Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 1 (Dolores Cannon)

Cái tên Dolores Cannon có lẽ không được quen thuộc với nhiều độc giả, nhưng nào giờ cô ấy đã làm việc trong mảng thôi miên hồi quy được nhiều năm rồi. Dolores không phải là một học giả, nhưng cô ấy có sự tận tụy của một học giả, đối với chi tiết, sự chính xác, và sự thật. Cô không hề mệt mỏi trong việc theo đuổi tri thức, điều mà độc giả của cô sẽ biết khi họ đã đi theo con đường không ngừng nghỉ của cô ấy xuyên qua những mê cung tinh thần và tâm trí của con người. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cô ấy đã có được một lượng lớn người theo dõi trong số những người am hiểu, những người bạn đồng nghiên cứu về những hiện tượng huyền bí. Tại nhà của Dolores, như bạn sẽ thấy, có rất nhiều chỗ ở (*).

Tôi gặp Dolores cách đây một vài năm, và cô ấy đã kể với tôi về công việc mà cô ấy đang làm. Cô ấy đã không hề tuyên bố là mình hiểu được toàn bộ những tài liệu mà cô ấy thu thập được từ những thân chủ của mình trong khi họ đang ở trong trạng thái thôi miên. Cô ấy không tuyên bố rằng mình biết tất cả các câu trả lời, nhưng với một tư duy cởi mở, cô ấy đã tin rằng những linh hồn tự cho rằng họ đang trò chuyện với cô thông qua miệng của những người đang sống, có thể là những sinh thể có thực, có lẽ là nằm ngoài thời đại của chúng ta, tồn tại ở một cảnh giới khác với cảnh giới của chúng ta.

Là một người đã quen thuộc với thuật thôi miên, tôi hứng khởi nhất là khi nghe những gì cô Cannon nói. Tôi đã học kỹ thuật thôi miên nhiều năm trước từ một bác sĩ nổi tiếng ở Florida. Sau đó, tôi có vinh dự được làm việc với một trong những người tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực thôi miên lâm sàng, William S. Kroger, Bác sĩ Y khoa của Beverly Hills.

Tôi đã hỏi Dolores kỹ càng về những kỹ thuật của cô ấy và tin chắc rằng cô ấy không dẫn dắt các thân chủ của mình trong khi họ đang được thôi miên dưới sự hướng dẫn của cô, cũng như không cung cấp bất kỳ tài liệu nào mà được tiết lộ dưới sự thôi miên. Tôi đã nghe rất kỹ một số đoạn băng, tìm kiếm bất kỳ sai sót hay những phương pháp luận đáng nghi vấn nào đó. Tôi nhận thấy cô ấy cực kỳ cẩn thận, không hướng dẫn các thân chủ cũng như không nhắc nhở họ. Nếu có điều gì, thì cô ấy là người chuyên chú đứng sang một bên và để cho những tài liệu được truyền đạt lại mà không bị ảnh hưởng bởi những câu hỏi của cô ấy. Cô ấy không đưa ra những câu trả lời, lý thuyết, xác suất hay giả thiết nào. Thay vào đó, cô ấy để thân chủ dẫn dắt cô ấy qua suốt những buổi thôi miên, với những giọng nói khác trong các căn phòng khác kia.

Dolores Cannon là một người thực hành nghệ thuật thôi miên một cách nghiêm túc, và đặc biệt thành thạo kỹ thuật hồi quy. Tôi đã yêu cầu được đọc một số phần của một trong những bản thảo của cô ấy. Cô ấy đã gởi nó cho tôi và tôi đã rất ấn tượng với tài liệu mà cô ấy đã khám phá ra. Theo tôi, dường như cô ấy có hơi ngạc nhiên bởi tài liệu và cả bởi cách mà nó được đưa ra ánh sáng. Tài liệu của cô ấy rất hấp dẫn, ít nhất phải nói rằng, chúng được tổ chức rất tốt. Tìm mua: Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 1 TiKi Lazada Shopee

Có những lý do chính đáng khiến cô ấy bị giật mình bởi những gì mà các thân chủ của cô ấy phải nói trong khi được thôi miên. Tôi đã hỏi cô về những thân chủ này. Nhiều người là những bà nội trợ ở nông thôn, sinh ra trong những gia đình nông dân, ít được học hành. Đây là những người mà người ta hẳn sẽ không coi là người trí thức. Do vậy, tài liệu dường như ấn tượng hơn là nếu nó đến từ ai đó mà vốn đã biết về những nghiên cứu siêu nhiên.

