Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cuộc Đời Lenin (Maria Prilezhayeva)

Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.

Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.

Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.

Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831 - 1886), một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835 - 1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lênin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki-tô giáo). Lênin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga.

Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân ý" - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lênin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật. Tìm mua: Cuộc Đời Lenin TiKi Lazada Shopee

Ngay khi tốt nghiệp, Lênin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô Sankt-Peterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Xibia.

Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga, một cuốn sách khá đồ sộ. Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống tại Zürich, Genève, München, Praha, Viên và Luân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin.

Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những người Menshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông Điều cần làm? Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội thảo Đảng Praha năm 1912 và Hội thảo Zimmerwald năm 1915.

Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận phong trào này thất bại vì "sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải tiêu diệt những kẻ thù của mình". Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang.

Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục “chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt", họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ. Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thù, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoãn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5."

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc tế, gồm các đảng đó.

Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng." Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Lenin PDF của tác giả Maria Prilezhayeva nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cảnh Thịnh Đế Tân Truyện (Ngô Thu)
Cảnh Thịnh Đế Tân Truyện là một bộ sách thuộc thể loại dã sử quân sự của tác giả Việt Nam. Một vị tướng quân, một trong Tây Sơn Tam Kiệt mất trong uất ức khi thành Gia Định thất thủ. Đó chính là Đông Định Vương Nguyễn Lữ. Ông ra đi để lại cho vợ và đứa con trai một phát hiện kinh thiên.​Một người vợ trong bóng tối của vị anh hùng Tây Sơn trốn thoát khỏi cuộc trả thù đẫm máu của vua Gia Long. Không nỡ nhìn cảnh mộ phần tổ tiên bị chà đạp, trung trinh nghĩa sĩ phải ngã xuống, bà lặng lẽ cho con thay đổi họ tên, viết lại một bức di thư, chân dung của chồng cùng bí mật mà chính bà cũng không biết giải thích. Bà hy vọng một ngày nào đó, con cháu bà phá giải được bí mật này. Để rồi chính người này “Thay đổi đất trời, định càn khôn”, trả thù cho chồng bà và những người đã ngã xuống, dựng nên thời đại mới. David Ho là một chàng trai Việt Kiều mới tốt nghiệp Master (Thạc sĩ) Vật lý sinh ra trên đất Mỹ 25 năm trước. Anh luôn ngưỡng mộ quê hương của cha anh, đất nước Việt Nam xinh đẹp với những vị anh hùng khoáng tuyệt cổ kim. Anh quyết định sẽ về thăm Việt Nam sau khi tốt nghiệp Master và trước khi bắt tay đi tìm việc làm. Trước khi đi, cha anh truyền