Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cuộc Đời Của Ajahn Chah (Tâm Thái)

Ajahn Chah (danh xưng chánh thức do chùa Wat Pah Pong, Thái Lan dùng, cũng có nơi phiên âm là Achaan Chah) (1918-1992) là một vị cao tăng Thái Lan nổi tiếng về pháp Thiền thuộc Phật giáo Nguyên Thủy. (Ajahn là danh tôn xưng, không phải là tên). Đại đức tu theo truyền thống khổ hạnh của các vị tăng chỉ sống trong rừng chứ không ở chùa tại các đô thị. Các vị tăng này nhiều khi chỉ sống dưới gốc cây hoặc sau này chỉ ở tại các nơi xa xôi, hẻo lánh, các vị chỉ lập một chỗ sơ sài để tu hành, mà không làm những công việc khác như: cúng lễ, dạy học, nghiên cứu kinh điển. Các vị tăng này xa lánh các nơi đông đúc vì muốn để hết thời giờ vào việc hành Thiền một cách toàn vẹn và nghiêm chỉnh. Ajahn Chah sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại miền đông bắc Thái Lan. Đại đức xuất gia rất sớm và thọ giới Tỳ kheo năm 20 tuổi. Đại đức theo học nhiều thầy, trong đó có Ajahn Mun là vị tăng Thái lan nổi tiếng. Sau nhiều năm di chuyển trong rừng, tu theo pháp khổ hạnh, đại đức trở về gần vùng nơi sanh trưởng và sống tại một khu rừng rậm, không có người ở, chỉ có nhiều hổ, rắn. Nhưng sau một thời gian thì nhiều người biết và đến xin thụ huấn nên dần dà trở thành chùa Wat Pah Pong, gồm nhiều nhà nhỏ rải rác quanh đó. Sau đó tại Thái Lan hàng trăm chùa theo pháp Thiền của đại đức đã được thành hình do các đệ tử của đại đức dựng lập. Đại đức đã đi thuyết pháp tại Anh, Mỹ và Gia nã đại. Một số rất đông người Tây phương đã đến Wat Pah Pong thụ huấn và nhiều người đã thành Tăng và trở về nước tiếp tục truyền bá Phật pháp. Chùa lớn nhất tại ngoại quốc ở tại Chihurst (1979) và Amaravati (1984), Anh quốc với vị tăng gốc Mỹ Ajahn Sumedho trụ trì. Ngoài ra nhiều ngôi chùa khác cũng được thành lập tại Thụy Sỹ, Úc và Tân tây Lan. Ajahn Chah mất đi năm 1992 tại Thái Lan. Nhiều sách bằng tiếng Anh ghi lại những bài thuyết pháp của đại đức đã được xuất bản, một số đã được Trung Tâm Narada tại Kent, Washington dịch ra tiếng Việt.

Pháp Thiền của Ajahn Chah

Cũng như các pháp Thiền khác của Phật giáo Nam Tông nên có thể gọi pháp Thiền của đại đức là vipassana nhưng việc thực hành rất đặc biệt, được mô tả là "đi thẳng vào trọng tâm của Thiền Phật giáo"[4]. Pháp hành Thiền của đại đức giản dị và trực tiếp để định tâm và đạt trí huệ. Những bài thuyết pháp của đại đức đều dản dị, không cầu kỳ với những danh từ khó hiểu, có những thí dụ rất thiết thực nên đại đa số có thể hiểu và hành được, mà vẫn theo đúng Phật pháp thâm sâu. Đại đức không chọn một phương pháp cố định nào mà chỉ tùy theo hành giả mà chỉ dậy. Có người hỏi đại đức tại sao nhiều khi những lời giảng gần như mâu thuẫn nhau thì đại đức nói "Như tôi nhìn người bước đi trên đường, nếu người đó sắp té về rãnh bên phải thì tôi nói họ phải bước qua trái, nếu người đó sắp té về rãnh bên trái thì tôi nói họ phải bước qua phải. Việc tu tập chỉ là giữ cho tâm thăng bằng, không chấp vào gì cả, cần buông xả hết." [4]

Đại cương pháp tu là theo dõi hơi thở ra vào cho đến khi tâm an định, sau đó quán xét sự diễn tiến của thân, tâm để thấy rõ tính cách Vô thường, Khổ, Vô ngã của chúng. Sự theo dõi, thấy biết (awareness) một cách tự nhiên về hơi thở cũng như về sự diễn tiến (sinh, trụ, diệt) của thân, tâm là điều căn bản của pháp Thiền này. Cần giữ sự hằng biết (mindfulness), tức sự thấy biết đó một cách liên tục, không bị ngoại cảnh cũng như những ý nghĩ lăng xăng làm gián đoạn. Theo đại đức thì đạo Phật chủ yếu là tu tâm để đạt đến giác ngộ, giải thoát. Tu tâm đây không chỉ riêng có nghĩa đơn giản là làm điều thiện, tránh điều ác, mà là