Dolors đã biết rằng cô ấy có được một số tài liệu thú vị. Cô ấy là một nhà văn rất giỏi. Cô ấy viết rõ ràng và rành mạch về những vấn đề phi thường. Tôi tin rằng những tác phẩm của cô ấy sẽ đạt được những tầm vóc lớn hơn nữa, khi bạn xem xét đến những gì cô ấy đã làm để xác minh những nguồn tài liệu mà không có ghi chép lại gì về chúng cả. Không giống như những nhà thôi miên khác, những người khám phá ra những sự thật đáng kinh ngạc hoặc khối kiến thức trong suốt những buổi thôi miên, cô ấy không hề vội vàng in lại những phát hiện của mình. Cô ấy cũng không đưa ra những phán đoán quá sớm, về những khám phá của mình. Thay vào đó, cô ấy kiểm tra chéo tài liệu mà cô ấy đã tìm kiếm từ tiềm thức, trong sự nỗ lực lớn nhất có thể, nhằm chứng minh rằng những dữ kiện có thể xác minh được đã được thu thập từ những thân chủ của cô ấy. Cô ấy làm điều này bằng hai cách.

Khi một linh hồn nói chuyện từ một thời đại khác, chẳng hạn như nhân chứng của vụ thảm sát ở Hiroshima, Dolores đã nghiên cứu những sự việc thông qua các nguồn được công bố. Điều này đã cho cô ấy cái nhìn có giá trị trong việc đánh giá tài liệu của cô ấy. Nhưng với một nét xuất sắc, cô ấy đã còn tiến xa hơn nữa. Cô ấy đã bắt đầu khám phá cùng một khoảng thời gian và trải nghiệm (hoặc kiến thức) tiền kiếp với những thân chủ khác, không ai trong số họ biết về nhau, biết về tài liệu kia, và thậm chí còn không sống cùng thị trấn hay khu vực với thân chủ là nguồn chính.

Cần phải lưu ý rằng các thân chủ của cô ấy đến từ mọi tầng lớp trong cuộc sống. Một số có trình độ học vấn cao hơn những người khác, sinh viên đại học, cũng như những người lao động. Một số giàu có, và một số đang sống một cuộc sống nghèo khổ. Tôi chắc chắn rằng một ngày nào đó công chúng của cô ấy sẽ muốn biết thêm về những người ẩn danh này, và dĩ nhiên là họ phải tiếp tục được giữ ẩn danh như vậy. Tuy nhiên, Dolores đã ghi lại đầy đủ tất cả các buổi thôi miên của cô ấy, ghi chú, giữ gìn các bình luận riêng của cô ấy, và lưu trữ các băng ghi âm của cô.

Hơn thế nữa, Dolores đã đi sâu vào lịch sử, xem xét các bản đồ và truy xuất tài liệu mà dường như đã củng cố các cuộc đối thoại của những người đã sống cách đây nhiều năm và hiện giờ đang nói chuyện với chúng ta thông qua những đối tượng mà không biết chút gì về những thời đại đó, hay các dân tộc đã sống trong những thời cổ đại. Điều này đưa chúng ta đến với Nostradamus.