lại một di vật được xem là gia bảo của cả dòng họ. Ông dặn anh, cố gắng phá giải bí mật trong di vật để làm đẹp lòng tổ tiên. Tìm mua: Cảnh Thịnh Đế Tân Truyện TiKi Lazada Shopee Đặt chân đến quê cha, David tình cờ phá giải được bí mật bị chôn giấu suốt hơn 300 năm của dòng họ. Anh bị kéo về quá khứ và nhập hồn vào vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn. Đây là một vị vua mất nước. David không cam lòng. Những gì David làm tiếp theo đã thay đổi triệt để dòng chảy của lịch sử. Anh đã dệt nên một huyền thoại mới, đem lại vinh quang cho cả đất nước. Cuốn truyện này được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử của dân tộc vốn có nhiều điều còn bí ẩn. Với một chút hư cấu cùng tưởng tượng của mình, tác giả muốn thổi vào tâm hồn người đọc, thổi bùng lên tinh thần tự hào dân tộc và làm cuộc sống tươi đẹp hơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cảnh Thịnh Đế Tân Truyện PDF của tác giả Ngô Thu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cần Thơ Xưa Và Nay (Huỳnh Minh)
Tiếp tục chương trình biên khảo, để có thể giúp đồng bào tìm hiểu và mến yêu sông núi nước non nhà, hôm nay chúng tôi hân hạnh trình bày cùng quí độc giả quyển thứ 3 của loại sách sưu khảo về các tỉnh miền Nam nước Việt. Sau Kiến hòa và Bạc liêu hôm nay đến lượt Cần thơ ra mắt bạn đọc. Cần thơ thơ mộng! Cần thơ mến yêu! Cần thơ ruộng lúa phì nhiêu, sông đầy cá bạc, vườn sai trái lành! Tìm mua: Cần Thơ Xưa Và Nay TiKi Lazada Shopee Cần thơ cảnh vật mỹ miều, quyện lòng du khách, gợi tình nước non. Là Thủ đô kinh tế của miền Tây Nam Việt, trục giao thông quan trọng, vú sữa nuôi sống quốc gia, Cần thơ cũng là Thủ đô văn hóa của miền Nam: ngày xưa từng làm trung tâm chiêu tập khách tao đàn, một chi nhánh quan trọng của Mạc gia Chiêu anh Các, quê hương của những văn hào lỗi lạc như cụ Bùi hữu Nghĩa và cụ Cử Phan văn Trị. Cần thơ sau một thế kỷ âm thầm lặng lẽ, lại vươn mình lên khôi phục địa vị cũ của mình. Với phong trào xúc tiến sự thành lập khu Đại học ở miền Tây, ngôi sao của Cần thơ sắp chói rạng trên nền trời văn học. Cần thơ khói lửa! Cần thơ kháng chiến! Trôi dòng lịch sử, cùng nước non trải qua bao cuộc thăng trầm, cơn quốc biến, Cần thơ đã hy sinh xương máu chống xâm lăng. Từ những anh hùng Cần vương chống Pháp như Đinh Sâm, Nguyễn Thần Hiến, đến những du kích quân tầm vông vạt nhọn tạo chiến công oanh liệt ở bưng biền, Cần thơ xưa và nay đã đóng góp rất nhiều tài nguyên và sinh lực vào cuộc đấu tranh sống còn của dân tộc. Âm thầm đóng góp, im lặng hy sinh, Cần thơ qua bao nhiêu biến chuyển đã biểu lộ rõ rệt « dân tộc tánh » của người Việt Nam: ít nói, ham làm, thiết thực hy sinh hơn là khoe khoang khoác lác. Có lẽ vì thế mà miền Tây luôn luôn bị bỏ quên. Miền Tây sánh như người mẹ hiền quanh năm cầy cuốc lo nuôi sống cho đại gia đình, chỉ được những đứa con nhớ đến khi nguy khốn, cần nhờ đến mẹ quay về tìm lẽ sống, nguồn an ủi và sinh lực ở trong lòng đất mẹ. Quyển sách này ra đời giữa lúc dải đất mẹ phải chứng kiến qua bao cảnh khói lửa đau thương, tiếng súng, bom đạn vang rền trong thôn ấp xa xôi hẻo lánh, hiện giờ các đứa con trung thành của mẹ đang nỗ lực hàn gắn lại tình thương, cùng nhau tranh đấu xây dựng những gì tang thương đổ vỡ, kiến tạo sự thanh bình, phục hưng xứ sở, đưa giống nòi đến bến vinh quang cường thạnh, để làm sống lại lòng đất mẹ thân yêu, bù đắp một phần nào vào chỗ vô tình bạc nghĩa ấy vậy. Chúng tôi lấy làm sung sướng trình bày dưới mắt bạn đọc quyển sách « CẦN THƠ XƯA VÀ NAY » về loại sưu khảo