Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Tiểu Bộ - Tập 1 (Thích Minh Châu)

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:

1) Khuddaka Pàtha (Tiểu tụng): gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo.

2) Dhammapada (Pháp cú): gồm 423 bài kệ do Đức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau.

3) Udàna (Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết): gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Đức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉ có tính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm.

4) Itivuttaka (Phật thuyết như vậy): gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Đức Phật nhưng bắt đầu bằng câu "Đây là điều được Đức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy". Tìm mua: Kinh Tiểu Bộ - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

5) Suttanipàta (Kinh tập): gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Độ và bàn luận những lời dạy đầy tính cách triết học và đạo đức của Đức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo.

6) Vimanavatthu (Chuyện Thiên cung): gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giới ở đời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này.

7) Petavatthu (Chuyện Ngạ quỷ): gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cung và Ngạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia.

8) Theragàthà (Trưởng lão Tăng kệ): gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị.

9) Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ): gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Độ vì tính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Đây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc.

10) Jàtaka (Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật): gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen kẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thân có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Đối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Độ cổ đại.

11) Nidesa (Nghĩa tích): là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Đại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích.

12) Patisambhidàmagga (Vô ngại giải đạo): một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Đàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Đàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảng và bình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm.

13) Apadana (Sự nghiệp anh hùng): kể theo thể thơ kệ cuộc đời Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Đức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Độc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheo và Tỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ.

14) Buddhavamsa (Phật sử): tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Đức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Đức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Đức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Đức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y.

15) Cariyà Pitaka (Sở hạnh tạng): gồm 35 chuyện tiền thân Đức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượng mà Bồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài. (Trích Nguyệt san Giác Ngộ, 01-1999)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Minh Châu":Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu ThừaKinh Tiểu Bộ - Tập 1Kinh Tiểu Bộ - Tập 2Kinh Tiểu Bộ - Tập 3Kinh Tiểu Bộ - Tập 4Kinh Tiểu Bộ - Tập 5Kinh Tiểu Bộ - Tập 6Kinh Tiểu Bộ - Tập 7Kinh Tiểu Bộ - Tập 8Kinh Tiểu Bộ - Tập 9Kinh Tiểu Bộ - Tập 10Kinh Tiểu Bộ - Tập 11Kinh Tiểu Bộ - Tập 12Kinh Trung Bộ - Tập 1Kinh Trung Bộ - Tập 2Kinh Trung Bộ - Tập 3Kinh Trường Bộ - Tập 1Kinh Trường Bộ - Tập 2Kinh Trường Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 1Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 2Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 4Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 5Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 6Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 2Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 4Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 5Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 6