Theo những gì tôi biết, thì Dolores Cannon đã chưa bao giờ đọc một bài thơ bốn câu nào của Nostradamus, và hầu như đã không biết gì về người đàn ông hoặc những lời tiên tri của ông ta trước khi phát hiện ra ông ta, trong khi đang đưa một thân chủ quy hồi về tiền kiếp. Khi tài liệu bắt đầu xuất hiện thông qua các thân chủ của cô ấy, mặc dù sự cám dỗ là rất lớn, cô ấy cũng đã không thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào về người đàn ông và những ghi chép của ông ấy, cho tới khi dự án được hoàn thành. Trong những quyển sách của cô ấy, có liên quan đến những lời tiên tri của nhân vật lịch sử hấp dẫn này, Dolores cẩn thận phát họa nên những vấn đề mà đã nảy sinh thông qua việc thôi miên hồi quy của các thân chủ của cô ấy, và những gì cô ấy đã học được thông qua những nghiên cứu bên ngoài của mình.

Nostradamus đã hấp dẫn các học giả và những người hiếu kỳ trong nhiều thế kỷ. Những bài thơ bốn câu của ông ấy, mặc dầu phức tạp, dường như mời gọi những cuộc nghiên cứu sâu hơn, bởi vì ông ấy tuyên bố mình là một người có thể nhìn thấy tương lai. Trong nhiều năm, những học giả đã cố gắng giải thích những bài thơ tiên tri tối nghĩa của ông ấy, được viết bằng tiếng Pháp cổ, Latin và các ngôn ngữ khác, những ám chỉ của ông ấy về các sự kiện đã xảy từ thời ông ấy và sẽ xảy ra trong tương lai, thậm chí còn vượt xa hơn cả thế kỷ thứ 20.

Một cách ngắn gọn thì người đàn ông mà chúng ta gọi là Nostradamus là một thầy thuốc và một nhà chiêm tinh. Ông là người Pháp, sinh ra ở Saint Remi, tỉnh Provence, năm 1503. Ông học ở cả Avignon và Montpellier, và đã trở thành một thầy thuốc giỏi. Tên thật của ông là Michel de Notredame, nhưng khi sự quan tâm của ông dành cho chiêm tinh học tăng lên, ông đã Latin hóa tên mình, để rồi sau đó, ông được biết với danh xưng Nostradamus.

Ông được biết đến rộng khắp nhờ vào tài chữa trị cho những nạn nhân bị bệnh dịch hạch, đặc biệt là ở miền nam nước Pháp. Ông đã làm việc không mệt mỏi ở Aix và Lyons năm 1545 khi dịch bệnh hoành hành ở các thành phố đó. Chính trong suốt thời gian chết chóc này, Nostradamus đã bắt đầu thu hút sự chú ý của người ta với tư cách là một nhà tiên tri, một người tuyên bố rằng mình có thể dự báo được tương lai. Mười năm sau, vào năm 1555, ông xuất bản một tập hợp những lời tiên tri của mình dưới dạng các bài thơ bốn câu có vần điệu. Ông ấy gọi cuốn sách là Những Thế Kỷ.

Tài năng của ông với tư cách là một nhà chiêm tinh được biết đến rộng rãi và được ưa chuộng trong giới thượng lưu. Không ai khác ngoài Catherine de Medici, Nữ hoàng Pháp, đã mời ông đến triều của bà. Ở đó, ông đã xem lá số tử vi cho những người con trai của bà. Khi Charles đệ IX lên ngôi vua, ông ấy đã bổ nhiệm Nostradamus làm thầy thuốc của triều đình. Người đàn ông được biết đến với cái tên Nostradamus đã qua đời vào năm 1566, khi ông 63 tuổi. Đáng chú ý là, ông đã sống lâu hơn nhiều người đồng hương của mình, và ông ấy đã đạt được sự bất tử thông qua việc xuất bản những bài thơ tiên tri của mình. Ông là một người đàn ông bí ẩn trong thời đại của mình và vẫn như vậy mãi cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, Dolores Cannon đã làm sáng tỏ một cách đáng kể về người đàn ông và những lời tiên tri của ông ấy thông qua công việc của cô ấy và những cuốn sách hiện đang được xuất bản, chính là kết quả của công việc đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dolores Cannon":Ba Làn Sóng Tình Nguyện Viên Và Trái Đất MớiCon Người Đa ChiềuVũ Trụ Đa ChiềuVũ Trụ Xoắn - Quyển 2Vũ Trụ Xoắn - Quyển 3Những Người Trông Nom Trái ĐấtNhững Người Giám HộTừ Sau Khi Chết Đến Tái SinhVũ Trụ Xoắn - Quyển 1Vũ Trụ Xoắn - Quyển 4Vũ Trụ Xoắn - Quyển 5Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 1Họ Đã Dạo Bước Cùng Chúa JesusCuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 2Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 3Di Sản Từ Các Vì SaoMột Linh Hồn Nhớ Về HiroshimaNăm Cuộc Đời Được Ghi NhớTìm Kiếm Tri Thức Thiêng Liêng Còn Ẩn GiấuJesus Và Những Người Essense