nhìn thẳng vào tâm, quán xét cho kỹ để biết rõ sự hoạt động và bản tính của nó. Muốn tu tâm thì hành giả phải tự cố gắng, kiên trì chứ không có đấng thần linh nào làm thay mình được. Nhưng mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp nào áp dụng cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng. Như trong kinh Tứ Niệm Xứ (Pali: Satipatthana Sutta), là kinh căn bản của Thiền Vipassana, có kể đến nhiều pháp hành khác nhau chứ không định rõ một pháp riêng biệt nào. Vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên khi cùng một tên gọi là Vipassana mà phương pháp của mỗi vị tăng có thể thấy như khác nhau mặc dầu cùng chung một mục đích.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Của Ajahn Chah PDF của tác giả Tâm Thái nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản (Đạo Cao Đài)
MỤC LỤC: 03____1. Vì sao con người cần phải có đạo? 03____2. Một tôn giáo như thế nào là phù hợp cho thời đại ngày nay? 04____3. Vì sao có đạo Cao Đài? 04____4. Đạo Cao Đài còn có tên gọi đầy đủ là gì? Giải thích ý nghĩa của tên gọi đó? Tìm mua: Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản TiKi Lazada Shopee 05____5. Mục đích của đạo Cao Đài? 05____6. Tôn chỉ của đạo Cao Đài? 06____7. Cho biết nguyên lai đạo Cao Đài thờ con mắt? 07____8. Ý nghĩa của biểu tượng thờ trong đạo Cao Đài? 08____9. Giáo chủ của đạo Cao Đài là ai? 08____10. Người đầu tiên theo đạo là ai? Kể vài nét về tiểu sử của Người? 09____11. Cho biết sự hình thành đạo Cao Đài như thế nào? 10____12. Đạo Cao Đài công khai ra mắt ngày tháng năm nào và tại đâu? 10____13. Cho biết thêm về những vị đệ tử ban đầu của nền đạo? 11____14. Có rất nhiều tôn giáo để theo vì sao chúng ta chọn đạo Cao Đài? 12____15. Tại sao nên ăn chay? 13____16. Vào đạo Cao Đài phải ăn chay như thế nào? 13____17 Giữ giới là làm những gì? Có lợi ích gì? 14____18. Nói rõ về năm điều giới cấm? 14____19. Luật lệ của đạo Cao Đài có gì mới? Cho biết đại cương? 15____20. Thế luật là gì? Có mấy điều? Tóm tắt những điểm chính? 16____21.Cho biết những điều luật nói về quan hệ người mới nhập đạo? 16____22. Tam cang, Ngũ thường là gì? 16____23. Tam tùng, Tứ đức là gì? 17____24. Những dịp nào trong đời sống người tín đồ Cao Đài cần quan tâm đến nhau? 17____25. Khi nhập đạo vì sao phải có lời thệ nguyện? Cho biết nội dung và ý nghĩa? 18____26. Bắt tay ấn Tý là thế nào? Có ý nghĩa gì? 19____27. Nam mô là gì? Tam quy là gì? 19____28. Câu hồng danh của Thượng Đế có ý nghĩa thế nào? 20____29. Cúng lạy nhằm mục đích gì? 20____30. Lạy Thượng Đế, lạy Phật, Tiên, Thánh, Thần và người chết như thế nào? 21____31. Cho biết cách sắp đặt trên bàn thờ? 22____32. Cho biết cách thắp năm cây hương và ý nghĩa? 22____33. Lễ phẩm dâng cúng gồm những gì? Ý nghĩa? 23____34. Cho biết cách rót rượu cúng trên bàn thờ và ý nghĩa? 23____35. Cho biết cách pha trà cúng trên bàn thờ? Ý nghĩa 23____36. Những giờ cúng và cách dâng lễ phẩm trong mỗi thời như thế nào? 24____37. Tại sao thờ một ngọn đèn dầu chính giữa bàn thờ? Ýnghĩa? 25____38. Một buổi cúng thông thường của tín đồ tại gia gồm những bài kinh nào? 25____39. Cho biết những cách đọc kinh Cao Đài có gì đặc biệt? 25____40. Tổ chức chung của giáo hội Cao Đài như thế nào? 26____41. Vì sao phải lập giáo hội? 26____42. Thánh thất là gì? Họ đạo là gì? Nơi đây có gì đặc biệt với người tín đồ? 27____43. Hình thể của một Thánh thất như thế nào? Cho biết những điểm đặc trưng? 