Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1 (Alice Bailey)

LỜI GIỚI THIỆU

[vi] Câu chuyện trong nhiều năm về công tác viễn cảm của Chân Sư Tây Tạng với bà Alice A.Bailey được tiết lộ trong tập sách Tự Truyện Chưa Hoàn Tất của bà được xuất bản năm 1951. Sách này nêu ra các trường hợp về lần tiếp xúc đầu tiên của bà với Chân Sư trên cõi trần, xảy ra ở California vào tháng 11 năm 1919. Công việc của ba mươi năm đã được hoạch định. Khi công việc này đã được hoàn tất, trong vòng ba mươi ngày sau giai đoạn đó, bà Bailey được giải thoát khỏi các hạn chế của thể xác.

Quyển Tự Truyện cũng chứa đựng một số phát biểu của Chân Sư Tây Tạng về công việc của Ngài, và một số thông tin về các lý do tại sao công việc đó được tiến hành. Vào các giai đoạn ban đầu, công việc bao hàm sự quan tâm cẩn thận vào các điều kiện của cõi trần vốn có thể trợ giúp tốt nhất cho tiến trình viễn cảm (thần giao cách cảm) thành công hơn. Nhưng trong các năm sau, kỹ thuật được hoàn thiện và cơ cấu dĩ thái của bà A. A. B. được điều hợp và hiệu chỉnh một cách khéo léo đến nỗi toàn bộ tiến trình thực tế không cần một chút nỗ lực nào, còn thực tại và sự hữu ích thực tiễn của sự tương tác viễn cảm đã được chứng tỏ là đạt đến một trình độ độc nhất vô nhị.

Các chân lý thiêng liêng được bàn đến bao hàm nhiều trường hợp mà cách diễn tả bằng hạ trí cụ thể (thường là với các hạn chế không thể vượt qua của Anh ngữ) đối với các ý tưởng trừu tượng và cho đến bây giờ là các khái niệm hoàn toàn không được biết về các thực tại thiêng liêng. Giới hạn không thể vượt qua này của chân lý đã thường được kêu gọi sự chú ý của các độc giả của các quyển sách được tạo ra như thế, nhưng tất cả rất thường bị quên đi. Việc luôn luôn nhớ lại điều đó sẽ tạo ra trong các năm sắp đến một trong các yếu tố chính trong việc ngăn chận sự kết tinh của giáo lý khỏi việc tạo ra một sự sùng bái có tính giáo điều và bè phái hơn.

Quyển sách này, bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, được xuất bản lần đầu năm 1925, là quyển thứ ba được ra đời bằng cách kết hợp, và đưa ra bằng chứng cố hữu rằng nó sẽ đóng vai trò là phần chủ yếu, và có ảnh hưởng sâu rộng nhất của các giáo lý trong ba mươi năm qua, bất kể sự sâu sắc và sự hữu ích của các quyển sách được xuất bản trong loạt sách [vii] có tựa đề Luận về Bảy Cung hay của bất cứ sách nào khác. Tìm mua: Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Trong quá trình lâu dài của công tác, thể trí của Chân Sư Tây Tạng và A.A.B. đã trở nên được điều hợp rất mật thiết đến nỗi chúng đã là − trong phạm vi liên quan đến việc sản xuất giáo lý − một cơ cấu hợp tác đơn thuần được dự trù có hiệu quả. Ngay cả đến lúc cuối, A.A.B. thường nói đến sự ngạc nhiên của bà ở những cái nhìn thoáng qua mà bà đã có qua sự tiếp xúc với thể trí của Chân Sư Tây Tạng, về các viễn cảnh vô giới hạn của các chân lý thiêng liêng mà bà không thể tiếp xúc cách nào khác, và thường có một tính chất mà bà không thể diễn đạt. Kinh nghiệm này đã là căn bản của sự xác quyết thường được bà công bố nhưng thường thường ít được hiểu biết, rằng mọi giáo lý mà bà đang giúp để tạo ra, thực ra chỉ là A B C của kiến thức huyền bí, và rằng trong tương lai, bà rất sẵn lòng từ bỏ bất luận tuyên bố nào trong giáo lý hiện hữu, khi bà tìm thấy có giáo lý huyền bí nào tốt đẹp hơn và thâm sâu hơn. Dù trong sáng và sâu sắc như là giáo huấn hiện tại trong các sách được xuất bản dưới tên của bà, các chân lý được truyền đạt chỉ là một phần và phụ thuộc vào sự mặc khải và mở rộng sau này, đến nỗi, nếu được ghi nhớ thường xuyên, sẽ cho chúng ta một sự bảo vệ thứ hai rất cần thiết để chống lại tính chất của thể trí cụ thể vốn thường có khuynh hướng tạo ra tinh thần bè phái.