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 1 PDF của tác giả Dolores Cannon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (Matthieu Ricard)
LỜI NÓI ĐẦU CỦA MATTHIEU RICARD Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Mình có thể biết được gì? Chắc chắn đó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người. Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa. Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tại các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hóa tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-tình yêu và lòng trắc ẩn-đã bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cố lịch sử. Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở. Tìm mua: Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay TiKi Lazada Shopee Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống, họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn vào "ánh sáng" của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đấy là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người. Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ satăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ. Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới. Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu. Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được một chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ phi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiêm ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong lòng những mầm mống của tâm linh. Ngày nay, người ta lại thấy có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho Phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổi của tôi với bố tôi, triết gia JeanFrancois Revel. Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Dam Engle và Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và Cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật giáo của Lan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiện dung hòa với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức. Các cuộc trao đổi đã được xây dựng và tiếp tục theo tinh thần đối thoại này. Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và Phật giáo nằm ở như mục đích của chúng. "Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi" mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta”. Phật giáo sẵn sàng xem xét lại các quan niệm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáo nghi ngờ tính chân lý sâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đã đạt được từ 2.500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lời răn của Đức Phật không cấu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đồ chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nhận biết các khám phá của khoa học không phải là xem xét lại vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự “. Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn chạy mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham gia trong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biết thế giới của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay PDF của tác giả Matthieu Ricard nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (Matthieu Ricard)
LỜI NÓI ĐẦU CỦA MATTHIEU RICARD Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Mình có thể biết được gì? Chắc chắn đó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người. Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa. Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tại các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hóa tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-tình yêu và lòng trắc ẩn-đã bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cố lịch sử. Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở. Tìm mua: Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay TiKi Lazada Shopee Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống, họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn vào "ánh sáng" của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đấy là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người. Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ satăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ. Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới. Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu. Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được một chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ phi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiêm ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong lòng những mầm mống của tâm linh. Ngày nay, người ta lại thấy có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho Phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổi của tôi với bố tôi, triết gia JeanFrancois Revel. Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Dam Engle và Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và Cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật giáo của Lan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiện dung hòa với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức. Các cuộc trao đổi đã được xây dựng và tiếp tục theo tinh thần đối thoại này. Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và Phật giáo nằm ở như mục đích của chúng. "Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi" mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta”. Phật giáo sẵn sàng xem xét lại các quan niệm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáo nghi ngờ tính chân lý sâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đã đạt được từ 2.500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lời răn của Đức Phật không cấu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đồ chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nhận biết các khám phá của khoa học không phải là xem xét lại vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự “. Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn chạy mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham gia trong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biết thế giới của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay PDF của tác giả Matthieu Ricard nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim (John Gray)
Các cuốn sách của Tiến sỹ John Gray Người sao Hỏa và người sao Kim chân chính; Người sao Hỏa và người sao Kim ở nơi làm việc; Những phép lạ mang tính thực tế cho người sao Hỏa và người sao Kim; Trẻ em từ Thiên Đường; Tìm mua: Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim TiKi Lazada Shopee Làm thế nào để có cái bạn muốn và hãy muốn cái bạn đang có; Đàn ông từ sao Hỏa, đàn bà từ sao Kim; Cuốn sách về những ngày đã qua; Người sao Hỏa và người sao Kim khởi đầu cùng nhau; Người sao Hỏa và người sao Kim khi hẹn hò; Người sao Hỏa và người sao Kim trong tình yêu; Người sao Hỏa và người sao Kim bên nhau mãi mãi; Người sao Hỏa và người sao Kim trong phòng ngủ; Điều mà mẹ bạn không thể nói cho bạn và cha bạn không biết; Đàn ông và đàn bà trong các mối quan hệ; Điều bạn có thể cảm thấy thì bạn có thể hàn gắn. Cuốn sách này được dành tặng cùng tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc nhất cho người vợ thân yêu của tôi, Bonni Gray. Tình yêu, lòng hi sinh, sự từng trải và mạnh mẽ của cô ấy đã truyền cảm hứng để tôi trở thành người tốt nhất hết mức có thể và chia sẻ những điều mà chúng tôi đã cùng nhau học hỏi. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời giới thiệu lần xuất bản bìa mềm Lời giới thiệu 1. Đàn ông đến từ Sao Hỏa Đàn bà đến từ Sao Kim 2. Ngài giải quyết và Ủy ban cải thiện gia đình 3. Đàn ông giữ kín những bí mật trong khi phụ nữ rất thích bày tỏ 4. Làm thế nào để động viên người khác giới 5. Bất đồng ngôn ngữ 6. Đàn ông giống như dây cao su 7. Phụ nữ giống như những con sóng 8. Khám phá những nhu cầu tình cảm khác nhau của chúng ta 9. Làm thế nào để tránh những bất đồng 10. Dành được thiện cảm từ người khác phái 11. Làm thế nào để giãi bày những cảm xúc khó nói 12. Làm thế nào để đề nghị và đón nhận sự giúp đỡ 13. Gìn giữ sự kỳ diệu của tình yêuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim PDF của tác giả John Gray nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim (John Gray)
Các cuốn sách của Tiến sỹ John Gray Người sao Hỏa và người sao Kim chân chính; Người sao Hỏa và người sao Kim ở nơi làm việc; Những phép lạ mang tính thực tế cho người sao Hỏa và người sao Kim; Trẻ em từ Thiên Đường; Tìm mua: Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim TiKi Lazada Shopee Làm thế nào để có cái bạn muốn và hãy muốn cái bạn đang có; Đàn ông từ sao Hỏa, đàn bà từ sao Kim; Cuốn sách về những ngày đã qua; Người sao Hỏa và người sao Kim khởi đầu cùng nhau; Người sao Hỏa và người sao Kim khi hẹn hò; Người sao Hỏa và người sao Kim trong tình yêu; Người sao Hỏa và người sao Kim bên nhau mãi mãi; Người sao Hỏa và người sao Kim trong phòng ngủ; Điều mà mẹ bạn không thể nói cho bạn và cha bạn không biết; Đàn ông và đàn bà trong các mối quan hệ; Điều bạn có thể cảm thấy thì bạn có thể hàn gắn. Cuốn sách này được dành tặng cùng tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc nhất cho người vợ thân yêu của tôi, Bonni Gray. Tình yêu, lòng hi sinh, sự từng trải và mạnh mẽ của cô ấy đã truyền cảm hứng để tôi trở thành người tốt nhất hết mức có thể và chia sẻ những điều mà chúng tôi đã cùng nhau học hỏi. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời giới thiệu lần xuất bản bìa mềm Lời giới thiệu 1. Đàn ông đến từ Sao Hỏa Đàn bà đến từ Sao Kim 2. Ngài giải quyết và Ủy ban cải thiện gia đình 3. Đàn ông giữ kín những bí mật trong khi phụ nữ rất thích bày tỏ 4. Làm thế nào để động viên người khác giới 5. Bất đồng ngôn ngữ 6. Đàn ông giống như dây cao su 7. Phụ nữ giống như những con sóng 8. Khám phá những nhu cầu tình cảm khác nhau của chúng ta 9. Làm thế nào để tránh những bất đồng 10. Dành được thiện cảm từ người khác phái 11. Làm thế nào để giãi bày những cảm xúc khó nói 12. Làm thế nào để đề nghị và đón nhận sự giúp đỡ 13. Gìn giữ sự kỳ diệu của tình yêuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim PDF của tác giả John Gray nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.