27____44. Người đứng đầu một Họ đạo gọi là gì? Có quyền hạn thế nào? 27____45. Ban Trị sự Xã đạo là gì? 28____46. Cho biết nhiệm vụ của tín đồ? 29____47. Ngày sóc vọng là ngày nào? Người Cao Đài làm gì trong ngày đó? 30____48. Ngày huyền hối là ngày nào? Người Cao Đài làm gì trong ngày đó? 30____49. Cho biết những ngày lễ trọng nhất trong năm của Đạo? 30____50. Đức tin của người Cao Đài như thế nào? 31____51. Tu hành là làm những gì? 31____52. Pháp tu đạo Cao Đài như thế nào? 31____53. Khi nào được thọ bửu pháp? 32____54. Thế nào là Tam Công? 33____55. Thế nào là Tu tánh luyện mạng? 33____56. Thế nào là phước huệ song tu? 34____57. Cho biết về ý nghĩa câu “Thiên nhân hiệp nhất”? 34____58. Cho biết về ý nghĩa câu “Vạn giáo nhất lý”? 35____59. Cho biết về ý nghĩa câu “Thuần chân vô ngã”? 35____60. Tại sao mặc đạo phục màu trắng? 36____61. Ba phái là gì? 36____62. Tam đài là gì? 36____63. Bốn cơ quan là gì? 37____64. Cho biết các cấp trong Cửu trùng đài? 37____65. Tứ đại điều qui là gì? 38____66. Người tín đồ làm thế nào để thực hiện sự hồi hướng trong ngày? 38____67. Sám hối là gì? Khi nào cần phải sám hối? 38____68. Cờ đạo như thế nào cho biết ý nghĩa? 39____69. Cho biết cách làm lễ tại Bửu điện và ý nghĩa? 39____70. Cho biết cách lấy dấu Tam qui, ý nghĩa việc làm này? 39____71. Mỗi gia đình theo Đạo có cần thiết lập bàn thờ Thầy không? 40____72. Học theo đức tính của Thầy điều cốt yếu nhất là gì?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN (Annie Besant)
Năm đề tài sau đây: I.-Tinh Luyện. II.-Tập Luyện Cái Trí. III.-Lập Hạnh. IV.-Tinh Thần Hoá hay là Khoa Luyện Kim Tinh Thần. V.-Trước Thềm Thánh Điện. Bà tiến sĩ Annie Besant thuyết trình vào tháng 8 năm 1875, tại Chi Bộ Thông Thiên Học Blavatsky, một trong những Chi Bộ lớn ở Luân Đôn. Những đề tài liên quan mật thiết với nhau, do đó được in ra thành sách nhan đề: “The Outer Court.” Nhận thấy cuốn sách nầy hữu ích cho tất cả tín đồ các tôn giáo và cho những ai muốn tìm đạo, không phải chỉ riêng cho các hội viên Thông Thiên Học, nên chúng tôi cố gắng dịch ra Việt ngữ không ngoài ý muốn cống hiến cho tất cả các bạn một tác phẩm rất có giá trị của một vị đại đức và là đệ tử của Chơn Sư đã hy sinh tất cả để phụng sự nhân loại và đã từng châu du khắp thế giới để thuyết đạo. Cuốn “Trước Thềm Thánh Điện” nầy đi đôi với cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Phải đọc trước, mới thật hiểu những lời của đức bà Annie Besant giải trong cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Tìm mua: TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN (Annie Besant)
Năm đề tài sau đây: I.-Tinh Luyện. II.-Tập Luyện Cái Trí. III.-Lập Hạnh. IV.-Tinh Thần Hoá hay là Khoa Luyện Kim Tinh Thần. V.-Trước Thềm Thánh Điện. Bà tiến sĩ Annie Besant thuyết trình vào tháng 8 năm 1875, tại Chi Bộ Thông Thiên Học Blavatsky, một trong những Chi Bộ lớn ở Luân Đôn. Những đề tài liên quan mật thiết với nhau, do đó được in ra thành sách nhan đề: “The Outer Court.” Nhận thấy cuốn sách nầy hữu ích cho tất cả tín đồ các tôn giáo và cho những ai muốn tìm đạo, không phải chỉ riêng cho các hội viên Thông Thiên Học, nên chúng tôi cố gắng dịch ra Việt ngữ không ngoài ý muốn cống hiến cho tất cả các bạn một tác phẩm rất có giá trị của một vị đại đức và là đệ tử của Chơn Sư đã hy sinh tất cả để phụng sự nhân loại và đã từng châu du khắp thế giới để thuyết đạo. Cuốn “Trước Thềm Thánh Điện” nầy đi đôi với cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Phải đọc trước, mới thật hiểu những lời của đức bà Annie Besant giải trong cuốn “Con Đường Của Người Đệ Tử.” Tìm mua: TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Thông Thiên Học - Tập 1 (H. S. Olcott)