để tìm hiểu và mến yêu giang sơn gấm vóc. Trong quyển sách này, chúng tôi sưu tầm tài liệu vài chỗ và căn cứ theo các bộ sách của chư học giả, các sử gia như sau chỉ đứng hoàn toàn về phương diện sưu khảo lịch sử. G. Coedès: Histoire ancienne des Etats Hindouises d’Extrême Orient. P. Pelliot: Le Fou Nam E. Aymonnier: Le Cambodge Monographie de la province de Can tho Bulletin administratif de la Cochinchine tức là lịch An Nam thông dụng trong Nam Kỳ 1970 và Đại Nam Nhất Thống Chí v.v... Quyển Cần thơ tuy nhiên không sao tránh khỏi những khuyết điểm, qua mọi khía cạnh hoặc danh từ địa phương, phần nhiều sách xưa không ghi rõ. Mong chư học giả lượng thứ, chỉ giáo trên tinh thần xây dựng, bổ khuyết tác phẩm này thêm phần phong phú để sau tục bản. Chúng tôi rất hoan nghinh những lời hay ý đẹp của quí vị cao minh cùng các sử gia góp công tô điểm nền văn hóa dân tộc. Viết tại Saigon, ngày 1 tháng 7 năm 1966 HUỲNH MINHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Huỳnh Minh":Bạc Liêu XưaCần Thơ Xưa Và NayĐịnh Tường - Xưa Và NayGò Công - Xưa Và NayTây Ninh XưaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cần Thơ Xưa Và Nay PDF của tác giả Huỳnh Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cẩm Y Xuân Thu (Sa Mạc)
An nhiên bất động như đại địa, tĩnh lặng bí mật như kho tàng chôn giấu! Địa Tạng Trục Quyển chợt xuất hiện trên thế gian, Hoàng Kim Phượng Hoàng lại giáng lâm thiên địa, nam bắc tranh hùng, trời đất mờ mịt, thâm cung đầy mưu mô cạm bẫy, chiến trường đẫm máu. Dùng thiên địa làm bàn cờ, lấy chúng sinh làm quân cờ, anh hùng hào kiệt, phong nguyệt mỹ nhân, đánh ra một ván cờ vô tiền khoáng hậu! Cẩm y vương hầu, phổ ngã Xuân Thu...***Về tác giả Sa Mạc Cách đây hơn 4 năm, ngày 20/5/2012, Koco và koba bắt tay vào dịch Quốc Sắc Sinh Kiêu, vẫn còn nhớ lời giới thiệu em viết: truyện mới ra được 40 chap, thông thường, dịch giả sẽ ngại dịch, vì sợ tác giả drop, sợ truyện không hay không ai đọc không có thu... Nhưng em vẫn dịch, dịch vì niềm tin vào bút lực, bản lĩnh và uy tín của Sa Mạc. Lúc đó, nhiều người bảo em liều, nhưng tính em nó vậy, giống Diệp Tiểu Thiên, tính con lừa nổi lên thì bất chấp. 4 năm sau, Sa Mạc đã chứng minh em đúng. Truyện hay, đọc cuốn hút và quan trọng là ảnh đã đi đến cuối con đường, dù đoạn sau, do đã bán đứt bản quyền phim ảnh gì đó nên truyện không post liền mạch. Theo lời Sa Mạc thì chỉ còn 20 chap nữa sẽ kết thúc, kết thúc chặng đường hơn 4 năm với hơn 2000 chương, đầy ắp sóng gió đến nghẹt thở, mà bản thân người dịch nhóm dịch, cũng đã trải qua biết bao bể dâu cuộc đời. Hôm nay, Cẩm Y Xuân Thu vừa ra được cũng chừng đó chap, em lại dịch, mà chẳng cần đọc chap thứ 2 xem nó thế nào. Tìm mua: Cẩm Y Xuân Thu TiKi Lazada Shopee Em vẫn nghĩ và tin, người dịch truyện - hẳn là có một nỗi cô đơn thẳm sâu nào đó trong tâm hồn. Người cô đơn thì lòng nhẫn nại với những con chữ, cũng sẽ cao hơn. Hẳn vậy? Dù bây giờ lớn hơn năm bắt đầu Quốc Sắc Sinh Kiêu 4 tuổi, tuổi cao thì sức yếu, yếu sắp chạm ngưỡng không còn cô đơn nổi nữa, nhưng chắc rằng em vẫn sẽ theo Sa Mạc, từng ngày! Riêng điểm này, VIP có thể tin ở em, như em đã từng và luôn tin Sa Mạc. Yêu Sa Mạc, vì đó là tình đầu dịch truyện, bắt đầu với Quyền Thần.