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Tiểu Bộ - Tập 1 PDF của tác giả Thích Minh Châu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Lăng Già (Thích Duy Lực)
Kinh Lăng Già có ba bản dịch từ Phạn sang Hán: Tống dịch, Ngụy dịch và Đường dịch. Hiện đang phổ biến lưu thông là bản Tống dịch, dịch giả bản này là người Ấn-độ, đối với Hán văn chưa được thông thạo lắm, nên lời văn đảo qua lộn lại, có chỗ thì trùng lắp quá dư thừa, dẫu cho nhà Nho tinh thông tiếng Hán cũng cảm thấy khó hiểu. Chúng tôi dịch Kinh này phải tham khảo thêm hai bản dịch đời Ngụy và đời Đường, đồng thời dựa theo quyển Lăng Già Tông Thông của ngài Tăng Phụng Nghi (Cư-sĩ kiến tánh đời Minh), xếp lời văn cho xuôi và thêm bổ từ ngữ để sáng tỏ nghĩa Kinh, cũng có lược bỏ vài chỗ quá dư thừa. Đối với những danh từ tiếng Hán hay tiếng Phạn không thể dịch sang tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú, còn những câu nghĩa lý quá thâm sâu thì chúng tôi chú giải thêm. Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy-thức để phá kiến chấp của Ngoại-đạo, vì danh từ và nghĩa lý của Ngoại-đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì Ngoại-đạo với Phật hai ý khác hẳn, Ngoại-đạo có Sở-trụ mà Phật thì Vô-sở-trụ, nếu độc giả xem xét kỹ sẽ tự thấy rõ. Nói tóm lại, chúng tôi dịch Kinh này rất cố gắng giữ nguyên ý trong bản dịch của Ngài Cầu-na-bạt-đà-la, từng chữ, từng câu mà sáng tỏ nghĩa Kinh, mong giúp cho người đọc xem thấy dễ hiểu hơn. Nhưng chúng tôi cũng chưa được hài lòng, e vẫn còn có nhiều chỗ sơ sót, kính xin các bậc tiền bối và độc giả từ bi chỉ giáo cho. Thích Duy LựcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Lăng Già PDF của tác giả Thích Duy Lực nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển Thượng (Toan Ánh)
Bộ sách Nếp cũ - Con người Việt Nam; Tín ngưỡng Việt Nam; Làng xóm Việt Nam; Hội hè đình đám của tác giả Toan Ánh giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta. Với công phu sưu tầm, cách viết nhuần nhị, trôi chảy, tự nhiên, tác giả đã trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ về các phong tục, tập quán, lễ nghi, hội hè, đình đám của con người Việt Nam thuở trước qua 4.000 năm lịch sử. Cuốn Tín Ngưỡng Việt Nam (Quyển Thượng) gồm có các phần sau: TÍN NGƯỠNG: Tôn giáo, Thờ phụng tổ tiên, Ngày giỗ, Bàn thờ gia tiên, Thừa kế hương hỏa, Đạo thờ thần, Các vị thần thờ tại gia, Các vị thần tại các nơi thờ tự công cộng, Những nơi thờ tự công cộng, Sự thần, Những điều kiêng kỵ khi làng vào đám, Nghi lễ xây chầu và ý nghĩa. TÔN GIÁO: Lão giáo, Biến thể của Đạo lão, Nho giáo, Luân lý Nho giáo, Tế Nam Giao, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài giáo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển Thượng PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ (Toan Ánh)
Bộ sách Nếp cũ - Con người Việt Nam; Tín ngưỡng Việt Nam; Làng xóm Việt Nam; Hội hè đình đám của tác giả Toan Ánh giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta. Với công phu sưu tầm, cách viết nhuần nhị, trôi chảy, tự nhiên, tác giả đã trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ về các phong tục, tập quán, lễ nghi, hội hè, đình đám của con người Việt Nam thuở trước qua 4.000 năm lịch sử.Qua đó, chúng ta có dịp ôn lại lai lịch và sự tiến hóa của tổ tiên, ông bà ta trên con đường dựng nước và giữ nước, khởi nguồn từ cá nhân từng con người riêng biệt lúc sinh đến khi vào mộ, từ cuộc sống mỗi gia đình đến tộc họ, mới mở rộng đến làng xóm, và xa hơn là huyện, tỉnh, rồi cả nước, quốc gia. Tất nhiên ta ôn lại điều hay, học lẽ phải, gạn lọc cái dở, những tệ tục dị mê tín, dị đoan, hủ lậu... đã tạo thói vị kỷ, xấu xa của con người nhằm vươn tới chân thiện mỹ, ứng xử linh hoạt, nhân hòa, khoan dung của con người Việt Nam hiện đại.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Pháp Hoa (Thích Trí Tịnh)