Trong lịch sử những tổ chức công ích và cơ quan tinh thần, phần nói về nguồn gốc và những bước thăng trầm của Hội Thông Thiên Học quả thật là độc đáo. Dù xét theo quan điểm thiện cảm hay thù nghịch, vẫn phải thừa nhận một điều thật lạ lùng là một tổ chức như thế đã có thể xuất hiện và tồn tại, và chẳng những có thể chịu đựng được những đòn va chạm công kích như nó đã tiếp nhận, mà lại càng phát triển mạnh mẽ hơn theo hướng tỷ lệ thuận với những hành vi bất chính và những đòn hiểm ác của những kẻ đối nghịch. Một số nhà phê bình cho rằng sự kiện ấy chứng tỏ một sự gia tăng lòng tin của con người, và một trạng thái tín ngưỡng bất an mở màn cho sự suy thoái rốt ráo của đức tin theo những đường lối bảo thủ của phương Tây. Một số người khác nhìn thấy nơi sự tiến bộ của phong trào Thông Thiên Học dấu hiệu của sự chấp nhận trên quy mô rộng lớn toàn cầu những tư tưởng triết học phương Đông, có tác dụng tăng cường và nới rộng lòng ưu ái, thông cảm của nhân loại trên phương diện tinh thần. Một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi là, cho đến cuối năm 1894, sau chỉ có 19 năm hoạt động, Hội đã cấp chứng thư chánh thức cho 394 Phân hội hoạt động ở rất nhiều nước trên thế giới. Theo các tài liệu thống kê chánh thức, sự tấn công liên tục và bất chínhcủa Hội Khảo cứu tâm linh (Society for Psychical Research) và của các nhà truyền giáo Tô Cách Lan nhằm vào Hội trong năm 1884, mà người ta nghĩ là sẽ tiêu diệt Hội Thông Thiên Học, nhưng chỉ đem lại kết quả là làm choHội càng tăng thêm sự thịnh vượng và công dụng hữu ích lên gấp bội phần. Lý do giản dị là, dù cho những điều sai sót, lầm lỗi của cá nhân các nhà lãnh đạo có thể bị phơi bày, nhưng mục đích tốt lành của Hội vẫn không thể mảy may bị bài bác hay phản đối. Muốn tiêu diệt Hội Thông Thiên Học, trước hết người ta phải chứng minh rằng những mục đích của Hội là có hại cho nền hạnh phúc cộng đồng, hay những giáo lý do các nhà lãnh đạo Hội phổ biến là tai hại và nguy hiểm. LỜI NÓI ĐẦU Nhưng vì không thể chứng minh được những điều đó, nên thế giới phải nhìn nhận Hội Thông Thiên Học như một sự kiện lớn, một tổ chức vĩ đại, không thể lên án hay tuyên dương chỉ vì những giá trị hay điều lầm lỗi của cá nhân những người đại diện cho Hội. Những người ngoài Hội đã bắt đầu nhận xét một sự thật. Một trong những ký giả tên tuổi đương thời là ông W. T. Stead có viết trong tạp chí Borderland rằng, bây giờ không ai cần biết những tố giác giả trá lừa bịp của bọn Coulomb và Hội Khảo cứu tâm linh đưa ra chống lại bà Blavatsky cóthật hay không, nhưng những kẻ thù ác hiểm nhất cũng không thể phủ nhậnưu điểm của bà là đã ảnh hưởng đến tư tưởng triết học cận đại đến một mức độ phi thường, bằng cách phổ biến những triết thuyết cao siêu của phương Đông. Điều này cũng đúng với nhiều vị lãnh đạo của Hội, vì họ cũng như bà, đã truyền bá những giáo lý cổ truyền của phương Đông qua sự trung gian của Hội Thông Thiên Học. Tổ chức siêu việt này, được khai sinh từ một cuộc họp mặt thông thường nơi một phòng khách ở New York vào năm 1875, đã tự tạo cho mình một thành tích lớn lao đến mức phải được bao gồm trong mọi sử liệu chân thật của thời đại chúng ta. Sự phát triển của Hội đã được tạo ra bởi một nội lực xuất phát từ bên trong hơn là do kết quả của một khả năng quản trị và tiên kiến khôn ngoan sắc sảo. Và vì nó có liên hệ chặt chẽ với những cố gắng cá nhân của hai nhà sáng lập là bà Blavatsky và tôi, nên tập hồi ký này có thể là một điều hữu ích cho các sử gia tương lai, vì nó ghi lại một cách chính xác và ngắn gọn những sự kiện lịch sử cần thiết cho thế hệ mai sau.“Gulistan” Otacamund, 1895. Tìm mua: Lịch Sử Thông Thiên Học - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Thông Thiên Học - Tập 1 PDF của tác giả H. S. Olcott nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.