***Mưa như trút nước. Từng đợt tia chớp lóe lên trong màn đêm cao tít, ngay sau đó, là tiếng sấm sét ầm ầm như muốn xé toang trời đất truyền đi khắp nơi. Thiên địa rung chuyển. Dương Trữ mở to mắt, sau một lúc quan sát tình huống trước mắt, thì đưa ra một quyết định không thể nào sửa đổi. Hắn - chuẩn bị xuất thủ. Hắn phải dùng đến nắm đấm, sau khi đã dốc hết trí lực mà vẫn không thể giải quyết vấn đề phiền toái của mình. Cảnh tượng trước mắt khiến hắn rất tức giận. Ba bốn người trẻ tuổi vây quanh một tên ăn mày quần áo mục nát. Cả bọn đấm đá liên hồi, đánh cho người kia ôm thân cuộn mình trên mặt đất, không hề có chút phản kháng. Hắn cũng không phản đối chuyện ẩu đả. Nói một cách khác, kỳ thật, hắn rất khoái cảm giác tay mình nện trên người đối thủ. Nhưng ỉ đông hiếp yếu, với hắn, là chuyện chẳng có gì vui cả. Ai làm hắn không vui, hắn sẽ làm cho đối phương không vui. - Dừng tay. Dương Trữ mở cổ họng hét to. Hắn cần to tiếng để tạo hiệu quả kinh sợ dọa người. Thanh âm phát ra, không hề có chút uy phong khí khách như hắn nghĩ, mà thậm chí, còn hoàn toàn ngược lại, yếu ớt, vô lực. Một tiếng này, dù không đạt được hiệu quả rung chuyển trời đất nhưng vẫn khiến những người kia quay đầu nhìn về phía hắn. Lúc này Dương Trữ mới nhận ra, đám người này cũng chẳng sạch sẽ gì hơn tên bị đánh kia. Đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, cả đám chẳng khác nào một bang ăn mày. - Tiểu... Điêu nhi. Một gã thanh niên tóc như phi đầu sĩ * thấy Dương Trữ lảo đảo đứng dậy, trên mặt, còn hiện rõ vẻ kinh ngạc. *Dùng tạm, chưa biết giải thích kiểu tóc này như thế nào.. Dương Trữ thấy cơ thể có chút mệt mỏi, lúc này cũng bất chấp, chỉ lạnh lùng nói: - Là đàn ông nên đơn đả độc đấu, cả đám đánh một người vậy là có ý gì? Phi đầu sĩ quan sát Dương Trữ từ đầu đến chân, chậm rãi đi tới, bỗng nhiên cười nói: - Tiểu tử ngươi... không ngờ là vẫn chưa chết. Gã đi đến trước mặt Dương Trữ, đưa tay ra đập vào đầu vai hắn. Dương Trữ thấy đối phương đưa tay ra, thì phản xạ có điều kiện. Hắn nắm lấy cổ tay đối phương, không đợi đối phương kịp trấn tĩnh, chân lóe lên, bẻ quặt cánh tay của phi đầu sĩ ra đằng sau, lập tức đè mạnh xuống. Rắc một tiếng giòn tan. Phi đầu sĩ hét lên thảm thiết. Dùng tay không đánh nhau kịch liệt như này là sở trường của hắn. Tháo rời một cánh tay của đối phương, đối với hắn mà nói, không thật sự cần đến lực. Phi đầu sĩ kêu thảm một tiếng, cánh tay mềm nhũn thõng xuống, tay kia đè lên vai mình, mồ hôi lạnh trên trán túa ra, trong nháy mắt, mặt trở nên trắng bệch. Mấy tên còn lại quay sang nhìn nhau. Hai tên ăn mày cầm gậy lên, một trái một phải tiến về phía Dương Trữ. Dương Trữ cười ảm đạm, nhìn lướt qua mặt đất, phát hiện bên cạnh có một cây côn gỗ. Hắn dùng bàn chân hất lên, nắm chặt cây côn gỗ trong tay. Hai gã ăn mày kêu to một tiếng, vung gậy nện xuống đầu Dương Trữ. Dương Trữ cười lạnh, côn gỗ chém ra như chớp. Trong mấy năm huấn luyện đặc biệt trong quân đội, thì chiến thuật hàng đầu là lợi dụng mọi thứ có thể làm vũ khí. Tuy thế đến của hai gã đàn ông đó hung mãnh, nhưng trong mắt Dương Trữ chẳng có gì đáng kể. Nếu không phải vì cơ thể còn mệt mỏi thì chỉ cần bàn tay trần, hắn cũng có thể dễ dàng đánh trả. Nói gì tới chuyện trong tay còn có một cây gậy gỗ, đương nhiên, hắn không thể nào rơi vào thế yếu hơn được. Chát chát hai tiếng, gậy gỗ vung ra. Dương Trữ bước tới, tay trái nện thẳng vào mặt một gã, chân quét qua tên còn lại, đá vào đũng quần của gã. Hai gã đàn ông kêu thảm một tiếng. Một người khép hai chân ngã xuống đất, người còn lại vứt gậy, dùng tay che cái mũi đang chảy máu ròng ròng. Dương Trữ lắc lắc đầu, đối thủ không hề được tính là có chút khiêu chiến, điều này khiến cho chiến công của hắn gần như bằng không. Dương Trữ ngẩng đầu lên nhìn về phía trước, thì thấy một tên đàn ông khác đang cầm côn gỗ, ngơ ngác nhìn cảnh tượng trước mắt.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cẩm Y Xuân Thu PDF của tác giả Sa Mạc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cấm Cung Diễm Sử (Diệp Hách Nhan)