Diệu pháp liên hoa kinh (zh. 妙法蓮華經, sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), cũng được gọi ngắn là kinh Pháp hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam. Thiên Thai Tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại thừa Phật giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tính và khả năng giải thoát. Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200. Kinh này được Phật giảng trên đỉnh Linh Thứu cho vô số người nghe gồm có nhiều loài khác nhau. Trong kinh này, Phật chỉ rõ, tuy có nhiều cách để giác ngộ, nhưng chúng chỉ là phương tiện nhất thời và thực tế chúng chỉ là một. Các phương tiện khác nhau như Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa hay Bồ Tát thừa thật ra chỉ khác nhau vì phải cần phù hợp căn cơ của hành giả. Phật chỉ tuỳ cơ duyên, sử dụng các Phương tiện (sa. upāya) mà nói Tam thừa nhưng thật chất chỉ có Phật thừa (sa. buddhayāna) - nó dẫn đến Giác ngộ, bao trùm cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Quan điểm này được làm sáng tỏ bằng ẩn dụ, trong đó một người cha muốn cứu những đứa con ra khỏi một cái nhà đang cháy. Vì những đứa trẻ không chịu nghe lời chạy ra khỏi nhà, người cha đành phải hứa với mỗi đứa cho một món quà tuỳ ý thích của chúng, đứa thì được con nai, con dê, xe trâu… để chúng chịu ra ngoài. Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Tại Phẩm Như Lai Thọ Lượng có nói rõ đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ mạng vô lượng, thành đạo từ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp về trước, đức phật có nhập Niết Bàn cũng chỉ là phương tiện để giáo hóa chúng sinh, nhưng thực ra đức Phật Thích Ca vẫn ở lai nơi đời thường còn chẳng mất. Trong kinh này, Phật không còn được xem là vị Phật lịch sử nữa mà là dạng xuất hiện của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân), là thể tính đích thật của muôn loài. Mỗi chúng sinh đều xuất phát từ dạng chuyển hoá này của Phật tính và vì vậy đều có thể trở về với chân tính của mình, trở thành một vị Phật. Tại Phẩm ‘Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự’ Thứ Hai Mươi Ba ghi: Tú Vương Hoa! Kinh này có thể cứu tất cả chúng sanh, kinh này có thể làm cho tất cả chúng sanh xa rời các khổ não, kinh này có thể lợi ích cho tất cả chúng sanh, đầy mãn chỗ mong cầu của chúng, như ao nước trong mát có thể đầy đủ cho những người khát nước, như kẻ lạnh được lửa, như kẻ trần truồng đặng y phục, như người buôn đặng chủ, như con gặp mẹ, như qua sông gặp ghe, như người bệnh gặp thầy thuốc, như tối đặng đèn, như nghèo đặng của báu, như dân gặp vua, như khách buôn đặng biển, như đuốc trừ tối. Kinh Pháp Hoa này có thể làm cho chúng sanh xa rời tất cả khổ, tất cả bệnh tật đau đớn, có thể mở sự trăn trói của tất cả sanh tử. Tìm mua: Kinh Pháp Hoa TiKi Lazada Shopee Kinh này còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tín tâm (sa. śraddhā) trên bước đường giải thoát. Sau khi Phật giảng tới đó thì các vị Phật và Bồ Tát tuyên bố hỗ trợ kẻ tu hành để tăng phần tín tâm. Một phẩm quan trọng của kinh này với tên Phổ môn (zh. 普門品, phẩm 25) được dành cho Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong phẩm này, vị Bồ Tát này nói rất rõ sự hộ trì của mình dành cho người tu học kinh Pháp hoa. Phẩm Phổ môn này được Phật tử Trung Quốc và Việt Nam đặc biệt ưa thích và tụng đọc. Sau đây là hai đoạn đầu của phẩm này theo bản dịch của hòa thượng Thích Trí Tịnh: Lúc bấy giờ, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chấp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?” Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: “Thiện-nam-tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thì xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát. Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn. Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa-cừ, mã-não, san-hô, hổ-phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỷ La-sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các người đó đều được thoát khỏi nạn quỷ La-sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm. Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy liền được thoát khỏi. Nếu quỷ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các quỷ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được. Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi. Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Các Thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô-úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưng danh hiệu thì sẽ được thoát khỏi oán tặc nầy”. Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát!” vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi. Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế. * * *Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Pháp Hoa PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.