Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiền Của Thế Giới - Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Tiền Của Thế Giới – Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Chúng ta đều nhất trí Tất cả những ai dùng tiền – nói cách khác là tất cả chúng ta – đều đồng ý với nhau những điểm sau:

Tiền là đơn vị tính giá trị tài sản.

Tiền có thể dùng đổi lấy thứ khác. Bạn có thể mua bán bằng tiền.

Tiền cũng là hàng hóa. Bạn có thể mua bán đô la hay bảng Anh y như mua bán cà phê.

Bạn có thể dùng tiền để thưởng, để tặng cho người khác, hoặc làm gì mình muốn…… nhưng mọi người đều công nhận rằng tiền có giá trị Theo thời gian Mọi người đều đồng ý về giá trị của tiền khi đi mua đồ. Nhìn chung, giá trị – hay sức mua – của một đồng xu hay một tờ tiền không thay đổi quá nhiều theo thời gian. Một đô la là một đô la, lượng hàng mua được nói chung là giống nhau từ ngày này sang ngày khác.

Dĩ nhiên, nếu ở đất nước đó xảy ra một sự kiện chấn động như chiến tranh chẳng hạn, giá trị của tiền xu và tiền giấy có thể thay đổi bất ngờ. Chẳng hạn nếu thức ăn khan hiếm, bạn mua một bao gạo sẽ mất nhiều tiền hơn trước. Nhưng không phải chỉ có thảm họa mới gây ra chuyện như thế! Tin tưởng vào tiền Chúng ta ai cũng có đồng tiền của mình. Và ta tin tưởng nó, dùng nó cũng như chấp nhận rằng nó có giá trị nhất định. Nhưng ta có tin và dùng đến tiền của người khác không? Mà tại sao cần làm thế?

Đấy là vì chúng ta có thể ở xa nhau tới hàng ngàn cây số, nhưng khi mua bán, nói chung mua ở nước nào thì phải trả bằng tiền nước ấy.

Mọi loại tiền đều là tiền của thế giới.

6.000 năm Tiền của thế giới chẳng phải là chuyện mới. Bởi ngay cả thương mại cũng đã xưa như Trái Đất. Các nước đã buôn bán với nhau hàng ngàn năm, nghĩa là tiền đã được liên tục trao đổi khi các thương nhân đi khắp nơi mua bán hàng hóa.

Hàng đổi hàng Đổi chác hàng với hàng là cách rất hiệu quả để hai người cùng có thứ mình muốn. Thật ngạc nhiên là hình thức hàng đổi hàng vẫn còn tồn tại rất lâu trong rất nhiều cộng đồng.

Kể từ thời định cư tại một vùng đất và bắt tay vào trồng trọt, người tiền sử đã nhận ra những thứ mình trồng thì có quá nhiều mà thứ không trồng lại có quá ít. Người ấy cần đổi sản phẩm thừa lấy những thứ mình cần nhưng không có. Vậy là người ấy đi ra chợ để giao dịch.

Giao dịch thương mại ban đầu chỉ có thế – đổi món hàng này lấy món hàng khác. Dĩ nhiên, cả người mua và người bán đều phải đồng ý về giá trị sản phẩm mỗi bên, và cả hai đều phải muốn thứ người kia có – một điều không phải lúc nào cũng dễ gặp.

Rộng hơn làng Lúc đầu người ta chỉ trao đổi hàng với làng hay bộ lạc láng giềng, nhưng khi đồ làm ra nhiều hơn – cả hàng thiết yếu như đồ gốm hay vải vóc, và hàng xa xỉ như trang sức và rượu – thì các thương nhân đi mỗi lúc một xa hơn để trao đổi hàng hóa. Và khi thương mại phát triển và đổi chác dần trở nên phức tạp, người ta cần phải nghĩ ra cách nào hiệu quả hơn.

Tiền xu thế chỗ Cuối cùng, tiền dưới dạng tiền xu – và sau này là tiền giấy – đã được đưa vào làm phương tiện trao đổi. Có nghĩa là mọi người chấp nhận coi tiền làm vật thay thế cho hàng hóa, và có giá trị riêng. Nói cách khác, đến lúc này hàng hóa đã có thể được đổi lấy, hay bán lấy tiền.

Tiền xu mang lại hòa bình Thực ra, tiền xu đã được dùng đến từ lâu trước khi “hạ bệ” hàng đổi hàng. Tuy nhiên tiền ấy không được dùng để trao đổi buôn bán mà để xoa dịu kẻ thù. Động từ “trả tiền” trong nhiều thứ tiếng châu Âu (pay, payer, pagar, pagare v.v.) xuất phát từ tiếng Latinh pacare, có nghĩa gốc là bình định hay giảng hòa. Nếu một bộ lạc muốn dàn hòa với bộ lạc khác, họ phải “trả” cho hòa bình một đơn vị giá trị được cả hai bên chấp nhận.

