nếu nhắc đến cụ Phan Văn Trị và ông Tôn Thọ Tường, có lẽ người Việt Nam cũng sẽ đứng về “phe” cụ Phan Văn Trị. Nhưng cuộc “bút chiến” giữa cụ Phan Văn Trị và ông Tôn Thọ Tường, cũng đã để lại cho hậu thế những vần thơ rất hay. Chúng ta có thể không có thiện cảm với ông Tôn Thọ Tường, nhưng khó ai có thể bảo ông là người thô lỗ, bất tài. Dù ông Tôn Thọ Tường bị cho là người nắm nhiều quyền lực nhưng không quyết đoán, đôi khi tỏ ra chuyên quyền lấn át vua, nhưng lại nhân nhượng thái quá đối với những đòi hỏi hoàn toàn không thích đáng của người Pháp. Tuy vậy, tài văn thơ của ông cũng đáng cho hậu sinh trọng nể.
Đinh Lưu Tú diễn ca (tuồng hát bội)
Ấn phẩm “Đinh Lưu Tú Diễn Ca” do dịch giả Đỗ Nhật Tân phiên âm và chú giải nằm trong Tủ sách Cổ văn của Ủy Ban Dịch Thuật được Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành năm 1971. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Sách có nguyên văn chữ Hán phía sau phục vụ cho việc nghiên cứu văn bản gốc. Vở tuồng Đinh Lưu Tú này cũng này cũng như bao nhiêu vở tuồng khác, theo điệu hát với những vai trò vua quan, anh hùng, liệt sĩ...Khi diễn ra những vai tuồng ấy, phải có những lời nói oai hùng, lỗi lạc và hoa mỹ, hát lên cho oanh liệt cùng với nhịp âm nhạc, bản văn gồm nửa phần chữ nửa phần nôm giúp cho ý nghĩa được đầy đủ, trong khi ca đi xướng lại chỉ mất câu đơn giản, đã ngụ hết bản ý của một vai trò. Tự trung cũng chỉ nêu gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa hầu mong cảm hoá lòng người khi thưởng nhạc mua vui. Đó cũng là một phương tiện truyền giáo, có ảnh hưởng ít nhiều trong đám quần chúng. Vở tuồng Đinh Lưu Tú này, về sự tích với văn chương cũng vào bậc khá hay! Nhưng bản in phần chữ với phần nôm lắm chữ viết ra chỉ đúng với phần âm, không đúng với chữ và nghĩa khiến phiên âm tức là chủ chuyển chữ nôm ra quốc ngữ, chẳng đáng khó khăn mà cũng ấmt những công phu, vì chữ nôm đã không tự điển, lại mỗi người viết theo một ý riêng khi nghĩ tới. Đây là sự bảo tồn văn học của Quốc gia, lưu lại cho biết đời xưa tinh thần dân tộc trong đạo học đến nhường nào, theo câu thầy mạnh nói: “Văn kỳ nhạc tri kỳ đức”....