Vào ngay lúc bắt đầu của nỗ lực hợp tác, và sau khi xem xét cẩn thận, một quyết định giữa Chân Sư Tây Tạng (D.K.) và A.A.B. rằng bà với tư cách là một đệ tử hoạt động ở ngoại cảnh giới, sẽ gánh vác càng nhiều càng tốt trách nhiệm về nghiệp quả trên cõi đó, và rằng giáo lý sẽ đến với quần chúng với chữ ký của bà. Điều này bao hàm cái gánh nặng ở vị thế lãnh đạo trong lãnh vực huyền bí, và sự tấn công và lên án được kết tụ từ những người và các tổ chức mà các vị thế và các hoạt động của họ có tính cách Song Ngư hơn và độc đoán.

Toàn bộ nền tảng mà giáo lý huyền môn dựa vào trước quần chúng ngày nay đã được giải thoát khỏi các giới hạn và các dại dột của sự bí mật, sự mê hoặc, sự yêu sách và tính không thực tế, bởi địa vị mà Chân Sư Tây Tạng và A.A.B đã có được. Lập trường đã có được chống lại sự khẳng định có tính cách giáo điều đã giúp thiết lập một kỷ nguyên mới của sự tự do về trí tuệ cho các môn sinh về sự mặc khải đang khai mở dần dần Minh Triết Ngàn Đời.

[viii] Phương pháp xưa cũ để đạt đến chân lý bằng tiến trình chấp nhận các thẩm quyền mới và so sánh chúng với các giáo lý đã được lập ra trước đây, trong khi giáo lý có giá trị chắc chắn trong việc luyện trí đang dần bị qua mặt. Trong cả hai thế giới tôn giáo và triết lý, đang xuất hiện một năng lực mới để chiếm giữ một vị thế khoa học hơn. Giáo lý thiêng liêng sẽ ngày càng được chấp nhận như là một giả thuyết phải được chứng thực ít hơn bởi triết học kinh viện, nền tảng và thẩm quyền của lịch sử, và nhiều hơn bởi các kết quả của hiệu quả của nó trên sự sống đã trải qua và sự hữu ích thực tiễn của nó trong việc giải quyết các vấn đề của nhân loại.

Trước đây, giáo lý huyền môn tiên tiến hầu như luôn luôn có thể có được chỉ bởi sự chấp nhận của môn sinh về thẩm quyền vị huấn sư, các mức độ khác nhau về sự phục tùng cá nhân đối với vị huấn sư đó, và các lời thề giữ bí mật.

Khi thời hưng thịnh của kỷ nguyên mới Bảo Bình phát triển, thì các giới hạn này sẽ biến mất. Mối quan hệ cá nhân của đệ tử với Chân Sư vẫn tồn tại, nhưng việc dạy dỗ đệ tử đã được cố gắng trong sự hình thành Nhóm. Việc ghi nhận một thử nghiệm như thế và nỗ lực sử dụng phương pháp của kỷ nguyên mới này đã được đưa ra cho công chúng trong quyển sách có tựa Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới, sách này đưa ra các giáo huấn cá nhân trực tiếp của Chân Sư Tây Tạng cho một nhóm đệ tử được chọn.

