Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Để Thân Tâm An Lạc (Nguyễn Hữu Đức)

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe không chỉ là không bệnh tật mà là trạng thái hoàn toàn sảng khoái về thể chất, tinh thần và xã hội”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”.

Trong cuộc sống, ta đều thấy rất rõ là khi thân có an thì tâm mới lạc. Ngược lại, khi tâm cứ mãi lo âu phiền muộn, không chóng thì chầy thân sẽ lâm vào bệnh hoạn. Chính tâm ta có lạc, dù cuộc sống trĩu nặng ưu phiền mà tâm vẫn an nhiên thì thân vẫn an để sống khỏe. Cũng vì thế, ngày nay người ta rất chú trọng đến yếu tố tâm lý - tinh thần của con người. Quyển sách này là tập hợp các bài viết của PGS. TS. Nguyễn Hữu Đức với các chủ đề liên quan đến yếu tố tâm lý - tinh thần của con người nhằm đạt đến sức khỏe toàn diện. Đây là chủ đề rất rộng nhưng thực chất xoay quanh “cái tôi” của mỗi con người. "Cái tôi" thường được cảm nhận là cần thiết vì nó chỉ những gì là sự tồn tại của chính mình, khẳng định mình là có mặt trên đời này. Nhưng "cái tôi" cũng là kẻ khôn ngoan, ma mãnh, gian trá và là vật xấu ác, là lực phá hoại mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội. Từ “cái tôi” của người thầy thuốc mà nảy sinh “lương y như từ mẫu”. Từ “cái tôi” của con người mà có “buông bỏ”, “lời nói yêu”, “niềm tin có thể chữa được bệnh”, “hỷ xả cho người, từ bi cho mình”…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Để Thân Tâm An Lạc PDF của tác giả Nguyễn Hữu Đức nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Để có một tương lai - Thích Nhất Hạnh
CHƯƠNG 1: Năm giới mầu nhiệmNăm GiớiGiới thứ nhấtÝ thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con. Giới thứ haiÝ thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem lại niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương tên sự đau khổ của con người và của muôn loại.Giới thứ baÝ thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chính sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.Giới thứ tưÝ thức được những khổ đau đo lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.Giới thứ nămÝ thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội.
Cổ Phật lưu truyền (Sấm ca) [pdf]
[PDF] Cổ Phật lưu truyền (Sấm ca) | TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ
Thần Tiên Kinh - (Cuốn thứ nhứt) - ĐÀO TRINH NHẤT
Thần Tiên Kinh - (Cuốn thứ nhứt) - ĐÀO TRINH NHẤTCuốn Thần tiên kinh của Đào Trinh Nhất được nhà xuất bản Đức Lưu Phương in và phát hành tại Sài Gòn năm 1930.  Ta phải hiểu cho rõ nghĩa chữ THẦN dùng trong các quyền sách Thần Linh Học. Chữ Thần đây tức là các linh hồn đã thoát ra ngoài xác thịt. Đức THƯỢNG ĐẾ là một vị Thần hoàn toàn; các vị mà người phương Đông ta hay gọi Phật, Thánh, Tiên, cũng đều là Thần; mà ông bà bè bạn ta đã qua đời cũng là Thần.Chẳng những thế, những kẻ vô giáo dục, chết rồi thành ra những vong hồn đau khổ, hay đi phĩnh phờ và phá hại người, cũng là Thần nữa.Hễ là các vị đã tấn hóa cao, thì chúng tôi gọi là Thần cao đẳng, các vị còn thấp thì gọi là Thần hạ đẳng. Những vong linh hay phỉnh người thì gọi là Tà Thần.Cái cách xưng hô như vậy thì giản tiện và hạp với khoa học hơn. Dùng những danh từ , Phật, Thánh, Tiên, vân vân..., có nhiều sự rắc rối lắm; làm cho người đọc và các tín đồ cãi nhau hoài về các thứ bậc, tranh nhau mãi về sự cao thấp, thì chẳng có ích lợi gì.
Thần Tiên Kinh - (Cuốn thứ nhì) - ĐÀO TRINH NHẤT
Thần Tiên Kinh - (Cuốn thứ nhì) - ĐÀO TRINH NHẤTCuốn Thần tiên kinh của Đào Trinh Nhất được nhà xuất bản Đức Lưu Phương in và phát hành tại Sài Gòn năm 1930.  Ta phải hiểu cho rõ nghĩa chữ THẦN dùng trong các quyền sách Thần Linh Học. Chữ Thần đây tức là các linh hồn đã thoát ra ngoài xác thịt. Đức THƯỢNG ĐẾ là một vị Thần hoàn toàn; các vị mà người phương Đông ta hay gọi Phật, Thánh, Tiên, cũng đều là Thần; mà ông bà bè bạn ta đã qua đời cũng là Thần.Chẳng những thế, những kẻ vô giáo dục, chết rồi thành ra những vong hồn đau khổ, hay đi phĩnh phờ và phá hại người, cũng là Thần nữa.Hễ là các vị đã tấn hóa cao, thì chúng tôi gọi là Thần cao đẳng, các vị còn thấp thì gọi là Thần hạ đẳng. Những vong linh hay phỉnh người thì gọi là Tà Thần.Cái cách xưng hô như vậy thì giản tiện và hạp với khoa học hơn. Dùng những danh từ , Phật, Thánh, Tiên, vân vân..., có nhiều sự rắc rối lắm; làm cho người đọc và các tín đồ cãi nhau hoài về các thứ bậc, tranh nhau mãi về sự cao thấp, thì chẳng có ích lợi gì.