LỜI GIỚI THIỆUNhững năm cuối cùng của triều Thanh và nhân vật Từ Hy Thái hậu, sử liệu để lại quá nhiều, sách viết không đếm xuể; gần đây điện ảnh, vô tuyến truyền hình ở Đại lục, Đài Loan, Hồng Kông xuất hiện liên tục, người sắm vai Từ Hy không ít, lớn thì siêu sao Lưu Hiểu Khánh, nhỏ cũng là những ngôi sao mới mọc. Hàng tỉ độc gia trở thành khán giả. Các nhà văn đua nhau viết, đủ thể loại. Mỗi người chọn một thể loại. Khai thác một mặt, phong cách mỗi người một vẻ. Cuốn sách này mang tên là “Cấm cung diễm sử” cũng là có ý riêng. Bởi lẽ, tác gia của những loại hình trên, phần lớn dựa vào tư liệu, hồ sơ... thậm chí cả hồ sơ gốc trong cung nhà Thanh, rồi từ đó mà chọn lọc, thêm bớt, hư cấu, miêu tả; văn phong tùy theo từng thể loại và cá tính người viết. Nói chung đều là những tác phẩm nghiêm túc, công phu, nhưng dù sao vẫn phải dựa vào sách vở và thông qua chủ quan của người viết. Lần này, dưới tay bạn đọc lại có một cuốn viết về Từ Hy và bí mật trong cung cấm vào thời Thanh mạt. Nhưng có nhiều chỗ đại đồng tiểu dị. Trước hết là do tác giả. Tìm mua: Cấm Cung Diễm Sử TiKi Lazada Shopee Tác giả sinh năm 1912 người dân tộc Mãn, họ Diệp Hách Nhan Trát (thị) tên là Nghi Dân, họ gần với Từ Hy Diệp Hách Na Lạp (thị) sau Từ Hy hai đời, gọi bà ta là bà cô. Cha ông là Dục Thái từng làm Đốc biện phủ Nội vụ trong cung triều Thanh, bác là Dục Hiền từng làm Tuần phủ Sơn Đông, Sơn Tây. Bố vợ là Ân Bồi từng làm Tổng quản của phủ Khanh Thân vương. Thời tre trong gia đình cất giấu nhiều bút tích, ghi chép tỉ mỉ xác thực, lại thường có nhiều bậc quý hiển của triều Thanh lui tới trò chuyện, vì thế mà biết được nhiều sự thật trong cung cấm. Vào những năm 30, tác giả từng giữ chức trưởng ban báo chí A Đông Bắc Bình, chủ bút tờ “Dân cường báo” hiện là nhà nghiên cứu suốt đời cho Viện Văn sử Bắc Kinh, đã cho ra đời nhiều cuốn “Bí mật cung cấm”. Tác giả hiện còn sống, một ông già tám mươi thông thái từng trải, mắt thấy tai nghe những chuyện “người thực việc thực” mà ghi lại. Đó là điều đáng quý. Hơn nữa, với một thời đại sóng gió, sự liệu phong phú, nhân vật đông đúc như thế, có thể viết nên những bộ trường thiên hàng chục tập, nhưng tác giả chỉ gói gọn trong ba bốn trăm trang, đủ biết tác giả đã chọn lọc đến chừng nào. Mặt khác, tác giả chọn cách viết chương hồi theo truyền thống tiểu thuyết của Trung Quốc, chi tiết chọn lọc, lời văn giản dị, chỉ mấy dòng đã lột tả được tính cách từng người, cách dựng cảnh sinh động, không bình luận theo chủ quan, mà vẫn bộc lộ được tư tưởng của tác giả. Vì vậy, khi cuốn sách ra đời, từ Đài Loan, Hồng Kông đã gửi thư liên hệ xin được xuất bản cuốn sách này. Đề từ cho cuốn sách, tác giả Dã Mãng đã ghi:Khuyến quân thư hải thả lưu bộ Ảnh thị khán bãi độc thử thư Tạm dịch:Khuyên ai dạo gót qua rừng sách Xem chán phim rồi đọc sách này. Sau cùng, xin nói thêm một chút. Người dịch cuốn sách này có bậc đồng tộc tiền bối là Ông Đồng Hòa, đại thần và là thầy dạy của Hoàng đế Quang Tự, một học giả, một người trung thực nhưng cũng bị một tấn bi kịch do bàn tay của Từ Hy, cho nên cũng có biết ít nhiều về thời kì đó. Âu cũng là chút duyên. Xin giới thiệu cùng bạn đọcHà Nội mùa thu 1999Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cấm Cung Diễm Sử PDF của tác giả Diệp Hách Nhan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.