Trong bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, Chân Sư Tây Tạng đã đưa ra cho chúng ta những gì mà bà H.P. Blavatsky đã tiên đoán là Ngài sẽ đưa ra, cụ thể là chìa khoá tâm lý học cho Sự Sáng Tạo Vũ Trụ. H.P.B. đã phát biểu rằng trong thế kỷ 20, một đệ tử sẽ xuất hiện, người đó sẽ đưa ra chìa khoá tâm lý học cho tác phẩm vĩ đại của chính bà, bộ luận mà Chân Sư Tây Tạng đã cộng tác với bà (bộ Giáo Lý Bí Nhiệm - ND); và Alice A. Bailey đã làm việc trong sự nhận thức hoàn toàn về nhiệm vụ của chính bà theo trình tự này.

Foster Bailey

Tunbridge Wells

Tháng 12 - 1950Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Alice Bailey":Ảo Cảm Một Vấn Đề Thế GianSự Hiển Lộ Của Thánh ĐoànChiêm Tinh Học Nội MônCung Và Điểm ĐạoLuận Về Huyền Linh ThuậtLuận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 2Sáu Giai Đoạn Trên Đường ĐạoSự Tái Lâm Của Đức ChristTâm Lý Học Nội MônTâm Thức Của Nguyên TửTham Thiền Huyền LinhTrị Liệu Huyền MônViễn Cảm Và Thể Dĩ TháiTừ Trí Tuệ Tới Trực GiácTự Truyện Chưa Hoàn Thành