Và những đồng xu đầu tiên là dùng cho mục đích này.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Tâm Lý Thị Trường Chứng Khoán
Tâm Lý Thị Trường Chứng KhoánNhà đầu tư vĩ đại thế kỷ XX, Ben Graham từng nhận xét rằng: “Đầu cơ cổ phiếu chủ yếu là câu chuyện xoay quanh việc anh A cố gắng nghĩ xem anh B, C và D đang nghĩ gì – trong khi B, C và D cũng cố làm y như thế. ”Để tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi trên, các chuyên gia chứng khoán đã không ngừng đưa ra những lý thuyết và các phương pháp luận tân tiến để áp dụng vào thị trường chứng khoán. Các trào lưu đầu tư liên tục quay vòng, song các nhà đầu tư vẫn không tránh khỏi vòng xoáy nghiệt ngã của nạn đầu cơ cùng các thảm họa tài chính khác.Được xuất bản năm 1912, đã trải qua hơn 100 năm nhưng Psychology of Stock Market với phiên bản tiếng Việt mang tên Tâm lý thị trường chứng khoán vẫn giữ nguyên được giá trị của nó cho đến hôm nay.Bên cạnh những lời khuyên bổ ích cùng những kiến thức vô giá về kinh doanh chứng khoán, Tâm lý thị trường chứng khoán cũng giúp người đọc thay đổi một số cách nhìn truyền thống về tâm lý đám đông trên thị trường. Như chính G.C. Selden đã nói, khi bạn nhận thức được về tâm lý đám đông theo cách này, cũng là lúc bạn có thể bước vào thị trường chứng khoán và khám phá những điều thú vị cùng những bí mật ẩn giấu phía sau trò chơi kinh doanh vĩ đại nhất mọi thời đại.
80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ
80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻCuốn sách “80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ” là những bài học quý giá mà các nhà đầu tư nên trang bị cho mình trước khi quyết định tham gia vào thị trường chứng khoán.Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi. Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình.Không có phương pháp đầu tư (đầu cơ) rõ ràng Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản: cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao. Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua các cổ phiếu giá 40 – 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 – 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp.Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy: không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất.Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của Warren Buffet: “Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư”.Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của Warren Buffet thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà Warren Buffet đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của Warren Buffet phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà Warren Buffet nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra
Thị Trường Chứng Khoán
Thị Trường Chứng KhoánTrong nền kinh tế hiện đại này, thị trường chứng khoán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua các hoạt động mua bán, giao dịch chứng khoán và các loại giấy tờ có giá trị, thị trường này đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho nền kinh tế.Thị Trường Chứng Khoán – Dành cho những người mới bắt đầu nhầm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi của các bạn yêu thích lĩnh vực Chứng khoán.Thị Trường Chứng Khoán – Dành cho những người mới bắt đầu bao gồm 19 chương chỉ dẫn hoàn chỉnh về việc mua, sở hữu và bán cổ phiếu, trái phiếu, cách đầu tư và cách phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra hết sức bất ngờ trong lĩnh vực này.Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: – Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; – Quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.Thị trường chứng khoán là bộ phận chủ yếu của thị trường vốn, nơi các chứng khoán được phát hành và mua bán, trao đổi. Thị trường chứng khoán ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán. Thị trường chứng khoán có đặc trưng là hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường, giữa họ không có các trung gian tài chính. Mời các bạn đón đọc Thị Trường Chứng Khoán của tác giả Nguyễn Anh Dũng & Tạ Văn Hùng.
Phân Tích Và Đầu Tư Chứng Khoán
Phân Tích Và Đầu Tư Chứng KhoánPhân tích đầu tư chứng khoán là giáo trình của học phần phân tích và đầu tư chứng khoán. Giáo trình trang bị cho người đọc những kiến thức cơ bản và một số nội dung chuyên sâu về phân tích và đầu tư chứng khoán, các nguyên tắc mang tính kỹ thuật mà các nhà phân tích tài chính và quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp thực hiện, phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp và nghiên cứu liên quan đến chiến lược quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.Đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với sinh viên, cao học viên các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, là tài liệu tham khảo cho các cán bộ đang công tác tại các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các trung gian tài chính khác và các doanh nghiệp.Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán – Pgs Ts Bùi Kim Yến Đầu tư trên thị trường chứng khoán không phải và không bao giờ là một cuộc đỏ đen phó thác cho vận may rủi. Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán là một hoạt động tìm kiếm lợi nhuận do kết quả của tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng phân tích.Phân tích chứng khoán là việc dùng các chỉ số, sơ đồ, bảng biểu, các hệ số tài chính để đánh giá hoạt động của TTCK cả về bề rộng cũng như chiều sâu. Việc phân tích chứng khoán cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thị trường, các nhà quản trị doanh nghiệp trong hoạt động của họ trên TTCK.Phân tích cơ bản là phân tích tình hình tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK, dựa vào các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Từ đó, thiết lập các hệ số tài chính để thấy được những mặt mạnh và yếu trong hoạt động tài chính của công ty, qua đó cũng thấy được xu hướng và tiềm năng phát triển của công ty.Một trong những giá trị sử dụng quan trọng của các báo cáo tài chính là xác định hiệu quả quản lý chi phí và khả năng sinh lời của một công ty. Điều này có thể thực hiện được bằng cách so sánh báo cáo thu nhập của một công ty nhất định với báo cáo thu nhập của ngành hay của một công ty làm ăn tốt nhất trong ngành.Các báo cáo thu nhập cũng có thể cho bạn biết lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng do thay đổi trongchi phí cố định như tiền lãi, khấu hao cũng như những chi phí cố định như tiền lãi, khấu hao cũng như những chi phí cố định ảnh hưởng như thế nào. Các bảng tổng kết tài sản giúp các nhà quản lý của công ty xem liệu mức tài sản nhất định nào đó có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Ta hãy lấy ví dụ về một công ty có mức hàng trong kho lớn hơn mức thông thường đối với một công ty cùng ngành. Điều này có thể chỉ ra rằng công ty có quá nhiều hàng dự trữ và đang phải chịu các chi phí bảo quản quá mức. Việc phân tích bảng tổng kết tài sản có thể cho thấy tài sản cố định ròng của công ty là quá cao so với mức doanh thu mà nó tạo ra. Điều này có nghĩa là, công ty này sử dụng tài sản của mình không hiệu quả. Ngoài ra, công ty có thể phải gánh chịu quá nhiều nghĩa vụ tài chính và vì vậy dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán.Mời các bạn đón đọc Phân Tích Và Đầu Tư Chứng Khoán của tác giả PGS.TS Bùi Kim Yến.