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luận Về Lửa Càn Khôn - Tập 1 PDF của tác giả Alice Bailey nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải (Lê Sỹ Minh Tùng)
Chủ yếu của kinh là đề cao tư tưởng Đại thừa bằng cách phục hưng tinh thần hoạt động của Phật giáo nguyên thủy. Kinh khuyến khích phong trào tu học Phật cho cả hai giới xuất gia và tại gia và mang lại một luồng sinh khí mới cho đạo Phật làm cho mọi người có cơ hội thực hành Bồ-tát đạo để tìm sự giải thoát giác ngộ ngay trong cuộc đời này. Đó chính là tự độ rồi độ tha và tự giác rồi giác tha. Chính tư tưởng tự giác rồi giác tha sẽ đem con người gần với nhau hơn vì một khi lòng từ bi phát triển trọn vẹn, con người sẽ không còn ao ước giải thoát cho riêng mình vì họ thấy mình và chúng sinh là một không hề khác nhau cho nên nếu chúng sinh còn vướng mắc trong vòng đau khổ thì làm sao họ có thể giải thoát cho riêng mình được. Tôn chỉ của kinh là đề cao nguyên lý Bất Nhị hay vào Pháp Môn Không Hai để gạn lọc tất cả những sự phân biết đối đãi trong tâm thức mà chính là cội nguồn của phiền não khổ đau. Sống trong thế giới tương đối, con người nhìn đâu, thấy đâu cũng có Hai nghĩa là còn thấy có cao có thấp, có tốt có xấu, có thiện có ác, có giàu có nghèo, có mình có người, có xuất gia tại gia, có chùa lớn chùa nhỏ, có Phật đứng Phật ngồi, có da trắng da đen…Ngược lại nguyên lý Bất nhị cho rằng cái Hai ấy không phải là Hai vì chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân ly. Chân lý ở đây không phải là không thấy có sự khác nhau về hình tướng của vạn pháp mà là không chấp về sự khác biệt về hình tướng đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La MậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải (Lê Sỹ Minh Tùng)
Chủ yếu của kinh là đề cao tư tưởng Đại thừa bằng cách phục hưng tinh thần hoạt động của Phật giáo nguyên thủy. Kinh khuyến khích phong trào tu học Phật cho cả hai giới xuất gia và tại gia và mang lại một luồng sinh khí mới cho đạo Phật làm cho mọi người có cơ hội thực hành Bồ-tát đạo để tìm sự giải thoát giác ngộ ngay trong cuộc đời này. Đó chính là tự độ rồi độ tha và tự giác rồi giác tha. Chính tư tưởng tự giác rồi giác tha sẽ đem con người gần với nhau hơn vì một khi lòng từ bi phát triển trọn vẹn, con người sẽ không còn ao ước giải thoát cho riêng mình vì họ thấy mình và chúng sinh là một không hề khác nhau cho nên nếu chúng sinh còn vướng mắc trong vòng đau khổ thì làm sao họ có thể giải thoát cho riêng mình được. Tôn chỉ của kinh là đề cao nguyên lý Bất Nhị hay vào Pháp Môn Không Hai để gạn lọc tất cả những sự phân biết đối đãi trong tâm thức mà chính là cội nguồn của phiền não khổ đau. Sống trong thế giới tương đối, con người nhìn đâu, thấy đâu cũng có Hai nghĩa là còn thấy có cao có thấp, có tốt có xấu, có thiện có ác, có giàu có nghèo, có mình có người, có xuất gia tại gia, có chùa lớn chùa nhỏ, có Phật đứng Phật ngồi, có da trắng da đen…Ngược lại nguyên lý Bất nhị cho rằng cái Hai ấy không phải là Hai vì chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân ly. Chân lý ở đây không phải là không thấy có sự khác nhau về hình tướng của vạn pháp mà là không chấp về sự khác biệt về hình tướng đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La MậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Duy Ma Cật (Đoàn Trung Còn)
Kinh Duy Ma Cật là một trong những bộ kinh được phổ biến khá rộng rãi trong giới học Phật, nhất là Phật giáo Đại thừa. Điều này một phần lớn cũng nhờ công lao của các vị tiền bối đã sớm chuyển dịch và giới thiệu kinh này bằng tiếng Việt. Trong số những người làm công việc này từ rất sớm, phải nhắc đến cố học giả Đoàn Trung Còn. Gần đây, trong nỗ lực bảo tồn và phát huy những công trình của người đi trước, tác giả đã lần lượt hiệu đính, bổ sung, chữa chữa hoàn thiện nhiều công trình trước đây của học giả Đoàn Trung Còn, trong số đó có Kinh Duy Ma Cật đã được dịch lại trên cơ sở tham khảo bản dịch cũ và bổ sung các chủ giải, đồng thời giới thiệu cả nguyên tác Hán văn để phục vụ mục đích tham khảo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đoàn Trung Còn":Các Tông Phái Đạo PhậtKinh Duy Ma CậtKinh A Di ĐàTruyện Phật Thích CaĐường Về Cõi Phật - Xứ Phật Huyền BíĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Duy Ma Cật PDF của tác giả Đoàn Trung Còn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Duy Ma Cật (Đoàn Trung Còn)
Kinh Duy Ma Cật là một trong những bộ kinh được phổ biến khá rộng rãi trong giới học Phật, nhất là Phật giáo Đại thừa. Điều này một phần lớn cũng nhờ công lao của các vị tiền bối đã sớm chuyển dịch và giới thiệu kinh này bằng tiếng Việt. Trong số những người làm công việc này từ rất sớm, phải nhắc đến cố học giả Đoàn Trung Còn. Gần đây, trong nỗ lực bảo tồn và phát huy những công trình của người đi trước, tác giả đã lần lượt hiệu đính, bổ sung, chữa chữa hoàn thiện nhiều công trình trước đây của học giả Đoàn Trung Còn, trong số đó có Kinh Duy Ma Cật đã được dịch lại trên cơ sở tham khảo bản dịch cũ và bổ sung các chủ giải, đồng thời giới thiệu cả nguyên tác Hán văn để phục vụ mục đích tham khảo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đoàn Trung Còn":Các Tông Phái Đạo PhậtKinh Duy Ma CậtKinh A Di ĐàTruyện Phật Thích CaĐường Về Cõi Phật - Xứ Phật Huyền BíĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Duy Ma Cật PDF của tác giả Đoàn Trung Còn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.